Phật Giáo

Không Như Bạn Tưởng

 

 

DƯƠNG GIA Phỏng Dịch

 

 Phước Quế Publications

 

 

PHẦN HAI

 

 

TÂM THANH TỊNH

 

27

 

Tâm Thanh Tịnh

 

Tâm là căn bản, luôn luôn hiện hữu trong mọi hoàn cảnh. Muốn có chuyện ǵ xảy ra trong khoảng khắc này th́ phải có tâm hiện diện. Có tâm th́ mới có cái này, tức là sự việc đang diễn biến bây giờ.

Đây là cốt tủy của lời Phật dạy: “Vạn vật đều từ tâm mà ra. Biết nói và hành động từ một tâm thanh tịnh là an lạc.” Con người có làm được chuyện đó không? Thế nào là tâm thanh tịnh?

Bất luận ở hoàn cảnh nào cũng có tâm thanh tịnh. Có buồn, giận, vui, hối tiếc th́ tâm thanh tịnh cũng quét sạch hết mà chẳng giữ lại dấu vết ǵ. Trong tâm không có ǵ để ngăn trở cảm xúc nên nó không bị vướng mắc mà tự do di động rồi phân tán đi.

Có một câu chuyện kể một thiền sư khi vợ chết đă khóc ṛng. Đệ tử thấy thế rất đỗi ngạc nhiên. “Thầy đă giác ngộ sao c̣n khóc?”

Thiền sư đáp hồn nhiên, “Ta sẽ nhớ bà ấy lắm.”

Thật ra đệ tử cho rằng thầy của họ không c̣n là người b́nh thường với những cảm xúc b́nh thường. Nhiều người có ư tưởng sai lầm rằng một khi giác ngộ rồi th́ không c̣n cảm xúc mạnh nữa. Nghĩ như thế chỉ là ảo tưởng. V́ sao giác ngộ rồi th́ không c̣n t́nh cảm b́nh thường của con người nữa?

Với tâm thanh tịnh, t́nh cảm con người không thay đổi. Có làm ǵ với những t́nh cảm đó không mới là đáng kể.

 

Đức Phật cũng đă có nói, “Tất cả đều từ tâm. Nói và hành động từ tâm động loạn là phiền năo.” Như thế nghĩa là sao?

Tâm động loạn vỡ vụn, không thuần nhất nên nh́n mọi sự việc qua những cặp đối đăi: người và ta, cái này và cái khác. Đó là tâm b́nh thường của con người. Tư tưởng và t́nh cảm cũng phát hiện trong tâm vọng động như trong tâm b́nh thường. Nhưng thay v́ để chúng sinh ra rồi tự hủy diệt, người ta bám giữ lấy chúng, tạo dựng nhiều cơ cấu chung quanh rồi đồng hóa với chúng và đem chúng ra mà trưng bầy. Nói một cách khác, tâm động loạn tự tách rời ra khỏi cái toàn bộ mà lập riêng một bản ngă rồi cứ thế mà măi vướng mắc trong tham, sân, si. Đức Phật gọi tâm đó là tâm phiền năo.

Thiền là để t́m hiểu tâm động loạn từ đâu mà có, để nh́n thấy trong từng khoảng khắc một sự vật diễn tiến ra sao mà không nắm giữ, để thấy rơ rằng muốn điều khiển t́nh thế th́ chỉ tự tạo đau khổ. Cái thấy biết đó là sự thể hiện của tâm thanh tịnh.

Bao giờ cũng chỉ có lúc này, cũng chỉ có những sự việc đang xảy ra trong lúc này. Thiền là có ư thức về những sự việc đang diễn tiến trong tâm bây giờ.

Trong phiền năo, bất luận loại nào – sợ hăi, giận hờn, cô đơn, buồn bă, phiền muộn – đều có níu kéo. Có nh́n thấy níu kéo th́ mới có thể buông bỏ.

Thiền là như thế. Lúc ngồi thiền, nhiều tư tưởng lúc th́ ghê rợn lúc th́ kỳ diệu cứ đến quấy nhiễu. Thông thường người học thiền liền bám theo, tạo thành những thế giới riêng trong tâm. Đây là tâm động loạn mà Đức Phật đă nói đến. Thiền chỉ là để nh́n thấy thói quen này của con người.

Một sai lầm khác của tâm động loạn là có ư tưởng phải buông bỏ, cứ như buông bỏ là một hành động có chủ ư. Nhưng không phải. Buông bỏ là một hành động tự nhiên như đi ngủ. Con người u mê nên cố t́nh buông bỏ những tư tưởng, cố t́nh điều khiển quá tŕnh buông bỏ. Không thể được. Không thể tự ép ḿnh rơi vào giấc ngủ hay tự ép ḿnh thức giấc.

Chỉ cần thấy là buông bỏ được. Thật vậy, thấy đă là buông bỏ, là không nắm giữ rồi.

Tâm đă luôn luôn ở ngay đây. Chỉ cần chân thật với chính ḿnh.

Có thể thanh tịnh và giải thoát tức th́. Chỉ cần nh́n thấy và không can thiệp vào.

 

 

28

 

Công Việc Hoàn Tất

 

Vào những ngày thanh b́nh tiết trời êm ả trong hai tuần lễ trước ngày đông chí, người ta thường suy gẫm về năm đă qua và về những khía cạnh sâu sắc hơn của đời người.

Trong bài thơ “Những ngày thanh b́nh”,[1] thi hào Walt Whitman gợi h́nh ảnh phong phú của mùa đông và dùng những từ ngữ bóng bảy để tả những ngày hạnh phúc an b́nh ở cuối đời một người đă sống trọn vẹn.

Bài thơ của Whitman mang tựa đề “Cát ở tuổi 70”[2] được trích từ một đoạn của cuốn Lá Cỏ[3]. Whitman viết cuốn sách này khi đă cao niên nhưng bài thơ được viết cho độc giả mọi lứa tuổi. Như thi nhân đă nhận xét, tuổi trẻ thật thần tiên nhưng tuổi trung niên cũng vậy, tuổi ấu thơ cũng thế, và cả tuổi già nữa. Tuổi nào cũng thật đẹp, thật kỳ diệu. Chỉ trong vài hàng thơ ông đă diễn ư một cách tuyệt vời:

Không phải may mắn trong t́nh yêu,

Tiền tài hay danh vọng,

Vinh quang nơi chiến trường hay chính trường

Ở tuổi trung niên.

Nhưng khi tuổi già đến

Và mọi đam mê đă lắng dịu

Như bầu trời chiều đầy sương mù nhuốm đủ mầu rực rỡ

Như thân xác nghỉ ngơi trong làn không khí thơm mát

Như ánh sáng ban ngày trở nên êm dịu hơn

Và trái táo trên cây thật chín mùi

Th́ những ngày hạnh phúc nhất

Thanh tịnh nhất đă đến.

Người ta măn nguyện không phải v́ có t́nh yêu, giầu sang, vinh quang ở tuổi trung niên. Tuy vậy Whitman vẫn ca tụng những quăng đời khi con người c̣n mải mê tính chuyện tương lai, tích tụ tài sản, quyền thế và danh vọng. Những gánh nặng này đều lư thú cả.

Tuy nhiên Whitman không quên nhắc nhở rằng vào cuối đời người ta vẫn t́m được những điều đẹp đẽ và đáng quư. Cứ quay về quá khứ mà nh́n lại quăng đời sôi nổi hay cứ nghĩ tuổi già là ghê gớm đáng sợ là đă bỏ qua nhiều điều có giá trị.

Khi c̣n trẻ th́ lo xếp đặt mọi chuyện, nào học hành, sự nghiệp, lập gia đ́nh, nuôi con cái. Tương lai rồi sẽ ra sao? Cái ǵ quan trọng nhất? Làm sao để tự định hướng? Đó là thời kỳ đặt vấn đề, bổn phận, trách nhiệm. Nhưng khi cuộc đời tàn, mọi chuyện đều đă được giải quyết xong, bất luận thỏa đáng hay không, đă đến lúc phải an tịnh như trái táo chín c̣n lủng lẳng trên cành cây.

