Phật Học Lược Giải

của

Phước Quế Dương Đ́nh Khuê

 

Phần Thứ Ba

 

Đọc Sách

L'ENSEIGNEMENT DU BOUDDHA.
WALPOLA RAHULA

(Lời Dạy Bảo Của Đức Phật )

Lời Giới Thiệu.

Trong một bài tiểu luận trước, chúng tôi đă cố gắng t́m hiểu sơ qua tư tưởng Phật giáo Đại Thừa, thật là bao la, man mác, cắt nghĩa cả các hiện tượng và bản thể của Vũ Trụ và con người.

Chúng tôi lại vừa được may mắn đọc quyển "Lời dạy bảo của đức Phật", tác phẩm của đại sư La Hầu La, một tu sĩ Tích Lan, nơi đạo Phật vẫn c̣n thịnh vượng từ thời vua A Dục tới ngày nay, vẫn giữ được y nguyên truyền thống của đạo Phật nguyên thủy.

V́ thấy các truyền thống cổ thời ngày nay bị đem ra thách thức, nên đại sư muốn đem tinh thần và phương pháp của khoa học hiện đại vào giáo lư đạo Phật. Ngài ghi tên vào đại học Tích Lan, và đă đậu bằng Tiến Sĩ triết học với một luận án rất được khen ngợi về Lịch sử Phật giáo ở Tích Lan. Ngài lại sang Ấn Độ, được tiếp xúc với nhiều tín đồ Phật giáo Đại Thừa. Rồi Ngài sang Pháp, tới đại học Paris khảo cứu để viết một bài luận về Asanga (Vô Trứ Bồ Tát), nhà triết học trứ danh về Đại Thừa, đă sống ở miền Tây Bắc Ấn Độ trong thế kỷ thứ 4 dương lịch, và đă để lại nhiều tác phẩm nhưng nguyên văn đă thất lạc, chỉ c̣n giữ lại các bản dịch bằng tiếng Tây Tạng và Trung Hoa. Do đó, quyển sách này chúng tôi được hân hạnh lược dịch hầu quư đạo hữu, đượm một tinh thần nhân bản, duy lư, gần như khoa học. Và chúng tôi thấy rằng nếu chỉ tŕnh bầy tư tưởng Phật giáo Đại Thừa, mà bỏ qua tư tưởng Phật giáo Tiểu Thừa, th́ thật là một sự thiếu sót.

I. Thái Độ Trí Thức Của Phật Giáo

Trong số những giáo chủ tôn giáo, chỉ có đức Thích Ca Mâu Ni là người duy nhất không tự xưng là hóa thân của Thượng Đế, hoặc là người được Thượng Đế sai xuống thế để giáo hóa chúng sinh. Ngài nói rằng Ngài đă thành đạo chỉ nhờ sự cố gắng và trí óc con người. Ai cũng có thể thành Phật được, nếu muốn và chịu cố gắng. Ngài hoàn toàn trong cương vị nhân bản đó đến nỗi về sau dân chúng gọi Ngài là một siêu nhân. Nếu Ngài được gọi là vị Cứu Thế, th́ chỉ trong ư nghĩa rằng Ngài đă khám phá và chỉ bảo con đường đưa tới Giải Thoát, tới Niết Bàn. Ngài không nhận có phép lạ cứu độ được ai cả, chính chúng sinh phải tự độ bằng cách đi trên con đường Ngài đă trỏ.

1) Trên nguyên tắc trách nhiệm cá nhân, đức Phật cho đệ tử quyền tự do tư tưởng hoàn toàn, để tự ḿnh đạt tới chân lư, không c̣n chút hồ nghi, theo Ngài, hồ nghi là một trong ngũ chướng ngăn cản sự thật. Tuy nhiên, hồ nghi không phải là một tội lỗi, v́ trong đạo Phật không có giáo điều nào phải tin theo. Nó chỉ phát xuất từ vô minh và tà kiến. Khi phá vỡ được vô minh và tà kiến rồi, hồ nghi tự khắc sẽ biến mất, và chỉ khi nào hết hồ nghi th́ mới tiến được trên đường giải thoát. Gần như tất cả các tôn giáo đều xây dựng trên ḷng tin, một tín ngưỡng tuyệt đối, không được thảo luận. Đạo Phật th́ khác, không dậy đệ tử phải tin, mà dậy đệ tử phải thấy sự thật. Tại sao ? V́ vấn đề tin chỉ đặt ra khi không có thấy. Ví dụ nếu tôi nắm tay mà bảo đạo hữu rằng trong tay tôi có một viên ngọc, th́ đạo hữu phải tin v́ đạo hữu không trông thấy viên ngọc. Nhưng nếu tôi mở bàn tay ra, đạo hữu trông thấy viên ngọc, th́ đạo hữu không cần tin nữa.

