Những Kỷ Niệm Về

Sở Pḥng Vệ Duyên Hải

Hồ Văn Kỳ Thoại

 

Năm đầu với Sở Pḥng Vệ Duyên Hải

Vào khoảng tháng 6 năm 1966, sau buổi lễ bàn giao chức vụ Chỉ Huy Trưởng Vùng 2 Duyên Hải tôi đi từ Nha Trang đến Đà Nẳng bằng phi cơ C-130 màu đen không số và không có phù hiệu của quốc gia nào cả. Đó là loại phi cơ dùng để thả dù biệt kích trên đất địch dưới sự điều động của cơ quan MACV-SOG. Khi đến phi trường Đà Nẳng, tôi được Thiếu Tá Ngô Thế Linh mặc quân phục của binh chủng nhảy dù cùng ban tham mưu tiếp đón. Buổi lễ bàn giao chức vụ chỉ huy trưởng Sở Pḥng Vệ Duyên Hải được tổ chức trang nghiêm nhưng kín đáo v́ hoạt động đặc biệt của Sở nầy.

Chỉ cần một hai tuần, tôi thấy ngay những khó khăn căn bản về vấn đề lănh đạo, nhân sự và liên hệ với các cố vấn Hoa Kỳ. Theo lời các cố vấn Mỹ của NAD, quân kỷ rất lỏng lẻo, nhiều trường hợp đào ngũ xảy ra. Quân cụ mất mát không chứng minh được và quân nhân có một thái độ như lính đánh thuê. Cho đến giữa năm 1966, Sở Pḥng Vệ Duyên Hải được chỉ huy bởi một sĩ quan bộ binh. Nhiều khó khăn bị vấp phải v́ hành quân xâm nhập bằng đường biển mà được điều động bởi sĩ quan bộ binh. V́ có sự mâu thuẫn nên vị chỉ huy trưởng Sở không bao giờ đi theo các chuyến công tác xâm nhập.

Riêng trong cuối năm 1965 và sáu tháng đầu năm 1966, trước khi tôi nhậm chức chỉ huy trưởng, bốn khinh tốc đỉnh loại PTF bị ch́m v́ nhiều lư do khác nhau: một chiếc bị mắc cạn vào cuối năm 1965, một chiếc v́ phi cơ địch bắn ch́m ngày 7 tháng 3, 1966, hai chiếc phải bị phá hủy tại mục tiêu v́ bị mắc cạn trong lúc vớt toán ngày 22 tháng 5, 1966. V́ vị chỉ huy trưởng không phải là Hải Quân nên không có một cuộc điều tra cặn kẽ và biện pháp kỷ luật nào cả. Hơn nửa Lực Lượng Hải Tuần mà thành phần là hoàn toàn Hải Quân đôi khi không thi hành tuyệt đối mọi chỉ thị của Sở Pḥng Vệ Duyên Hải v́ họ nghỉ rằng Sở không hiểu ǵ về Hải Quân mặc dù trong bộ tham mưu của Sở vẫn có sĩ quan Hải Quân. Chiếc khinh tốc đỉnh thứ năm ch́m vào ngày 17 tháng 6, 1966 v́ bắn lầm nhau gây tử thương cho hai sĩ quan và một số nhân viên trên chiến đỉnh chỉ huy và đây là giọt nước cuối cùng làm tràn ly nước, Bộ Tổng Tham Mưu quyết định thay thế đương kiêm chỉ huy trưởng Sở Pḥng Vệ Duyên Hải bằng một sĩ quan Hải Quân.

Tôi bắt đầu chỉnh đốn lại mọi sự và sau đó vài tháng, tinh thần các binh sĩ các cấp lên cao và số công tác có kết quả cũng được gia tăng. Cho đến cuối năm 1969, chỉ có thêm một PTF ch́m v́ tai nạn.

Lấy bằng Nhảy Dù

Ngoài Lực Lượng Hải Tuần gồm nhân viên chiến đỉnh và một số nhân viên toán Nimbus, hầu hết nhân viên Biệt Hải và Bộ Chỉ Huy đều có bằng nhảy dù. Sau khi tôi nhận chức vụ mới, các cố vấn Hoa Kỳ, phần nhiều thuộc lực lượng người nhái, đốc thúc tôi đi học nhảy dù. Dạo ấy, trong Hải Quân, ngoại trừ Liên Đội Người Nhái, không sĩ quan Hải Quân nào có bằng nhảy dù. Sau khi tôi tốt nghiệp xong th́ trong Sài G̣n một số sĩ quan Hải Quân đến Sư Đoàn Dù ghi tên đi học lấy bằng nhảy dù. Bài học là đôi khi chúng ta ngại ngùng, nghỉ rằng tại sao vào Hải Quân lại phải học nhảy dù nhưng chính ta phải đặt câu hỏi: “Tại sao không?”



