Phật Giáo

Không Như Bạn Tưởng

 

 

DƯƠNG GIA Phỏng Dịch

 

 

 Phước Quế Publications

 

 

PHẦN BA

 

 

TÂM THUẦN TÚY

 

 

37

 

Làm Thế Nào Để Được Giải Thoát Tức Th́

 

Bách Trượng, một vị thiền sư Trung Hoa nổi tiếng ở thế kỷ thứ 8, có lần nói rằng nếu người ta có thể nhận ra rằng giác quan của họ và thế giới bên ngoài không liên quan ǵ đến nhau th́ có thể giải thoát ngay.

Điều này nghe thật kỳ lạ. Ai cũng nghĩ rằng có một thế giới bên ngoài phải nhờ giác quan mới biết được. Ai cũng nghĩ “Ta ở trong này nh́n, nghe, ngửi, sờ mó và nếm thế giới ở ngoài đó.” Tính chất riêng rẽ này được cảm nhận khá rơ rệt. Cảm giác này từ đâu mà có? Nó từ ư thức mà ra, nghĩa là ư thức có một khách thể (trong trường hợp này là thế giới bên ngoài) và một chủ thể (ở đây là “tôi” ở trong này). Nhưng chủ thể và khách thể đều là những thực thể riêng rẽ do tâm tạo ra. Trên thực tế, không có ranh giới ngăn cách đây và đó, “tôi” và “thế giới bên ngoài.” Cả chủ thể và khách thể đều là ảo tưởng do tâm đặt ra.

Trong thiền học có một cách ngôn như sau, “Sự vật nào qua cổng mà vào đều là kẻ lạ.” Cổng là giác quan và bất cứ sự vật nào được cảm thụ qua giác quan đều như xa lạ, cách biệt với chủ thể. Tất cả chỉ v́ con người đă tạo một khái niệm phân biệt giác quan và thế giới bên ngoài.

Bách Trượng không thấy hai sự vật đó có liên hệ ǵ với nhau v́ như thế là công nhận có hai thực thể - tôi ở trong này và thế giới ở ngoài đó và bằng cách này hay cách khác chúng có thể liên hệ với nhau. Bách Trượng quả quyết rằng trên thực tế không phải là như vậy.

Thực Tại luôn ở sát bên mỗi người trong từng khoảng khắc hiện tại. Nó chỉ như thế này – là cái kinh nghiệm trực tiếp, sôi nổi, thân mật, đang diễn biến, không qua cổng nào mà vào. Nó không hề ở bên ngoài th́ làm sao mà vào? Đó chính là Tâm. Cứ gọi kinh nghiệm đó là “cái máy bay” hay “con chim” hay “t́nh yêu” hay “sợ hăi” th́ cũng vẫn chỉ là cái như thế phát hiện trong tâm.

Tuy nhiên, con người thường đắp thêm một cái ǵ lên trên kinh nghiệm trực tiếp và có thật đó. Kinh nghiệm được phóng lên trên rồi nới rộng thêm ra qua thời gian và không gian. Cứ như thế người ta đă tạo nên chủ thể và khách thể, người biết và vật được nhận biết. Từ những thực thể này, nảy sinh trong tâm những cảm giác ưa thích và chán ghét. Thế nên con người mới lầm tưởng thế giới mà họ tạo trong tâm và phóng ra “bên ngoài” là Thực Tại.

Kết quả là con người giao tiếp với thế giới bên ngoài không phải như một ảo tưởng do ḿnh tạo ra mà như Thực Tại. Họ sống cuộc đời của họ trong óc tưởng tượng, phản ứng với những khái niệm của họ về thế giới thay v́ chú tâm đến kinh nghiệm trực tiếp và có thật.

Mặc dầu vậy, bất luận người ta có giác ngộ hay không th́ cũng vẫn nh́n thấy thế giới như nhau. Không có khác biệt ǵ trong lối cảm nhận. Điểm khác biệt là người đă giác ngộ không bỏ Thực Tại qua một bên để mà chạy theo khái niệm và tư tưởng của ḿnh về Thực Tại.

 

Dù Thực Tại thể hiện dưới nhiều h́nh thức, nó vẫn chỉ là một kiểu như thế và không thể khác hơn. Ai nh́n thấy nó cũng nh́n thấy như nhau.

Thế giới chung quanh đa dạng không phải là không thật. Phi cơ bay trên cao, trang sách bạn đang đọc đều có thật. Nhưng tin rằng thế giới của chủ thể và khách thể là Thực Tại th́ sẽ lạc ngay trong ham muốn, sợ hăi và hỗn loạn. Xét cho kỹ th́ sẽ thấy ngay rằng sống như vậy rất khó khăn.

Ngược lại, người ta phải hiểu rơ rằng có một lối nh́n Thực Tại khác hẳn, chỉ dựa độc nhất trên sự nhận thức.

Người đă giác ngộ nh́n Thực Tại là như thế. Họ thấy giác ngộ chẳng qua chỉ là không bị cái thế giới của khái niệm mà họ đă tạo ra phỉnh lừa thôi.

Ư thức chia thế giới thành cái này cái khác, “ta ở đây” và “vạn vật ở chỗ khác bên ngoài.” Một khi đă hiểu quá tŕnh hoạt động của ư thức th́ hiểu ngay rằng chính nó đă tạo ra khái niệm “tôi” và “người khác,” chủ thể và khách thể. Khái niệm này chỉ là ảo tưởng.

Người đă giác ngộ không bị khái niệm đối đăi này mê hoặc. Tuy nhiên không phải v́ thế mà ảo tưởng tự nhiên biến mất. Nó vẫn c̣n đó nhưng phải biết thừa nhận nó là ảo tưởng. Thế cũng đủ đưa đến giải thoát.

Đức Phật đă có nói, “Một người đạp phải con rắn và rùng ḿnh kinh hăi. Đến khi nh́n kỹ ra mới thấy chỉ là một mẩu giây thừng. Cũng như thế, một ngày kia khi ta nhận ra rằng cái “tôi” chẳng thể t́m ra ở đâu th́ mới biết ḿnh lầm và bao nhiêu băn khoăn sợ hăi liền tiêu tan hết.”

Vậy th́ cái ǵ đă thay đổi? Thật ra th́ chẳng có ǵ thay đổi cả. Sợi giây thừng vẫn nằm đó, cái chân vẫn ở đó. Nhưng người ta không t́m đâu ra cái “tôi” cả. Một khi nh́n rơ ra rồi th́ cảm giác “tôi” cũng tự nhiên tan biến mất. Không c̣n cái tôi len vào mà thao túng hay điều khiển.

Những người đă giác ngộ không tự nhiên biến mất. Họ cũng chẳng quên sinh hoạt b́nh thường như mọi người. Nhưng họ biết rằng hại người là hại ḿnh. Cuối cùng, họ hiểu rằng tất cả chỉ có “như thế này.”

Kinh nghiệm của bạn lúc nào cũng là như thế này, ngay tại đây, ngay trong lúc này. Không có thế giới bên ngoài riêng rẽ, không có giác quan riêng rẽ, và v́ vậy không có liên hệ giữa hai sự vật. Bởi v́ làm sao một vật có thể liên hệ với chính nó được?

 

38

 

Sự Việc Này Sẽ Không Bao Giờ Trở Lại Nữa

 

Có một câu thơ nữ thi hào Emily Dickinson viết như thế này: “Sự việc này sẽ không bao giờ trở lại nữa.”[1] Nó thuộc bài thơ sau đây:

V́ sự việc không bao giờ trở lại nữa

Nên cuộc đời mới thi vị.

Tin điều ḿnh không tin

Thật vô vị.

 

Nếu có

Th́ cùng lắm cũng chỉ là một t́nh trạng hao ṃn

Nên càng gây thêm thèm muốn

Một sự khao khát trái ngược.

 

Bài thơ này làm rung động ḷng người ao ước được sống vĩnh viễn, không phải chết, không phải rời khỏi thế gian này.

Thọat đầu câu “V́ sự việc không bao giờ trở lại nữa” dường như tóm tắt quan niệm của nền văn hóa hiện thời về đời người. Người Phật tử lại có vẻ nghĩ khác rằng con người cứ tiếp tục tái sinh măi. Có phải đúng như vậy không?

Không phải. Nghĩ vậy th́ cũng chẳng khác ǵ nghĩ rằng con người sống măi. Đó chỉ là một h́nh thức khác của thuyết bất diệt. Đức Phật không bao giờ nói như vậy.

Thiền sư Nhật Bản Đạo Nguyên nhận xét rằng giống như thanh củi cháy rồi th́ không bao giờ trở lại thành củi nữa, người chết rồi cũng không sống lại được nữa. Vậy th́ tái sinh là thế nào? Và câu thơ của Emily Dickinson có ư nghĩa ǵ?

