Tron Ven-Chuong X

Trọn Vẹn

Trong Giây Phút Này



Nguyên tác: The Power of Now

A Guide to Spiritual Enlightenment



của Eckhart Tolle

Dương Gia Phỏng Dịch

 

 

CHƯƠNG X

 

Ư NGHĨA CỦA SỰ BUÔNG BỎ-CHẤP NHẬN

 

Chấp nhận hiện tại

 

Một vài lần thầy có nhắc đến “buông bỏ-chấp nhận”. Tôi không thích tư tưởng đó. Nó cho ta cảm tưởng con người không tránh khỏi định mệnh. Nếu người ta cứ chấp nhận mọi sự vật th́ chẳng nỗ lực làm ǵ để cải thiện chúng cả. Tôi nghĩ rằng tiến bộ trong đời sống cá nhân hay tập thể là không chấp nhận những giới hạn của hiện tại mà cố gắng vượt khỏi chúng để tạo dựng cái ǵ tốt đẹp hơn. Nếu người ta không như vậy th́ bây giờ chúng ta vẫn c̣n sống trong hang. Làm sao thầy có thể dung ḥa thái độ buông bỏ-chấp nhận với những sự việc luôn luôn biến đổi và với công việc phải làm?

Đối với nhiều người, buông bỏ-chấp nhận có thể mang ư nghĩa tiêu cực ám chỉ thất bại, bỏ cuộc, không thắng nổi thử thách của đời, trở nên thờ ơ, v.v.. . Nhưng thật sự buông bỏ-chấp nhận có ư nghĩa khác hẳn. Nó không có nghĩa là bạn thụ động chịu đựng bất cứ hoàn cảnh nào và không làm ǵ cả, hoặc không dự tính ǵ hay làm ǵ tích cực cả.

Buông bỏ-chấp nhận là khôn ngoan nhường nhịn thay v́ đi ngược lại ḍng đời. Chỉ có trong hiện tại bạn mới chứng nghiệm được ḍng đời. Cho nên buông bỏ-chấp nhận là chấp nhận vô điều kiện giây phút này, là từ bỏ mọi chống đối với cái ǵ hiện hữu. Chống đối bên trong là dùng phê phán và cảm xúc tiêu cực để không chấp nhận hiện hữu. T́nh trạng này càng rơ rệt khi sự việc không xẩy ra theo ư muốn, nghĩa là khi có một khoảng cách giữa những đ̣i hỏi gắt gao của lư trí và hiện hữu. Đó là khoảng cách đau khổ. Nếu bạn đă sống lâu th́ bạn cũng biết rằng đầy rẫy những sự việc không xẩy ra theo ư ḿnh. Chính những lúc đó là lúc bạn nên thực hành buông bỏ-chấp nhận để loại trừ khổ năo ra khỏi đời ḿnh. Chấp nhận cái ǵ hiện hữu giúp bạn ngưng ḥa đồng với lư trí để mà gắn liền với hiện hữu. Phản kháng là hành động của lư trí.

Buông bỏ-chấp nhận là một hiện tượng xẩy ra hoàn toàn ở bên trong. Không có nghĩa là ở bên ngoài bạn không hành động để thay đổi hoàn cảnh. Thật ra, bạn chỉ nên chấp nhận một phần nhỏ của hoàn cảnh gọi là hiện tại, chớ không phải tất cả hoàn cảnh nói chung.

Thí dụ, nếu bạn bị sa lầy trong bùn, bạn không nói : “Thôi được rồi, tôi đành chịu bị sa lầy.” An phận không phải là buông bỏ-chấp nhận. Bạn không phải chấp nhận một cảnh đời phiền phức khó chịu, cũng không nên tự lừa dối và nói rằng bị sa lầy trong bùn không là chuyện đáng kể. Không, bạn hoàn toàn công nhận bạn muốn thoát khỏi vũng bùn. Rồi bạn chú tâm vào giây phút này mà không phê phán hiện tại. Cho nên không có chống cự, không có cảm xúc tiêu cực. Bạn chấp nhận sự hiện hữu của giây phút này, rồi hành động và làm đủ cách để thoát ra khỏi vũng bùn. Hành động như thế là tích cực và hiệu quả hơn hành động tiêu cực rất nhiều v́ hành động tiêu cực bắt nguồn từ tâm trạng giận dữ, tuyệt vọng, hay thất vọng. Bạn cứ tiếp tục thực hành buông bỏ-chấp nhận và không đeo nhăn hiệu lên hiện tại cho đến khi đạt được kết quả mong muốn.

Để tôi lấy một thí dụ bằng h́nh ảnh để tŕnh bầy điểm này. Bạn đang bước đi trên đường vào một đêm dầy đặc sương mù. Nhưng bạn có một cái đèn chiếu rất mạnh có thể xuyên qua làn sương để tạo thành một không gian hẹp nhưng trong sáng trước mặt bạn. Sương mù là hoàn cảnh đời bạn gồm cả quá khứ và tương lai; cái đèn là sự hiện diện ư thức của bạn; không gian trong sáng là hiện tại.

Khi bạn không buông bỏ, t́nh trạng tâm lư của bạn, tức là cái vỏ bao bọc “cái tôi”, càng thêm dày cứng và cho bạn một cảm giác bị cô lập rất mạnh. Bạn nh́n thế giới chung quanh và nhất là người chung quanh như đang đe dọa bạn. Bạn thấy cần phải tranh đua, chỉ trích và chế ngự. Ngay cả thiên nhiên cũng trở thành kẻ thù. Lối nh́n và tư tưởng của bạn hoàn toàn do cái sợ chi phối. Chứng bệnh hoang tưởng chỉ là h́nh thức cấp tính của trạng thái ư thức b́nh thường nhưng sai lạc này.

Cả t́nh trạng tâm lư lẫn thân xác của bạn cũng đều trở nên cứng nhắc v́ chống đối. Nhiều bộ phận trong thân thể trở nên căng thẳng và cả thân xác co lại. Nguồn sinh lực đáng lẽ phải tuôn chẩy tự do để thân thể được khỏe mạnh, lại bị giới hạn trầm trọng. Tập thể dục và một vài h́nh thức chỉnh h́nh có thể giúp phục hồi lại ḍng sinh lực. Nhưng nếu bạn không buông bỏ-chấp nhận trong đời sống hàng ngày th́ những phương thức trên chỉ nhất thời giải tỏa triệu chứng thôi v́ nguyên nhân, tức là thói quen phản kháng, vẫn chưa được tiêu trừ.

Có một cái ǵ trong bạn không bị ảnh hưởng bởi hoàn cảnh nhất thời trong đời bạn mà bạn chỉ đạt được nếu biết buông bỏ và chấp nhận. Đó là sự sống, sự hiện hữu của bạn, vĩnh viễn ở trong lănh vực vượt ngoài thời gian của hiện tại. Theo lời Đức Giêsu, đi t́m sự sống là “sự việc duy nhất bạn cần phải làm”.

 

§

 

Nếu không bằng ḷng hay không chịu đựng nổi hoàn cảnh hiện tại, th́ bạn chỉ có buông bỏ-chấp nhận trước mới tiêu hủy được thói quen chống đối vô ư thức đă nuôi dưỡng hoàn cảnh.