Trung Tá Thoại đang chuẩn bị lên phi cơ nhảy dù.



Trung Tá Hồ Văn Kỳ Thoại và Đại Tá Nguyển Vỉnh Nghi (1967), sau này là Trung Tướng, Tư Lệnh Quân Đoàn IV-Quân Khu 4.

Khóa học nầy được tổ chức tại trại Mỹ Khê, do các huấn luyện viên Hoa Kỳ và Việt Nam thuộc Sở đảm trách. Ngoài một số quân nhân của Sở thụ huấn, c̣n có thêm Đại Tá Nguyễn Vĩnh Nghi, Tham Mưu Trưởng Quân Đoàn I, Trung Tá Phan Ḥa Hiệp, Chỉ Huy Trưởng Đặc Khu Đà Nẳng, Hải Quân Trung Tá Nguyễn Văn Thông, Tư Lệnh Vùng 1 Duyên Hải. Khóa nhảy dù nầy rất tốt cho tôi v́ ngoài việc luyện thân thể tôi nó c̣n làm tôi biết được khả năng của các chiến hữu của tôi. Các huấn luyện viên Việt Mỹ rất là chuyên nghiệp và rất lo cho sự an toàn của các khóa sinh. Ngoài ra việc tôi biết nhảy dù làm cho binh sĩ dưới quyền tôi đặc biệt là các quân nhân thuộc Lực Lượng Biệt Hải cảm thấy họ thấy tôi gần họ hơn.



Trung Tá Hồ Văn Kỳ Thoại (CHT/SPVDH) hướng dẫn Đại Tướng Cao Văn Viên thăm viếng Sở Pḥng Vệ Duyên Hải (phía sau là Chuẩn Tướng Ngô Quang Trưởng và Trung Tướng Hoàng Xuân Lăm, bên phải là Đại Úy Trương Duy Tài CHT/LLBH). Phía sau là Trung tá Norman Olson, cố vấn trưởng NAD.

Trung Tướng Hoàng Xuân Lảm thăm Sở Pḥng Vệ Duyên Hải

Đi công tác với anh em

Một việc nửa là khi nhận chức chỉ huy trưởng Sở Pḥng Vệ Duyên Hải, tôi được biết là vị tiền nhiệm của tôi hầu như không đi theo chiến đỉnh vượt tuyến 17. Tôi nhớ lại câu hỏi:” Tại sao không?” Tôi hỏi bộ tham mưu của tôi lư do, th́ có người nói là cố vấn Mỹ khuyên không nên đi. Tôi hỏi lại các cố vấn kể cả Đại Tá John Singlaub, người giám đốc Hành Quân OPLAN 34A th́ được biết không có lịnh nào không cho chỉ huy trưởng đích thân tham dự công tác. Từ đó, thỉnh thoảng tôi thường tham dự các chuyến công tác để nhân viên chiến đỉnh và các toán được tin tưởng và phấn khởi hơn. Sự tham dự của tôi trong những công tác bên kia vĩ tuyến cùng nhân viên Sở Pḥng Vệ Duyên Hải đem đến cho tôi nhiều kỷ niệm khó quên ngoài việc thấy tận mắt sự can trường và t́nh đồng đội giữa các toán Biệt Hải và đoàn viên của các chiến đỉnh.

Đại Tá, Giám Đốc Nha Kỹ Thuật

Nói đến Sở Pḥng Vệ Duyên Hải mà không nói đến Đại Tá Trần Văn Hổ là một sự thiếu sót, Đại Tá Hổ có một người em cùng tên họ giữ chức Tư Lệnh Không Quân thời Tổng Thống Ngô Đ́nh Diệm. Đa số thời gian tôi phục vụ tại Sở Pḥng Vệ Duyên Hải là dưới sự chỉ huy của Đại Tá Hổ. Bộ Tổng Tham Mưu chỉ định Đại Tá Hổ làm giám đốc Nha Kỹ Thuật rất đúng. Tánh t́nh trầm lặng, ăn nói chẩm rải và giọng nói rất nhỏ. Mỗi tháng khi tôi về Sài G̣n để gặp ông để báo cáo công việc Sở lúc nào ông cũng nhớ một chuyện để căn dặn tôi. Đối với Đại Tá Hổ việc bảo mật là tối cần thiết cho mọi hoạt động của Nha Kỹ Thuật.