Bà Dickinson viết về sự việc chỉ như thế này sẽ không bao giờ trở lại nữa. Bạn đang ngồi đây đọc những hàng chữ này, nhưng sẽ không bao giờ ngồi như thế này, với những tư tưởng và cảm giác này nữa. Không có cái ǵ trong sự việc như thế này sẽ giống hệt như thế nữa. Ngay cả khi bạn bỏ cuốn sách này xuống và rời căn pḥng, bạn cũng không giống con người bạn khi bước vào lúc trước. Sự việc như thế này sẽ không bao giờ trở lại nữa. Bao giờ cũng như vậy.

Sự việc này sẽ không bao giờ trở lại nữa chính là ư nghĩa của sự tái sinh. Cả thế gian này, kể cả con người, đều tái sinh trong từng khoảng khắc. Tuy nhiên, có một điểm đáng để ư là những biến chuyển xảy ra hoàn hảo đến nỗi không có cái ǵ có thực chất c̣n lại, không có “cái tôi” cũng không có thế giới bên ngoài nào cả.

Khi nào đề cập đến đầu thai th́ người ta nghĩ đến một bản ngă, một “cái tôi” tồn tại với thời gian. “Sau khi chết, tôi sẽ đầu thai thành người khác.” Như thế là vô lư. Không ai có thể là một người khác khi họ đă là “họ” trong lúc này. Không một vật nào có thể là cái ǵ khác hơn cái nó đang là trong lúc này.

Những tư tưởng tương tự đều do tâm người khao khát được trường tồn trong khi trên thực tế không có vật nào trên thế gian tồn tại măi.

Tuy nhiên, giây phút tuyệt diệu, quư báu và huy hoàng này luôn luôn có bây giờ, bây giờ, bây giờ và tái sinh nhiều lần, từng khoảng khắc một. Măi măi cũng chỉ có như thế này, mà không có khoảng khắc khác nào nữa. Theo lời Emily Dickinson, chính v́ vậy “nên cuộc đời này mới thật thú vị.”

V́ đời người phù du tạm bợ, bao giờ cũng chỉ có trong giây phút này và không bao giờ trở lại nữa nên mới đáng quư. Đó là cuộc đời sôi nổi mà người ta trực tiếp chứng nghiệm và biết. Thế cũng là đủ.

 

Trong bài thơ trên của Dickinson, có hai câu khá kỳ lạ: Tin điều ḿnh không tin / Thật không thú vị. Điều đó là điều ǵ?

Con người muốn tin vào sự trường cửu. Ḷng họ khao khát được như thế bởi v́ bên dưới những tư tưởng và tin tưởng họ thật sự không tin có điều đó.

Dù có thừa nhận hay không th́ người ta cũng chỉ nh́n thấy sự tạm bợ, sự vật đến rồi đi, biến động và chuyển động không ngừng. Mỗi tế bào và nguyên tử trong cơ thể, mỗi cảm giác và tư tưởng đều thay đổi. Không có ǵ kéo dài dù chỉ trong một khoảng khắc. Muốn t́m sự cố định th́ t́m đâu mà thấy. Tuy nhiên con người vẫn sống như thể cuộc đời họ kéo dài măi.

Nhưng trong tận đáy ḷng họ biết họ không tin như vậy.

Họ mơ đến một ốc đảo, một cơi trời ở đó họ được hạnh phúc vĩnh viễn nhưng rồi lại tuyệt vọng v́ chẳng bao giờ t́m thấy. Ốc đảo đó không bao giờ t́m thấy được ở đây, mà con người lại chỉ biết có ở đây.

T́m hiểu cho kỹ th́ ở thế gian này con người chỉ biết có thay đổi, toàn là thay đổi cho nên họ sẽ thấy rơ rằng họ chỉ thuộc về nơi này ở đây. Lúc ấy họ sẽ hiểu rơ giá trị của cái thế giới trống rỗng nhưng sống động này, chính v́ trong đó không có sự vật ǵ tồn tại.

Cái mà người ta nên ôm giữ để làm dịu nỗi đau trong ḷng là tính chất nhất thời. Họ không hiểu rằng không thể nào từ tánh không mà có được cái ǵ rắn chắc, cho nên bám víu vào thế gian làm ǵ, đau khổ và níu kéo cái không hề có cũng như sẽ không bao giờ có làm ǵ? Chỉ nên tỉnh thức trong giây phút phù du hiện tại.

Sống như thể cuộc đời này phải chấm dứt là sống trong sợ hăi. Có ư nghĩ rằng ḿnh sẽ đi tới một điểm, nơi mà mọi sự vật đều hoàn hảo, hoặc nơi mà mọi sự việc đều ngừng rồi bắt đầu lại, là phủ nhận thế gian này, nơi mà vạn vật đều biến chuyển liên tục, là phủ nhận sự sống và ư thức.

V́ tin điều họ thật sự không tin nên con người sống trong sự tự kiềm chế, nên sống không trọn vẹn. Nguồn sống tuôn trào từ sự kiện con người không quan tâm đến cái ǵ nuôi dưỡng ḿnh, bằng cách sống với kinh nghiệm hiện có mà không bị ham muốn, tưởng tượng và tin tưởng trói buộc.

Có xét kỹ hơn một chút kinh nghiệm sống hàng ngày và bỏ qua một bên những khái niệm, những tưởng tượng th́ sẽ thấy ngay cuộc đời hiện tại. Nhưng như Emily Dickinson đă thốt lên, “Sống cùng lắm chỉ là một t́nh trạng hao ṃn, nghĩa là luôn luôn lùi xa nên con người không thể nắm giữ được.

Cho nên Dickinson nói thêm, “Nên càng gây thêm thèm muốn /Một sự khao khát trái ngược.” Chỉ v́ tâm mơ ước nắm được một bản ngă trường cửu trong một thế giới do ḿnh tưởng tượng ra nên mới tạo nên một sự thèm muốn đi ngược lại sự sống. Con người muốn sự vật được đẹp, dễ chịu, thoải mái và cứ giữ được như thế măi.

Có nắm được cái ǵ th́ con người cũng thấy ngay là nó vô nghĩa nên họ sợ rằng tất cả đều vô nghĩa. Họ không hiểu rằng nếu không dang tay ra với cái ǵ không có th́ làm ǵ có cảm giác vô nghĩa.

Cái mà con người thật sự cần và đă có mà không bao giờ ngờ tới gọi là cái không thể mong mỏi, cái không mang nhăn hiệu. Cái đó là như thế này.

 

39

 

Liều Thuốc Bất Tử

 

Khi Đức Phật được yêu cầu tóm tắt giáo lư của ḿnh trong một tiếng th́ ngài nói “tỉnh giác.” Không phải tỉnh giác sự việc ǵ, tư tưởng ǵ hay cảm giác ǵ đặc biệt mà chỉ là trạng thái tỉnh giác thuần túy trước khi tư tưởng và cảm giác ùa đến. Cũng là sự tỉnh giác mà Đức Phật nói đến khi ngài giảng, “Tỉnh giác là con đường đưa tới sự bất tử. U mê là con đường đưa tới cơi chết. Những kẻ tỉnh giác không chết. Những kẻ u mê chưa chết mà như đă chết rồi.”

Con người khổ v́ hoang mang, sợ hăi, ưa và ghét. Nỗi khổ thứ nhất là biết ḿnh sẽ chết. Kiến thức này in sâu trong tâm khảm nhưng con người sợ mà không dám đối diện.

Một khi biết ḿnh có vấn đề sợ chết th́ con người tự hỏi: Sống có ư nghĩa ǵ? Sống th́ vui thú ǵ khi cuối cùng cũng đều đưa đến số không? Làm ǵ th́ rồi cũng tan biến hết. Cho nên người ta mới hoang mang sợ hăi.

Khi ngài nói tỉnh giác là con đường đưa đến sự bất tử, Đức Phật không chỉ nói bóng mà c̣n đề cập đến sự việc đang diễn tiến. Ngài chỉ đến sự việc mà con người không thể tin tưởng, nắm giữ, h́nh dung hay khái niệm hóa được nhưng vẫn nh́n thấy được.

 

Trong bài thơ mang tựa đề “Động Sơn Tông Chỉ”[2] của thiền sư Trung Hoa Động Sơn, ông nói đến sự tỉnh giác này. H́nh ảnh tấm gương được dùng để mô tả nguồn gốc của vạn vật. Mọi tư tưởng và cảm giác hiện ra như những h́nh ảnh trên tấm gương: sống động nhưng không có thực chất. Tấm gương không nắm giữ được mới là thật trong khi những vật rời rạc hiện trong gương lại không thật.

Hăy thử xét hành động đơn giản ngửi một đóa hồng. Người ta nh́n thấy bông hồng, vuốt ve nó, đem lại gần, rồi ngửi hương của nó qua lỗ mũi. Người ta gọi thế là ngửi bông hồng nhưng thật ra đó chỉ là khái niệm ngửi bông hồng chứ không phải kinh nghiệm ngửi bông hồng. Nói rằng ngửi mùi thơm của bông hồng th́ đúng hơn.

