Trọn Vẹn

Trong Giây Phút Này



Nguyên tác: The Power of Now

A Guide to Spiritual Enlightenment



của Eckhart Tolle

Dương Gia Phỏng Dịch

 

 

CHƯƠNG VI

NỘI THÂN

 

Hiện hữu là “cái tôi” sâu xa nhất của bạn

 

Trước đây thầy có nói đến tầm quan trọng của sự thường trụ trong thân. Xin vui ḷng giảng ư nghĩa của câu này.

Thân xác là đường dẫn vào hiện hữu. Nào chúng ta cùng t́m hiểu.

 

Tôi vẫn chưa hiểu rơ lời thầy giảng về hiện hữu.

Nếu con cá suy nghĩ như người th́ nó sẽ tự hỏi : “Nước, nước là ǵ ? Tôi không hiểu.”

Không cần cố gắng t́m hiểu hiện hữu. Thật ra ai cũng đă thoáng nh́n thấy hiện hữu rồi. Tư tưởng có thói quen muốn xếp nó gọn gàng trong một cái hộp nhỏ rồi gắn nhăn hiệu lên đấy. Nhưng không được. Hiện hữu không thể trở thành đối tượng của kiến thức v́ trong hiện hữu, người ta không thể tách rời chủ thể và khách thể.

Bạn có thể cảm nhận được hiện hữu như một cảm giác tôi hiện hữu thường trực, ở bên ngoài cái tên và h́nh thể. Cảm nhận được tức là hiểu được ḿnh hiện hữu, rồi an trú trong cảm giác đó chính là tỉnh giác, chính là cái sự thật Đức Giêsu nói sẽ giải thoát bạn.

 

Giải thoát khỏi cái ǵ ?

Thoát khỏi cái ảo tưởng bạn chỉ là thân vật chất và ḍng tư tưởng. Cái ảo tưởng của bản ngă này, như Phật gọi, là mối sai lầm chính yếu. Thoát khỏi cái sợ lấp ló dưới muôn h́nh vạn trạng, hậu quả không tránh được của ảo tưởng bản ngă. Con người c̣n đi t́m ḿnh trong h́nh thể phù du và dễ bị tổn thương kia th́ c̣n luôn luôn bị cái sợ hành hạ. Cũng là thoát khỏi tội lỗi, nghĩa là cái khổ do chính ḿnh vô ư gây ra cho ḿnh và người khác mỗi khi “cái tôi” điều khiển tư tưởng, lời nói và hành động của ḿnh.

Hăy thoát ra ngoài văn tự

 

Tôi không thích tiếng “tội lỗi”. Nó cho tôi cảm tưởng ḿnh đang bị chỉ trích và buộc tội.

Tôi hiểu. Qua bao thế kỷ nay đă có rất nhiều lối nh́n và giải thích sai lầm tích lũy chung quanh những danh từ như “tội lỗi.” Chỉ v́ hiểu lầm, hay v́ người ta muốn đàn áp đồng loại của ḿnh. Nhưng những danh từ này chứa đựng một sự thật thiết yếu. Nếu không nh́n được xa hơn những lời giải thích đó và nhận biết được ư nghĩa thực của chúng, th́ không nên dùng mà bị sa lầy trong văn tự. Chữ nghĩa chỉ là những thực thể trừu tượng, những phương tiện đưa đến cứu cánh. Cũng như bảng chỉ đường, chúng chỉ đến một nơi chốn nào khác. Danh từ “mật ong” không phải là chất mật ong ngọt ngào. Muốn biết mùi vị nó ra sao th́ phải nếm thử. Nếm rồi th́ danh từ “mật ong” không c̣n quan trọng nữa và bạn không cần vướng bận với nó nữa. Cũng như thế, người ta có thể nói và nghĩ đến Thượng Đế suốt đời, nhưng không phải là họ biết hay cảm nhận được cái thực tại mà tiếng Thượng Đế chỉ. Chấp vào văn tự chỉ là bị ám ảnh bởi cái bảng chỉ dẫn, tức là một loại thần tượng trong tưởng tượng mà thôi.

Cũng có trường hợp đối nghịch lại. Nếu v́ lư do ǵ bạn không thích tiếng “mật ong,” th́ có thể bạn sẽ không bao giờ nếm thử nó. Nếu bạn ghét danh từ “Thượng Đế,” tức là một h́nh thức gắn bó tiêu cực, th́ bạn phủ nhận không những danh từ này mà c̣n cả cái thực tại nó chỉ nữa để rồi bỏ mất cơ hội chứng nghiệm cái thực tại đó. Dĩ nhiên sở dĩ có những tiến tŕnh này là v́ bạn đồng hóa với tư tưởng.

Vậy nếu không thích một danh từ nào th́ cứ bỏ nó đi rồi thay thế bằng một danh từ khác mà bạn thích. Nếu không thích danh từ “tội lỗi” th́ có thể dùng những danh từ “vô ư thức” hay “điên rồ.” Như vậy có thể đến gần sự thật hơn, gần cái thực tại đằng sau ngôn ngữ hơn là danh từ “tội lỗi” mà người ta đă dùng sai nghĩa từ quá lâu rồi. Ít nhất như vậy bạn không có mặc cảm tội lỗi.