 

Người Pháp có thành ngữ, la chose bien faite – một việc đă hoàn tất tốt đẹp, hay một cuộc đời đă sống trọn vẹn. Thiền đi vào tận trung tâm của cùng một vấn đề, là sống trọn vẹn, sống đẹp, sống với hết ḷng ḿnh.

Suốt cuộc đời, người ta bị vướng mắc trong hết sự việc này đến sự việc khác, hối hả vượt qua nhiều giai đoạn nên không có thời gian nghỉ ngơi trong ánh sáng êm dịu và làn không khí thơm mát của buổi chiều tàn. Cho nên bỏ lỡ dịp sống trọn vẹn.

Tài tử điện ảnh Anh Quốc Peter O’toole có kể lại một hôm tiệm giặt ủi gửi trả lại ông chiếc áo choàng hấp tẩy sạch sẽ với hàng chữ, “Chúng tôi rất băn khoăn khó chịu khi phải trả lại một việc hoàn tất không được toàn mỹ.”

Làm người th́ phải xử sự như vậy. Không có nghĩa là phải hoàn toàn hay phải làm công việc nào cũng hoàn hảo nhưng điều đáng quan tâm là phải cố gắng hết sức ḿnh.

Thiền là làm ǵ, dù sang hay hèn, cũng phải cố gắng hết sức ḿnh trong từng giây từng phút một, từ đầu đến cuối, cho nên trong mỗi khoảng khắc công việc đă được hoàn tất rồi. Thiền không phải là đi tới một điểm nào trong tương lai. Không có chuyện đó, không có bảo đảm sống đến già. Chỉ có sống trọn vẹn trong từng khoảng khắc, đặt hết tâm ư vào giây phút hiện tại mà làm việc, nhưng không mong chờ kết quả nào cả.

 

Muốn sống trọn vẹn như thế th́ phải biết thiêu đốt cuộc đời trong từng khoảng khắc một. Như thế là ḥa ḿnh với đối tượng, với bất cứ việc ǵ ḿnh đang làm.

Dần dà có làm ǵ cũng là một phần của cuộc đời v́ nó đă nằm trong bàn tay, trong xương tủy rồi nên không cần phải cố gắng nữa.

Như Whitman đă diễn tả, sống một cuộc đời trọn vẹn như vậy là mở rộng cánh tay mà ôm lấy tất cả: cả đau buồn, vui sướng, kỳ diệu, những năm mong chờ, những năm quyền thế, những thời học hỏi. Tất cả ở đó thể hiện ngay tại đây bây giờ trong đời người.

Sống qua cuộc đời rồi bước vào tuổi già, bây giờ là lúc có thể lặng yên suy nghĩ về những điều đă học hỏi. Cho nên tuổi già vẫn là lúc có thể phát sinh những sự việc mới.

Một khi đă sống trọn vẹn trong từng giây phút th́ bằng ḷng với sự đóng góp của ḿnh mà không trông chờ vào ai hay cái ǵ ở bên ngoài đem đến để ḿnh được đầy đủ. Đă sống được như thế th́ không c̣n “bên ngoài” v́ lúc ấy không c̣n “cái tôi” nào trói buộc được nữa.

 

29

 

Biến Đổi Tâm

 

Thiền là để tâm hoàn toàn biến đổi. Dĩ nhiên dù có thiền hay không mà biết sống trọn vẹn trong từng giây từng phút th́ con người cũng hoàn toàn biến đổi. Nhưng nếu không chú ư đến sự kiện ḿnh thay đổi ra sao th́ khó mà giác ngộ được.

Người ta thường nghĩ rằng muốn sống một cuộc đời đầy đủ th́ phải đặt mục tiêu. Áp dụng trong thiền th́ mục tiêu là sự giác ngộ. Nhưng thiền không phải là đặt một mục tiêu rồi đem hết tâm trí và thời gian ra để đạt nó. Người ta nghĩ như vậy nhưng có làm thế th́ chỉ gây thêm rắc rối mà thôi.

Thiền là thoát khỏi mọi trói buộc, là bước vào từng khoảng khắc mà nh́n thấy sự việc đang phơi bầy, trước khi bắt đầu giải thích và đặt giả thuyết.

Có một câu chuyện theo truyền thống Lăo giáo làm nổi bật điểm này. Một người tên Tăng Xương muốn trở thành người bắn tên giỏi nhất thiên hạ nên bỏ đi t́m thầy để học. Thầy dậy giỏi nhất là Ngụy Phi.

Việc đầu tiên Ngụy Phi dạy Tăng Xương là không được chớp mắt. Tăng Xương tập nằm dưới khung cửi của vợ mắt dương lớn để mặc bụi bậm rơi vào. Cuối cùng khi một con nhện giăng tơ trên mi mắt của Tăng Xương th́ hắn biết ḿnh đă thành công. Tăng Xương kiêu hănh đến gập thầy để khoe. Ngụy Phi lần này dạy Tăng Xương nh́n những sự vật cho đến khi nào đứng cách 100 bước mà có thể nh́n được mọi chi tiết li ti trên một lá liễu. Lúc ấy Tăng Xương mới có thể học bắn. Tăng Xương luyện tập nhiều năm dưới sự chỉ dẫn của Ngụy Phi và cuối cùng bắn rất điêu luyện. Hắn đi khoe tài khắp nơi, để những ly nước đầy trên khủy tay trong khi bắn cả trăm tên vào một lá liễu đặt ở cách một trăm bước mà không làm đổ một giọt nào.

Nhưng Tăng Xương vẫn chưa đạt được mục đích là người bắn giỏi nhất thiên hạ. Có một người vẫn chiếm ưu thế. Đó là Ngụy Phi, thầy của Tăng Xương. Dù tài năng của Tăng Xương có ngang ngửa bằng Ngụy Phi, thầy c̣n sống th́ tṛ không thể vượt mặt.

Một hôm Ngụy Phi đi vào một cánh đồng th́ Tăng Xương đă nằm ŕnh sẵn từ trước liền bắn một mũi tên nhắm tim thầy ḿnh. Nhưng Ngụy Phi đă biết ngay nên liền nhanh nhẹn rút một cây tên bắn chặn tên của Tăng Xương ngay trên không trung. Một trận chiến kỳ lạ xảy ra sau đó. Tăng Xương cứ bắn một tên th́ Ngụy Phi lại trả đũa bằng một tên khác cho đến khi Ngụy Phi hết tên th́ Tăng Xương bắn vào tim Ngụy Phi. Ngụy Phi liền bẻ một cành cây nhỏ gần kề và dùng nó để làm chệch tên của Tăng Xương xuống đất.

Đến lúc đó th́ cả thầy và tṛ cùng phục tài nhau nên chạy lại ôm chầm lấy nhau. Tuy nhiên, Ngụy Phi thấy rơ ḿnh gập nguy nên báo cho Tăng Xương biết có một thầy giỏi hơn ḿnh nhiều tên Cảm Ứng.

Tăng Xương liền đi t́m Cảm Ứng. Sau khi lặn lội ở nhiều phương trời xa lạ, cuối cùng Tăng Xương cũng t́m ra Cảm Ứng trong một hang động trên núi cao. Cảm Ứng đă nhiều tuổi, trông già hơn tất cả những người Tăng Xương đă gập. “Tôi đến để xem tôi có thật sự bắn tên giỏi như ḿnh nghĩ không.” Tăng Xương gầm lên. Hắn cầm cung gắn một mũi tên rồi bắn trúng một con ngỗng đang bay cao trên đầu. Cảm Ứng không tỏ ǵ là kinh ngạc, nhẩy lên một phiến đá chơi vơi cả mấy trăm thước trên cái đèo rồi gọi Tăng Xương theo ḿnh lên đó. Quá kiêu ngạo để từ chối, Tăng Xương cũng nhẩy lên phiến đá nhưng liền cảm thấy chóng mặt và đầu quay cuồng. Hắn đành quỳ rồi ḅ xuống khỏi phiến đá.

Trong khi chưa hoàng hồn th́ Tăng Xương thấy Cảm Ứng lấy ngón tay chỉ một con chim đang bay tít cao trên trời trông chỉ bằng một hạt mè. Hắn cũng nhận thấy rằng Cảm Ứng không có cung. Vậy mà ông lăo vẫn lắp một chiếc tên vô h́nh lên rồi bắn nó đi. Sau một tiếng gió thổi, cái tên vô h́nh chúng đích và hạ rớt con chim.