Từ trái sang phải: Đại Tá Trần Văn Hổ, Đại Tá Trần Văn Phấn (Tư Lệnh Hải Quân), Đại Tá John Singlaub.

Đặc tính thứ nhứt của Đại Tá Hổ là có tánh rất đa nghi và đặc tính thứ hai là bao giờ cũng nh́n đến một khía cạnh trái ngược của những ư nghĩ thông thường của người khác. Lúc ban đầu tôi rất khó chịu về cách lư luận của Đại Tá Hổ v́ lúc nào ông cũng làm cho ḿnh nghỉ rằng có lẽ chính ḿnh là người bất b́nh thường. Tôi nêu ra đây hai vụ xảy ra làm tôi vừa phục vừa buồn cười.

Có một lần tôi mời Tổng Thống Thiệu thăm trại Phượng Hoàng thuộc Sở Pḥng Vệ Duyên Hải. Chúng tôi trưng bày trên một cái bàn các vũ khí và dụng cụ của các chiến sĩ Biệt Hải khi họ đi công tác phía Bắc tuyến 17. Trung Tướng Đặng Văn Quang tháp tùng Tổng Thống Thiệu thấy có một cái dao găm của người nhái dùng, rất bén và rất đẹp và hỏi tôi có thể cho ông được không. Đại Tá Hổ đứng gần đó nghe câu hỏi của Trung Tướng Quang, ông đi tới và hỏi Trung Tướng Quang muốn xin dao găm nầy để làm ǵ. Thoạt đầu Trung Tướng Quang và tôi tưởng là đại tá hỏi là để hỏi v́ hai người rất thân nhau từ khi học cùng khóa sĩ quan ở bộ binh. Nhưng Đại Tá Hổ lập đi lập lại ba bốn lần làm tôi phát ngượng cho Trung Tướng Quang. Sau cùng Trung Tướng Quang trả lời một cách thẳng thừng làm cho những người chung quanh, kể cả Tổng Thống Thiệu cười x̣a làm Đại Tá Hổ đỏ mặt. Trung Tướng Quang nói: “Tôi xin anh cây dao nầy để tôi về Sài G̣n tôi gặp ai tôi đâm người đó và nói với cảnh sát là dao nầy do anh cho tôi!”

Câu chuyện thứ hai là xảy ra khi tôi đề nghị Nha Kỹ Thuật can thiệp với Hải Quân để xin Thiếu Tá Nguyễn Viết Tân về đại diện cho tôi ở Nha Kỹ Thuật.

Tổng Thống Thiệu thăm trại Phượng Hoàng (từ trái sang phải: Trung Tá Tín, Tỉnh Trưởng Quảng Nam, cố vấn tỉnh Quảng Nam,

Tổng Thống, Trung Tá Thoại và Thiếu Tá Nghiêm phụ trách trại.

Khi tôi tŕnh Đại Tá Hổ th́ trước khi ông gởi văn thư cho Bộ Tư Lệnh Hải Quân ông chỉ thị pḥng nhân viên của Nha Kỹ Thuật xin Nha An Ninh Quân Đội điều tra về cá nhân Thiếu Tá Tân. Một tháng sau, trong dịp tôi về gặp lại Đại Tá Hổ th́ ông báo tin cho tôi là Nha An Ninh Quân Đội không đồng ư việc Thiếu Tá Tân sang phục vụ Nha Kỹ Thuật. Ông đưa tôi xem văn thư của Nha An Ninh Quân Đội gởi Nha Kỹ Thuật với kết luận “Không tán thành, v́ có thân nhân (cha mẹ ruột) sống trong vùng Việt Cộng kiểm soát”. Sau khi tôi đọc văn thư xong Đại Tá Hổ hỏi tôi nghỉ sao. Tôi đáp ngay với Đại Tá Hổ là tôi cám ơn ông đă cố gắng giúp tôi nhưng kết quả điều tra an ninh là một yếu tố quan trọng nhứt trong việc tuyển chọn quân nhân phục vụ tại Nha Kỹ Thuật và Sở Pḥng Vệ Duyên Hải và xin ông bỏ qua việc nầy. Ông để tôi nói xong, ông nói: “Tôi hỏi anh là để cho có hỏi chứ An Ninh Quân Đội là chỉ cho ư kiến c̣n quyền quyết định và trách nhiệm là hoàn toàn ở tôi. Nếu nói thân nhân ở vùng Việt Cộng kiểm soát th́ có mấy ông tướng có thân nhân làm lớn ngoài Bắc th́ sao? Sao không giải ngũ mấy ông đó đi. Anh nói với tôi rằng Thiếu Tá Tân là một sĩ quan đứng đắn, có tư cách, làm việc giỏi và chống Cộng là tôi tin rằng ông Tân sẽ là một sĩ quan tốt cho Nha Kỹ Thuật.” Đại Tá Hổ nói xong bèn chỉ thị cho trưởng pḥng Nhân Viên là Đại Úy Nguyễn Văn Viện gởi văn thư cho Hải Quân xin biệt phái Thiếu Tá Tân sang Nha Kỹ Thuật thuộc Bộ Tổng Tham Mưu. Vào đầu năm 1970, tôi được thuyên chuyển trở về Hải Quân để giữ chức vụ Tư Lệnh Hải Quân Vùng 1 Duyên Hải thay thế Đại Tá Nguyễn Văn Thông. Trung Tá Nguyễn Viết Tân được chỉ định giữ chức Chỉ Huy Trưởng Sở Pḥng Vệ Duyên Hải thay thế tôi.