 

Tôi cũng không thích những danh từ kia v́ chúng cho tôi cảm tưởng ḿnh đă làm điều ǵ không phải, như ḿnh đang bị phê b́nh chỉ trích.

Dĩ nhiên là bạn sai lầm – nhưng không có ai phê b́nh bạn cả.

Tôi không muốn làm phật ḷng bạn, nhưng có phải bạn cũng là một phần tử của cái xă hội đă từng giết hại hơn 100 triệu người ở thế kỷ 20 không?

 

Thầy muốn nói tôi mang tội đồng lơa?

Không phải là vấn đề có tội hay không. Một khi để tư tưởng đóng vai tṛ chỉ huy th́ bạn thuộc thành phần của nhân loại điên rồ rồi. Hăy mở mắt mà nh́n sợ hăi, tuyệt vọng, dục vọng, và bạo hành lan tràn khắp nơi. Hăy nh́n sự độc ác hận thù và khổ đau con người gây ra cho nhau và cho những sinh vật khác trên trái đất ở một mức độ không thể tưởng tượng được. Hăy cứ quan sát mà không cần lên án. Ở đâu cũng t́m thấy tội lỗi, điên rồ, vô ư thức. Trên hết, đừng quên xét chính tư tưởng của ḿnh và t́m trong đó nguồn gốc của sự điên rồ.

Đi t́m thực tại vô h́nh và bất diệt của bạn

 

Thầy nói đồng hóa với thân xác là một phần của ảo tưởng. Vậy th́ làm sao thân xác có thể giúp con người nhận thức được hiện hữu?

Cái thân vật chất mà bạn nh́n thấy và sờ mó được không thể đưa bạn đến hiện hữu. Nhưng thân đó chỉ là cái vỏ bên ngoài, một nhận thức giới hạn và lệch lạc của một thực trạng sâu xa hơn. Ở trạng thái tự nhiên khi bạn nhận thức được hiện hữu th́ bạn cũng có thể cảm nhận được nó là nội tâm vô h́nh, một sự hiện diện vô cùng sống động bên trong. Do đó thường trụ trong thân là cảm nhận được thân vật chất từ bên trong, tức là sự sống bên trong thân xác và hiểu được rằng thật sự bạn vượt ra ngoài h́nh thể.

Đấy mới là bước đầu của cuộc hành tŕnh đưa bạn vào một nơi thanh tịnh và an b́nh nhưng cũng rất sống động. Thoạt đầu, bạn chỉ thoáng cảm nhận được nó rồi dần dà bạn sẽ nhận thức được rằng ḿnh không phải là một mảnh vụn vô nghĩa trong vũ trụ xa lạ, lơ lửng giữa sinh và tử, hưởng thụ vài niềm vui ngắn ngủi đưa đến khổ đau để rồi cuối cùng bị hủy diệt. Bên dưới h́nh thể, bạn gắn liền với cái ǵ bao la, không đo lường được và thiêng liêng đến nỗi không tưởng được hay nói đến được. Tuy nhiên, tôi đang nói với bạn về nơi đó không phải để bạn tin mà để hiểu rằng tự bạn có thể biết được nó.

Một khi ch́m đắm trong tư tưởng, th́ bạn liền bị cắt đứt khỏi hiện hữu và không c̣n an trú trong thân xác. Ư thức bị tư tưởng hoàn toàn lôi cuốn và trở thành sản phẩm của nó. Thế nên, bạn không thể ngừng suy nghĩ. Căn bệnh này đă trở thành tập thể. Tất cả ư niệm về con người của bạn đều do hoạt động của tư tưởng. V́ không c̣n nằm trong hiện hữu, cá tính của bạn càng đ̣i hỏi nhiều, càng dễ bị tổn thương, và thường tạo ra sợ hăi, một cảm xúc căn bản đặc biệt. Bạn không c̣n nhận ra thực tại vô h́nh và bất diệt của ḿnh nằm sâu thẳm bên trong nữa.

Một trong những trách nhiệm quan trọng nhất của bạn trên hành tŕnh tâm linh là đ̣i tư tưởng phải giải phóng ư thức để nó được hiện hữu. Có như thế th́ phần lớn ư thức mà những tư tưởng vô dụng đă quen xâm chiếm mới được giải tỏa. Cách hữu hiệu nhất để thành công là tập trung thẳng vào thân xác, nơi bạn có thể cảm nhận được hiện hữu qua trường năng lượng vô h́nh và sinh dưỡng.