Tăng Xương thấy ngay ḿnh c̣n phải học hỏi nhiều. Câu chuyện không kể Tăng Xương phải học những ǵ, nhưng sau 10 năm học với Cảm Ứng, Tăng Xương trở về làng cũ. Ai cũng nhớ đến thái độ kênh kiệu và khinh người của Tăng Xương nhưng bây giờ hắn đă hoàn toàn thay đổi, không c̣n tự cao tự đại nữa, và cũng không c̣n đeo cung nỏ nữa. Trong làng ai cũng thấy Tăng Xương đă học đuợc một điều ǵ rất thâm thúy. Họ chờ hắn trổ tài v́ thế nào hắn cũng sẽ bắn tên cho mọi người xem.

Nhưng Tăng Xương chẳng bao giờ khoe tài của ḿnh nữa. Tuy vậy tài của hắn vẫn được đồn đại rất xa. Ít lâu trước khi chết, trong một dịp viếng bạn, Tăng Xương thấy một cái cung ở góc nhà th́ hỏi, “Cái món đồ ở góc kia bạn gọi là ǵ và nó dùng để làm ǵ vậy?” Người bạn đáp, “Bây giờ tôi mới thấy bạn thật là người bắn cung giỏi nhất trên trần gian này bởi v́ bạn đă quên cả tên và công dụng của cái cung.”

Sau đó ít lâu Tăng Xương mất đi. Người ta nói rằng sau đó trong làng những họa sĩ quăng bỏ cọ vẽ và thợ mộc xấu hổ khi người ta bắt gập họ với cây thước.

Câu chuyện cố t́nh không cho người nghe biết lư do khiến Tăng Xương đă hoàn toàn thay đổi bởi v́ sự thật là chẳng ai biết. Điểm then chốt phải hiểu là không thể chỉ vào sự việc rơ ràng nào đă thay đổi tâm tính Tăng Xương.

Tăng Xương nh́n thấy và hiểu được rằng chẳng có sự việc ǵ bên ngoài để đạt cả. Hắn nhận định được rằng thực tại luôn luôn ở ngay đây. Cái cần phải nắm vững là cuộc đời ḿnh đang sống tại đây trong từng khoảng khắc hiện tại. Tăng Xương buông bỏ ham muốn, khát vọng để trở thành một con người đặc biệt.

Tới một lúc nào, người tập thiền cũng như Tăng Xương hiểu rằng thiền là để giải thoát tâm, chứ không phải để vướng mắc trong mục tiêu, tư tưởng hay sự kiêu hănh. Cũng không phải để từ bỏ cuộc đời hay các mục đích ở đời mà để không c̣n níu kéo, để sống b́nh thường nhưng thong thả, không bị những sự việc nghe thấy, nh́n thấy hay sờ mó lôi cuốn.

C̣n có tâm của Tăng Xương thời trẻ th́ c̣n chẳng hiểu ǵ về giáo lư hay thực hành thiền mà vẫn theo lối sống tham lam níu kéo thông thường.

Phải luôn luôn tự nhắc nhở đến hoàn cảnh đang sống và quan sát cái tâm hay phân biệt và phê phán mà nhận thức rằng chính v́ nó thiên vị nên mới gây phiền năo hoang mang.

Có biết tâm ḿnh tham lam, sợ hăi, níu kéo mới thay đổi và thoát khỏi khổ đau.

 

30

 

Sự Thật Không Có Ǵ Đặc Biệt

 

Khó mà diễn tả được trọn vẹn sự thật. Thường thường khi người ta nói về một vấn đề ǵ th́ sự kiện được tŕnh bầy rơ ràng mạch lạc. Nhưng nói về pháp th́ không giản dị như vậy. Cái ǵ về pháp con người cũng đă biết cả rồi. Những tiếng được dùng chỉ để nhắc nhở đến những sự việc họ đă thấy biết nhưng lâu ngày nên đă quên. Có khi nghe giảng pháp xong, người nghe không c̣n nhớ lại được ǵ nhưng vẫn có cảm giác ḿnh đă thu thập được rất nhiều. Giáo pháp là để nhớ lại những sự việc không thể diễn tả được bằng văn tự, không thể hiểu, không thể khái niệm hóa nhưng lại chỉ nh́n thấy được trực tiếp.

Có hai thiền sinh nói chuyện với nhau. Người thứ nhất nói, “Thiền thật khó, phải tự kiểm soát ḿnh đêm ngày.” Người thứ hai đáp, “Không đúng. Thiền tự nhiên và dễ dàng, như nước chảy tự t́m lấy chỗ thấp.”

Thiền sinh thứ nhất tin rằng ḿnh đúng nên đến hỏi thầy để được chứng thực. “Thiền thật khó. Phải cố gắng và kỷ luật nhiều. Phải không ạ?”

Thầy nh́n tṛ rồi nói, “Đúng vậy.”

Vui mừng rằng thầy đă xác nhận sự hiểu biết của ḿnh về thiền, thiền sinh thứ nhất đi t́m bạn để khoe. “Thầy đồng ư với tôi.”

Thiền sinh thứ hai nghĩ, “Sao thế được? Thiền không khó khăn ǵ.” Rồi đi t́m gập thầy mà hỏi, “Thiền không khó, giống như mùa thu lá ĺa cành, phải không ạ?”

Người thầy đáp, “Đúng vậy.”

Người phụ tá thiền sư có chứng kiến cả hai buổi gập mặt, không chịu nổi liền đến chất vấn thầy. “Thầy đồng ư với thiền sinh thứ nhất rằng thiền khó nay lại đồng ư với thiền sinh thứ hai là thiền không khó. Thế nghĩa là thế nào? Thiền không thể vừa dễ vừa khó.”

“Đúng vậy.” Thiền sư đáp.

Phải hỉểu câu chuyện trên như thế nào đây? Không lẽ đó là một câu chuyện ngớ ngẩn, mâu thuẫn, không có nghĩa lư ǵ?

Vấn đề là con người nghĩ ḿnh phải nắm lấy sự việc th́ mới được. C̣n nghĩ như thế th́ không thể nào hiểu được dụng ư của câu chuyện, là không thể nào diễn tả hay nắm lấy thực tại được mặc dù lúc nào nó cũng ở ngay trước mắt.

Nghe kể chuyện th́ dễ hiểu hơn là chỉ nh́n thôi. Cho nên người ta mới khéo xếp đặt cả thế giới vào trong tâm, nhất định rằng sự việc phải như thế này thế kia. Nếu có khác th́ lại cho là lố bịch. Cứ hành xử như thế th́ chẳng thể nào nh́n được thực tại.

Phải thôi t́m kiếm một sự vật ǵ đặc biệt (một khái niệm, một giáo lư, một giải đáp) với hy vọng nó đem lại cho ḿnh sự giải thoát. Nắm giữ cái ǵ th́ cũng là rút nó ra khỏi cái toàn bộ. Không thể nào mà t́m được Sự Thật trong phạm vi của những tư tưởng và tin tưởng.

Con người sống bằng kinh nghiệm, không bằng lời giải thích. Dù có muốn chia sẻ kinh nghiệm của ḿnh với người khác cũng không được. Muốn cùng kinh nghiệm một buổi chiều tàn với ai th́ bàn căi về buổi hoàng hôn thật vô ích. Chỉ đứng cạnh người đó và cùng ngắm mà không cần nói lời nào.

Thiền sư nào tin rằng lời ḿnh giảng là sự thật th́ đều sai lầm. Một khi thiền sinh nắm giữ niềm tin đó rồi th́ thiền sư không thể nào lấy lại được và khiến thiền sinh không được nếm mùi tự do.

Cuối cùng th́ phải từ bỏ ư tưởng rằng có một khái niệm, tư tưởng, tin tưởng, tôn giáo, lối trang phục, cách cư xử đặc biệt nào có thể đưa người ta đến Sự Thật. Không thể đồng hóa với ai để ḥng mong được giải thoát, được đầy đủ. Có thế mới có thể bước vào khoảng khắc hiện tại tràn đầy sức sống và hoàn toàn tỉnh thức.