Như thế th́ hành động ngửi bông hồng xảy ra lúc nào? Quan sát thật kỹ th́ những cách giải thích thông thường đều không đứng vững. Mùi thơm có ở trong bông hồng không? Nếu thế th́ làm sao mà ngửi được? Bạn ở đây mà bông hồng ở tận ngoài đó. Mặt khác, nếu bỏ bông hồng đi hay bỏ khoảng không khí giữa bạn và bông hồng đi th́ cũng vẫn không ngửi được.

Vậy mùi thơm có ở trong bông hồng không? Hay nó ở trong mũi bạn? Trong khoảng không khí giữa bông hồng và bạn? Nếu không có ai ngửi th́ nó có ở đấy không? Nếu vậy th́ làm thế nào để biết?

Vậy th́ mùi thơm có ở trong óc bạn không? Nếu thế th́ cần ǵ phải có bông hồng?

Cuối cùng th́ hành động ngửi bông hồng hay bất cứ hành động nào có liên quan đến một chủ thể và một khách thể đều hoàn toàn không vững chắc và không thể giải thích một cách thỏa đáng.

 

Dần dà người ta có thể hiểu kinh nghiệm ngửi bông hồng đưa đến những hậu quả ǵ. Nó như tấm gương, nghĩa là nguồn gốc của mọi kinh nghiệm đều do tâm. Cho nên ngửi, nh́n, nghe, sờ mó hay suy nghĩ không xảy ra ở đâu cả. Không ở nơi nào cả chính là thực chất của tâm.

Con người ngây thơ tưởng rằng tâm chuyển những đối tượng đến cho họ cứ như thể chúng có thật. Trông có vẻ như vậy nhưng sự thật là không có vật nào được tạo ra cả. Vật lư học cho biết rằng cuốn sách và bàn tay bạn đang cầm cuốn sách đều biến đổi trong mỗi khoảng khắc. Có những phân tử và nguyên tử trao đổi âm điện tử (electron) và năng lượng với nhau ở một vận tốc rất cao. Cho nên không có lúc nào mà có cùng một cuốn sách hay cùng một bàn tay. Tất cả được thu gọn lại chỉ c̣n năng lượng và chuyển động.

Những bậc thiền sư Phật giáo thuở xưa, dù không được biết đến những khám phá của khoa vật lư, cũng đă hiểu được tính chất hoàn toàn vô thường của vạn vật. Không có vật nào có thể trụ trong một khoảng khắc nào. Từng giây từng phút lại có một thế giới mới.

Tại sao thế giới vật chất lại như vậy? Bởi v́ có như thế th́ mới chứng nghiệm được nó. Đó là một kinh nghiệm của tâm. Tâm là nguồn gốc của thế giới này. Nhưng tâm này không phải là tâm b́nh thường của con người, cái tâm chỉ tạo ra sự vật rồi gắn nhăn hiệu lên trên như “cuốn sách này”, “bông hồng”, “mùi thơm,” v.v... Không thể chối căi rằng những vật này đều có thật. Tuy nhiên nếu nghĩ rằng Thực Tế chỉ là như vậy th́ thật là sai lầm. Những vật này chỉ là khái niệm của con người về Thực Tại.

 

Từ bao nhiêu ngàn năm con người vẫn chỉ đi t́m một lối sống để tránh được phiền năo. Cho nên họ mới đặt ra bao nhiêu là triết lư, tôn giáo, giả thuyết chính trị, v.v... Tuy vậy con người vẫn u mê, vẫn đau khổ. Thế nghĩa là thế nào?

C̣n đi t́m một cơi thanh tịnh, một triết lư hay ǵ đi nữa và c̣n tin tưởng rằng có thể t́m được cái ǵ ở ngoài đó th́ c̣n thất vọng. Làm ǵ có chuyện đó. C̣n nghĩ thế th́ c̣n quá non nớt, ngây thơ hoặc trở nên tàn nhẫn, cộc cằn và yếm thế.

Người ta quên mất rằng sở dĩ đi đến t́nh trạng này là v́ họ cứ suy nghĩ. C̣n bám víu vào cái ǵ th́ trong tâm c̣n nghi hoặc và tuyệt vọng. Sở dĩ tuyệt vọng là v́ trước hết cứ tin chắc vào khái niệm rằng có một giải đáp, một triết lư hay một vật hoàn hảo nào có thể giải quyết được hết. Nhưng v́ không có nên người ta phản ứng như thể đời người vô nghĩa.

C̣n bị lạc trong nơi chốn này th́ chẳng thể nào vấn đề nan giải này của con người được giải quyết. Hoặc phải chấp nhận rằng con người sống trong một thế giới vô nghĩa, hoặc phải từ bỏ trí năng để sống trong một thiên đàng giả tạo. Cả hai lối đều là địa ngục. C̣n lối nào khác nữa không?

Đối với Bách Trượng, con người phải khổ v́ họ tin vào khái niệm thực chất, nghĩa là họ tin rằng những vật họ thấy, nghe, ngửi, nếm, sờ mó, và nghĩ đến đều có thật, chắc chắn và bền bỉ. Nhưng sự tỉnh giác thuần túy không đối tượng cho người ta thấy một Thực Tại khác hẳn.

Bách Trượng không chỉ nói về liều thuốc bất tử một cách bóng bảy và văn hoa mà c̣n nói đến sự tỉnh giác rằng không có vật ǵ chết đi và cũng không có vật ǵ được sinh ra bao giờ.

Nh́n ra sự kiện này th́ sẽ kinh nghiệm thế giới một cách khác hẳn. Mọi phiền năo như hoang mang, đau khổ, ham muốn, ưa, ghét, sợ chết sẽ chấm dứt v́ người ta sẽ không t́m vật ǵ ở bên ngoài để thỏa măn họ nữa. Không có bên ngoài mà cũng chẳng có bên trong. Trong ngoài kết thành một khối.

 

Có nhiều lối xem xét liều thuốc bất tử này – cái ư thức rằng không có sự vật nào chết, nhưng hăy thử lấy hai thí dụ sau đây. Thí dụ thứ nhất về Long Thọ khi ông nói rằng không có vật ǵ vô thường. Mới nghe thấy lạ và có vẻ mâu thuẫn với giáo lư Phật v́ một trong những điểm then chốt của Phật pháp là tính cách vô thường. Vậy mà Long Thọ lại nói rằng muốn hiểu cho tường tận ư nghĩa của sự vô thường th́ không một vật ǵ vô thường.

Thế nghĩa là sao? Đối với Long Thọ, tin rằng vạn vật đều vô thường là mâu thuẫn. Trước hết, người ta cho rằng có những vật riêng rẽ và trường tồn (nghĩa là những vật tuyệt đối); sau đó họ cho rằng chúng vô thường (nghĩa là tương đối). Nhưng người ta không thấy rằng họ vẫn bám víu vào khái niệm thực chất, mà chưa hiểu tính chất hoàn toàn của sự biến đổi, của sự vô ngă.

Long Thọ nói rất rơ rằng tính chất vô thường hoàn toàn và tuyệt đối. Thế giới không gồm những vật luôn luôn biến chuyển mà chỉ có biến chuyển. Không có vật nào hiện ra rồi biến đi trong ḍng biến chuyển đó mà chỉ có ḍng biến chuyển.

Bồ Đề Đạt Ma, tổ thứ nhất của ḍng thiền Trung Hoa, có một lối nh́n khác. Bàn về giới luật Phật giáo tránh giết sinh vật, ông nói “ Không có khái niệm, tức là giới không giết sinh vật.” Nói một cách khác, có quan niệm rằng một vật có thể chết đi tức là tin rằng có những thực thể tồn tại măi măi sinh rồi diệt.

Không thể phủ nhận rằng có những h́nh tướng sinh rồi diệt. Nhưng cho rằng có những vật trường tồn và chúng sinh rồi diệt th́ thật là tự lừa dối.

Khi Đức Phật nói rằng những kẻ mê lầm sống như những người đă chết rồi có nghĩa là c̣n tin rằng những h́nh tướng sinh rồi diệt có thể tồn tại măi th́ c̣n sống trong hoang mang sợ hăi và c̣n cho rằng cuộc đời vô nghĩa. Gánh nặng này mà con người phải mang đều do khả năng trừu tượng hóa những kinh nghiệm trực tiếp của họ thành sự vật và tư tưởng. Họ bị lôi cuốn vào trong ảo tưởng này rồi run sợ rằng ḿnh sẽ phải chết, rằng tất cả phải tan biến đi và tệ hơn cả rằng họ thật sự chẳng hiểu ǵ cả. Cho nên họ bỏ mất cơ hội nh́n thấy chỉ như thế này, tức là Thực Tại sống động. Theo lời Đức Phật, họ coi như “đă chết rồi.”