Tiếp xúc với nội thân

 

Bạn hăy thử xem. Trước hết, xin nhắm mắt lại. Sau này, một khi bạn đă quen “thường trụ trong thân” rồi, th́ không cần nhắm mắt nữa. Đem sự chú ư vào thân rồi cảm nhận nó từ bên trong. Nó có sống động không? Có sinh lực trong bàn tay, cánh tay, chân, bàn chân, bụng, ngực của bạn không? Bạn có cảm được trường năng lượng đang tỏa ra khắp thân bạn và đem sự sống đến cho mọi cơ quan và mọi tế bào không? Bạn có cảm thấy nó ở mọi nơi cùng một lúc trong cơ thể như một trường năng lượng duy nhất không? Hăy tiếp tục quán xét trong chốc lát xem nội thân của bạn cảm nhận thế nào? Đừng nên nghĩ mà chỉ cảm nhận. Càng tập trung th́ càng cảm nhận được rơ ràng hơn. Mỗi tế bào như trở nên sống động hơn. Nếu nhăn giác của bạn mạnh th́ bạn có thể nh́n thấy toàn thân rực sáng. Dù h́nh ảnh đó có thể khuyến khích bạn trong chốc lát, nhưng vẫn nên chú ư đến cảm xúc nhiều hơn. Một h́nh ảnh dù đẹp hay mănh liệt đến đâu cũng đă được h́nh thể định rơ, nên không c̣n ǵ để đào sâu thêm nữa.

 

§

 

Cảm giác về nội thân không h́nh thể, không giới hạn, và không thể hiểu thấu được nhưng lúc nào cũng có thể đào sâu thêm. Nếu bạn chưa cảm thụ được nhiều th́ nên chú ư đến cái ǵ ḿnh cảm được. Có thể bạn cảm thấy chân tay hơi tê tê. Lúc đầu, thế là đủ. Cứ tập trung vào cảm giác. Thân bạn đang sống lại. Lát nữa chúng ta sẽ tập thêm. Hăy mở mắt ra nh́n chung quanh pḥng trong khi vẫn chú ư đến trường năng lượng trong thân. Nội thân nằm ở giao điểm của thân xác và thực chất của bạn. Đừng bao giờ mất liên lạc với nội thân.

 

§

 

Chuyển hóa nhờ thân xác

 

V́ sao phần lớn các tôn giáo đều lên án hay phủ nhận thân vật chất? Những kẻ tầm đạo thường coi thân xác như một chướng ngại hay một đối tượng tội lỗi.

V́ sao có quá ít người t́m được đạo?

Về khía cạnh thân vật chất, con người rất gần gũi với loài cầm thú. Chúng ta đều chia sẻ với thú vật những nhiệm vụ cơ bản của thân như thú vị, đau đớn, thở, ăn, uống, đại tiện, ngủ, động lực thúc đẩy đi kết bạn để sinh sản, và dĩ nhiên, sinh và tử. Sau khi rơi từ t́nh trạng ân sủng và đồng nhất xuống thế giới ảo tưởng, con người choàng tỉnh trong thân thú vật nên rất buồn phiền và sợ hăi. “Đừng tự lừa dối ḿnh nữa. Ḿnh không hơn ǵ một con vật.” V́ chưa đủ ư thức để hiểu thú tính của ḿnh nói ǵ đến đi sâu vào mà t́m tính chất thiêng liêng tiềm ẩn bên trong nên họ đă vội vă phủ nhận thú tính của họ bằng cách tự tách rời khỏi thân xác mà không c̣n hiện hữu là thân xác nữa.

Khi bắt đầu có tôn giáo, con người càng tách rời xa hơn nữa và ư niệm “con người không phải là thân vật chất” đă trở thành một tín điều. Biết bao người từ Đông sang Tây qua bao thời đại đă đi t́m Thượng Đế, sự giải thoát, hay giác ngộ bằng cách phủ nhận thân xác, chối bỏ thú vui vật chất, và đặc biệt là chối bỏ t́nh dục, bằng cách ăn chay và dùng nhiều phương pháp kham khổ khác. Họ c̣n hành hạ thân xác để trừng phạt hay làm nó suy nhược đi v́ nó được xem như đầy tội lỗi. Trong Ky tô giáo người ta gọi phương pháp này là hành xác. Nhiều người khác c̣n lên đồng hay xuất hồn để thoát khỏi thân xác. Ngay cả Đức Phật cũng đă theo phương pháp khổ hạnh ăn chay trong 6 năm trường, nhưng ngài đă chỉ giác ngộ sau khi bỏ pháp hành này.

Sự thật là chưa ai đă giác ngộ bằng cách chối bỏ thân xác ḿnh. Dù những kinh nghiệm này rất hấp dẫn và cho bạn nếm mùi giải thoát khỏi vật chất, cuối cùng bạn vẫn phải trở về với thân xác, v́ chỉ có ở đó mới có sự chuyển hóa. Không thể nào có chuyển hóa ngoài thân xác mà chỉ có chuyển hóa qua thân xác. Cho nên không có bậc chân tu nào tán thành chuyện chống đối hay từ bỏ thân xác, dù môn đệ của họ v́ bị ảnh hưởng bởi tư tưởng nên thường ủng hộ.