Buông bỏ-chấp nhận hoàn toàn thích hợp với hành động, với nỗ lực khởi xướng thay đổi hay đạt mục tiêu. Ở trạng thái buông bỏ-chấp nhận, có một năng lượng khác hẳn, một phẩm chất mới tuôn trào vào hành động của bạn. Buông bỏ-chấp nhận nối liền bạn với nguồn năng lượng của hiện hữu và nếu hành động của bạn được hiện hữu truyền năng lượng vào th́ nguồn sinh lực này càng đưa bạn vào sâu hơn trong hiện tại. V́ không c̣n chống đối, ư thức của bạn nghĩa là phẩm chất của bất cứ chuyện ǵ bạn làm cũng được gia tăng gấp bội. Kết quả đương nhiên sẽ tốt v́ nó phản ảnh phẩm chất đó. Ta có thể gọi đó là hành động buông bỏ-chấp nhận, không phải loại hành động mà ta thấy trong suốt cả ngàn năm qua. Bao giờ có nhiều người hơn nữa thức tỉnh, tiếng “hành động” có thể sẽ không c̣n trong ngữ vựng, và có thể sẽ có một tiếng khác thay thế.

Phẩm chất ư thức của bạn lúc này ấn định bạn sẽ ra sao sau này. Cho nên buông bỏ-chấp nhận là sự việc quan trọng nhất bạn có thể làm để đem lại những biến chuyển tích cực. Hành động nào khác cũng chỉ phụ thuộc. Không hành động tích cực nào có thể phát sinh từ trạng thái không buông bỏ-chấp nhận của ư thức.

 

Tôi có thể hiểu rằng nếu tôi ở trong một hoàn cảnh khó chịu hay không hợp ư, và tôi hoàn toàn chấp nhận hiện tại, tôi sẽ không đau khổ v́ tôi đă vượt qua được tŕnh độ này. Nhưng tôi vẫn không hiểu năng lượng hay động cơ thúc đẩy hành động hay sự biến chuyển từ đâu đến nếu tôi không có đôi chút bất măn.

Ở trạng thái buông bỏ-chấp nhận, bạn nh́n thấy rất rơ ràng việc phải làm và bạn hành động, bạn làm từng việc một và chú trọng đến từng việc một. Bạn nên học ở thiên nhiên. Hăy nh́n mọi sự việc được hoàn tất thế nào mà không có chút nào bất măn hay đau khổ. Cho nên Đức Giêsu đă nói : “Hăy nh́n những bông huệ kia, và xem chúng mọc ra sao; chúng không hề phải làm việc cực nhọc vất vả.”

Nếu t́nh cảnh chung của bạn khó chịu hay không hợp ư th́ hăy bước ra khỏi tức thời và chấp nhận cái ǵ hiện hữu. Đó là ánh đèn chiếu xuyên qua sương mù. Ư thức của bạn sẽ không c̣n bị hoàn cảnh bên ngoài chi phối. Bạn sẽ không c̣n phản ứng hay chống đối.

Sau đó, hăy xem xét chi tiết của hoàn cảnh. Hăy tự hỏi “Tôi có thể làm ǵ được để thay đổi, để cải thiện hoàn cảnh? Hay tôi phải rút lui?” Nếu vậy bạn hăy hành động cho thích hợp. Đừng chú trọng đến cả trăm việc bạn sẽ phải làm trong tương lai mà chỉ chuyên tâm đến một việc bạn phải làm ngay bây giờ. Không có nghĩa là bạn không nên lập kế hoạch ǵ. Có thể, điều duy nhất bạn có thể làm bây giờ là soạn thảo kế hoạch. Nhưng bạn nên tránh quay những cuốn phim trong đầu, phóng chiếu vào tương lai, và làm mất hiện tại. Có thể hành động của bạn bây giờ không có kết quả ngay. Cho đến khi có, th́ đừng nên phản kháng cái ǵ hiện hữu. Nếu bạn không thể làm ǵ, và cũng không thể rút lui ra khỏi hoàn cảnh được, th́ hăy dùng hoàn cảnh để đi sâu hơn vào sự buông bỏ-chấp nhận, vào hiện tại, vào hiện hữu. Khi bạn bước vào cơi vượt ngoài thời gian của hiện tại, th́ thường có những biến chuyển kỳ lạ dù bạn không làm ǵ để gây ra chúng. Cuộc đời tự nhiên dễ dàng hơn. Nếu có những yếu tố bên trong như sợ hăi, mặc cảm tội lỗi, hay tư thế bất động ngăn cản bạn hành động, th́ chúng sẽ bị hủy diệt dưới ánh sáng của sự hiện diện ư thức.

Đừng lầm tưởng buông bỏ-chấp nhận với thái độ “Tôi không muốn làm ǵ nữa” hoặc “Tôi không cần nữa.” Có nh́n kỹ th́ bạn sẽ thấy thái độ đó nhuộm đầy tiêu cực ngụy trang dưới h́nh thức oán hận dấu kín. Cho nên đấy không phải là buông bỏ-chấp nhận mà chỉ là chống đối ngụy trang. Muốn buông bỏ-chấp nhận th́ hăy hướng sự chú ư vào bên trong để xem c̣n có ǵ trong bạn phản kháng không. Hăy cảnh giác để đề pḥng những ổ kháng cự nằm ẩn nấp ở một khe tối nào dưới h́nh thức một tư tưởng hay một cảm xúc chưa được thừa nhận.

 

Từ năng lượng của lư trí đến năng lượng tâm linh

 

Nói buông bỏ chống đối dễ hơn làm. Tôi vẫn chưa biết làm sao buông bỏ. Nếu thầy bảo bằng cách buông bỏ-chấp nhận, th́ tôi xin tiếp tục hỏi : “Buông bỏ-chấp nhận như thế nào?”

Trước hết, hăy thừa nhận rằng có chống đối. Bạn hăy hiện diện khi có chống đối, khi nó dấy động lên. Hăy quan sát tư tưởng tạo ra nó, gọi tên hoàn cảnh, gọi tên bạn hay một người khác như thế nào. Hăy theo dơi tiến tŕnh tư tưởng phát khởi. Rồi cảm nhận năng lượng của cảm xúc. Khi bạn chứng kiến sự chống đối th́ sẽ thấy nó chẳng ích lợi ǵ. Dốc tâm chú ư vào hiện tại giúp sự chống đối vô ư thức trở thành ư thức và thế là hết. Bạn không thể vừa ư thức vừa đau khổ, vừa ư thức vừa tiêu cực. Tiêu cực, đau khổ, hay buồn bực dưới bất cứ h́nh thức nào ám chỉ là c̣n chống đối và chống đối bao giờ cũng vô ư thức.

 

Chắc chắn là tôi phải cảm nhận được những cảm giác buồn chứ?