 

Một h́nh ảnh khác trong kinh sách Phật được dùng để biểu lộ sự tỉnh giác không đối tượng gọi là Cá Vàng. Đấy không phải là h́nh ảnh điển h́nh của một điều ǵ có thể nắm giữ được. Thật vậy, thuật ngữ này được dùng để chỉ vật ǵ mà người ta không thể tưởng tượng được.

Người ta không biết nó là cái ǵ v́ nó không là vật ǵ đặc biệt. Cũng không phải là cái ǵ gọi tên được, chứ đừng nói đến có liên lạc với được. Tuy nhiên nó lại khiến người ta măn nguyện.

Nhưng v́ nó không ở đâu cả nên chẳng thể nào t́m được. Cho nên chỉ cần thả luới xuống là đủ.

 

40

 

Cột Băng Tạo Thành Trong Lửa

 

Thiền sư Đạo Nguyên nói, “Thực Tại là ǵ? Là một cột băng được cấu tạo trong lửa.”

Nghe thật vô lư nhưng Thực Tại là thế. Con người sống như thế mỗi ngày.

Ở đây Đạo Nguyên không chỉ dùng một ẩn dụ thi vị mà c̣n chỉ thẳng vào kinh nghiệm thực tế của giây phút này. Thực Tại phát hiện như thế trong đời người, từng giây từng phút một, như cột băng tạo thành trong lửa.

Chẳng hạn, hăy xét kư ức con người. Khi hỏi phần nào của kinh nghiệm tâm trí tồn tại lâu nhất th́ người ta thường đáp là kỷ niệm. Nhưng có mấy khi mà kỷ niệm được nhớ một cách trung thực. Chúng hợp với nhiều tư tưởng và vật khác rồi cũng biến đổi theo thời gian. V́ thế người ta có thể gợi lại nhiều kỷ niệm rất rơ ràng nhưng lại sai hoàn toàn hay từng phần. Ngay cả những kỷ niệm chung cũng không chắc ǵ là trung thực.

Kỷ niệm như những cột băng tạo ra trong ngọn lửa của những tư tưởng. Chúng có vẻ chắc chắn và lâu dài dù người ta có thay đổi tâm trạng hay chồng chất thêm kinh nghiệm và khái niệm. Họ mang chúng theo qua bao năm tháng mà không biết rằng có nhiều phần đă rơi rụng và được thay thế bằng nhiều phần khác.

Kỷ niệm chỉ là một phương tiện con người dùng để sắp xếp thế giới cho gọn gàng trong tâm họ. Trông chúng có vẻ chắc chắn, có thật, riêng rẽ, không thay đổi và trường cửu, nhưng chúng cũng biến đổi như mọi h́nh tướng khác.

Sự thật là không có sự vật nào đứng bất động. Vạn vật lưu chuyển. Kỷ niệm và t́nh cảm cũng thế, cũng như mọi khía cạnh khác của tâm.

Thế nhưng người ta vẫn tiếp tục nghĩ rằng người này đặc biệt như thế này, xấu hay tốt, buồn hay vui rộng lượng hay keo kiệt, thân thiện hay lạnh nhạt. Dù người này đă thay đổi nhưng người ta không thấy bởi v́ những đối tượng của tâm trở thành như những cột băng – cứng nhắc và không lay chuyển – và họ chỉ chú trọng đến chúng mà bỏ quên Thực Tại.

Thoạt tiên, con người đóng băng cuộc đời của họ và của những người chung quanh như vậy, rồi lưu truyền những kỷ niệm này hết thế hệ này qua thế hệ sau. Cứ như thế họ đưa biết bao kẻ vô tội vào ṿng điên dại của họ.

Ở nhiều nơi trên thế giới, người ta truyền những mối thù dai dẳng cả mấy trăm năm. Dù những người ngày nay c̣n sống không biết v́ lư do ǵ chiến tranh khởi sự, họ cứ sửa đổi kỷ niệm để giải thích và tiếp tục cuộc chiến. Cứ như thế mà người ta kéo dài bạo động, phiền năo, đau khổ không những cho riêng ḿnh mà c̣n cho cả những thế hệ sau.

Lịch sử chiến tranh của nhân loại là gia tài của tư tưởng và tín ngưỡng. Tâm người đă tạo ra chúng tưởng chừng như những tư tưởng, tín ngưỡng và kỷ niệm có thật và cần phải hành động theo. Thật ra họ nên quên đi những điều họ nghĩ, tin tưởng, nhớ lại hay tưởng tượng mà nh́n thẳng vào kinh nghiệm trực tiếp. Chỉ có thế họ mới thoát khỏi mê lầm.

 

Con người không những chỉ tạo cột băng từ những kỷ niệm mà c̣n từ những tư tưởng, cảm giác và mọi vật xuất hiện trong tâm.

Hăy lấy thí dụ một xoáy nước. Người ta có thể quan sát, ca tụng và bàn tán về nó nhưng ít khi họ biết rằng cái mà họ gọi là “xoáy nước” không phải là một vật ǵ nhất định. Cái xoáy nước trong hồ hay sông không giữ nguyên một h́nh dạng. Nó trở nên nông dần và những phân tử nước biến đổi liên tục. Không lúc nào có thể t́m được hai h́nh dạng của xoáy nước giống hệt nhau. Tuy vậy người ta vẫn coi xoáy nước là một vật, một cột băng tạo thành trong lửa.

Dù tâm người nghĩ sự vật vô thường, họ vẫn tưởng tượng đến những vật cố định, thường hằng. V́ cứ bám vào quan niệm này nên họ không nhận ra rằng thật sự không có sự vật nào cả. Họ cứ sống trong tin tưởng rằng có cột băng tạo thành trong lửa.

Thế ngọn lửa này là ǵ?

Lửa này là tâm, là sự chuyển động không ngừng, là ḍng lưu chuyển, là biến chuyển. Nhưng v́ tất cả đều vận chuyển nên tâm họat động mà như thể không có ǵ chuyển động.

Cứ xét thật kỹ th́ sẽ thấy rằng tất cả đều như xoáy nước, nghĩa là không có sự vật nào cả mà chỉ có sự biến chuyển. Nếu người ta gia tăng vận tốc th́ qua nhiều triệu năm ngay cả một tảng đá cũng có thể sinh và diệt như một xoáy nước.

Có một điểm vi diệu hơn nữa cần được nêu lên. Chỉ v́ quy ước nên những tiếng xoáy nước và đá được dùng nhưng thật ra chỉ có sự biến đổi, chỉ có lửa. Không có vật rắn chắc và thường hằng nào là “đá” hay “xoáy nước” đang biến đổi cả. Thật ra không có vật đặc biệt nào là đá, xoáy nước, bạn hay tôi.

Người ta tưởng rằng những cột băng cứng gịn tạo trong tâm người – những cột băng như mèo, đá, xoáy nước, và “tôi” – là những thực tại riêng rẽ và bền bỉ rồi chỉ chú tâm vào chúng thôi mà quên mất ngọn lửa, tức là tâm của họ, và cũng quên ngay cả rằng băng cũng là lửa thuần túy.

 

 

 

41

 

Chỉ Có Tâm

 

Ngày nay, người ta bàn căi rất nhiều đến ư thức, nhưng thật ra họ bàn căi nhiều về vật chất, nghĩa là về bộ óc, giây thần kinh, diện tiếp hợp thần kinh (synapsis), v.v... hơn là về ư thức. Điều này có hơi kỳ lạ v́ đă là người ai cũng quen thuộc với ư thức v́ lúc nào nó cũng ở sát một bên. Cứ lúc nào chú ư đến th́ thấy nó ngay. Thế mà người ta vẫn cho là ư thức bí hiểm và khó hiểu.

Thật ra người ta cũng rối rắm về vật chất chẳng kém ǵ về ư thức. Phần nhiều, vật chất được coi là nền móng của Thực Tại. Nhưng như thế là sai lầm. Có xét kỹ th́ mới thấy rằng vật chất mới trừu tượng chứ không phải tâm hay ư thức.

Vật chất được cấu tạo bằng nguyên tử. Nhưng c̣n nguyên tử th́ sao? Nh́n gần hơn th́ thấy có âm điện tử (electron), dương điện tử (proton) và trung điện tử (neutron). Tiến gần hơn nữa th́ khám phá ra rằng proton và neutron được tạo thành bởi những quark. Tất cả những phần tử này không thể được gọi là vật chất như người ta thường định nghĩa, tức là phải có những đặc tính vật lư như khối lượng, năng lượng, vị trí và động lượng. Điện tử và những hạt cơ bản trong nguyên tử (subatomic particles) khác đôi khi không có những đặc tính này.