Từ những giáo pháp về thân xác, chỉ c̣n lại vài đoạn, như lời Đức Giêsu đă giảng rằng : “thân xác các con sẽ ngời sáng.” Hoặc chúng c̣n lại nhưng đă trở thành huyền thoại, như sự tin tưởng rằng Đức Giêsu không hề chết mà vẫn c̣n giữ thân vật chất để rồi thăng thiên. Cho đến nay, gần như chẳng ai hiểu được ư nghĩa mật của một số huyền thoại. Nhiều người vẫn tiếp tục tin rằng “con người không phải là thân xác. ” Họ vẫn thích chối bỏ và t́m cách thoát khỏi cái thân. Biết bao kẻ tầm đạo đă v́ thế mà không giác ngộ được.

 

Có thể nào t́m lại những giáo pháp về thân vật chất không? Hay có thể nào dựng lại chúng từ những đoạn văn c̣n lại không?

Không cần thiết. Mọi giáo lư tâm linh đều từ một ngọn nguồn mà ra. Như vậy, từ bao giờ cũng chỉ có một vị thầy thể hiện dưới nhiều h́nh thể khác nhau. Tôi là người thầy đó và bạn cũng vậy, một khi bạn đạt được nguồn sống bên trong. Đường dẫn đến đấy bắt buộc phải qua nội thân. Dù mọi giáo lư đều phát xuất từ một nguồn, chúng cũng chỉ là một mớ văn tự. Và như chúng ta đă bàn qua, một danh từ chỉ là một tấm bảng chỉ dẫn. Giáo lư nào cũng là bảng chỉ đến con đường trở về nguồn.

Tôi đă nói về sự thật tiềm ẩn trong thân bạn. Và bây giờ tôi sẽ tóm tắt lại những giáo lư đă thất lạc của các đạo sư. Thật ra cũng chỉ là thêm một bảng chỉ dẫn nữa mà thôi. Trong khi đọc hay nghe, xin bạn hăy cảm nhận nội thân.

Giáo lư về thân xác

 

Cấu trúc vật chất đặc cứng dễ mắc bệnh, phải già nua rồi chết mà bạn gọi là thân xác rốt ráo không thật, không phải là bạn. V́ ḍng tư tưởng có giới hạn nên đă nhận thức sai lầm thực chất của bạn, cái thực chất không vướng mắc trong ṿng sinh tử. Khi tách rời khỏi hiện hữu, tư tưởng cuống cuồng sợ hăi lầm tưởng hiện hữu và nó không là một nên tạo ra thân xác. Tuy nhiên, cũng không v́ thế mà bạn nên phủ nhận thân xác. Bên trong thân xác, biểu tượng của tính cách vô thường, giới hạn và sự chết, là thực tại rực rỡ và bất tử của bạn. Nếu bạn muốn khám phá ra sự thật th́ đừng nên đi t́m ở nơi nào khác hơn là ở cái thân vật chất.

Đừng phủ nhận thân xác v́ thế là chối bỏ thực chất của ḿnh. Bạn là cái thân. Thân xác mà bạn nh́n thấy và sờ mó được chỉ là một bức màn mỏng do ảo tưởng tạo nên. Bên dưới là nội tâm vô h́nh, cánh cửa dẫn vào hiện hữu, vào sự sống không thể hiện. Qua nội thân bạn tiếp xúc với sự sống bất sinh bất diệt, thường hằng và vĩnh viễn ở cùng Thượng Đế.

 

§

 

Hăy để rễ mọc sâu bên trong

 

Bí quyết là phải luôn luôn tiếp xúc với nội thân, liên tục cảm nhận nó. Cuộc đời v́ thế sẽ thay đổi hẳn mà trở nên sâu sắc hơn. Càng đưa ư thức vào nội thân, tần số rung động của nó càng thêm cao, như ngọn đèn càng sáng khi ḿnh điều chỉnh máy biến trở và gia tăng ḍng điện. Ở năng lượng cao, tiêu cực không c̣n ảnh hưởng được nữa. Những hoàn cảnh mới sẽ xuất hiện để phản ảnh tần số cao hơn này.

Cứ tiếp tục tập trung vào thân xác, th́ sẽ nắm chặt được hiện tại. Bạn sẽ không lạc trong thế giới bên ngoài hay trong ḍng tư tưởng. Tư tưởng và cảm xúc, sợ hăi và dục vọng có thể vẫn c̣n đó đôi chút nhưng chúng sẽ không áp đảo bạn được.

Hăy xét xem lúc này bạn đang chú ư vào cái ǵ. Đang nghe tôi nói hay đọc những ḍng chữ này trong một cuốn sách. Tuy bạn đang chú tâm vào đấy nhưng đồng thời vẫn biết có người khác hay có chuyện ǵ xẩy ra chung quanh. Hơn nữa, tư tưởng cũng có thể đang b́nh luận về những điều nghe hay đọc được. Tuy nhiên, những hoạt động này không cần phải thu hút hết sự chú ư của bạn. Hăy thử xem cùng lúc bạn có thể tiếp xúc được với nội thân không. Phải chú ư phần nào vào bên trong, đừng để nó hướng hết ra bên ngoài. Nên cảm nhận toàn thân của bạn từ bên trong như một trường năng lượng duy nhất, giống như bạn đang đọc hay nghe với tất cả thân xác bạn. Bạn cứ nên tập như vậy trong những ngày tháng tới.