 

 

 

31

 

Tâm Vô Ngă

 

Tập thiền là tập phát triển một cái tâm toàn diện, không phân biệt, không chỉ nh́n một phần mà bỏ quên toàn bộ, bởi v́ vạn vật nằm trong đó và được cái toàn bộ đó nuôi dưỡng. Tâm toàn diện đó c̣n được gọi là tâm vô ngă.

Không phải cứ thiền, nghe giảng pháp, đọc kinh sách Phật, hay tự xưng là Phật tử mà tự nhiên có được tâm đó. Phải cố gắng cho đúng cách mới được. Không phải cố gắng ra “bên ngoài” để sửa đổi cái thế gian liên tục thay đổi mà là nh́n xâu vào chính cuộc đời ḿnh và tâm ḿnh để t́m hiểu khó khăn và hỗn loạn từ đâu đến.

Tất cả giáo lư và phương pháp của đạo Phật đều tập trung vào vấn đề bản ngă. Cho nên thiền là một phương pháp rất thực dụng giúp con người nh́n thấy rằng bản ngă – “cái tôi” - chỉ là một ảo tưởng. Phải quan sát rồi suy gẫm về tất cả những sự việc ḿnh đang làm.

Vần đề của con người không ở thế giới bên ngoài, không phải là chuyện sửa đổi một hoàn cảnh đặc biệt nào cả, mà là quan sát tâm trạng của ḿnh.

 

Có một câu chuyện kể một thiền sư hết mực khen ngợi một môn đệ. Nhiều người thắc mắc muốn biết tăng sĩ này có ǵ đặc biệt. “Hăy theo tôi.” Thiền sư nói rồi đưa họ về nơi các tăng sĩ ở. Ông gơ cửa một căn pḥng. Từ bên trong nghe tiếng bút được ném xuống, nhiều trang giấy lật, một cuốn sách đóng lại rồi tiếng chân người. Cửa mở và một chàng trai trẻ ló mặt. Thiền sư liền nói, “Xin lỗi nhé, tôi lầm pḥng.”

Đến căn pḥng kế bên, thiền sư lại gơ cửa. Tức th́ có tiếng chân người rồi một chàng trai trẻ khác ra mở cửa.

“Chúng tôi vào được không:” Thiền sư hỏi. Chàng trai mời ngay mọi người vào. Trong pḥng, người ta thấy trên bàn một tờ giấy có h́nh đang vẽ c̣n chàng trai th́ tay c̣n đang cầm bút. Rơ ràng anh ta đang vẽ th́ ngừng lại v́ tiếng gơ cửa. Thiền sư liền quay về phía khách mà nói, “Một người như thế này học rất dễ.” Ông biết rằng dậy một người sẳn sàng bỏ dở dự tính của ḿnh không khó cho nên mới ngợi khen.

 

Thoạt đầu người ta thường thấy thiền học rất mâu thuẫn. Nhưng chú ư nhiều th́ mới thấy những mâu thuẫn này dần dần đều được giải tỏa. Sở dĩ lúc đầu thấy có nghịch lư là v́ người ta đă có sẵn định kiến và tâm thường thiên vị.

Người học thiền phải biết buông bỏ những tư tưởng, thái độ, lối giải quyết vấn đề, cách cư xử đă ôm ấp từ lâu, một cách nhanh chóng như người tăng sĩ trẻ bỏ cây bút để ra mở cửa. C̣n giữ chặt lấy một khái niệm nào về thế gian, sự công bằng, Phật giáo, ḿnh là ai, th́ c̣n cưỡng lại sự chỉ dẫn của thầy, th́ c̣n chưa thấy được. Như thế là chưa thay đổi và phía sau vẫn c̣n hỗn loạn.

Nhưng đồng thời cũng phải nhận thức rằng có làm trái lại, nghĩa là chấp nhận bất cứ lời giảng nào của thầy mà không suy xét kỹ lưỡng th́ cũng không kém sai lầm. Đón nhận một cách mù quáng, không suy xét không phải là cởi mở mà cũng chỉ là bám víu. Ở đây là bám víu vào ư tưởng rằng thầy nói ǵ đều là sự thật.

Nên suy gẫm lời khuyên sau đây của Đức Phật.

Đừng tin lời ta nói v́ quư vị coi ta như bậc thầy. Đừng tin ta v́ đă có người tin ta. Cũng đừng tin cái ǵ đă được viết trong sách. Đừng tin những lời đồn đại, những bậc lănh đạo tôn giáo hay kinh sách. Đừng chỉ tin vào sự suy luận, vẻ bề ngoài hay sự ước đoán. Tự ḿnh t́m hiểu lấy sự việc nào tốt th́ theo, sự việc nào xấu th́ tránh.

Đức Phật c̣n dạy một con đường khác là tránh cực đoan. Đừng hoàn toàn tin vào sự việc nào cả, cũng đừng hoàn toàn bác bỏ. Như người Hy lạp khi xưa, Phật pháp khuyên con người nên hoài nghi. Chỉ nên tin một phần nào, c̣n th́ phải xét kỹ bằng cớ. Không nên tin hẳn, cũng không nên bác bỏ hẳn. Cứ tra cứu, thử nghiệm và xét cho đứng đắn và cởi mở.

Chưa xem xét một sự việc mà đă vội bác bỏ là dấu hiệu của một người tin tưởng chứ không phải của một người hoài nghi. Những kẻ không muốn suy xét, không muốn kinh nghiệm là v́ họ đă có sẵn quá nhiều tư tưởng. Với họ thế giới này cố định, bất biến. Họ đă có sẵn thành kiến nên nhất định coi rẻ và bác bỏ một số thái độ. Thế là yếm thế, không phải hoài nghi.

Muốn có tâm trong sáng th́ phải bỏ một bên những thành kiến. Nhưng không có nghĩa là phải ôm lấy thành kiến của người khác, của một thiền sư chẳng hạn. Một bậc chân sư không bao giờ đưa môn đệ của ḿnh theo con đường đó mà chỉ quan tâm đến sự giác ngộ của họ thôi.

Lúc đầu nhiều người đi tu nghĩ rằng ḿnh sẽ thực hiện được nhiều điều cao quư. Như thế cũng chỉ là củng cố bản ngă, là thêm ích kỷ. Có thật sự muốn sống đời tu hành th́ chỉ cần từ bỏ tham vọng, kể cả tham vọng về tôn giáo. Có thế mới phát triển được tâm từ.

Có tâm từ ái th́ mới biết rộng lượng mà không cảm thấy phải hy sinh, mới biết cởi mở mà không cảm thấy phải khoan dung, mới nhẫn nhục mà không cảm thấy phải chịu đựng, mới thấy thương người mà không cảm thấy xa cách, mới thấy có trí huệ mà không cảm thấy phải sửa đổi ai cả.

 

32

 

Thoát Khỏi Tâm

 

Phần đông người ta tập thiền với tâm phàm. Ho nghĩ tập thiền giúp ích cho họ, đem lại cho họ thêm sức khỏe, hạnh phúc, hay đức tin. Cứ như thế họ thường đối phó với mọi sự việc với thái độ phải được lợi lộc. Nếu không th́ bận tâm làm ǵ?

Thiền như thế là thiền theo thói thường, không phải thật sự thiền. Có nhiều loại thiền theo thói thường, tùy theo người thiền muốn đạt được ǵ. H́nh thức thông dụng nhất là thiền cho ḿnh, để bản thân được giác ngộ, thoát khỏi phiền năo, khổ đau, để trở thành một thiền sư danh tiếng. Thường thường người ta khởi sự thiền là như thế.

Dần dà th́ họ hiểu rằng thiền là để giúp vạn vật, nghĩa là để hướng tâm về người khác. Tuy nhiên, nếu không hiểu sâu xa mối liên hệ giữa ḿnh và người th́ lại chỉ tạo một bề ngoài thương người mà kỳ thực bên trong vẫn chỉ là thương chính bản thân ḿnh. Tôi muốn giúp mọi người. Tôi muốn ḥa ḿnh với tha nhân. Tôi không muốn ích kỷ.