Thí dụ, người ta không định được vị trí của một electron nếu không đi t́m nó. Điều này nghe không có vẻ lạ cho đến khi họ nhận thấy rằng một khi đă t́m thấy vị trí của electron rồi th́ lại không biết ǵ về động lượng của nó (nghĩa là tích của khối lượng, vận tốc và hướng). Cho nên họ lại đi t́m động lượng. Và khi họ t́m ra động lượng th́ lại mất đi vị trí hiện thời của nó.

Nói cách khác, một electron dường như không có những đặc tính tách rời khỏi ư thức của con người về những đặc tính đó. Rơ ràng là người ta không thường nghĩ về vật chất như vậy, nghĩa là như một vật có chất lượng và tách rời khỏi tâm.

Thật thế, mỗi lần đi khảo cứu xem vật chất được cấu tạo thế nào th́ đều thấy nó bị vướng mắc rối beng trong ư thức. Nhận xét này đă khiến nhà vật lư và thiên văn học Anh Quốc Sir Arthur Eddington viết như sau, “Vật lư học là môn học khảo cứu về cấu trúc của ư thức. Vạn vật trên thế gian đều do tâm tạo ra.”

Có nhiều thí dụ khác cho thấy tâm và vật chất ḥa hợp với nhau. Có cuộc thí nghiệm nổi tiếng về những electron được bắn vào một tấm màn có hai kẽ hở ở trên. Khi người ta không chú trọng đến việc nhận diện xem electron đi qua kẽ hở nào th́ trên bức màn thấy một loại mẫu gọi là mẫu sóng giao thoa. Nhưng khi người ta quan sát xem electron đi qua kẽ hở nào th́ mẫu trên bức màn thay đổi hoàn toàn để trở thành một mẫu nhiễu xạ. Chỉ có ư thức xem electron đi qua kẽ hở nào mà thay đổi hẳn kết quả cuộc thí nghiệm.

Vấn đề của con người đối với vật chất khác với ư thức ở điểm là khác với ư thức, họ không thể trực tiếp chứng nghiệm được vật chất mà phải đi qua tâm. Người ta chứng nghiệm một cách trực tiếp và tức th́ cái như thế này – đó chỉ là một kinh nghiệm của tâm, không phải là một kinh nghiệm vật chất.

Nói tóm lại, không thể nào có thực tại vật chất tách rời khỏi ư thức. Tuy nhiên, chưa rơ rằng có cần phải có vật chất không mới chứng nghiệm được ư thức.

 

Nh́n vào thế giới vật chất th́ người ta chỉ thấy vô số vật thể riêng rẽ, rơ ràng khác biệt nhau và khác biệt với “tôi”, kẻ quan sát. Chúng cũng có vẻ như hiện hữu mặc con người có chứng nghiệm chúng hay không.

Thông thường người ta chỉ chú trọng đến những vật rơ ràng riêng biệt mà quên rằng tất cả những vật này ḥa hợp lại để tạo thành một bức tranh toàn diện.

Dưới cái nh́n này người ta tin tưởng hoàn toàn vào sự khách quan của thế giới “bên ngoài” và bỏ quên kinh nghiệm trực tiếp để chỉ chú trọng vào những đối tượng hấp dẫn ở trong cái thế giới có vẻ là ở ngoài đó. Cuối cùng th́ họ bác bỏ hẳn kinh nghiệm toàn diện để thiên vị những ǵ họ có thể “khách quan” đo lường.

Cứ như thế, người ta xử dụng rất nhiều dụng cụ để đo lường vô số vật thể ở thế giới bên ngoài với mục đích là để hiểu Thực Tại cho rành mạch hơn. Những vật này gồm có h́nh dạng, màu sắc, âm thanh, mùi vị và cả cảm xúc, cảm tưởng, con người, yêu, ghét, giận, hoang mang, đam mê, v.v...

Cái nh́n này về thế giới không phải là do người ta chứng nghiệm nó mà như họ tưởng họ chứng nghiệm nó. Nói cách khác, đó là thế giới như người ta khái niệm hóa nó chứ không phải như người ta nhận thức nó. Có thể hiểu kinh nghiệm này qua một cái nh́n khác.

Qua cách nh́n thứ hai, người ta để ư đến bức tranh toàn diện chứ không phải đến những thành phần rời rạc tạo ra nó. Thật ra không thấy có thành phần nào cả. Thế giới được nh́n thấy như một khối đồng nhất. Nhiều khi những kẻ có những kinh nghiệm xuất thần huyền bí đă nhầm lẫn cảm giác đồng nhất này với trạng thái giác ngộ.

Qua cách nh́n thứ nhất người ta thấy tính chất đa dạng và tương đối; qua cách thứ hai, họ thấy tính chất duy nhất hay toàn diện. Cách nh́n nào đúng?

Trong Thiền tông, người ta hiểu rằng nh́n theo hai lối trên đều sai lầm. Mặc dù cả hai cách nh́n đều cần thiết, chẳng cách nào cho thấy Thực Tại một cách trung thực.

Khó khăn với cách nh́n thứ nhất, tức là cách nh́n theo lẽ thường, là nó đưa đến hỗn loạn mà không dẫn đến Sự Thật. Trong những chương trước đă có rất nhiều thí dụ cho thấy cách nh́n này không cho người ta một bức tranh toàn diện.

Nhưng một nhầm lẫn nhiều người hành đạo, kể cả Phật tử, thường gập phải là tin rằng cách nh́n thứ hai, cách đồng nhất, cho người ta bức tranh trung thực về Thực Tại. Nhưng không đúng v́ cách nh́n này loại trừ cách nh́n thứ nhất mà người ta không thể nào phủ nhận. Thế giới cũng gồm có rất nhiều vật thể và tư tưởng.

Vấn đề với hai cách nh́n này là chúng loại nhau ra bởi v́ một khi nắm giữ một lối nào th́ bị vướng mắc trong tư tưởng khái niệm. Rồi bỏ qua kinh nghiệm trực tiếp trong lúc này. Kinh nghiệm này thật ra gồm cả hai cách nh́n một lúc. Người ta rơ ràng chứng nghiệm tính chất đa dạng và nếu xét cho kỹ th́ họ cũng chứng nghiệm tính chất đồng nhất. Điều cần thiết để hoàn tất bức tranh là nh́n thấy hai quan điểm hợp lại thành một.

Một bản văn cổ do thiền sư Thạch Đầu viết tựa là Tham Đồng Khế, “Sự ḥa nhập của khác biệt và đồng nhất”[3] đă chỉ thẳng vào vấn đề này. Trong bản văn đó có một hàng như sau, “Gập phải tính cách tuyệt đối cũng chưa phải là giác ngộ.”

Khi người ta mới nếm vị đồng nhất họ thường nghĩ đă chứng nghiệm được giác ngộ. Cảm giác này cần thiết nhưng chưa phải là giác ngộ chỉ v́ đồng nhất không giải thích được vô số vật thể mà con người gập phải trong từng khoảng khắc.

Thật sự nh́n thấy Thực Tại là chứng nghiệm cả hai cách nh́n cùng một lúc để có một cái nh́n mới, toàn diện, đầy đủ.

Giác ngộ là nh́n thấy rằng tính chất đa dạng (thế giới thường ngày của vật này và vật khác) và tính chất đồng nhất không phải hai, không thể chia chẻ thành hai.

 

Khi người ta tự khóa ḿnh trong cách nh́n thứ nhất, họ khó hiểu chứ đừng nói đến giải thích được ư thức. Bám víu lấy cách nh́n thứ hai cũng không hơn ǵ. Một khi không nắm lấy cả hai cách nh́n cùng một lúc th́ không thể hiểu được ư thức. Bởi v́ chính ư thức đă chia chẻ cái khối đồng nhất ra. Cả đa dạng và đồng nhất đều cần thiết. Chúng thật sự không mâu thuẫn hay loại trừ nhau ra.

 

Có một cách giúp con người nhận thức được khoảng khắc này rất trực tiếp, mới lạ, không tính toán, không thuộc quan niệm. Một khi thấy rơ rồi người ta sẽ không dựa hoàn toàn vào những ǵ tâm tạo ra nữa – những mô h́nh Thực Tại, những tư tưởng và tin tưởng. Không những họ sẽ thấy hai cách nh́n hợp nhất lại mà c̣n thấy thật ra từ bao giờ cũng chỉ có một cách nh́n. Nh́n được thế th́ nhận thức ngay được rằng đời người và thế gian có bề sâu, một điều mà từ trước đến nay họ không chú ư đến. Con người phải đau khổ là v́ không thấy được điều này. Vậy mà cái ǵ có thể giải thoát họ lại luôn luôn ở ngay trước mắt họ.

 

 

42

 

Thời Gian Và Hiện Tại

 

Ta, trái đất lớn rộng, và mọi chúng sinh

hoàn tất đường đạo cùng một lúc.

Đức Phật

 

Thời gian là ảo tưởng, một ảo tưởng kéo dài.