Chuyến công tác của Đại Úy Bách

Một kỷ niệm mà tôi không bao giờ quên được là chuyến công tác do Hải Quân Đại Úy Trần Thùy Bách chỉ huy vào tháng 6-1968 ngoài khơi Thanh Hóa. Tầu anh Bách khi cặp soát ghe bị địch từ ghe bắn lên, đồng thời liệng những bánh chất nổ lên sân trước của tầu, gần khẩu 81 ly. Sức ép của chất nổ làm anh Bách bị ḷi một con mắt, nhưng địch không xông được lên tầu và bị Biệt Hải cũng như nhân viên chiến đỉnh bắn chết hết. Biệt Hải Phạm Việt ở gần cây 20 ly bên hông tầu bị trúng đạn địch tử thương. Hạm phó của chiến đỉnh thay thế Đại Úy Bách chỉ huy chiến đỉnh và đồng thời báo cáo t́nh h́nh về trung ương. Phân đội được lệnh đưa Đại Úy Bách ra một chiến hạm của Đệ Thất Hạm Đội để tản thương về Đà Nẳng.

Tôi nhận được đầy đủ báo cáo và như mọi trường hợp tổn thất khác, nhiệm vụ khó khăn nhứt của những ai đă từng làm đơn vị trưởng trong quân ngũ là việc mang tin không vui cho thân nhân của họ. Tôi cùng tài xế lên xe jeep sang thành phố Đà Nẳng, đến nhà Đại Úy Bách, nhà mà tôi rất quen thuộc v́ hai vợ chồng anh hay đăi bạn bè và nhà ông bà lại ở trên đường chánh của thành phố. Khi xuống xe đi vào nhà, th́ từ trong căn phố, chị Bách đă đi ra đón tôi giữa đường. Tôi chưa kịp nói ǵ th́ chị Bách nói trước: “Anh Bách bị nạn rồi phải không chỉ huy trưởng?” Tôi liền nói: “Ủa, sao chị biết?ï Tôi tự nghỉ làm sao có ai biết trước tôi được mà thông báo cho chị ấy. Chị Bách nói tiếp: Sáng nay tôi ngồi một ḿnh lo âu mỗi khi anh Bách đi công tác, tôi lấy bộ bài ra bói chơi tự nhiên bài hiện lên cho thấy điều không may sẽ xảy đến cho anh Bách.” Tôi liền nói: “Chị yên tâm, anh không bị lâm nguy đến tính mạng, nhưng anh bị thương nơi mặt. Chị sửa soạn để tôi cho xe đến đón chị khi trực thăng đưa anh Bách về bệnh viện Mỹ ở Non Nước!

Trường hợp trên tuy đáng buồn nhưng vẩn không buồn bằng lúc nào tôi không có tham dự trong chuyến công tác và khi phân đội về bến nhân viên đưa khiên lên xe cứu thương một bao plastic màu xám tro. Một quy luật không thành văn nhưng các chiến sĩ thuộc Lực Lượng Hải Tuần và Biệt Hải lúc nào cũng theo, đó là bằng mọi giá họ phải đem xác đồng đội bị tử thương theo về với họ.