Những tư tưởng trên không phải là thiền thật sự. Cũng có khi người ta thiền với hy vọng có những kinh nghiệm huyền bí như cảm thông với Thượng Đế hay tan biến trong một bầu năng lực. Những kinh nghiệm này đều kỳ diệu nhưng vẫn không phải là thiền, mà cũng chẳng liên quan đến Phật giáo.

Trong thiền học, không có dụng ư. Thiền là để thiền. Điểm thiết yếu là lư do thúc đẩy. Thiền với một mục đích th́ giống thiền nhưng không phải là thiền. Chỉ là rối loạn như thói thường.

Người ta thích làm việc ǵ đặc biệt, phi thường. Nh́n từ bên ngoài th́ thiền có vẻ mang những đặc tính trên, nhưng thế th́ chỉ là ảo tưởng. Thiền không phải như vậy.

Thiền sư Nhật Bản Bàn Khuê là một người thuyết pháp giỏi được đám đông ưa chuộng. Một hôm, một đệ tử của một môn phái khác v́ ghen tức mới đ̣i Bàn Khuê phải tranh luận với ḿnh.

Hắn nói, “Vị sáng lập ra môn phái của chúng tôi đứng bên này bờ sông. Người phụ tá đứng bên kia sông cầm một mảnh giấy trắng. Sư phụ của tôi cầm bút mà viết được tên Phật lên mảnh giấy đó qua không khí. C̣n ngài th́ sao?”

“Tṛ đó hay lắm.” Bàn Khuê nói. “Nhưng thế không phải là thiền. Phép lạ của tôi là chỉ lo ăn khi đói và uống khi khát.”

Người ta phải hiểu cho rành mạch rằng thiền không liên quan ǵ đến phép nhiệm mầu hay phát triển tài năng đặc biệt, mà chỉ là sống đời sống b́nh thường hàng ngày.

Thiền mà tưởng ḿnh làm việc ǵ đặc biệt phi thường là có tâm phàm chỉ biết hơn thiệt, mục tiêu và kết quả.

 

Simone Weil có viết, “Bản ngă tầm thường của chúng ta không ngại gian khổ mà chỉ sợ bị tiêu diệt.”

Cứ xét mà xem. Trong cuộc đời mỗi người, ai cũng phải chịu biết bao khó khăn đau khổ để có bằng cấp, có việc làm, để thiên hạ nể trọng, để chiều chuộng người khác hay chính ḿnh.

Trong thiền học, điểm này không đáng kể. Vậy mà người ta vẫn nghĩ phải gian khổ mới giác ngộ được. Dù có phải chịu khổ đau nhưng nếu không xét kỹ lư do thúc đẩy ḿnh thiền th́ vẫn hoang mang khổ sở.

Con người thật sự sợ cái ǵ? Họ không sợ đau đớn khổ sở, mệt nhọc mà chỉ sợ chết, sợ cái tôi bị tiêu diệt. Họ t́m đủ mọi cách khôn ngoan và tuyệt vọng để lẩn tránh cái chết, chẳng hạn gây tiếng tăm, xây dựng tài sản, quyền thế, tạo mục đích cao cả, cố gắng thích ứng hay chống đối. Những lối sống này đưa đến những kiểu thiền phô trương, tham dự nhiều khóa tu tập, may sắm những bộ áo thiền, giảm dần lối sống trong xă hội. Oái ăm thay, những sự việc đó không phải là thiền mà chỉ là tạo thêm ảo tưởng.

Thật ra phần đông người ta sợ tự do và thầm nghĩ, “Ta thật không muốn tự do v́ như thế chẳng ai để ư đến ta. Ta sẽ bị bỏ quên để mà rơi vào hư vô.” Cho nên họ không ngại làm việc điên dại trong những lănh vực mà người ta không sợ, như chịu mệt nhọc khổ đau.

Tập thiền (như lời Phật dạy là “chánh tinh tấn”) không phải là cố gắng tranh đấu mà là đem hết tâm ư vào làm công việc trong hiện tại. Khi nghe th́ chỉ biết nghe, khi rửa bát th́ chỉ chuyên tâm rửa bát, khi lái xe th́ chỉ chăm chú lái xe. Thế là uống khi khát, ăn khi đói.

Con người tưởng ḿnh muốn giác ngộ. Khó khăn khởi sự là từ đó. Họ muốn đạt giác ngộ và muốn biết bao giờ th́ đạt được để c̣n biết cái thú đó. Thay v́ xem chiếu cuốn phim “ảo tưởng” th́ bây giờ người ta lại muốn xem chiếu cuốn phim “giác ngộ.” Nhưng đă không muốn t́m hiểu ảo tưởng th́ cũng sẽ không muốn t́m hiểu giác ngộ.

Thêm một điều mỉa mai là nếu biết được rằng ḿnh hành xử như thế th́ đă giác ngộ ngay được rồi. Một khi không c̣n tự lừa dối ḿnh là bắt đầu giác ngộ.

Người ta hướng về thời xa xưa để t́m ở những bậc thầy, những quyền năng đặc biệt mà họ muốn phát triển. Thế cũng chỉ là nghĩ đến ḿnh thôi mà không hay biết, mà c̣n than trách là tại sao ḿnh không giác ngộ.

V́ thiền quá giản dị nên người ta dễ bỏ quên. Trông qua th́ tưởng thiền khó nhưng kỳ thật chính tâm người và những tư tưởng mới thật là khúc mắc, cho nên mới tạo khó khăn cho họ. Thiền là để thấy rơ ḿnh tự gây rắc rối cho ḿnh nên mới phải chịu khổ cực. Dần dà cứ tập nh́n thôi cũng đủ, không cần phải cố gắng mà cũng thoát khỏi vướng mắc.

Tất cả chỉ là vấn đề lư do thúc đẩy. Bạn muốn đạt một sự vật ǵ, hoàn tất một công việc ǵ, hay bạn muốn tỉnh thức?


33

 

Từ Bỏ Tri Thức

 

Trong kinh sách Phật người ta thường dùng tiếng “bồ tát”, có nghĩa là một người đă giác ngộ, một người có trí huệ và từ tâm muốn cứu độ chúng sinh khỏi phiền năo. Nghe có vẻ đặc biệt nhưng một vị bồ tát xuống thế cũng không khác ǵ một người bộ hành xuống thế.

Hiện giờ bạn không phải là một người bộ hành. Một khi bạn bỏ sách xuống rồi muốn đi tản bộ th́ bạn trở thành một người bộ hành. Tự nhiên có một người bộ hành bước vào thế gian. Tuy nhiên không một ai lúc nào cũng là một người bộ hành. Khi nào bạn dừng bước th́ người bộ hành biến mất.

Cũng như thế, các vị bồ tát xuất hiện trên trần gian. Bất cứ lúc nào cũng có những vị bồ tát xuống thế. Lúc này có thể là bạn, lát nữa có thể là người khác. Nếu nghĩ rằng bồ tát là một người đặc biệt, sinh ra ở một thời buổi nhất định và có những quyền năng lạ thường th́ đă hiểu lầm khía cạnh thực tế của một vị bồ tát. Cũng như lúc nào bạn cũng có thể là một người bộ hành th́ lúc nào bạn cũng có thể là một vị bồ tát mà không dự trù hay tính toán trước.

Đó là thực tế của đời người phơi bầy ra như vậy, không nhất định phải như thế nào, mà rất sôi nổi, thực tiễn, phàm tục.

Người ta thường nói rằng một vị bồ tát khi xuống thế th́ không c̣n màng ai hiểu ḿnh hay ḿnh hiểu ai. Thật như thế. Không hiểu là cốt yếu của đạo Phật và tối cần cho sự giác ngộ.

Đức Phật nói có hai loại kiến thức. Loại thứ nhất Ngài gọi là “tùy nghi mà hiểu” – nghĩa là biết sự vật có h́nh thể ǵ, nghe ra sao, nh́n thấy thế nào. Muốn có loại kiến thức này th́ phải lập khái niệm, tư tưởng và phân biệt những sự vật ra từng nhóm riêng biệt. Tùy nghi mà hiểu là hiểu trong phạm vi của các vật đối đăi, cái này cái kia, là nh́n thế gian từng phần một.