Bạn có chọn buồn khổ không? Nếu không th́ sao nó lại phát khởi? Buồn để làm ǵ? Ai nuôi dưỡng và duy tŕ nó? Bạn nói rằng bạn ư thức được những cảm xúc buồn khổ, nhưng sự thật là bạn đồng hóa với chúng và duy tŕ tiến tŕnh bằng cách không ngừng suy tưởng. Tất cả hiện trạng đó đều vô ư thức. Nếu bạn ư thức, nghĩa là hoàn toàn hiện diện trong hiện tại th́ mọi tiêu cực đă tan biến ngay. Nó không thể tồn tại khi bạn hiện diện, mà chỉ tồn tại khi bạn vắng mặt. Ngay cả thân khổ cũng vậy. Bạn duy tŕ cái khổ của bạn bằng cách cho nó thời gian. Đó là nguồn sống của nó. Rút thời gian đi bằng cách nhận thức mănh liệt giây phút này th́ nó sẽ phải chết đi. Nhưng bạn có muốn nó chết không? Có thật bạn đă chán nó lắm không? Ai sẽ sống không có nó?

Cho đến khi bạn thực hành buông bỏ-chấp nhận, cơi tâm linh vẫn chỉ là cái ǵ bạn đọc, nói tới, thích thú, làm đề tài để viết sách, để suy nghĩ, để tin tưởng hay không tùy theo trường hợp. Không hề ǵ. Nó chỉ trở thành một thực tại trong đời bạn khi bạn thật sự buông bỏ-chấp nhận. Khi đó, năng lượng của bạn tỏa ra và điều khiển đời bạn ở một tần số rung động cao hơn tần số năng lượng mà lư trí dùng để điều khiển thế giới, tạo dựng hệ thống xă hội, chính trị và kinh tế của nền văn minh chúng ta. Ngược lại, lư trí đó cũng liên tục tự duy tŕ qua các hệ thống giáo dục và thông tin. Có buông bỏ-chấp nhận, năng lượng tâm linh mới thể hiện trong thế giới này được. Nó không gây khổ cho bạn, người khác hay sinh vật nào trên hành tinh này. Khác với năng lượng của lư trí, nó không làm ô nhiễm trái đất và không phải theo định luật đối cực theo đó không có ǵ tồn tại được nếu không có đối nghịch, có tốt th́ phải có xấu. Phần đông những người xử dụng năng lượng của lư trí không hề biết đến năng lượng tâm linh. Năng lượng này ở một thực tại khác và sẽ tạo nên một thế giới khác khi có đủ số người đi vào trạng thái buông bỏ-chấp nhận và thoát khỏi mọi tiêu cực. Trái đất c̣n tồn tại là nhờ năng lượng của những người sống trên đó.

Đức Giêsu đă ám chỉ đến năng lượng này khi ngài tiên tri như sau trong một bài giáo lư: “Phước đức thay những kẻ dịu dàng, họ sẽ được thừa hưởng của cải là trái đất.” Một sự hiện diện âm thầm nhưng mănh liệt làm tiêu tan những thói quen vô ư thức của lư trí. Những thói quen này c̣n tồn tại một thời gian nhưng không c̣n chi phối cuộc đời bạn được nữa. Những hoàn cảnh bên ngoài mà bạn vẫn chống đối cũng biến đổi hoặc tan biến mau chóng. Buông bỏ-chấp nhận đưa đến sự biến đổi mănh liệt của hoàn cảnh và con người. Nếu hoàn cảnh không biến chuyển liền, th́ chấp nhận hiện tại sẽ giúp bạn vượt qua nó. Bất luận cách nào, bạn cũng được giải thoát.

Buông bỏ-chấp nhận trong những mối quan hệ cá nhân

 

C̣n những người muốn dùng tôi hay điều khiển tôi th́ sao? Tôi có phải chấp nhận họ không?

V́ bị cắt đứt khỏi hiện hữu nên họ muốn rút tỉa năng lượng và uy quyền của bạn. Đúng vậy, chỉ có một người vô ư thức mới muốn dùng hay điều khiển người khác, nhưng cũng đúng rằng chỉ có người vô ư thức mới để ḿnh bị dùng hay bị điều khiển. Một khi phản kháng hành động vô ư thức ở người khác th́ chính bạn cũng trở thành vô ư thức. Nhưng buông bỏ-chấp nhận không có nghĩa là để cho những kẻ vô ư thức lợi dụng. Không phải vậy. Bạn có thể hoặc từ chối một cách mạnh dạn và rành mạch hoặc rút lui khỏi một hoàn cảnh mà vẫn hoàn toàn không chống đối. Nếu có từ chối một người hay một hoàn cảnh th́ cứ để hành động của ḿnh bắt nguồn từ sự sáng suốt, từ sự nhận thức rơ ràng cái ǵ đúng hay không đúng cho bạn lúc bấy giờ. Từ chối như thế không phải là một phản ứng mà nên có phẩm chất và cũng không nên tích trữ tiêu cực để gây thêm khổ.

 

Ở sở làm, tôi ở một t́nh trạng rất khó chịu. Tôi đă cố sức buông bỏ-chấp nhận nhưng không được. Tôi gập rất nhiều chống đối.

Nếu bạn không buông bỏ-chấp nhận được th́ nên hành động ngay. Hăy nói lên hay làm ǵ để thay đổi hoàn cảnh, hoặc hăy rút lui. Hăy lănh trách nhiệm cuộc đời bạn. Đừng làm ô nhiễm sự hiện hữu đẹp và sáng ngời của bạn và trái đất bằng sự tiêu cực. Đừng để khổ đau dưới bất cứ h́nh thức nào chiếm một chỗ trong bạn.

Nếu bạn không hành động được, thí dụ nếu bạn ở tù, th́ bạn có hai chọn lựa: phản kháng hay chấp nhận. Tù tội hay thoát khỏi ngoại cảnh. Đau khổ hay thanh tịnh.

 

Có nên thực hành không chống đối ngoài đời không, chẳng hạn không phản kháng bạo lực. Hay đấy chỉ liên quan đến đời sống bên trong thôi?

Bạn chỉ cần quan tâm đến bên trong thôi. Đó là điều sơ đẳng. Dĩ nhiên, đời sống bên ngoài, những mối quan hệ của bạn, v.v… cũng sẽ biến đổi theo.

Một khi buông bỏ-chấp nhận th́ những quan hệ của bạn sẽ thay đổi rất nhiều. Không bao giờ chấp nhận được cái ǵ hiện hữu là không thể chấp nhận được con người là “như thế” và muốn chỉ trích, phê phán, gán nhăn hiệu, từ chối hoặc thay đổi người khác. Hơn nữa, nếu bạn cứ tiếp tục muốn biến hiện tại thành một phương tiện dẫn đến cứu cánh trong tương lai, th́ bạn cũng sẽ biến những người bạn gập thành những phương tiện đưa đến cứu cánh. Đối với bạn, đối phương chỉ phụ thuộc và không quan trọng. Cái ǵ bạn rút tỉa được từ mối quan hệ mới là đáng kể, dù đó là cái lợi vật chất, uy quyền, thú vui vật chất, hay thỏa măn tự ái.