Đừng nên hoàn toàn tập trung vào tư tưởng và thế giới bên ngoài mà đặt trọng tâm vào việc đang làm, nhưng đồng thời cũng vẫn cảm nhận nội thân. Hăy an trú trong thân, rồi xét xem ư thức của bạn và phẩm chất công việc bạn làm thay đổi ra sao.

Bất cứ lúc nào, ở nơi nào bạn chờ, hăy dùng thời gian đó để cảm nhận nội thân. V́ thế bạn sẽ thích thú với những cảnh kẹt xe và xếp hàng. Thay v́ để tư tưởng đưa bạn vào tương lai, th́ hăy bước vào hiện tại bằng cách đi sâu vào nội thân.

Nghệ thuật nhận thức nội thân sẽ phát triển thành một lối sống mới, một trạng thái tiếp xúc thường trực với hiện hữu làm tăng chiều sâu của cuộc đời bạn như chưa từng thấy.

Một khi đă an trú sâu trong thân th́ rất dễ quan sát tư tưởng. Bất luận chuyện ǵ xẩy ra bên ngoài cũng không thể khiến bạn nao núng nữa.

C̣n không an trú trong thân, nghĩa là không hiện diện, th́ c̣n tiếp tục làm nô lệ cho tư tưởng. Kịch bản trong đầu bạn học đă từ lâu, nghĩa là tư tưởng bị điều kiện hóa đă từ lâu sẽ chi phối tư tưởng và cách xử thế của bạn. Bạn có thể thoát khỏi nó trong những khoảng khắc ngắn ngủi nhưng không được lâu. Nhất là khi có chuyện trái ư th́ điểm này lại càng đúng. Bạn sẽ vô t́nh phản ứng theo thói quen, như một phản xạ. Phản ứng tự động này được nuôi dưỡng bằng một cảm xúc cơ bản, cái sợ do ư thức đồng hóa với tư tưởng.

Vậy khi đối diện với những thử thách trên, bạn nên có thói quen vào ngay trong thân và tập trung vào trường năng lượng ở đó. Tiến tŕnh này chỉ xảy ra trong ṿng vài giây thôi, nhưng một khi gập thử thách th́ phải thi hành ngay. Nếu không, thói quen cũ lại trở về. Ngay sau khi hướng sự chú ư vào bên trong và cảm nhận nội thân, bạn sẽ yên lặng hiện diện và đồng thời rút ư thức ra khỏi tư tưởng. Từ nội thân bạn sẽ biết đáp ứng thỏa đáng khi hoàn cảnh đ̣i hỏi. Giống như ánh sáng mặt trời rực rỡ hơn lửa của ngọn nến, trí tuệ của hiện hữu mạnh hơn trí tuệ của tư tưởng rất nhiều.

Khi tiếp xúc một cách ư thức với nội thân, bạn như cái cây để rễ mọc sâu trong ḷng đất, hay một căn nhà xây trên một nền móng sâu và chắc chắn. Đức Giêsu đă so sánh như vậy trong một câu chuyện ngụ ngôn. Có hai người xây nhà. Một người xây trên cát, không nền móng. Khi mưa băo đến, nhà bị cuốn trôi. Người kia đào móng sâu đến tận đá rồi mới xây. Nhà đứng vững và không bị mưa băo cuốn đi. Người ta thường hiểu lầm bài ngụ ngôn này.

Hăy tha thứ trước khi an trú trong thân

 

Tôi cảm thấy rất khó chịu khi muốn tập trung vào nội thân. Có cảm giác bồn chồn và buồn nôn nữa. Cho nên tôi không chứng nghiệm được hiện trạng thầy tả.

Đó là một cảm xúc cũ mà bạn không nhận thức được c̣n vương vấn lại. Nếu không để ư, nó sẽ ngăn cản bạn tiếp xúc với nội thân nằm sâu bên dưới. Chú ư không có nghĩa là nghĩ đến nó mà là quan sát, cảm thụ và nh́n nhận nó. Một số cảm xúc rất dễ nhận ra, chẳng hạn như giận dữ, sợ hăi, buồn phiền, v.v... Một số khác khó gọi được tên v́ chúng mơ hồ chẳng hạn như cảm giác khó chịu, nặng nề, tù túng, nửa vời giữa một cảm xúc và một cảm giác trong thân. Điều quan trọng không phải là bạn có đặt tên cho cảm xúc không mà là bạn có nhận ra nó không. Chú ư là ch́a khóa của sự biến hóa và hoàn toàn chú ư c̣n có nghĩa là chấp nhận. Chú ư giống như một luồng ánh sáng, một khối năng lượng dùng để chuyển hóa mọi vật thành ư thức.