2) Không những công nhận tự do tư tưởng, đạo Phật c̣n chủ trương tinh thần khoan thứ. Thế kỷ thứ 3 trước dương lịch, đại đế A Dục vừa hoằng dương Phật pháp, vừa che trở và kính trọng các tôn giáo khác trong đế quốc của ngài. V́ thế mà trong lịch sử 2500 năm Phật giáo lan tràn thế giới, không có một giọt máu nào bị đổ, và tới nay có trên 500 triệu tín đồ.

3) Đạo Phật cũng không cần gọi là Phật đạo, để phân biệt với các tôn giáo khác, v́ chỉ nhằm t́m chân lư. Một bông hoa hồng, gọi nó là hoa hồng, hay rose, hay rosa, th́ nó vẫn thơm. Chân lư cũng vậy, không có nhăn hiệu, không có chân lư đạo Phật, chân lư Thiên Chúa giáo, chân lư Hồi giáo, v . v . Những danh hiệu môn phái chỉ ngăn trở sự đi t́m chân lư. Khi gặp một người chẳng hạn, chúng ta thường không coi người đó là một cá nhân xuông, mà dán ngay cho người đó một nhăn hiệu : người Đức, người Do Thái, người tư bản, người cộng sản, v . v . với tất cả các thành kiến liên kết trong óc ta với những nhăn hiệu đó. Mà thực ra người kia nhiều khi không có những tật xấu của Người Đức, người Do Thái, v . v . ta đă vội nghĩ rằng hắn phải có. Cũng vậy, chúng ta c̣n phân biệt cả t́nh bác ái, t́nh mẫu tử tùy theo tôn giáo. Nhưng t́nh bác ái làm ǵ có ranh giới ? Nếu nó chỉ là bác ái Thiên Chúa giáo, hay Phật giáo, th́ nó không phải là bác ái nữa. Người mẹ theo Phật giáo cũng yêu con như người mẹ theo Hồi giáo, sao lại đặt nhăn hiệu này nọ ?

4) Đạo Phật không quan tâm đến các vấn đề siêu h́nh. Kinh có chép truyện một Phật tử là Mang Đồng tử đ̣i hỏi đức Phật phải cho hắn biết Vũ Trụ là vô hạn hay hữu hạn, hữu thủy hữu chung hay vô thủy vô chung, linh hồn và thân thể là một hay là hai, v . v . Đức Phật trả lời rằng đời sống thánh thiện không tùy thuộc những ư kiến đó. V́ dù theo ư kiến nào, th́ vẫn có sinh lăo bệnh tử, có khổ mà ta đă dậy ngươi tứ diệu đế : trong đời có khổ, nguyên nhân của khổ, sự diệt khổ, và chánh đạo để được giải thoát ngay trong cuộc đời này.

II. Khổ Đế.

Người ta thường nghĩ rằng với Khổ đế, đạo Phật là một chủ thuyết bi quan. Nhưng nghĩ như vậy là phiến diện và sai lầm. Đạo Phật không lạc quan cũng không bi quan, mà chỉ thực tế thôi. Đức Phật như một dược sư thành thật, không nịnh người ốm với những hy vọng hăo huyền, cũng không đe dọa người ốm bằng những bệnh tưởng tượng, chỉ nói rơ cho hắn biết bị bệnh ǵ, nguyên nhân như thế nào, và có thể chạy chữa bằng cách nào. Thật vậy, hạnh phúc và khổ năo chỉ là những trạng thái tương đối, chứ không phải là tuyệt đối. Đức Phật cũng nhận rằng đời của người xuất gia cũng như người tại gia, đều có những phút hạnh phúc, như hạnh phúc gia đ́nh, thú vui ăn ngon mặc đẹp, hoặc thú vui sống an ổn không hệ lụy gia đ́nh, thú vui vật chất và thú vui tinh thần. Đức Phật chỉ bảo rằng tất cả các thú vui đều nằm trong cái khổ (dukkha), và Ngài nh́n Dukkha dưới 3 khía cạnh :