-

Albert Einstein

 

Làm thế nào mà Đức Phật lại giác ngộ cùng một lúc với mọi chúng sinh? Biến cố này đă chẳng diễn ra từ lâu lắm rồi sao? Nếu nó đă xảy ra rồi th́ bây giờ nó ở đâu? Và “mọi chúng sinh” tất phải bao gồm mọi người chứ?

Trong kinh sách Phật giáo, có nhiều đoạn nói đến sự vắng bóng của thời gian trong những vật, những quan hệ và những sự kiện. Một thí dụ cổ xưa là khi Long Thọ chỉ cho thấy rằng không thể quan niệm thời gian như một thực thể. Trong cuốn Căn bản về trung đạo[4], ông nói rằng thời gian chỉ có thể chứng nghiệm như một tập hợp những mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau. Trong bài tiểu luận “Là thời gian”[5], Đạo Nguyên cũng đưa ra cái nh́n tương tự. Tăng Xán, tổ thứ ba của ḍng thiền Trung Hoa, kết thúc bài thơ “Tín Tâm Minh”[6] bằng câu “nói không hết bởi v́ đường đạo không phải hôm qua, hôm nay hay ngày mai.” Trong cổ văn “Tham Đồng Khế”, thiền sư Thạch Đầu bắt đầu bằng câu, “Tâm được truyền từ tây sang đông.” Một sự kiện như vậy tất nhiên phải xảy ra ngoài khái niệm thời gian.

Tuy nhiên, thông thường con người vẫn nh́n thế giới và kinh nghiệm của họ trong đó theo đường thẳng, cứ như sự việc được xâu thành chuỗi trên một đường thẳng từ quá khứ qua hiện tại đến tương lai. Một sự việc xảy ra bây giờ có ảnh hưởng đến mai sau. Con người nghĩ rằng sự việc xảy ra theo tiến tŕnh trên.

Quan điểm nào theo kịp tiến bộ của khoa học ngày nay hơn? Quan điểm nào phản ảnh thực trạng của thế giới một cách trung thực hơn?

Gần đây, có một số nhà vật lư học lại quan tâm đến một cách khái niệm hóa đặc biệt thời gian và không gian. Phương pháp này đă có từ những thập niên 1940. Một mô h́nh của quan điểm này thu hẹp ba chiều không gian lại chỉ c̣n hai và phóng thời gian vào chiều thứ ba.

Theo sơ đồ này, người ta nh́n cái được gọi là “bây giờ” – nghĩa là sự xếp đặt của mọi vật và sự kiện – hiện hữu trên một mặt phẳng có hai chiều. Dĩ nhiên, mặt phẳng này, tức là khoảng khắc hiện thời, không ở bất động một chỗ. Nó nhô lên qua chiều thứ ba (thời gian), giống sàn một cái thang máy. Có khác ở đây là thay v́ nhô lên qua không gian th́ nó nhô lên qua thời gian. Trong cái mẫu này, ở bất cứ lúc nào quá khứ là tất cả những ǵ ở bên dưới sàn thang máy; c̣n tương lai là tất cả những ǵ sắp gập khi sàn thang máy đi lên.

Qua lối nh́n này, người ta có thể h́nh dung thời gian và không gian như một khối ba chiều và mỗi thực thể như một điểm (hay tập hợp điểm) trong mặt phẳng đó. Cuộc đời của bạn có thể biểu tượng bằng một đường thẳng xuyên qua khối đó khi bạn đi thang máy qua thời gian.

Một vài nhà vật lư học cũng coi đó như một lối giải thích ư thức. Như nhà vật lư học và toán học Herman Weyl đă mô tả, “Thế giới khách quan chỉ hiện hữu chứ không xảy ra. Chỉ qua cái nh́n của ư thức và ḅ lên trên đường thẳng của cơ thể tôi, một phần của thế giới này mới sống dậy trong một h́nh ảnh thoáng qua và thay đổi liên tục với thời gian.”

Nhưng tại sao lại phải coi thời gian là chuyển động?

Khi lập sơ đồ trên, và xem xét những hiện tượng thuộc thời gian nói chung, dĩ nhiên các nhà vật lư học vẫn tiếp tục cho rằng thời gian là một chuyển động từ quá khứ đến hiện tại và tương lai. Nhưng duy tŕ quan điểm đó tạo ra vài vấn đề. Chẳng hạn, họ đă khám phá ra rằng có một vài sự kiện lượng tử dường như đi thang máy xuống thay v́ lên.

Nói rơ rệt th́ khoa học đă t́m thấy một hạt gọi là “positron”. Nó không phải là một hạt có tính chất lư thuyết hay giả thuyết mà là một hạt có thật xuất hiện trong một số thí nghiệm lượng tử. Một hạt positron có thể coi như một electron có đỉện dương (nhưng electron lại có điện âm) hay một electron đi ngược ḍng thời gian. Quan điểm thứ hai này đă giúp các nhà vật lư học giải quyết được một số vấn đề đă làm họ bí từ trước đến nay.

Dĩ nhiên, giải pháp giản dị nhất là bỏ qua cái lư lẽ có vẻ vô lư rằng có những thực thể đi ngược thời gian bởi v́ như thế th́ theo toán học những thực thể này cũng có thể tiến về “phía trước” thời gian. Thật ra đă có nhiều nhà vật lư học đă thí nghiệm điều này. Vấn đề là khi họ bắt đầu h́nh dung các positron như là các electron đi từ tương lai vào hiện tại về quá khứ th́ bức tranh toàn diện của thế giới bỗng trở nên quá đơn giản. Với các nhà vật lư học th́ sự đơn giản này là một khích lệ lớn lao để khảo sát vấn đề một cách đứng đắn hơn. Hơn nữa, nhờ nh́n lại sự việc tạm thời trong quá khứ như vậy, họ khám phá ra rằng có thể khái niệm hóa nhiều hiện tượng lượng tử mà trước đây họ không giải thích được.

Nhưng thừa nhận sơ đồ trên cũng đưa người ta đến nhiều điều khó xử khác. Chẳng hạn, thế có nghĩa là vũ trụ không có kích thước hay thời gian, là người ta có toàn thể Thực Tại – tất cả thời gian, tất cả không gian – cùng một lúc.

Nói cách khác, không có ǵ – không phải thân thể con người, không phải ư thức, không phải các positron - đi thang máy lên hay xuống dọc theo đường thời gian mà kẻ vạch. Thật ra cũng không có đường thời gian nào cả. Tất cả chỉ là ảo tưởng và chính là nguyên nhân khiến con người hoang mang về thời gian.

 

Nói thật giản dị, các nhà vật lư học bắt đầu đưa ra giả thuyết như sau. Chẳng hạn, khi một hạt electron trong pḥng bếp của nhà bạn rung động, nó ném ra một tín hiệu di chuyển qua toàn thể không gian và thời gian với vận tốc của ánh sáng. Khi một hạt electron khác nhận được tín hiệu này, nó liền đồng t́nh rung động và gửi trở lại một tín hiệu cho hạt electron đầu trong bếp. Mỗi electron nhận được tin này từ các hạt khác ở khắp mọi nơi, đúng là từ mọi vật trong toàn thể thời gian và không gian mà nó muốn tiếp xúc với. Kết quả của quá tŕnh này là mỗi hạt electron đều biết rơ địa vị và tầm quan trọng của nó trong vũ trụ.

Hăy xem xét kỹ hiện tượng này. Chẳng hạn người ta kích động một hạt electron trên trang giấy này (hăy gọi nó là electron truyền tín hiệu). Nó truyền một tín hiệu (nghĩa là nó phát ra một photon chuyển động theo thể sóng) vào vũ trụ với vận tốc của ánh sáng. Có thể nó không đi xa hơn bề ngang tờ giấy này, hoặc có thể nó đi tới giải ngân hà Andromeda ở cách đây hai triệu năm ánh sáng. Nhưng hạt electron đi gần hay xa tới đâu không thành vấn đề bởi v́ sớm muộn ǵ photon của nó cũng bị một electron khác hấp thu (hăy gọi nó là electron đáp lại). Hạt electron đó rung động đáp lại và gửi trở lại một tín hiệu cho electron truyền tín hiệu trên trang giấy này.

Theo quan điểm thông thường, nếu tín hiệu đi tới Andromeda ở cách đây hai triệu năm ánh sáng th́ phải mất bốn triệu năm th́ tín hiệu mới tới electron gửi tín hiệu trên trang giấy này.

Nhưng dường như (có nhiều thí nghiệm đă chứng nhận điều này) electron truyền tín hiệu nhận được tín hiệu của electron đáp lại cùng lúc electron này gửi đi. Thay v́ tín hiệu phải mất bốn triệu năm ánh sáng để tới Andromeda và trở về, tất cả sự việc xảy ra cùng một lúc.

Nói cách khác, tất cả sự việc xảy ra trong lúc này, ngoài thời gian. Bây giờ, thay v́ trong thời gian.