Chuyến công tác với Đại Úy Trí

Tôi c̣n nhớ vào một đêm không trăng vào mùa Hè năm 1967, trong một chuyến công tác ngoài khơi tỉnh Nghệ An, trên chiếc PTF mà Đại Úy Nguyễn Mạnh Trí làm hạm trưởng kiêm phân dội trưởng, đoàn tàu vừa vượt khỏi vĩ tuyến 17, gió thổi lành lạnh v́ tốc độ nhanh của tàu, Đại Úy Trí, đứng phía trước đài chỉ huy, tôi đứng phía sau. Chúng tôi nh́n thẳng về phía trước và chúng tôi, kể cả nhân viên giám lộ, không ai nói một lời ǵ. Chợt tôi nh́n vào Đại Úy Trí. Với vóc người gọn gàng, khuôn mặt hết sức thư sinh, Đại Úy Trí giống như một sinh viên đại học chớ không ai có thể nghỉ đó là một sĩ quan chỉ huy một phân đội gồm 3 chiếc khinh tốc đỉnh đang thi hành công tác trong ḷng địch. Tôi nh́n, từ phía sau, Đại Úy Trí đang chăm chú nh́n biển phía trước; tự nhiên tôi cảm thấy thương tiếc cho thế hệ của anh vô cùng và tôi tự hỏi tại sao giờ nầy một thanh niên như anh đáng lư ra phải đang cấp sách đến một trường đại học vui vẻ đùa cợt với bạn bè mà giờ phút nầy đang đứng đây chỉ huy thuộc cấp đi vào nơi tận cùng nguy hiểm nếu không nói là cơi chết. H́nh ảnh nầy măi măi nằm trong đầu tôi mỗi khi nghỉ đến các chiến sĩ SPVDH. Tôi nh́n xuống phía dưới sàn tàu, một vài anh em Hải Tuần và Biệt Hải cũng b́nh thản đang đứng nh́n về phương Bắc, nơi mà trong vài tiếng nửa sự can trường của họ sẽ được thử thách.

Chuyến công tác Ḥn Cọp

Kỷ niệm thứ hai là vào khoảng 1968, trong một công tác tại Ḥn Cọp, nhiệm vụ của toán Biệt Hải là thám sát địa h́nh và các vị trí thiết yếu của đài radar Ḥn Cọp. Toán Biệt Hải được chỉ thị là tránh nổ súng trừ khi bị phát hiện và phải tự vệ. Với các công tác dưới tuyến 18, thường thường chỉ có hai chiến đỉnh PTF tham dự. Tôi đi trên PTF của phân đội trưởng mà tôi c̣n nhớ vị hạm phó là Trung Úy Nguyễn Đa Phúc. Vượt qua tuyến 17, các chiến đỉnh bao giờ cũng tắt đèn. Trên đảo th́ mọi sự đều tối thui. Một màn yên lặng bao trùm các chiến đỉnh và trên đảo.

Bất th́nh ĺnh, toán Biệt Hải báo cáo bị lộ khi vào gần đến trung tâm đảo phải mở đường máu để thoát ra bờ biển. Toán Biệt Hải đă trễ gần hai tiếng đồng hồ và đă đến giờ ấn định bởi lệnh hành quân cho chiến đỉnh rời vùng v́ trời sắp sáng, Trung Úy Phúc, tuy không phải nhiệm vụ của anh nhưng anh xin đề nghị và t́nh nguyện xuống một xuồng cao su với một vài thủy thủ đem theo đèn cầm tay để t́m và hướng dẫn các xuồng Biệt Hải ra tàu. Tôi và hạm trưởng của anh đồng ư và rất thán phục hành động can trường của Trung Úy Phúc. Tôi đưa cho anh mượn khẩu súng lục nhỏ để sử dụng khi cần. Cuối cùng anh đă t́m thấy và huớng dẫn các xuồng Biệt Hải về tàu an toàn. Nhân viên Biệt Hải rất cảm kích về t́nh đồng đội của Trung Úy Phúc.

Trung Tá Hồ Văn Kỳ Thoại đang gắn huy chương cho một chiến sỉ Biệt Hải.