1) Khổ như ta thường quan niệm, như sinh lăo bệnh tử, phải ở gần cái ḿnh ghét, phải chia ly cái ḿnh ưa thích, v . v . : đó là khổ.
2) Khổ v́ cái ǵ cũng vô thường, khi thú vui hết là đến khổ : đó là hành khổ.
3) Khổ v́ trạng thái nào cũng lệ thuộc vào một số điều kiện : đó là hành khổ. Hai khía cạnh trên ai cũng dễ hiểu, đến cái hành khổ cần phải giải thích rơ rành hơn. Đức Phật dậy rằng con người là sự liên hiệp những năng lực vật chất và tinh thần, gọi là ngũ ấm hay ngũ uẩn gồm có :
a) Sắc, tức là thân thể, do tứ đại đất, nước, lửa, và không khí hợp thành;
b) Thọ, tức là những cảm giác (perceptions), do sự tiếp xúc của lục căn của sắc (mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ư) với lục trần (sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp) mà có ;
c) Tưởng là những tri giác hoặc thích thú, hoặc khó chịu, hoặc trung ḥa, thấy sau khi thọ các cảm giác ;
d) Hành : tác động tạo ra nghiệp.
e) Thức là sự phản ứng của tâm đối với lục căn, lục trần. Như vậy, cũng có lục thức là nhăn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ư. Thức có khi đi trước hành, cũng có khi đi sau hành. Ví dụ ḿnh có nhận trước sự quư giá của một tấm tranh rồi mới quyết tâm mua nó. Trái lại, có khi nghe một bài diễn thuyết, ta chưa hiểu rơ ư nghĩa xâu xa của bài đó, ta vội hoan hô nhiệt liệt diễn giả.

Nói tóm lại, cái mà ta thường gọi là thú vui, thật ra không có thú vui độc lập, nó phải lệ thuộc vào những điều kiện vô thường, ngũ uẩn vô thường của chính ta, luôn luôn biến đổi, cái này diệt th́ cái kia sinh hay cũng diệt, trong một quá tŕnh liên tục nhân quả. Nên thú vui cũng là khổ, gọi là hành khổ. Như vậy, đạo Phật không hẳn là bi quan dù không là lạc quan. Đạo Phật chỉ thực nghiệm thôi (pragmatique) ; hơn nữa, lại chủ trương rằng hành giả phải an lạc, phải tu tập đức Hỷ Xả th́ mới thực hiện được Niết Bàn.

III. Tập Đế.

1) Tập đế giải thích nguyên nhân của khổ là ái dục, là ḷng ham muốn được sinh tồn, cho nên phải chịu khổ măi măi, phải chịu luân hồi sinh tử.

Ái dục không chỉ bao gồm những thú vui vật chất, như tiền bạc và quyền hành, mà c̣n bao gồm cả sự bám vào những ư kiến, những lư tưởng, những tín ngưỡng, những ư thức hệ. Theo sự nhận xét của đức Phật, tất cả khổ năo, từ những cuộc căi lộn trong gia đ́nh tới những cuộc chiến tranh giữa các quốc gia, đều phát xuất từ Ái dục.

2) Ai cũng dễ dàng chấp nhận rằng khổ năo do ḷng ái dục sinh ra. Nhưng c̣n ḷng ái dục cũng sinh ra ṿng luân hồi sinh tử th́ khó hiểu hơn. Đến đây ta phải bàn về thuyết Nghiệp và Tái sanh.

Muốn cho sự sống của cá nhân và của ṇi giống được bảo tồn, cần có 4 điều kiện : Một là đồ ăn. Hai là sự xúc tiếp các căn với trần, tức là hoàn cảnh sinh sống. Ba là thức, tức là sự hiểu biết hoàn cảnh, hầu biết cách đối phó. Và bốn là hành, là ư chí đối phó, ư chí sống, sống măi măi. Nghĩa là Hành tạo ra Nghiệp, và Ái dục, Hành và Nghiệp đều cùng một nghĩa, chỉ là một dưới ba tên, tạo ra sự liên hiệp ngũ uẩn, tạo ra sự sống, tạo ra khổ.

Theo nghĩa đơn giản th́ nghiệp chỉ một hành vi nào đó. Nhưng theo giáo lư đạo Phật th́ nghiệp là một hành vi có ư chí, do ḷng ái dục phát xuất, và cũng tạo ra một lực khiến cho hành tiếp tục theo một chiều hướng thiện hay ác. Nhưng hành mà không c̣n ái dục (hành như một impératif catégorique của Kant) th́ không c̣n tạo nghiệp nữa. Do đó, mà vị A La Hán có hành, nhưng không tạo ra nghiệp nữa, nên không bị luân hồi.

Thuyết Nghiệp không nên nhầm lẫn với cái được gọi là Chế Tài công và tội (sanction). Cái thuyết Chế Tài phát xuất từ quan niệm một đấng Thượng Đế thưởng thiện phạt ác. Trái lại, thuyết Nghiệp là thuyết Nhân Quả, là một định luật thiên nhiên, không cần đến quan niệm Thượng Đế.