Trong một cơ thể hoạt động, cảm xúc không kéo dài, chỉ như một gợn sóng trên mặt biển hiện hữu. Tuy nhiên, nếu không an trú trong thân, một cảm xúc có thể tồn tại trong nhiều ngày tháng, hoặc nhập với nhiều cảm giác khác cùng tần số để tạo thành một thân khổ. Thân khổ là một kư sinh trùng có thể sống nhiều năm trong thân xác nhờ chính năng lượng của bạn. Nó đem bệnh tật đến và hành hạ bạn khốn khổ (xem Chương II).

Cho nên bạn hăy chú ư đến cảm xúc và xét xem tư tưởng của ḿnh có níu kéo những t́nh cảnh gây nên những cảm xúc như trách móc, tủi thân, hay oán hận không. Nếu có, tức là bạn chưa tha thứ. Thông thường người ta không tha thứ một người nào hay kể cả chính họ. Nhưng họ cũng có thể không tha thứ một hoàn cảnh trong quá khứ, hiện tại hay tương lai mà họ không chấp nhận. Thật vậy, ngay cả tương lai cũng không tha thứ, chỉ v́ tư tưởng không chấp nhận được sự bất định, một tương lai ngoài sự kiểm soát của nó. Tha thứ là không c̣n than phiền. Một khi nhận thấy phàn nàn không ích lợi ǵ mà chỉ củng cố “cái tôi” giả, th́ bạn sẽ dễ dàng tha thứ. Tha thứ là không c̣n chống đối sự sống, là để sự sống hiện diện trong bạn. C̣n không tha thứ th́ c̣n phải chịu đau đớn, khổ sở, sinh lực bị suy giảm, và ngay cả mang bệnh tật nữa.

Khi nào bạn thực sự tha thứ, th́ lúc đó bạn đ̣i lại được uy lực từ ḍng tư tưởng bởi v́ bản chất của tư tưởng là không tha thứ. Bản ngă cũng vậy. Nó không thể tồn tại nếu không có đấu tranh và mâu thuẫn. Chỉ có bạn mới biết tha thứ, tư tưởng th́ không. Bạn hiện diện, bước vào nội thân, rồi cảm nhận sự thanh tịnh toát ra từ hiện hữu. Cho nên Đức Giêsu đă nói : “Trước khi bước vào đền, con hăy tha thứ.”

§

 

Sợi giây gắn liền bạn với cơi không thể hiện

 

Hiện hữu và nội thân liên hệ như thế nào ?

Hiện hữu là ư thức thuần túy đ̣i lại từ ḍng tư tưởng, tức là từ thế giới h́nh thể. Nội thân là sợi giây nối liền bạn với cơi không thể hiện. Ở nơi sâu xa nhất của nội thân là cơi không thể hiện, cái nguồn từ đó ư thức phát sinh như ánh sáng tỏa ra từ mặt trời. Nhận ra nội thân là ư thức nhớ lại gốc và trở về nguồn.

 

Có phải cơi không thể hiện và hiện hữu giống nhau không?

Đúng vậy. Danh từ không thể hiện, qua sự tiêu cực của nó, muốn diễn tả cái mà bạn không thể nói đến, nghĩ đến hay tưởng tượng được. Nó chỉ đến sự việc hiện hữu bằng cách nói đến sự việc không hiện hữu. Ngược lại hiện hữu là một danh từ tích cực. Nhưng cũng đừng nên lệ thuộc hay tin vào cả hai danh từ. Chúng chỉ là những bảng chỉ dẫn.

 

Nếu hiện hữu là ư thức đ̣i lại từ ḍng tư tưởng, th́ ai đ̣i ?

Chính là bạn. V́ thực tướng của bạn là ư thức nên ta có thể nói đó là ư thức thức dậy từ giấc mộng h́nh thể. Nói thế không có nghĩa là thân xác của bạn sẽ tan biến ngay trong hào quang. Bạn vẫn phải tiếp tục sống trong thân xác hiện thời nhưng cùng lúc bạn cũng nhận ra cơi vô h́nh và bất diệt trong bạn.

 

Tôi phải thú thật rằng tôi không hiểu được những điều này nhưng ở một b́nh diện sâu hơn, th́ h́nh như tôi lại hiểu được chúng. Đấy chỉ là một cảm giác. Có phải thế là tự lừa dối không?

Không. Cảm giác sẽ đưa bạn đến gần con người thật của bạn hơn là tư tưởng. Tôi không nói điều ǵ mà thâm tâm bạn đă không biết qua. Một khi đă cảm nhận được nội thân, th́ bạn sẽ nhận ngay ra sự thật khi có ai nhắc đến. Nếu chưa đạt đến tŕnh độ ấy, th́ nên tập chú ư ngay đến thân xác.