Người ta thường hành xử như thể kiến thức này tiêu biểu cho Thực Tại. Nhưng chỉ cần đào sâu thêm một chút th́ thấy ngay là họ không biết ǵ cả nên mới sợ hăi.

Để đối phó, người ta lại nghĩ sai lầm thêm là nếu có một kiến thức thích hợp th́ sẽ hiểu được tường tận. Nhưng Thực Tại linh động, biến chuyển liên tục, làm sao dùng loại kiến thức tùy nghi mà hiểu được. Chẳng khác ǵ muốn múc nước bằng cái sàng. Có dùng cái sàng tốt nhất cũng chẳng làm được công việc múc nước.

Tuy vậy người ta vẫn có thể biết được Thực Tại v́ sự thật là người ta có biết ǵ khác hơn là Thực Tại đâu!

Nhưng muốn mô tả Thực Tại th́ không được v́ chỉ có một ḍng biến chuyển liên tục. Nói cái ǵ th́ chỉ là đóng băng một phần li ti của Thực Tại. Nhưng v́ Thực Tại không thể đóng băng được mà tuôn chảy không ngừng, th́ có nói ǵ cũng là sai, cũng không thể đưa đến Sự Thật. Không thể dùng lời nói mà nắm được Sự Thật.

Tuy vậy, người ta vẫn có thể nh́n thấy nó.

Cho nên Đức Phật đă đề cập đến một loại kiến thức thứ hai có thể giúp con người giác ngộ mà nh́n thấy là không thể nắm giữ được Thực Tại v́ nó luôn luôn tuôn chảy. Lối nh́n đó gọi là nh́n thấu suốt chứ không phải nh́n phiến diện. Đức Phật gọi lối nh́n này là “thâm nhập.”

Bao giờ con người cũng chỉ có ngay tại đây, ngay lúc này cùng với những sự việc diễn tiến tại đây bây giờ. Có tập hiện hữu tại đây bây giờ th́ mới thấy rằng bất cứ sự việc nào mà tâm không đóng băng lại th́ đều tuôn chảy và được thể hiện dưới nhiều h́nh thức khác nhau.

Sự thật là con người không thể nào biết được rành mạch bất cứ sự việc nào cả. Thâm nhập là nh́n thấy trực tiếp, là hiểu âm thầm nhưng thấu đáo khoảng khắc này mà không có tư tưởng về “cái tôi” xen vào.

Phải công nhận rằng một khi con người níu lấy sự việc ǵ th́ liền để tất cả trong một thế giới phiến diện, nghĩa là lầm tưởng cái ḿnh nghĩ với Thực Tại, là nhầm lẫn tư tưởng, tin tưởng, quan điểm với sự thật. V́ điểm này mà con người đau khổ.

Nhờ thông suốt mà một vị bồ tát xuống thế trong lúc này mà không muốn hiểu sự việc ra sao, v́ thấy rơ rằng chẳng có ǵ là đặc biệt ngay cả chính ḿnh, “tôi”, một vị bồ tát.

Con người luôn luôn xuống thế, lúc th́ dưới dạng một bồ tát, lúc th́ là một người bộ hành, một người đọc sách, hay bất luận một vật ǵ khác cũng nhất thời như vậy.

Bồ tát xuống thế với sự hiểu biết đó. Không có níu kéo, bám víu vào kiến thức tạm bợ tùy nghi. Không cần hiểu ai và cũng không cần ai hiểu là không bị lạc trong tư tưởng. Ở mỗi trường hợp lại một khác, không có bản ngă, không có dự tính, không có trông đợi ǵ. Như thế là không c̣n động loạn, khó chịu, bồn chồn, lo lắng nữa. Không biết cũng không hề ǵ.

 

Muốn biết mọi sự việc th́ thế nào cũng gây động loạn trong tâm. Thật vậy, cứ xét là thấy ngay tâm náo loạn mỗi khi ḷng khao khát nắm được một tư tưởng, một giải đáp hay một lời giải thích. Phiền năo thường biểu lộ như vậy.

Cuối cùng th́ chẳng có ǵ để níu kéo. Có hiểu được rằng thế gian bao giờ cũng thế th́ có thể vượt lên khỏi cái thôi thúc cứ muốn biết. Chính niềm khao khát này ngăn trở con người không thể nh́n thấy Thực Tại.

Con người thường chỉ muốn nắm giữ cái ǵ, hiểu cái ǵ, điều khiển cái ǵ. Nếu họ nhận thấy cái ǵ đó không phải là sự thật th́ họ khổ sở lắm và lại đi t́m cái khác. Nhưng chẳng bao giờ thành công.

Tuy vậy, trong mỗi khoảng khắc con người đều hiện hữu và Thực Tại th́ lúc nào cũng ở đây trong từng khoảng khắc cho họ nh́n thấy mà không cần phải dựa vào một tư tưởng, một tin tưởng, một giải đáp hay một cơ cấu nào để nâng đỡ hay an ủi họ. Thật ra có cái ǵ để nâng đỡ, có cái ǵ để an ủi đâu?

Con người bỏ rất nhiều thời gian và sức lực để sợ hăi và lo nghĩ. Rồi chạy đôn đáo tứ phương v́ tưởng rằng ḿnh phải che chở và chiều chuộng cái ǵ.

Bồ tát xuống thế mà không cần những điều đó. Con người cũng vậy, không cần phải t́m hiểu cũng không cần ai phải hiểu ḿnh. Họ chỉ cần tỉnh thức ngay tại đây ngay lúc này, ngừng lải nhải với chính ḿnh và hiện hữu trong khoảng khắc này.

Không có điều ǵ để chứng minh, để t́m hiểu, để đạt tới. Khi nào người ta tuyệt nhiên không giảng giải cho ḿnh nữa th́ sẽ khám phá ra ngay rằng họ vốn đă hiểu tất cả từ bao giờ rồi.

 

 

 

34

 

Làm Sao Mà Biết?

 

Khi mới học giáo lư đạo Phật th́ thấy thật rắc rối, lộn xộn, bí hiểm, xa lạ. Nhưng những điều Đức Phật dạy thật sự rất đơn giản và thực tế. Chỉ v́ con người hay suy nghĩ nên mới cho là phức tạp. Điểm chính yếu của Phật pháp chỉ là thức tỉnh mà nhận thức được Thực Tại.

Người ta nói rằng Phật giáo dạy có ba lối dẫn đến Sự Thật. Thứ nhất là nhờ thầy, thứ nh́ là bằng suy luận, thứ ba là qua kinh nghiệm trực tiếp. Bất luận câu này có phải là một giáo lư Phật giáo hay không th́ căn bản cũng có nhiều điểm sai lầm.

Ư tưởng cho rằng muốn đạt được sự thật th́ phải nhờ thầy không đứng vững. Bertrand Russell, một triết gia Anh Quốc, đă đạp đổ lập trường này khi ông lư luận rằng có nhờ thầy th́ thế nào cũng có thầy khác đối nghịch lại.

Trong Phật giáo vị thầy cao cả nhất là Đức Phật. Vậy mà chính Ngài đă khuyên người ta không nên dựa vào người khác, kể cả Ngài. Đức Phật thường nói, “Đừng tin ta v́ đă có người tin ta hay coi ta là thầy.” Ngài luôn luôn khuyên nhủ người ta phải xét cho kỹ để tự ḿnh nh́n thấy mà hiểu, nghĩa là không mù quáng chấp nhận hay bác bỏ những lời của bậc thầy mà nên nghe và xét thử xem có phù hợp với thực tế không.

Đức Đạt Lai Lạt Ma có lần đă nói, “Có nhiều sự việc người Phật tử nên học hỏi từ những khám phá khoa học mới mẻ nhất. Nên nghiên cứu rồi chấp nhận kết quả. Nếu kết quả không qua được cuộc thử nghiệm th́ ngay cả lời Phật cũng nên bác bỏ.”

Như thế mới là theo đúng tinh thần của lời Đức Phật dạy và phương pháp khoa học thời nay.

 

Người ta thường lầm tưởng rằng những người đă giác ngộ, một khi đă thấy rơ thực tại rồi, th́ dùng những lời tuyệt đối để nói về cái tuyệt đối. Cho nên họ ghi lại lời nói của những vị này mà bảo tồn, học hỏi và sùng kính măi măi. Nhưng con người có giác ngộ hay không th́ cũng không bao giờ chứng nghiệm được sự tuyệt đối. Họ chỉ chứng nghiệm được sự biến chuyển. Đức Phật đă dạy như thế và lời của Ngài áp dụng cả cho giáo lư của Ngài.