Một vài nhà vật lư giải thích hiện tượng này như sau. Khi điện tử đáp lại nhận được tín hiệu, nó gửi trả tín hiệu ngược ḍng thời gian. Bởi v́ thời gian gửi trả lại tín hiệu bằng thời gian gửi đi, cả sự việc được hoàn tất cùng lúc nó khởi sự. Các nhà vật lư học có những dữ kiện thí nghiệm chứng minh lối giải thích này.

Hơn nữa, nếu xét sự kiện này từ phương diện của các tín hiệu, th́ không có khoảng thời gian nào trôi qua trong suốt cuộc hành tŕnh dài bốn triệu năm ánh sáng. Einstein có nói rằng nếu con người có thể theo được vận tốc ánh sáng th́ thời gian sẽ chậm lại v́ tốc lực sẽ gia tăng cho đến khi cuối cùng, ở vận tốc ánh sáng, thời gian sẽ không trôi qua nữa. Theo quan điểm của người di chuyển theo vận tốc ánh sáng th́ họ cảm thấy như tất cả không gian đi qua cùng một lúc, bất luận cuộc hành tŕnh dài hay ngắn.

Thế nên, trên phương diện một photon đi tới Andromeda, th́ cuộc hành tŕnh không tốn thời gian nào cả, nghĩa là đối với photon đó Andromeda ở ngay tại đây, bởi v́ không mất thời gian nào để đến đó. Sự kiện thông điệp ở đây và đó cùng một lúc khiến “đây” và “đó” không khác biệt ǵ nhau.

Điều này cũng đúng cho bất cứ hai “vị trí” nào trong vũ trụ, nghĩa là vũ trụ không có kích thước hay thời gian bên trong nào cả.

 

Đối với tâm người b́nh thường, vũ trụ bao la khó tả và cổ xưa đến không tưởng tượng nổi. Nhưng đối với người đă giác ngộ, th́ không cần phải cố gắng định tính chất (hay định lượng) một Thực Tại khách quan bằng những phương pháp như vậy.

Hoàng Bá, một thiền sư Trung Hoa nổi tiếng ở thế kỷ thứ 9, nói, “Nó không có khởi đầu, chưa hề được sinh ra, và không thể bị hủy diệt. Không thể nói là nó trẻ hay già. Nó không dài hay ngắn, to hay nhỏ, bởi v́ nó ở bên ngoài mọi giới hạn, đo lường, tên, vết tích, và so sánh.”

Vũ trụ, nh́n dưới mắt người đă giác ngộ, không có kích thước hay tuổi tác. Tất cả có cái ǵ th́ đều ở đây bây giờ.

Tuy vậy, trong cái ở đâybây giờ này, dường như cũng có chiều thời gian và không gian. Vậy, làm sao mà có như vậy?

Vẫn có thời gian và không gian v́ có ư thức.

Con người chỉ thấy vũ trụ bao la và bền bỉ trong khái niệm của họ. Nhưng trong thực tế, nghĩa là khi họ thật sự nhận thức thay v́ tưởng tượng, th́ chỉ có ở đây bây giờ.

Kinh nghiệm của con người bao giờ cũng ở trong hiện tại. Thật vậy, họ không thể sống trong tương lai hay quá khứ, mà chỉ có thể sống trong khoảng khắc vô thời gian rất ngắn này gọi là bây giờ.

Con người cũng không thể ở đâu khác hơn là ở đây. Ở đây họ tưởng tượng đến “ở đó”, nhưng thật sự họ không đến đó được. Dù có đi đâu th́ vẫn không thể rời đây được.

Cái mà con người chứng nghiệm là thời gian và không gian là kết quả của tâm. Ư thức tạo ra chúng. Thật vậy, ư thức là như thế, là sự chia chẻ của cái khối nguyên vẹn này, vượt lên trên thời gian và không gian mà vào hẳn thời gian và không gian, nghĩa là vào ở đây và ở đó, bấy giờ và bây giờ.

Với người đă giác ngộ th́ cái khối vô tận, vô thời gian, vô không gian có thật. Họ thấy cái khối đó, một khi tách rời khỏi tâm, không có chiều nào cả.

 

43

 

Giác Ngộ

 

Nếu cứ bàn căi về giác ngộ măi th́ người ta sẽ có ư tưởng rằng đó là một trạng thái tinh thần đặc biệt phải đeo đuổi với bất cứ giá nào. Rồi lại rơi vào t́nh trạng khao khát, tin tưởng rằng nó sẽ cung cấp cho họ một điều kỳ diệu: sự sáng suốt, hạnh phúc, trạng thái xuất thần, giải thoát khỏi phiền năo.

Nhưng giác ngộ không phải như vậy chút nào. Những tiếng hạnh phúc và trạng thái xuất thần không áp dụng được ở đây mà chỉ dùng cho những kinh nghiệm b́nh thường. Giác ngộ không thuộc về loại đó.

Đề cao giác ngộ chỉ là một h́nh thức ảo tưởng khác. Tuy vậy, nó đă là một cái bẫy mà nhiều thiền giả đă rơi vào một cách dễ dàng. Nghĩ đến giác ngộ th́ người ta dễ bị kích động nhưng như thế là sai lầm. Thà không có tư tưởng nào về giác ngộ th́ hơn.

Thật vậy, nghĩ đến giác ngộ giống như nhớ lại một cảm giác ḿnh vẫn có nhưng đă quên từ lâu rồi.

V́ vậy nên các thầy theo Thiền tông Tào Động tránh đề cao giác ngộ. Nhưng làm thế th́ lại phạm phải lỗi ngược lại. Vấn đề ít khi được nêu lên hoặc giác ngộ được coi như một đề tài cấm kỵ. Nếu có nói đến th́ cũng chỉ nói nhỏ thôi. Thành ra lại tạo nên một không khí khó chịu.

Tất cả những sự việc trên đưa đến một t́nh trạng hoang mang vô ích, khiến người ta có một cảm giác hoàn toàn sai lạc, cho rằng giác ngộ bí hiểm, mơ hồ, và khó nếu không muốn nói là không thể thực hiện được.

Bức tranh đó có ǵ sai? Tất cả rối loạn, khó khăn và hiểu lầm từ đâu mà ra? Tại sao lại có vấn đề ở đây? Tại sao chủ đề giác ngộ không được vạch rơ và hiểu rành mạch như mọi vấn đề khác?

 

Ít khi người ta để ư rằng có cái ǵ không đúng trong những câu hỏi về giác ngộ. Những câu hỏi này tiêu biểu cho những hiểu lầm căn bản và thông thường phát xuất từ lối suy nghĩ nhị nguyên vụn vặt.

Trước hết, giác ngộ không phải là một trạng thái xuất thần hay hạnh phúc. Dĩ nhiên, có những lúc người ta say mê một trạng thái sáng suốt rất mạnh mẽ và có thật. Trong thiền tông, những giây phút này được gọi là kensho (một tiếng Nhật có nghĩa là kiến tánh). Những kinh nghiệm này có thể giúp bạn xét lại đời ḿnh, cho nó một hướng đi mới hay giúp bạn thực hành thiền hàng ngày. Nhưng chúng không thể gọi là dấu hiệu của giác ngộ.

Đôi khi những kinh nghiệm kiến tánh có đem theo những cảm giác xuất thần, nhưng có nhiều kinh nghiệm khác như yêu thương một người nào hay nghe âm nhạc cũng cho cảm giác này. Có người c̣n nói rằng sau những giây phút xuất thần th́ vẫn phải đi giặt quần áo bẩn. Điều này thật không đúng với giác ngộ.

Bởi v́ không có “hậu giác ngộ”. Giác ngộ ở trên mọi tư tưởng thời gian. Nếu có khái niệm thời gian nào về giác ngộ th́ đều từ kiến thức nhị nguyên mà ra.

Đức Phật là người quen thuộc với những trạng thái xuất thần và an lạc. Ngài nói chúng không phải là giác ngộ. Chính v́, giống như mọi điều mà người ta có thể gọi tên, mô tả hay khái niệm hóa, chúng không bền bỉ. Cuối cùng th́ người ta cũng phải trở về thế gian, và lúc đó th́ phải đối diện một đống quần áo bẩn. Đó là trạng thái xuất thần thật đấy nhưng không phải là giác ngộ.

Có một điều khác nữa t́m thấy trong giác ngộ mà không t́m thấy trong xuất thần. Đó là cuối cùng bạn nhận thức được rằng không hề có “bạn” nào giác ngộ bao giờ cả. Thế nên tất cả những ǵ liên quan đến tỉnh thức hoàn toàn khác hẳn với trạng thái an lạc.

Nếu có điều ǵ bạn gọi tên được, chỉ được th́ không phải là giác ngộ; nó tầm thường. Nó không phải là giải thoát, là giác ngộ.