Để tôi giải thích như thế nào thái độ buông bỏ-chấp nhận có thể giúp những mối quan hệ. Khi bạn đang tranh luận hay tranh chấp với một người nào th́ hăy xét xem bạn chống đỡ như thế nào khi bị đả kích, hoặc hăy cảm nhận cường độ công kích của chính bạn đối với đối phương. Hăy theo dơi xem bạn gắn bó vào những lập trường như thế nào. Hăy cảm nhận năng lượng đằng sau ư muốn bạn phải và đối phương trái. Đó là năng lượng của tư tưởng vị kỷ. Hăy đem nó ra ánh sáng ư thức bằng cách thừa nhận nó, cảm nhận nó càng hoàn toàn càng tốt. Rồi một ngày, giữa một cuộc tranh luận, bạn th́nh ĺnh nhận ra rằng ḿnh có một lựa chọn, và bạn quyết định không phản ứng bằng lời nói như: “Được rồi, bạn đúng” với một bộ mặt như muốn bảo: “Tôi vượt lên trên cái tṛ trẻ con vô ư thức này.” Như thế chỉ là đẩy sự chống cự vào một b́nh diện khác v́ thật sự tư tưởng vị kỷ vẫn làm chủ. Bạn nên buông bỏ toàn thể cái trường năng lượng trong bạn đang đ̣i quyền.

“Cái tôi” rất khôn khéo. Cho nên bạn phải cảnh giác, hết sức hiện diện, và hoàn toàn thật thà để xem bạn đă thật sự thôi đồng hóa với lập trường của ḿnh và thoát khỏi lư trí chưa. Nếu bỗng nhiên bạn cảm thấy nhẹ nhơm, sáng suốt và thanh tịnh, th́ đó là dấu hiệu bạn đă buông bỏ-chấp nhận thật rồi. Rồi bạn hăy quan sát xem thái độ của đối phương ra sao khi bạn không c̣n chống đối nữa. Một khi không c̣n đồng hóa với lư trí, th́ mới có sự cảm thông thực.

 

Thế c̣n không chống cự bạo lực và gây hấn th́ sao ?

Không chống cự không có nghĩa là không làm ǵ cả. Chỉ có nghĩa là “có làm ǵ” không c̣n là một phản ứng nữa. Bạn hăy nhớ đến lời dạy khôn ngoan về lối thực hành vơ thuật Đông phương: Đừng nên phản kháng sức mạnh của đối phương. Hăy nhường nhịn để thắng thế.

Không làm ǵ cả khi bạn đang ở trạng thái vô cùng hiện diện chuyển hóa hoàn cảnh và con người. Trong Lăo giáo, có động từ “vô vi” thường được dịch là hành động mà như thể không hành động hoặc là ngồi bất động không làm ǵ cả. Bên Trung Hoa thủa xưa, người ta coi đó là một thành tích cao nhất. Nó hoàn toàn khác hẳn t́nh trạng thiếu hoạt động khi ư thức b́nh thường, hay đúng hơn khi bạn vô ư thức v́ quá sợ hăi, bất động, hay thiếu quả quyết. “Không làm ǵ” theo đúng nghĩa là bên trong không chống đối và hết sức cảnh giác.

Mặt khác, khi cần, bạn sẽ không c̣n phản ứng bằng lư trí theo thói quen nữa mà sẽ nhờ hiện diện ư thức để đáp ứng với hoàn cảnh. Trong t́nh trạng đó, lư trí của bạn thoát khỏi mọi ư niệm, kể cả ư niệm bất bạo động. Cho nên chẳng ai có thể tiên đoán được bạn sẽ làm ǵ.

“Cái tôi” tin tưởng rằng sức mạnh của bạn nằm ở sự kháng cự. Thật ra, thực quyền ở cả hiện hữu. V́ kháng cự nên bạn xa rời hiện hữu và mất uy lực. Chống đối là yếu mềm và sợ hăi ngụy trang làm sức mạnh. “Cái tôi” thấy hiện hữu ở trạng thái tinh khiết, ngây thơ và uy quyền là yếu mềm. Ngược lại, cái mà nó thấy là mạnh thật sự lại rất yếu. Cho nên “cái tôi” luôn luôn ở trạng thái chống đối và ngụy trang để che dấu yếu điểm của bạn. Nhưng thực ra yếu điểm này là sức mạnh.

Cho đến khi họ buông bỏ-chấp nhận th́ con nguời giao thiệp với nhau thường chỉ là đóng tṛ một cách vô ư thức. Nếu như đă buông bỏ-chấp nhận th́ bạn không c̣n cần phải lo giữ ǵn “cái tôi” và đeo mặt nạ nữa. Trái lại, bạn sẽ rất giản dị, chân thật. “Nguy hiểm quá.” “Cái tôi” báo động : “Bạn sẽ bị tổn thương.” Dĩ nhiên, “cái tôi” không hiểu rằng chỉ khi nào bạn thật yếu đuối và không c̣n chống đối nữa th́ mới t́m được thực chất của ḿnh.

Chuyển hóa bệnh tật thành giác ngộ

 

Nếu như một người bị trọng bệnh và hoàn toàn chấp nhận hoàn cảnh và bệnh trạng của ḿnh th́ có phải người đó đă buông bỏ-chấp nhận ư chí lành bệnh và không c̣n muốn chống trả bệnh tật nữa không?

Buông bỏ-chấp nhận là chấp nhận vô điều kiện cái ǵ hiện hữu. Chúng ta đang nói đến sự sống của bạn trong giây phút này, chứ không phải t́nh cảnh đời bạn. Vấn đề này đă được đề cập đến rồi.

Nói về bệnh tật, th́ buông bỏ-chấp nhận là thế. Bệnh là một phần của t́nh cảnh đời bạn nên nó cũng có quá khứ và tương lai, cứ liên tục theo đuổi nhau. Chỉ có sự hiện diện ư thức của bạn mới có sức mạnh gián đoạn ṿng luẩn quẩn này. Như bạn biết, bên dưới hoàn cảnh đời bạn thể hiện trong thời gian, c̣n có sự sống sâu sắc và căn bản hơn, tức là sự hiện hữu của bạn trong hiện tại vượt thời gian.

V́ không có vấn đề trong hiện tại, nên cũng không có bệnh tật. Sở dĩ bạn tin tưởng vào một nhăn hiệu mà người ta đă gắn vào hoàn cảnh của bạn nên nó cứ nằm nguyên tại chỗ, càng thêm sức mạnh, và từ trạng thái mất quân b́nh nhất thời lại trở thành một thực tại rắn chắc. Không những thế, nó c̣n có thêm sự liên tục trong thời gian mà trước đây nó không có. Khi bạn chú ư vào giây phút này và không đặt tên bệnh trong tâm thức th́ nó được thu lại trong một hoặc vài yếu tố sau đây thôi: thân vật chất đau đớn, khó chịu hoặc bất lực. Bạn chấp nhận hiện tại chứ không phải chấp nhận ư tưởng bệnh tật. Hăy để cái đau buộc bạn đi vào giây phút này, đi vào trạng thái hiện diện ư thức cực mạnh. Cứ như thế là có thể giác ngộ.

Buông bỏ-chấp nhận không thay đổi cái ǵ đang là (hiện hữu), ít nhất cũng không trực tiếp nhưng nó lại biến đổi bạn. Khi bạn thay đổi th́ cả thế giới của bạn chuyển hóa theo v́ thế giới chỉ là một phản ảnh của bạn. Chúng ta đă có nói qua về vấn đề này rồi.