Kết luận

Để kết luận, hoạt động của Sở Pḥng Vệ Duyên Hải quá lệ thuộc vào Hoa Kỳ, một chuyến công tác ra Bắc dù nhỏ đến mấy cũng cần có sự đồng ư của ṭa Bạch Ốc v́ sợ sự bành trướng quy mô có thể gây sự nhập cuộc của Trung Cộng và khối Sô Viết. Chúng tôi hoàn toàn căm phẫn đối với một vài tác giả Hoa Kỳ dựa trên nhận xét nông cạn nói rằng chiến sĩ thuộc Sở Pḥng Vệ Duyên Hải thi hành công tác v́ tiền và không có tinh thần chiến đấu. Là người trong cuộc, các chiến sĩ Hải Tuần và Biệt Hải vẩn nhớ rơ là mỗi chuyến công tác điều được thiết kế tỉ mỉ với từng chi tiết từ giờ rời bến đến phút Biệt Hải xuống thuyền cao su và phút bước chân lên băi, có muốn nhút nhát cũng không sao thối lùi được. Sự thật là nhân viên của Sở đi công tác phía Bắc tuyến 17 được lănh một số tiền đặc biệt ngoài tiền lương. Số tiền nầy được cấp đồng đều từ hạm trưởng đến thủy thủ đoàn Hải Tuần hay nhân viên Biệt Hải, không ai hơn ai, v́ sự nguy hiểm đặc biệt của loại công tác nầy. Một điều nửa chúng ta nên nhớ là tất cả nhân viên Hải Tuần và Biệt Hải là nhân viên t́nh nguyện và họ phải di chuyển gia đ́nh họ từ các tỉnh khác về định cư tại Đà Nẳng với tất cả sự tốn kém cũng như cách biệt giá sinh hoạt.

Nói tóm lại hoạt động của Sở rất phức tạp v́ nó có tính cách chiến lược hơn là chiến thuật, với một hệ thống chỉ huy quá nặng nề và không rơ ràng, nhưng không phải v́ thế mà mỗi chiến sĩ của Sở Pḥng Vệ Duyên Hải khi bước chân lên chiến đỉnh rời bến Đà Nẳng mà không cảm thấy trong tâm là họ lên đường làm bổn phận người trai của thế hệ một cách hănh diện và tự hào họ thực hiện một công tác nguy hiểm hơn các chiến hữu thuộc các quân binh chủng khác. Những hạm trưởng khinh tốc đỉnh can trường như Phạm Văn Tiêu, Trần Đổ Cẩm, Lê Bá Thông, Nguyễn Hữu Phú, Nguyễn Mạnh Trí v..v... và c̣n nhiều sĩ quan khác đă gây được sự khâm phục của đoàn viên của họ mà c̣n được sự kính nể của các cố vấn Hoa Kỳ.

Đại Tá Skip Sadler, chỉ huy trưởng SOG trao US Navy Commendation Medal cho Trung Tá Hồ Văn Kỳ Thoại.

Sau khi Hoa Kỳ ngưng oanh tạc Bắc Việt, hoạt động của Sở Pḥng Vệ Duyên Hải được thay đổi về cách thức cũng như địa bàn hoạt động. Vừa lúc đó, Đại Tá Trần Văn Hổ, giám đốc Nha Kỹ Thuật được Trung Tá Đoàn Văn Nu thay thế. Trung Tá Nu lúc bấy giờ kém thâm niên hơn tôi. Trong lúc đó Hải Quân Đại Tá Nguyễn Văn Thông, đương kiêm Tư Lệnh Vùng 1 Duyên Hải, được lệnh thuyên chuyển vào miền Nam, thay thế Đại Tá Đinh Mạnh Hùng, giữ chức Tư Lịnh Lực Lượng Thủy Bộ. V́ Sở Pḥng Vệ Duyên Hải đặt dưới sự chỉ huy của Nha Kỹ Thuật thuộc Bộ Tổng Tham Mưu nên Bộ Tư Lệnh Hải Quân hỏi ư kiến tôi về việc tôi thay thế Đại Tá Thông. Tôi thấy việc rời Sở Pḥng Vệ Duyên Hải rất đúng lúc. Tôi đồng ư và đề nghị người thay thế tôi là Hải Quân Trung Tá Nguyễn Viết Tân, một sĩ quan ưu tú, một người bạn tốt của tôi và là đại diện của tôi tại Nha Kỹ Thuật nên biết rơ hoạt động của Sở. Tôi nhận chức Tư Lệnh Vùng 1 Duyên Hải trong một buổi lễ dưới sự chủ tọa của Đô Đốc Trần Văn Chơn và sự hiện diện của Trung Tướng Hoàng Xuân Lăm, Tư Lệnh Quân Đoàn I và Quân Khu 1 và Đô Đốc Zumwalt, Tư Lệnh Lực Lượng Hải Quân Hoa Kỳ tại Việt Nam.