Làm chậm tiến tŕnh lăo hóa

 

Tập trung vào nội thân có nhiều lợi ích khác về mặt vật chất. Nó có thể làm chậm tiến tŕnh lăo hóa của cơ thể. Trong khi bề ngoài của thân xác già nua nhanh chóng, bên trong không biến đổi theo thời gian. Có khác là bạn cảm nhận được bên trong thân xác của ḿnh mỗi ngày một rơ ràng và sâu đậm hơn. Ở tuổi 80, bạn vẫn cảm nhận được trường năng lượng của nội thân linh hoạt như ở tuổi 20. Một khi bạn chuyển từ trạng thái b́nh thường (nghĩa là lúc c̣n bị vướng mắc trong tư tưởng và ở bên ngoài thân xác) sang trạng thái hiện hữu (nghĩa là khi bạn an trú bên trong thân xác và hiện diện trong hiện tại), th́ thân xác bạn liền nhẹ hẳn đi, trở nên trong sáng và sống động hơn. V́ ư thức nằm trong thân nhiều hơn, cơ cấu các phân tử không c̣n đặc như trước nữa và ảo tưởng vật chất càng giảm đi.

Một khi bạn đồng hóa với bên trong thân xác nhiều hơn là với bên ngoài th́ bạn hiện diện thường xuyên hơn, không c̣n chú trọng đến quá khứ hay tương lai nữa, th́ bạn sẽ không c̣n chứa chấp thời gian trong tâm khảm và trong các tế bào của cơ thể. V́ cứ tích lũy thời gian nên tế bào không thể tự hồi sinh được. Cho nên nếu bạn cứ an trú bên trong thân xác th́ thân xác sẽ già nua chậm hơn. Ngay cả khi nó già đi, thực chất của bạn cũng sẽ lộ ra ngoài nên bạn không có h́nh dáng của một người già.

 

Có bằng chứng nào về sự kiện này không?

Cứ thử xem rồi bạn sẽ là bằng chứng.

Tăng cường hệ thống miễn nhiễm

 

Phương pháp thực hành này có một lợi ích khác là tăng cường hệ thống miễn nhiễm mỗi khi bạn an trú trong thân. Càng mang ư thức vào bên trong thân xác, th́ hệ thống miễn nhiễm càng được tăng cường thêm. Giống như mỗi tế bào tỉnh dậy và reo mừng. Thân xác thích được chú ư đến. Phương pháp trị liệu này vô cùng hữu hiệu. Phần lớn bệnh tật xâm nhập nhằm lúc người ta không an trú trong thân. Khi chủ nhân vắng nhà th́ nhiều nhân vật hắc ám đến xâm nhập. Nhưng khi chủ nhà ở đó, tất nhiên không một khách lạ nào có thể vào.

Không phải chỉ riêng hệ thống miễn nhiễm của cơ thể được tăng cường mà ngay cả hệ thống miễn nhiễm tinh thần cũng vậy. Nó giúp bạn chống lại những trường năng lượng tiêu cực dễ truyền nhiễm do người khác mang đến. Nó không chỉ che chở bạn như một tấm áo giáp mà bằng cách nâng cao tần số rung động của toàn trường năng lượng của bạn. V́ vậy, những cảm xúc rung động ở tần số thấp như sợ hăi, giận dữ, chán nản, v.v. . . không c̣n tồn tại trong trường ư thức của bạn mà ở một nơi chốn khác. Ngay cả khi chúng c̣n, bạn cũng không cần chống đối v́ chúng sẽ không ảnh hưởng ǵ đến bạn. Điều tôi đang nói bạn không cần tin mà nên thực nghiệm xem sao.

Có một pháp thiền để tự trị bịnh rất giản dị nhưng lại công hiệu vô cùng. Bạn có thể thực hành mỗi khi thấy cần gia tăng hệ thống miễn nhiễm của cơ thể. Nó đặc biệt hữu hiệu khi triệu chứng bệnh mới bộc phát. Nhưng pháp cũng rất tốt trong trường hợp bệnh đă kinh niên, nếu bạn áp dụng thường xuyên và hết sức chú tâm. Nó chống lại mọi lực tiêu cực làm gián đoạn trường năng lượng của bạn. Tuy nhiên, bạn không thể thực hành pháp này để thay thế sự thường trụ trong thân, v́ nếu không sự công hiệu của nó sẽ chỉ ngắn hạn và tạm thời. Pháp thiền như sau: Khi bạn có ít phút rảnh rỗi và nhất là buổi tối trước khi đi ngủ và sáng dậy, hăy để ư thức chan ḥa vào toàn thân. Nằm dài và nhắm mắt lại. Chọn những bộ phận khác nhau trong thân và chú tâm vào đấy trong chốc lát: chân, bàn chân, tay, bàn tay, bụng, ngực, đầu, v.v. . . Hết sức cảm nhận sinh lực trong những bộ phận này. Ngừng 15 giây ở từng bộ phận rồi lướt sự chú ư qua cái thân từng đợt một, vài lần như vậy, từ đầu đến chân rồi trở ngược lại. Sau đó cảm nhận toàn nội thân như một trường năng lượng duy nhất. Giữ cảm giác đó trong ít phút. Trong lúc đó bạn hăy hoàn toàn hiện diện trong từng tế bào của cơ thể. Đừng để ư nếu có lúc tư tưởng lôi sự chú ư của bạn ra khỏi thân và rơi trở lại tư tưởng. Khi nào bạn thấy có sự sao lăng, th́ hăy đưa ngay sự chú ư trở về nội thân.