Khi nh́n vào gương mà không thích những ǵ ḿnh nh́n thấy, th́ chỉ có người điên mới tấn công h́nh ảnh trong gương. Nhưng bạn đă hành động đúng như thế khi bạn không chấp nhận hoàn cảnh của ḿnh. Dĩ nhiên, nếu bạn tấn công h́nh ảnh th́ nó tấn công lại. Nhưng nếu bạn chấp nhận h́nh ảnh dù nó thế nào chăng nữa, nếu bạn thân thiện với nó, th́ nó không thể không thân thiện với bạn. Chính cứ như thế mà bạn thay đổi được thế giới bên ngoài.

Bệnh tật không là vấn đề. Ngược lại, chính bạn mới là vấn đề, một khi lư trí vị kỷ c̣n điều khiển bạn. Khi bạn đau ốm hay bị bất lực th́ đừng nên nghĩ ḿnh đă thất bại, đừng nên cảm thấy tội lỗi. Đừng oán trách cuộc đời đă đối xử không tốt với bạn, nhưng cũng đừng nên tự trách ḿnh. Tất cả những thái độ đó đều là chống đối. Nếu bạn có bệnh nặng, th́ hăy dùng bệnh làm phương tiện để giác ngộ. Nếu bạn gập chuyện ǵ không thuận lợi, th́ hăy dùng hoàn cảnh để giác ngộ. Hăy tách thời gian ra khỏi bệnh tật. Đừng cho nó quá khứ hay tương lai. Để nó buộc bạn phải nhận thức mănh liệt giây phút này và bạn hăy xem sự việc ǵ xẩy ra.

Bạn hăy trở thành một nhà luyện kim để biến kim loại tầm thường thành vàng, đau khổ thành ư thức, tai họa thành giác ngộ.

Có phải bạn đang bệnh nặng và rất tức giận về điều tôi vừa nói không? Th́ đấy là dấu hiệu rơ ràng bệnh trạng đă trở thành một phần cá tính của bạn và bạn đang bảo vệ nó và bệnh rồi. T́nh trạng gọi là “bệnh” không liên quan ǵ đến con người thật của bạn.

Khi tai họa giáng xuống

 

Đối với những người c̣n vô ư thức, chỉ có một t́nh trạng khẩn cấp mới hy vọng làm rạn nứt được lớp vỏ cứng của “cái tôi”, buộc họ buông bỏ-chấp nhận và tỉnh thức. Một t́nh trạng cực đoan như khi một tai họa, một xáo trộn lớn, một mất mát quan trọng, hoặc một đau khổ cùng cực, làm tan vỡ thế giới của bạn và khiến nó không c̣n ư nghĩa ǵ nữa. Chẳng hạn khi bạn đối diện với cái chết, bất luận là cái chết của thân xác vật chất hay tâm lư. Lư trí vị kỷ tạo dựng thế giới này bỗng nhiên ngă gục. Nhưng từ đống tro tàn của thế giới cũ, một thế giới mới sẽ hiện ra.

Dĩ nhiên, không có ǵ bảo đảm rằng ngay một hoàn cảnh cực đoan có thể đưa đến sự biến chuyển này. Tuy nhiên, khả năng đó có. Ở trường hợp trên, có người lại càng chống đối thêm nữa và đó là đường đưa họ xuống địa ngục. Có nhiều người khác chỉ buông bỏ-chấp nhận một phần nào, nhưng ngay cả như vậy th́ họ cũng đạt được một phần sâu sắc và b́nh thản mà trước đây họ chưa có. Từng phần lớp vỏ của “cái tôi” rạn nứt và sự rạng rỡ và an b́nh đằng sau lư trí có thể chiếu xuyên qua.

Những hoàn cảnh cực đoan đă tạo nên nhiều phép mầu. Có những tử tội trong khi chờ hành quyết đă chứng nghiệm trạng thái hân hoan và an b́nh vắng bóng “cái tôi”, trong những phút chót của cuộc đời. V́ chống đối hoàn cảnh mănh liệt nên họ phải đau khổ cùng cực, không c̣n nơi nào để lẩn trốn và làm được ǵ để thoát khỏi hoàn cảnh, ngay cả đến một tương lai tưởng tượng. Cho nên họ bắt buộc phải chấp nhận cái không thể chấp nhận, phải buông bỏ-chấp nhận. Nhờ thế, họ được giải thoát, bước vào trạng thái ân phước và thoát được khỏi quá khứ. Dĩ nhiên, không phải hoàn cảnh tận cùng đă đưa đến phép mầu của ân phước và giải thoát mà là hành động buông bỏ-chấp nhận.

Cho nên khi có tai họa hay chuyện ǵ “xấu” xẩy ra như bệnh hoạn, bất lực, mất nhà, tài sản, một chỗ đứng trong xă hội, một quan hệ t́nh cảm, một người thân, hay chính bạn đang chờ chết, th́ bạn nên biết hoàn cảnh c̣n có một b́nh diện khác, và bạn gần kề một cái ǵ rất lạ thường: kim loại đau khổ được chuyển hóa thành vàng. Buông bỏ-chấp nhận là thế.

Tôi không muốn nói rằng bạn sẽ vui trong hoàn cảnh đó. Bạn sẽ không vui sướng đâu. Nhưng sợ và đau khổ sẽ biến hóa thành an b́nh và thanh tịnh. Những trạng thái này đến từ một nơi thật thâm sâu, từ cơi không thể hiện. Niềm thái ḥa của Thượng Đế là như thế. So với nó, hạnh phúc rất nông cạn. Không ai hiểu được trạng thái này v́ nó bắt nguồn từ sâu trong hiện hữu chứ không phải từ lư trí. Nó không phải là một tin tưởng mà là một thực trạng vững chắc, không cần chứng cớ bên ngoài.

Chuyển hóa khổ đau thành an b́nh

 

Tôi có đọc về một triết gia thuộc chủ nghĩa khắc kỷ ở Hy Lạp lúc xưa. Khi được tin con trai đă chết trong một tai nạn, ông nói : “Tôi biết con tôi không bất tử.” Đó có phải là buông bỏ-chấp nhận không? Nếu có th́ tôi không muốn như vậy. Có những trường hợp mà buông bỏ-chấp nhận không những không tự nhiên mà c̣n vô nhân đạo.

Không lệ thuộc vào cảm xúc của ḿnh không phải là buông bỏ-chấp nhận. Nhưng chúng ta không biết tâm trạng của triết gia khi ông nói những lời đó. Ở vài trường hợp cực đoan, có thể bạn không chấp nhận được hiện tại, nhưng bạn vẫn có thể buông bỏ-chấp nhận và có cơ hội thứ hai.

Cơ hội thứ nhất là buông bỏ-chấp nhận trong từng giây từng phút thực tại của giây phút này. Biết rằng cái ǵ hiện hữu không thể lật ngược trở lại được v́ nó đă hiện hữu rồi, th́ bạn chấp nhận cái hiện hữu cũng như cái không hiện hữu. Rồi bạn làm những việc phải làm, hoặc những việc hoàn cảnh đ̣i hỏi. Nếu bạn an trú trong trạng thái chấp nhận này, th́ không c̣n tạo tiêu cực hay gây khổ nữa, th́ bạn sẽ sống ở một trạng thái không chống đối, một trạng thái ân phước, nhẹ nhàng, không c̣n tranh đấu bên trong.