Có những nhóm Phật tử thường họp nhau lại để nghiên cứu những hành động của họ, xem cái ǵ c̣n thích hợp và cái nào đă lỗi thời. V́ thời thế thay đổi, những sự việc thích hợp ở một nơi khác một thời khác có thể không c̣n thích hợp tại đây bây giờ. Không nên tự trói buộc ḿnh vào những sự việc áp dụng từ 2.500 năm trước ở một nền văn hóa xa xăm hay ngay cả 20 năm trước ở ngay tại đây. Có những sự việc không những không c̣n thích hợp mà c̣n có thể nguy hại nữa.

Con người nên luôn luôn xét lại giáo lư mà ḿnh rao giảng. Phải tự hỏi, “Sự việc này có hữu hiệu không? Có giúp người ta mở mắt không?”

Nói tóm lại, đúng như lời Đức Phật dạy, mặc dù sự việc ǵ cũng phải tôn trọng nhưng không có nghĩa là sự việc ǵ cũng đều thiêng liêng cả. Cho nên Đức Phật mới ví giáo lư của ḿnh như một cái đ̣. Một khi đă sang sông rồi th́ phải bỏ đ̣ lại mà đi.

Một điểm khác về vấn đề thầy dạy cần được nêu lên. Mỗi người đều có quyền đặt niềm tin nơi một người hay một cơ quan, hoặc chọn lựa lối sống của ḿnh. Trao quyền này cho ai là lười biếng, là có khuynh hướng không quan tâm đến sự việc đang xảy ra mà để người khác có thể thao túng hay lừa đảo ḿnh.

Đức Phật thấy rơ điều này nên đă cảnh cáo. Chẳng hạn Ngài khuyên người ta đừng nên tạc h́nh ảnh Ngài. Lúc đầu người ta quả không làm như vậy.

Mỗi người phải nên hiểu ḿnh là một vị Phật. Càng thần thánh hóa người được gọi là Phật th́ càng khó tỉnh thức. Bởi v́ nếu cứ đề cao thầy dạy ḿnh thành thánh th́ càng khó nhận định rằng ḿnh cũng chẳng khác ǵ họ.

Cuối cùng th́ thầy dạy chính là kinh nghiệm trực tiếp của ḿnh. Chẳng phải t́m thầy đâu xa.

 

Phương cách thứ hai mà người ta nói có thể giúp t́m được Sự Thật là bằng lối suy luận. Đương nhiên là suy luận có hơn nghe theo một cách mù quáng bởi v́ người ta phải đi từ giả thuyết ban đầu cho đến kết luận. Nhưng lối lư luận này không cho biết giả thuyết ban đầu có giá trị không. Cho nên cũng không thể dùng phương pháp này mà t́m ra sự thật được.

Lấy thí dụ sau đây gọi là tam đoạn luận th́ khắc biết:

Tất cả chim đều mầu xanh.

Vua xứ Tây Ba Nha là một con chim.

Cho nên vua xứ Tây Ba Nha có mầu xanh.

Lư luận trên rất chặt chẽ. Tuy nhiên v́ hai giả thuyết đầu đều sai nên kết luận tuy phù hợp với giả thuyết nhưng vẫn sai. Lối suy luận rất đúng nhưng lại phải t́m một cái ǵ khác để bảo đảm là tiền đề căn bản có giá trị.

Thật ra giáo lư Phật giáo có dùng đến lư luận để chứng minh rằng những giả thuyết con người đă công nhận về Thực Tại đều sai lầm. Lư luận của Phật giáo, như Long Thọ đă dùng, giúp người ta thấy rơ là khái niệm chỉ đưa họ đu đưa trước bờ vực thẳm chứ không đưa được họ đến sự thật.

Nếu con người không tin tưởng được vào thầy, không dùng được lư luận th́ chỉ c̣n kinh nghiệm trực tiếp. Khi mọi khái niệm của họ về ḿnh, người, tánh không, Phật giáo đều tan biến rồi th́ vẫn c̣n kinh nghiệm trực tiếp. Quan sát cẩn thận kinh nghiệm này c̣n cho thấy một điểm quan trọng là: Khi trực tiếp chứng nghiệm một sự việc ǵ th́ không có ai chứng nghiệm cả.

Huệ Năng, tổ thiền thứ 6, có hỏi một thiền sư khác tên Hoài Nhượng: “Ông từ đâu đến?”

“Tôi đến từ Đông Sơn,” Hoài Nhượng nói.

Huệ Năng hỏi tiếp, “Cái ǵ đến?”

Hoài Nhượng lặng thinh không nói được ǵ. Ông suy gẫm về câu hỏi này trong tám năm trường. Một hôm ông chợt hiểu nên thốt lên, “Có nói là cái ǵ cũng không đúng.”

Người ta phải tự ḿnh trực tiếp nh́n thấy mới được. Xét thật kỹ càng th́ cái mà người ta gọi là “tôi” tan ră ngay. Nhưng kinh nghiệm trực tiếp th́ vẫn tiếp tục.

Không có cái ǵ được chứng nghiệm ngoài kia mà cũng không có kẻ chứng nghiệm ở trong này. Người ta chỉ tưởng thế thôi.

Ai cũng sinh ra đời trần truồng và ngây thơ và chẳng có ǵ khác ngoài kinh nghiệm trực tiếp đang diễn tiến. Chỉ có như thế này.

Khó khăn là con người không biết chú tâm đến kinh nghiệm hiện thời bởi v́ họ suy nghĩ nhiều quá. Thật ra quan tâm đến hiện tại rất giản dị. Chỉ cần quan sát rồi so sánh sự việc đang diễn tiến với tư tưởng trong đầu ḿnh khác nhau ra sao. Sau đó phải đối đầu với nghịch lư và hỗn loạn.

Nên bắt đầu quan sát những sự vật thông thường như cây cỏ, chim chóc, người ta, tâm, tư tưởng, cảm xúc, ngay cả những sự vật hoang đường như ma quỷ, thiên thần. Xem những sự vật này như những kinh nghiệm chứ không phải những sự vật ở “ngoài kia” tách khỏi “bạn.” Cứ b́nh thản mà xem xét, không nên b́nh luận ǵ cả. Hoạt động này giản dị, không phức tạp.

Cứ tiếp tục xem xét không ngừng những hành động, tư tưởng, lời nói, tin tưởng của ḿnh. Cứ để khái niệm thầy dạy hay suy luận tự chúng tan ră. C̣n lại chỉ có Thực Tại, tức là sự việc đang xảy ra, trước khi người ta can thiệp vào.

 

35

 

Chẳng Có Ǵ Khác

 

Trong những câu thơ ở đầu đoạn thứ 32 của bài thơ dài nhất của ông, “Bài hát về tôi”[4] thi hào Walt Whitman đă viết:

Tôi chắc ḿnh có thể về sống với thú vật

V́ chúng rất hiền ḥa và ít đ̣i hỏi,

Tôi cứ đứng nh́n chúng măi.

Chúng không than văn về thân phận,

Chúng không thao thức trong đêm tối rồi khóc lóc v́ những tội lỗi đă phạm,

Chúng không làm tôi khó chịu v́ cứ bàn đến bổn phận với Thượng Đế,

Chẳng con vật nào bất măn, cũng chẳng con nào điên loạn v́ cơn sốt làm sở hữu sự vật,

Chẳng con nào quỳ lạy trước con khác, hay trước con nào đă sống cả ngàn năm trước đây,

Chẳng con nào đáng kính hay đáng khinh nhất trần gian.

Như Walt Whitman đă nhận xét, các thú vật không đ̣i hỏi. Chúng không nh́n đâu khác ngoài cái hiện thời chỉ như thế. Là mèo hay ḅ, là hổ hay nai, là cá hay chim, chúng đều chỉ chú tâm đến ngủ, sinh sản, kiếm ăn, kiếm chỗ ở và tồn tại.