Tắc thứ hai muơi bảy trong bản Bích Nham Lục[7] rọi chút ánh sáng trên vấn đề này. Một đệ tử hỏi thiền sư Vân Môn, “Khi cây tàn úa và lá rụng, th́ rồi sao?” Vân Môn đáp, “Nh́n thấy rơ thể xác trong gió thu.”

Vân Môn chỉ cho thấy rằng mỗi khi người ta nghĩ là ḿnh có cái ǵ và nh́n cho kỹ th́ thấy nó tàn úa rồi chết. Bất cứ họ muốn tạc cái ǵ và để trước mặt – thanh danh, nghề nghiệp và kinh nghiệm, cả cuộc đời họ, ngay cả giáo lư Phật – th́ chúng cũng sẽ héo tàn và qua đi. Không nên tự lừa dối là hoàn cảnh không như vậy.

Nhưng người ta chỉ buồn và tuyệt vọng nếu họ bám víu vào quan điểm rằng trước tiên họ có cái ǵ chắc chắn và bền bỉ.

Sau khi thiền nhiều năm, người ta có khi tự hỏi, “Để làm ǵ? Thiền như thế th́ ích lợi ǵ cho bản thân ta, cho thế giới?” Như thế th́ chỉ là làm tồn tại và đề cao măi một bản ngă không có thật.

Có nh́n kỹ th́ thấy ngay rằng không có ǵ đặc biệt tồn tại, ngay bây giờ hay bao giờ. Không thể được.

Có hiểu được thành ngữ “không có ǵ đặc biệt” th́ mới không hoang mang về vấn đề giác ngộ, th́ mới không cảm thấy chán nản khi nghe những lời sâu sắc của Vân Môn.

C̣n có bất cứ cái ǵ, kể cả cảm giác về cái tôi, th́ nó cũng sẽ biến đi. Nh́n được thế th́ được giải thoát tức th́.

Bạn đă thật sự có hay làm chủ cái ǵ chưa? Cái ǵ vậy?

Đối với người đă giác ngộ, cuộc đời không phải là vấn đề có.

 

Thiên Quế, một thiền sư Nhật Bản ở thế kỷ 18 thuộc Thiền tồng Tào Động, bàn luận về cái cây của Vân Môn như thế này: “Cây héo úa và chết vào mùa nào? Ăn uống vào giờ nào?”

Nói cách khác, bây giờ là mùa nào và giờ nào? Nh́n cho kỹ th́ không thấy cái ǵ bất động. Không có ǵ tĩnh trong kinh nghiệm hiện thời. Tất cả đều lưu chuyển. Không có thời điểm nào trong không gian và thời gian mà người ta có thể trói buộc được hay nhận diện được rơ ràng. Chỉ có bây giờ.

Lúc nào cũng chỉ có bây giờ. Không thể nào ra khỏi bây giờ. bây giờ không phải là một thời điểm đặc biệt nào.

Tất cả những ǵ con người có, bám víu vào và cho là có thật, nhất là chính họ, cũng đều không có ǵ đặc biệt.

Thông thường người ta nghĩ chỉ có một “tôi” thôi và “tôi” này tồn tại ít nhất cũng trong một thời gian. Nhưng trên thực tế, trong mỗi khoảng khắc là có một người mới. Tâm trạng biến đổi, tư tưởng thay đổi, những mối quan tâm thay đổi; những phân tử và nguyên tử tạo thành “thân xác tôi” cũng biến đổi. Không có người đặc biệt nào là “bạn.” Người ta cứ tưởng là có nhưng có nh́n kỹ th́ chẳng t́m thấy ai.

Hoàng Bá đă đề cập đến đề tài này khi ông nói rằng người đă giác ngộ bác bỏ điều họ nghĩ, chứ không phải điều họ nh́n thấy.

Người ta nghĩ có một người đặc biệt tồn tại ở đây rồi tự hỏi, “Người này có giác ngộ không?” hay là “Có bao giờ ta giác ngộ được không?” Nhưng không có người đặc biệt nào giác ngộ hay u mê cả. Hỏi như thế là sai lầm.

Khi thiền sinh hỏi thầy dạy rằng họ đă giác ngộ chưa th́ thầy thường không đáp là có hay không. Lư do là v́ nếu thầy đă tỉnh thức th́ biết nhận thức rằng không có ai giác ngộ cả. Cho nên trả lời là có hay không chỉ là phê chuẩn tiền đề rằng có một người đang được ám chỉ đến. Nhưng làm ǵ có ai.

Không có nghĩa là không có người nào giác ngộ. Có, nhưng họ tỉnh thức trong khoảng khắc này, chứ không phải là những thực thể thường hằng như người ta tưởng.

Cái mà người ta thấy xuất hiện giống như gió xoáy từ cánh bướm khi nó vỗ cánh. Phần lớn những xoáy tan biến đi hay được những cơn gió mạnh hấp thụ. Riêng “cái xoáy này” có vẻ lớn mạnh. Nó lấy năng lượng của các xoáy khác trong gió. Cuối cùng, nếu “nó” lớn đủ th́ người ta cho nó một cái tên như Cindy hay Bob. Một khi có cái tên rồi th́ nó có vẻ đặc biệt và bền bỉ hơn. Rồi tự nó có một sự sống.

Một cơn băo chuyển động. Nó thay đổi, lớn mạnh rồi tan đi. Nhưng thật ra, băo Bob hay Cindy là ǵ? Chẳng là ǵ đặc biệt cả. Trong mỗi lúc cái mà người ta gọi là Bob, Cindy, bạn hay tôi không là cái ǵ đặc biệt cả, nhưng lại có là nhờ năng lượng của toàn khối.

Con người cũng giống như những xoáy nước hay âm nhạc, băo hay cột băng. Một khi được tạo rồi, nghĩa là thành khái niệm rồi, th́ trở thành những vật đặc biệt. Nhưng trong từng lúc, tất cả đều lại mới.

Người ta thường tự hỏi về giác ngộ, muốn biết ai đă đạt được, đạt rồi th́ như thế nào, và không biết ḿnh có đạt được không. Thật ra nên hỏi câu này th́ tốt hơn: “Ai muốn biết?”

 

Người ta thường muốn nắm giữ được cái ǵ và nói, “Đây rồi. Đây là cái tôi muốn. Đây là cái tôi cần.” Nhưng tới một lúc nào, họ phải nhận thức từ đáy ḷng rằng vạn vật đều úa tàn rồi chết. Chúng không thỏa măn, không làm dịu được niềm đau trong tim.

Không có bí mật nào cho đến khi con người níu kéo. Nếu họ không gạt qua một bên kinh nghiệm trực tiếp mà chạy theo những ưa ghét riêng th́ họ sẽ nhận ra Thực Tại.

Lúc đó có đặt mắt vào đâu cũng nh́n thấy Thực Tại.

 

 

 

 

Kết

 

Thực Tại Không Như Bạn Tưởng

 

Bạn có nghĩ ǵ th́ cũng là ảo tưởng.

Dainin Katagiri

 

Sự nhận thức của một người giác ngộ cũng giống hệt sự nhận thức của bạn.

Thế nghĩa là bạn cũng tỉnh thức được. Chỉ cần nh́n thấy Thực Tại một cách trực tiếp. Muốn thế th́ chỉ cần vượt lên trên cái tâm tính toán, cái tâm suy tưởng, cái tâm giảng giải.

Con người hoang mang bối rối là v́ họ nghĩ nhiều quá. Không cần phải giải thích Thực Tại v́ có muốn cũng không giải thích được. Nó đă ở ngay đây rồi. Giải thích chỉ là để giảng nghĩa nó như thế nào. Nhưng thật là vô lư nếu người ta nghĩ rằng Thực Tại giống một cái ǵ. Thực Tại không giống ǵ cả. Thực Tại là Thực Tại, không thể hiểu được và cũng không cần phải hiểu. Người ta đă nh́n thấy nó rồi. Chỉ cần không t́m cách nắm giữ nó là được.

Có nắm giữ cái ǵ th́ hăy buông bỏ ngay ra. Hăy bước vào khoảng khắc này. Hăy trở về với chỉ như thế này. Cần phải cố gắng một chút nhưng cứ trở về với chỉ như thế này và hăy chỉ nh́n cái mà bạn đă bỏ quên từ quá lâu rồi.

(Trở lại trang đầu)

 


 



[1] “That It Will Never Come Again.”

[2]“The Song of the Jewel Mirror Awareness.”

[3] “The Merging of Difference and Unity.” Một thiên gồm hơn 200 chữ, do Thạch Đầu Hi Thiên trứ tác. Trong thiên thi ca này, Thạch Đầu ca ngợi trạng thái ngộ vượt lên tất cả các tính nhị nguyên. Tham Đồng Khế thường được đọc tụng trong các thiền viện của tông Tào Động. (theo Từ điển Thiền tông Hán - Việt của Đạo Uyển).

[4] Fundamentals of the Middle Way.

[5] “Being Time.”

[6] “Trusting the Heartmind.”

[7] The Blue Cliff Record.