Khi nào bạn không làm được như vậy, khi nào bạn mất cơ hội đó, hoặc v́ không đủ hiện diện ư thức để ngăn chặn thói quen chống đối vô ư thức cố hữu phát sinh, hoặc v́ hoàn cảnh đặc biệt quá đến nỗi không thể chấp nhận, th́ lúc đó bạn tạo ra một h́nh thức khổ. Bên ngoài nh́n vào tưởng như hoàn cảnh gây khổ, nhưng thật ra chính sự chống đối của bạn gây khổ.

Và đây là cơ hội thứ hai để buông bỏ-chấp nhận. Nếu bạn không thể chấp nhận cái ǵ xẩy ra bên ngoài, th́ hăy chấp nhận cái ǵ xẩy ra bên trong. Nếu bạn không thể chấp nhận hoàn cảnh bên ngoài, th́ hăy chấp nhận hoàn cảnh bên trong. Nghĩa là đừng phản kháng sự khổ đau. Cứ để nó hiện hữu. Hăy buông bỏ-chấp nhận phiền năo, tuyệt vọng, cô đơn, hay bất cứ h́nh thức nào của phiền năo. Hăy chấp nhận nhưng đừng đặt tên trong tâm trí. Hăy ôm lấy khổ đau. Rồi hăy xem sự mầu nhiệm của thái độ buông bỏ-chấp nhận chuyển hóa khổ đau thành an b́nh. Bạn đă bị đóng đanh. Hăy để sự buông bỏ-chấp nhận trở thành sự phục sinh và thăng thiên của bạn.

 

Tôi không hiểu làm sao người ta có thể chấp nhận khổ đau? Như thầy đă nói: khổ đau là không chấp nhận. Làm sao có thể chấp nhận cái không thể chấp nhận?

Bạn hăy quên buông bỏ và chấp nhận trong chốc lát. Khi bạn thật đau khổ th́ nói tới buông bỏ và chấp nhận có vẻ vô nghĩa và hơi thừa v́ bạn có khuynh hướng trốn chạy hơn là chấp nhận. Bạn không muốn cảm thụ cái bạn đang cảm thụ. C̣n ǵ b́nh thường hơn? Nhưng như vậy là không có lối thoát. Có nhiều lối thoát giả: nào là công việc, rượu, ma túy, sân hận, tưởng tượng, đè nén, v.v… Nhưng chúng không giải phóng được bạn khỏi đau đớn. Khổ đau không giảm đi khi bạn vô ư thức. Khi bạn phủ nhận cảm xúc đau đớn, tất cả những ǵ bạn làm hay nghĩ đến và ngay cả những mối quan hệ của bạn đều nhuộm sự đau đớn. Có thể nói là bạn truyền đạt sự kiện này ra ngoài bằng năng lượng tiêu cực nên người khác sẽ bắt được ngay. Nếu họ không ư thức, th́ họ sẽ cảm thấy bắt buộc phải đả kích hay làm bạn tổn thương. Nói tóm lại, bạn thu hút và thể hiện ra bên ngoài cái ǵ tương đương với t́nh trạng bên trong của bạn.

Khi không c̣n lối thoát, th́ vẫn c̣n một lối đi qua. Cho nên đừng quay lưng lại phiền năo. Hăy đối diện nó, hăy hoàn toàn cảm nhận mà đừng nghĩ đến nó. Nếu cần hăy diễn tả nhưng đừng tạo một tấn kịch trong đầu về nó. Hăy hoàn toàn chú tâm đến cảm xúc mà đừng chú tâm đến người nào, biến cố, hay hoàn cảnh nào đă tạo ra nó. Đừng để lư trí dùng phiền năo để biến bạn thành một nạn nhân. Tủi thân và kể chuyện ḿnh với người khác chỉ khiến bạn càng vướng mắc trong khổ. V́ không thể nào tránh được cảm giác đó, cơ hội duy nhất để biến đổi là vào sâu trong cảm giác, nếu không sẽ chẳng có ǵ thay đổi cả. Cho nên hăy hoàn toàn chú ư đến ǵ bạn cảm nhận và đừng đặt tên cho nó. Khi bước vào cảm giác bạn nên hết sức cảnh giác. Thoạt đầu, có vẻ như một chỗ tối tăm ghê sợ. Khi bạn muốn chạy trốn, hăy quan sát cảm giác thôi thúc này nhưng đừng làm ǵ cả. Cứ tiếp tục chú tâm vào nỗi khổ đau, cái sợ, sự lẻ loi, bất cứ là cảm xúc ǵ. Hăy cảnh giác, hăy hiện diện với tất cả sự hiện hữu của bạn, với tất cả tế bào trong thân bạn. Như thế là bạn đang đem ánh sáng vào bóng tối, là đem ngọn lửa ư thức của bạn mà rọi sáng.

Ở giai đoạn này, bạn không phải quan tâm đến buông bỏ-chấp nhận nữa. Nó đă xẩy ra rồi. Như thế nào? Hoàn toàn chú tâm là hoàn toàn chấp nhận, là buông bỏ-chấp nhận. Bằng cách hoàn toàn chú ư, bạn xử dụng sức mạnh của hiện tại tức là của sự kiện bạn hiện diện. Không c̣n ổ kháng cự nào tồn tại nữa. Hiện diện tiêu trừ thời gian và không có thời gian là không có phiền năo, là không c̣n tiêu cực.

Chấp nhận khổ đau là hành tŕnh đi vào cơi chết. Đối diện với đau đớn cùng cực, để nó hiện hữu, đem sự chú ư vào nó là bước vào cơi chết một cách ư thức. Khi đă chết như vậy th́ bạn nhận ra rằng không có cái chết và chẳng có ǵ để sợ. Chỉ có “cái tôi” chết đi thôi. Hăy tưởng tượng một tia sáng mặt trời đă quên mất ḿnh là một phần không thể tách rời của mặt trời, và tự cho ḿnh ảo tưởng phải tranh đấu để tồn tại. Nó tạo ra và bám víu vào một cá tính không phải là mặt trời. Có phải nếu ảo tưởng đó chết đi th́ là giải thoát không?

Bạn có muốn chết dễ dàng không? Bạn có muốn chết mà không đau đớn không? Vậy hăy để quá khứ chết theo từng giây từng phút và để ánh sáng của bạn hiện diện chiếu xuyên qua “cái tôi” nặng nề và gắn liền với thời gian mà bạn tưởng là “bạn.”

Đường vác thập tự giá[1]

 

Có nhiều chuyện kể lại nhiều người đă t́m thấy Thượng Đế qua sự đau khổ tột cùng. Bên Ky Tô giáo có thành ngữ “đường vác thập tự giá” mà tôi chắc cũng chỉ điều này.

Đó là sự việc duy nhất mà chúng ta quan tâm đến ở đây.

Nói cho đúng, không phải họ t́m thấy Thượng Đế bởi v́ họ đau khổ, v́ đau khổ ám chỉ sự chống đối mà bởi v́ họ buông bỏ-chấp nhận, v́ họ hoàn toàn chấp nhận cái ǵ hiện hữu. Và họ bắt buộc phải buông bỏ-chấp nhận v́ họ cực kỳ đau khổ. Ở một tŕnh độ nào đó, họ đă nhận thức được rằng chính họ đă tự gây khổ cho họ.