Hăy để hơi thở dẫn bạn vào trong thân

 

Có nhiều lúc khi suy nghĩ quá nhiều, nhất là khi bồn chồn lo ngại, tôi không thể nào cảm nhận được nội thân. Có cách nào giúp tôi trong trường hợp này không?

Khi nào bạn thấy khó tiếp xúc với bên trong thân xác th́ hăy chú tâm ngay đến hơi thở. Thở một cách ư thức là một pháp thiền rất hữu hiệu. Nó giúp bạn từ từ tiếp xúc với thân xác. Chú ư theo dơi hơi thở khi nó ra vào cơ thể. Hăy thở và cảm thấy bụng co dăn theo nhịp hít vào thở ra. Nếu bạn giỏi tưởng tượng, th́ hăy nhắm mắt lại và h́nh dung một vùng ánh sáng bao quanh bạn hoặc một chất long lanh sáng, một biển ư thức, bao phủ bạn. Rồi hít ánh sáng đó vào, cảm nhận nó tràn ngập và chiếu sáng toàn thân của bạn. Từ từ tập trung vào cảm giác. Bấy giờ bạn đă bước vào thân xác. Tuy nhiên, đừng nên dính mắc vào h́nh ảnh nào cả.

 

§

 

Suy nghĩ một cách sáng tạo

 

Khi cần phải suy nghĩ để làm việc ǵ, th́ cứ suy nghĩ nhưng đồng thời cũng cần cảm nhận nội thân. Chỉ khi nào có ư thức mà không có tư tưởng, th́ mới có sáng tạo. Muốn vậy, bạn chỉ cần an trú trong thân. Khi cần có một giải đáp, một giải pháp hay một ư kiến sáng tạo, hăy ngừng suy nghĩ trong giây lát và tập trung vào trường năng lượng của nội thân. Hăy nhận thức sự tĩnh lặng. Khi bạn suy nghĩ trở lại, ḍng tư tưởng sẽ mới lạ và sáng tạo. Mỗi khi bạn cần suy nghĩ, hăy tập thói quen suy tưởng rồi lắng nghe sự tĩnh lặng bên trong rồi trở lại suy tưởng. Có thể nói rằng : Bạn không nên chỉ suy tưởng bằng bộ óc mà bằng cả thân xác.

 

§

 

Nghệ thuật lắng nghe

 

Có lắng nghe ai nói th́ đừng chỉ nghe bằng lư trí mà bằng cả thân xác. Hăy cảm nhận trường năng lượng của nội thân. Thay v́ chú ư vào tư tưởng th́ hăy tạo một khoảng trống không vắng lặng ở đó bạn có thể hoàn toàn lắng nghe mà không để lư trí khuấy động. Như thế là dành cho người nói một khoảng không để hiện hữu, là tặng một món quà quư giá nhất. Người ta thường không biết lắng nghe v́ họ c̣n bận suy nghĩ nhiều hơn là nghe kẻ đối diện nói. Họ không chú tâm được đến điều quan trọng nhất là sự hiện hữu của người này bên dưới những lời nói và tư tưởng. Dĩ nhiên bạn chỉ cảm nhận được sự hiện hữu của một người khác bằng chính sự hiện hữu của ḿnh. Chỉ có thế mới có sự đồng nhất, tức là t́nh yêu v́ ở tầng lớp sâu thẳm nhất bạn đồng nhất với vạn vật.

Trong phần lớn những mối quan hệ, ta chỉ thấy những lư trí quan hệ với nhau chứ không phải con người cảm thông với nhau. Và như vậy th́ chúng không thể nào phát triển được. Cho nên, ở đời ta thường chỉ thấy mâu thuẫn. Khi bạn để lư trí chi phối đời ḿnh th́ làm sao tránh được mâu thuẫn và vấn đề? Chỉ khi nào bạn tiếp xúc với nội thân th́ mới tạo được một khoảng không để những mối quan hệ có thể phát triển.

 

V́ tư tưởng tác động sai lạc nên bạn tưởng lầm ḿnh xa cách hiện hữu và là một thân xác vật chất. Nhưng đó chỉ là ảo tưởng. Tuy bạn không phải là thân xác nhưng cũng không thể phủ nhận nó v́ thân xác là phương tiện duy nhất có thể đưa bạn trở về với thực chất của ḿnh.

Thân xác chỉ là một bức màn mỏng do ảo tưởng tạo nên. Bên dưới là nội tâm vô h́nh nhưng vô cùng sống động, một trường năng lượng gắn liền bạn với cái ǵ mênh mông, bất sinh bất diệt, vô cùng thiêng liêng và không đo lường được, thực chất của bạn. Muốn t́m lại được thực chất của bạn, th́ phải luôn luôn tiếp xúc với nội thân, liên tục cảm nhận nó.

(Đọc Tiếp CHƯƠNG VII)