V́ thế nên chúng b́nh thản, không hành động với tâm thiên vị, không nh́n bên ngoài mà chỉ sống trong hiện tại. Ngay khi con hổ ăn thịt con nai, trái đất vẫn xoay vần; tất cả đều điềm tĩnh và b́nh thản.

Thú vật chất phác, không biết giả dối, không xoay sở để được ḷng ai hay che đậy sự thật về chúng.

Những đứa trẻ cũng vậy. Một đứa trẻ sơ sinh không cảm thấy xa cách thế giới chung quanh. Đôi khi chỉ cần quan sát đặc điểm này ở trẻ thơ và thú vật cũng đủ cho người lớn một cảm giác tự do nhẹ nhơm.

Tại sao con người lại không sống an b́nh và thanh thản như vậy được? Vấn đề là ǵ?

Vấn đề là con người cứ tin chắc rằng có sự vật ǵ bên ngoài họ phải đạt được th́ mới cảm thấy đầy đủ trọn vẹn. Họ nghĩ rằng tim họ sẽ chỉ được xoa dịu bởi một sự vật ở đâu đó bên ngoài. Cho nên họ phải chạy đôn đáo ở ngoài để săn vật đó như đi săn mồi.

Con người đă có thói quen nếu đi t́m là kiếm được nên hiểu những hành động này rất rơ. Họ quen thu thập của cải vật chất theo lối đó rồi nên tin rằng muốn được những ǵ họ cần cho tinh thần th́ cũng phải theo tiến tŕnh trên. Nhưng muốn thỏa măn con tim không phải là vấn đề đoạt được cái ǵ. V́ vậy nên họ mới bị lạc. Văn hào Thoreau đă có nhận xét rằng của cải th́ dễ có nhưng khó dẹp bỏ. Chúng thường chỉ là một gánh nặng làm khổ người ta và gây thêm thèm muốn.

Bạn hăy thử bỏ qua một bên những ham muốn nhỏ nhen để xét xem ḿnh thật sự cần và khao khát những ǵ. Bạn sẽ nhận diện ngay được nhu cầu của ḿnh và cũng thấy ngay rằng những nhu cầu này rất dễ thỏa măn. Thật ra con người cũng như thú vật không cần ǵ cả, không cần đoạt được cái ǵ ở “bên ngoài” cả. Có cần ǵ th́ đă có sẵn trong tay rồi. Thực Tại luôn luôn ở ngay tại đây.

 

Về cái chết, con người cũng khác thú vật. Họ tưởng họ biết họ sẽ phải chết. Nhưng chết không phải là một tư tưởng để biết, mà chỉ là cái ǵ người ta tưởng tượng ra. Chết thật, hay bất luận sự việc ǵ có thật, lúc nào cũng ở ngay đây trong lúc này, chứ không lẩn trốn ở chân trời nào trong tương lai. Nó chỉ có thể xảy ra trong khoảng khắc này.

Thú vật không bối rối về vấn đề này. Chỉ có con người với những tư tưởng phức tạp mới hoang mang, bối rối và than văn về thân phận ḿnh. Chỉ v́ họ tưởng rằng ở đây và trong giây phút này họ xa ĺa tất cả.

Nhưng tư tưởng của con người không thuộc về hiện tại, không phải là cái thực tại mà họ sống qua từng giây từng phút một.

Sống chết xảy ra ngay tại đây, ngay trong lúc này. Có tỉnh thức trong lúc này th́ mới thấy chẳng có ǵ để than thở cả.

 

36

Không Phải Vấn Đề Tín Ngưỡng

 

Phật giáo không đ̣i hỏi con người phải tin vào Thượng Đế hay Kinh Thánh. Đúng vậy. Phật pháp không đề cập đến vấn đề tin tưởng. Đó là một truyền thống có từ hơn 2.500 năm nhưng không phải là một hệ thống tín ngưỡng.

Bất cứ giáo lư hay truyền thống nào muốn đưa con người đến sự thật cũng không thể dựa trên tín ngưỡng, hay khái niệm mà phải được đặt trên nền tảng của sự nghiên cứu, thử nghiệm, và kinh nghiệm trực tiếp của giây phút hiện tại.

Phần đông con người đối diện với những vấn đề quan trọng trong đời bằng cách xếp đặt trong đầu một số tư tưởng và tín ngưỡng để giải thích mọi sự việc cho chính ḿnh. Làm như vậy là để cố sức t́m hiểu sự hiện diện của ḿnh và của thế giới này.

Nhưng con người đă không thành công với những phương tiện trên. Tư tưởng và tín ngưỡng đă không giải thích được những vấn đề căn bản. Cho nên người ta mới sống bằng những khái niệm, tín ngưỡng và những mô h́nh của Thực Tại. Thật ra, trong đáy ḷng họ rất hoang mang sợ hăi.

Không có nghĩa là phải quăng bỏ hết mọi tin tưởng. Trong đời sống hàng ngày phải có một số tin tưởng th́ mới sinh hoạt được. Phải tuân theo luật giao thông, phải giữ vệ sinh. Những tin tưởng này thực dụng và rất cần thiết.

Nhưng đối với những vấn đề lớn như “Tôi từ đâu đến?” “Tôi sẽ đi về đâu?” “Thế nào là Thực Tại?” “Cuộc đời là ǵ?” th́ con người đành chịu bó tay. Những câu chuyện người ta bày đặt ra có an ủi họ được trong chốc lát, nhưng rồi cũng chỉ đưa họ đến hoang mang và phiền năo bởi v́ chuyện ǵ kể cho ḿnh nghe th́ cũng đáng nghi ngờ.

Trước hết phải nhận thức rằng đặt những câu hỏi như thế là sai lầm v́ đầu óc con người, những khát vọng, sợ hăi và suy đoán của họ tạo ra chúng chứ không phải kinh nghiệm trực tiếp, không phải do từ chỉ thấy biết mà ra.

Chỉ khi nào nhận ra tư tưởng ḿnh hỗn độn th́ mới thôi trói buộc ḿnh thêm. Nhưng những lối con người tự trói buộc ḿnh cũng rất nhiều và tinh tế.

Trên thế gian này lúc nào cũng có h́nh tướng. Điều này tự nhiên và b́nh thường, nhưng điều không b́nh thường là con người cứ phải níu kéo chúng. V́ lư do này, tốt hơn hết là không nên tạo những h́nh tướng quá rườm rà. Con người có khuynh hướng tạo hết h́nh thể này đến h́nh thể khác đến nỗi không c̣n biết ḿnh làm ǵ và để làm ǵ nữa. Họ dễ bị lạc trong h́nh tướng đến nỗi nghĩ rằng h́nh tướng không những thật mà c̣n tối cần thiết.

Mặt khác, nếu người ta muốn bỏ hẳn h́nh tướng th́ chỉ là tự lừa dối. Bất luận có làm ǵ th́ cũng có h́nh tướng. Ngay cả trong một thế giới không h́nh tướng, bao giờ cũng có h́nh tướng. Thật vậy, chỉ trong một thế giới trống không th́ h́nh tướng mới có thể phát hiện.

Bất luận có làm ǵ, sống ra sao th́ cuộc đời và kinh nghiệm trong hiện tại cũng có hương vị. Nhưng thiền không phải là để ḿnh lạc trong h́nh tướng hay tín ngưỡng.

Hoàn cảnh và con người luôn luôn lôi kéo nên phải xét xem ḿnh làm ǵ, nghĩ ǵ, bám víu vào cái ǵ, sợ mất cái ǵ. Nhiều lần lập đi lập lại như thế sẽ kéo ḿnh trở về với sự việc ḿnh đang làm trong hiện tại.

Người ta sợ là sợ tư tưởng, tin tưởng và những ǵ tâm tạo ra. Điểm đặc biệt là những khái niệm có liên quan đến bản ngă. Cho nên người ta mới vô t́nh bị lạc trong những sự việc chẳng mấy quan trọng, mới bị ch́m đắm trong mê lầm và hoang mang.

Chỉ cần nh́n rơ th́ sẽ thoát khỏi ngay.

 

(Xem tiếp PHẦN BA)




[1] “Halcyon Days.”

[2] “Sands at Seventy.”

[3] Leaves of Grass.

[4] “Song of Myself.”