 

Thế nào mà thầy đồng nghĩa buông bỏ-chấp nhận với t́m được Thượng Đế?

V́ chống đối đi đôi với lư trí, buông bỏ chống đối tức là hoàn toàn buông bỏ-chấp nhận – là không c̣n chọn lư trí làm thầy bạn, làm kẻ mạo nhận là bạn, là Thượng Đế ngụy trang nữa. Không c̣n phê phán chỉ trích và tiêu cực. Cơi hiện hữu mà trước đây lư trí che lấp nay phát hiện ra. Bỗng nhiên, trong bạn có một sự vắng lặng, một sự an b́nh khó tả. Và trong sự an b́nh đó, có một niềm hân hoan lớn. Và trong niềm hân hoan là t́nh yêu. Và trong tận cùng là sự thiêng liêng, cơi vô tận, cái mà ta không thể gọi tên.

Tôi không gọi như thế là t́m được Thượng Đế, v́ bạn không thể t́m được cái mà bạn không bao giờ mất, tức là sự sống của bạn. Tiếng Thượng Đế giới hạn v́ bị hiểu nhầm và lạm dụng từ hàng ngàn năm qua và cũng v́ nó ám chỉ một thực thể không phải là bạn. Thượng Đế là hiện hữu, không phải là một sinh vật. Ở đây không có quan hệ chủ thể – đối tượng, không có nhị nguyên, không có bạn và Thượng Đế. Nhận thức được Thượng Đế là một sự việc tự nhiên nhất. Sự kiện lạ lùng và khó hiểu nhất không phải là bạn có thể ư thức được Thượng Đế mà là bạn không ư thức được sự kiện trên.

Đường vác khổ giá mà bạn đề cập đến là lối giải thoát khi xưa và cho đến gần đây vẫn là phương thức duy nhất đưa đến giác ngộ. Nhưng bạn đừng dẹp bỏ nó hay coi thường là nó không hiệu nghiệm. Nó vẫn là một lối tốt.

Đường vác khổ giá hoàn toàn đảo lộn hoàn cảnh của bạn. Nó có nghĩa là sự việc xấu nhất trong đời bạn, thánh giá của bạn, trở thành sự việc tuyệt diệu nhất xẩy ra cho bạn v́ nó buộc bạn phải buông bỏ-chấp nhận, phải “chết,” phải trở thành như số không, phải trở thành “Thuợng Đế” v́ Thượng Đế cũng là “không”.

Ở thời điểm này, đối với nhiều người, đường vác khổ giá vẫn là con đường duy nhất. Họ sẽ chỉ tỉnh thức khi càng ngày càng đau khổ hơn. Giác ngộ như một hiện tượng tập thể sẽ chỉ xẩy ra sau nhiều xáo trộn lan rộng. Tiến tŕnh này phản ảnh một số định luật chung áp dụng cho hoàn cầu.

Những định luật này chi phối sự phát triển của ư thức. Do đó tiến tŕnh đă được một số nhà tiên tri đoán trước rồi. Nó cũng đă được mô tả ở nhiều chỗ, đặc biệt trong cuốn Mặc Khải hay sách Khải huyền dù đă được ngụy trang dưới nhiều biểu tượng rất tối nghĩa. Khổ đau không do Thượng Đế giáng xuống con người mà do con người tự giáng xuống ḿnh và xuống lẫn nhau, giống như một số biện pháp pḥng ngừa mà trái đất, một cơ quan sống động và khôn ngoan đă áp dụng để tự bảo vệ nó chống lại sự tấn công dữ dội của con người điên dại.

Tuy nhiên, càng ngày càng đông người có tŕnh độ ư thức đủ tiến hóa để không c̣n cần đau khổ thêm mới giác ngộ. Bạn có thể là một trong số những người này.

Giác ngộ bằng khổ đau – đường vác khổ giá – là bị buộc đi vào thiên đường vừa la vừa hét. Cuối cùng bạn buông bỏ-chấp nhận v́ bạn không c̣n chịu đau đớn được nữa, nhưng đau đớn có thể kéo dài rất lâu trước khi có sự giác ngộ. Giác ngộ một cách ư thức là từ bỏ sự gắn bó vào quá khứ và tương lai, là đem hiện tại làm tâm điểm của đời bạn. lựa chọn an trú trong trạng thái hiện diện hơn là trong thời gian. Là chấp nhận cái ǵ hiện hữu, cái ǵ đang là. Lúc đó bạn không c̣n cần đau khổ nữa. Bạn c̣n cần bao lâu nữa mới nói được “Tôi sẽ không gây khổ nữa ?” Bạn c̣n phải khổ đến đâu nữa mới quyết định như vậy?

Nếu bạn nghĩ c̣n cần thêm thời gian, th́ bạn sẽ được thêm thời gian và thêm khổ v́ thời gian và khổ năo luôn luôn đi đôi với nhau.

Quyền lựa chọn

 

C̣n những người h́nh như đi t́m đau khổ th́ sao? Một người bạn của tôi có chồng hành hạ nàng. Mối quan hệ trước đó của nàng cũng thế. Tại sao nàng lại chọn những người đàn ông đó, và tại sao nàng lại từ chối rời khỏi hoàn cảnh đó? Tại sao nhiều người lại chọn đau khổ?

Tôi biết tiếng “chọn lựa” là một động từ được giới “Thời mới” ưa chuộng, nhưng trong trường hợp này nó không hoàn toàn đúng. Nói rằng một người chọn lựa một mối quan hệ sai lầm hay một hoàn cảnh tiêu cực là không đúng. Lựa chọn hàm ư bạn có ư thức rất cao. Không có ư thức th́ không có lựa chọn. Bạn chỉ bắt đầu lựa chọn khi không c̣n đồng hóa với lư trí và những thói quen có điều kiện của nó, tức là khi bạn hiện diện. Cho đến khi đạt được điểm này th́ bạn vẫn c̣n vô ư thức, nghĩa là vẫn c̣n phải suy tưởng, cảm nhận hoặc hành động theo một vài lối tùy theo sự điều kiện hóa của lư trí. Cho nên Đức Giêsu đă nói: “Xin cha hăy tha thứ cho chúng v́ chúng không biết chúng làm ǵ.” Câu này không liên quan ǵ đến sự thông minh hiểu theo nghĩa thông thường. Tôi đă gập rất nhiều người thông minh và học thức nhưng hoàn toàn không có ư thức, nghĩa là họ hoàn toàn đồng hóa với lư trí. Thật vậy, nếu trí óc phát triển và thêm kiến thức không được dung ḥa bằng ư thức phát triển tương đương, th́ con người sẽ phải đau khổ và chịu rất nhiều tai họa.

Cô bạn bị vướng mắc trong mối quan hệ với người chồng hành hạ nàng, và không phải là lần đầu. Tại sao? Bởi v́ nàng không có lựa chọn. V́ nàng cứ theo những thói quen cố hữu nên tư tưởng luôn luôn t́m cách tạo dựng lại cái nó đă biết. Ngay cả nếu nó phải đau khổ, th́ ít nhất cũng là một hoàn cảnh quen thuộc rồi. Tư tưởng luôn luôn bám vào cái ǵ nó đă biết. Cái chưa biết nguy hiểm v́ nó không nắm vững được. Cho nên nó ghét và không để ư đến hiện tại. Nhận thức được hiện tại tạo ra một khoảng không gián đoạn ḍng tư tưởng và cả ḍng thời gian liên tục quá khứ – tương lai nữa. Chỉ có qua khoảng không đó th́ những ǵ thực sự mới lạ và sáng tạo mới có thể len vào thế giới này được. Vô vàn sự việc có thể xẩy ra trong khoảng không đó.

Cho nên cô bạn, v́ đă gắn liền ḿnh với tư tưởng, đang gợi lại một thói quen cũ khi sự thân mật và ngược đăi đi cùng với nhau. Mặt khác, có thể nàng hành động theo một thói quen từ thủa nhỏ cho rằng nàng không xứng đáng và phải bị trừng phạt. Vả lại, cũng có thể nàng sống phần lớn cuộc đời qua cái thân khổ. Cái thân khổ luôn luôn t́m thêm cái khổ để tự nuôi dưỡng. Mặt khác, người chồng cũng có những thói quen vô ư thức riêng, bổ túc cho những thói quen của người vợ. Dĩ nhiên, hoàn cảnh do chính nàng gây ra, nhưng ai hoặc “cái tôi” nào gây ra? Chỉ là một thói quen của tư tưởng và cảm xúc, thế thôi. Tại sao lại cho nó một cá tính? Nếu bạn nói với nàng rằng chính nàng đă chọn lựa hoàn cảnh này, th́ bạn chỉ khiến nàng thêm đồng hóa với tư tưởng. Nhưng thói quen của nàng có phải là nàng không? là “cái tôi” của nàng không? Cá tính thật của nàng có xuất phát từ quá khứ không? Hăy khuyến khích nàng quan sát tư tưởng và cảm xúc của nàng. Hăy nói với nàng về cái thân khổ và chỉ dẫn cho nàng cách thoát ra khỏi nó. Hăy chỉ dạy cho nàng nghệ thuật nhận thức nội thân. Tŕnh bầy cho nàng biết thế nào là hiện diện. Một khi nàng tiếp xúc được với sức mạnh của hiện tại và loại bỏ được những thói quen trong quá khứ, th́ lúc ấy nàng có thể lựa chọn.

Không ai chọn sai lầm, mâu thuẫn, hay khổ năo. Không ai chọn điên dại. Những trạng thái trên xẩy ra v́ bạn không đủ hiện diện để tiêu trừ quá khứ, không đủ ánh sáng để phá tan bóng tối. V́ bạn không hoàn toàn ở đây. V́ bạn chưa tỉnh thức hẳn. Trong khi đó, thói quen để tư tưởng hướng dẫn đời bạn cứ tiếp tục.

Cũng như thế, nếu bạn là một trong số những người có vấn đề với cha mẹ, nếu bạn c̣n oán hận sự việc ǵ họ đă làm hoặc đă không làm, th́ bạn c̣n tin rằng họ có quyền lựa chọn, có thể hành động khác hơn. Đấy chỉ là ảo tưởng. Khi tư tưởng chi phối đời bạn, khi bạn là ḍng tư tưởng, th́ bạn có sự lựa chọn nào không? Không. Ngay cả hiện diện bạn c̣n chưa làm được. Trạng thái đồng hóa với tư tưởng là một sai lầm trầm trọng, một h́nh thức điên loạn. Vậy mà gần như ai cũng mang chứng bệnh này ở nhiều mức độ khác nhau. Khi nào bạn nh́n rơ được thực trạng này th́ bạn sẽ không c̣n oán hận nữa. Làm sao có thể oán hận bệnh trạng của một người nào? Giải đáp thích hợp nhất là hăy đem ḷng bao dung mà thông cảm.

 

Như vậy có nghĩa là chẳng có ai trách nhiệm sự việc ḿnh làm sao? Tôi không thích ư tưởng đó.

Nếu bạn bị tư tưởng chi phối th́ dù không được lựa chọn, bạn vẫn phải chịu hậu quả của sự vô ư thức, và bạn càng gây thêm khổ. Bạn sẽ phải mang gánh nặng của sợ hăi, mâu thuẫn, vấn đề và đau khổ. Cái khổ được gây ra rồi sẽ buộc bạn thoát khỏi trạng thái vô ư thức.

 

Tôi chắc những điều thầy nói về sự lựa chọn cũng áp dụng cho sự khoan dung. Người ta phải hoàn toàn ư thức rồi mới tha thứ được.

Khoan dung là một danh từ được dùng từ 2.000 năm nay, nhưng nhiều người có một cái nh́n giới hạn về ư nghĩa của nó. Bạn không thể tha thứ cho bạn hay người khác nếu bạn xây dựng “cái tôi” trên quá khứ. Chỉ khi nào bạn đạt được uy lực của hiện tại, tức là của bạn, th́ bạn mới thật sự khoan dung. Quá khứ sẽ mất đi sức mạnh và bạn sẽ nhận thức được rơ ràng rằng sự việc ǵ bạn đă làm hoặc sự việc ǵ ai đă gây ra cho bạn không thể động chạm đến tinh hoa rực rỡ của bạn. Cả ư niệm khoan dung lúc ấy trở thành vô ích.

 

Và làm sao tôi đi tới điểm nhận thức đó được?

Khi bạn buông bỏ-chấp nhận cái ǵ hiện hữu và hoàn toàn hiện diện, th́ quá khứ mất hết uy lực. Bạn không cần đến nó nữa. Hiện diện là then chốt. Hiện tại là then chốt.

 

Làm sao tôi biết được ḿnh đă buông bỏ-chấp nhận?

Khi bạn không c̣n cần phải đặt câu hỏi nào nữa.

 

Buông bỏ-chấp nhận là chấp nhận vô điều kiện giây phút này, là từ bỏ mọi chống đối với ḍng đời tức là mọi sự vật hiện hữu, là không c̣n phê b́nh chỉ trích hay có những cảm xúc tiêu cực, là hoàn toàn ư thức, là tiếp xúc với nguồn năng lượng tâm linh bất tận, thực chất của bạn.

Một khi bạn buông bỏ-chấp nhận hoàn cảnh bên ngoài th́ bạn bắt đầu thay đổi và thế giới bên ngoài cũng chuyển hóa theo v́ nó phản ảnh tâm trạng bên trong của bạn. C̣n như nếu bạn không buông bỏ-chấp nhận được bên ngoài th́ hăy can đảm đối diện với những đau khổ và cảm xúc bên trong. Ánh sáng của ư thức sẽ rọi lên thời gian, tiêu cực, đau khổ và hủy diệt tất cả.

(Trở lại trang đầu)

 



* Theo Kinh Tân Ước của Ky Tô Giáo, đường vác khổ giá là con đường Đức Giêsu, sau khi bị dân Do Thái buộc tội, phải vác cây thập tự bằng gỗ lên đỉnh đồi Golgotha, nơi đây ngài bị đóng đanh rồi chết. Cho nên sau này khi nói đến đường vác khổ giá, người ta muốn ám chỉ đến sự đau khổ một người nào phải chịu tương tự như khi xưa Đức Giêsu đă phải chịu.