3) Nhưng tại sao Nghiệp lại c̣n tiếp tục đến Luân hồi tái sinh ? Chúng ta đă biết rằng theo đạo Phật, con người là sự liên kết giữa những năng lực vật lư và tinh thần. Cái mà ta gọi là chết, là sự ngưng lại các hoạt động vật lư : tim ngừng đập, phổi ngừng thở ra hít vào (tóc và móng chân tay có thể tiếp tục sinh trưởng vài ngày sau khi chết). Nhưng c̣n các năng lực tinh thần có biến mất sau khi thân thể vật lư chết ? Đạo Phật trả lời: không. Ḷng Ái dục, là sức mạnh vô cùng chi phối mọi sự sống, không hề ngừng lại, vẫn tiếp tục hoạt động dưới một cơ thể khác, do đó mà có luân hồi tái sinh.

4) Ta c̣n có thể đặt một vấn đề khác : Nếu giáo lư đạo Phật nói rằng không có linh hồn bất tử, không có bản ngă, th́ cái ǵ tái sinh sau khi một người chết ? Nhưng nên xét rằng ngay trong kiếp hiện sinh, ngũ uẩn vẫn biến chuyển không ngừng, không y hệt nhau từ một giây phút này sang một giây phút khác. Mỗi lúc, mỗi sát-na, chúng ta đều sinh, đều hoại và đều diệt, nhưng chúng ta vẫn sống. Vậy nếu chúng ta có thể hiểu được điều đó, hiểu rằng sự sống vẫn c̣n trong khi không có một cái Ngă nào bất di bất dịch, th́ tại sao chúng ta lại từ chối không chịu hiểu rằng các năng lực tinh thần vẫn có thể tồn tại mà không cần một Ngă hay linh hồn để huy động chúng sau khi cơ thể sinh lư không c̣n hoạt động nữa ?

Vậy đă không có Ngă, th́ cũng chẳng có cái ǵ bất di bất dịch truyền từ cơ thể này sang cơ thể khác, từ kiếp này sang kiếp khác. Chỉ có những năng lực luôn luôn chuyển động không ngừng, vẫn tiếp tục thay đổi từng giây từng phút ; chỉ có sự chuyển động là thực mà thôi. Cũng ví như ngọn lửa cháy suốt đêm, nhưng không phải là một ngọn lửa duy nhất từ tối đến sáng. Con người cũng vậy, từ trẻ đến già, đứa trẻ sơ sinh không phải là ông cụ già, nhưng cũng không phải là người khác. Người chết ở nơi đây và tái sinh ở nơi khác cũng vậy, không phải là người kiếp trước mà cũng không phải là người khác, chỉ là sự tiếp tục của một ṿng chuyển biến không ngừng. Nói một cách khác, phút cuối cùng của tâm tư người chết sẽ tiếp tục làm phút đầu tiên của tâm tư kẻ tái sinh. Nếu không nhớ lại những chuyện tiền kiếp, chẳng qua v́ tâm tư mới lồng vào một cơ thể mới, một hoàn cảnh sinh sống mới, tương tự như ngọn măng mọc để thay thế một gốc tre già đă chết, đâu c̣n h́nh dáng và cơ thể suy nhược của cây tre già, mặc dầu các tế bào của nó vẫn có đủ những chromosomes của cây tre già.

Nói tóm lại, theo quan niệm đạo Phật, vấn đề tái sinh sau khi chết chẳng có ǵ là bí hiểm cả, và người Phật tử chân chính không cần thắc mắc về vấn đề đó. Chỉ cần diệt được ḷng ái dục là sẽ thấy được Chân Lư đạt tới trạng thái vô sinh vô tử, tức là nhập Niết Bàn.

IV. Diệt Đế.

Đă biết rằng nguyên nhân của Khổ là Ái Dục, vậy muốn diệt khổ tất nhiên phải diệt dục, một tâm trạng gọi là Niết Bàn.

1) Niết Bàn là ǵ ? Đă có nhiều tác phẩm cố gắng giải đáp, nhưng chỉ làm cho vấn đề thêm phiền phức chứ không được sáng tỏ, v́ một lẽ hiển nhiên : Ngôn ngữ quá nghèo nàn, không thể nào diễn tả được Chân Lư tuyệt đối, thực tại tối hậu là Niết Bàn. Ngôn ngữ chỉ được tạo ra và xử dụng để diễn tả những sự việc mà cơ thể và trí óc cảm thấy mà thôi. Một kinh nghiệm siêu phàm như Chân Lư tuyệt đối không thuộc vào hạng này, do đó ngôn ngữ không thể diễn tả được kinh nghiệm đó. Ví dụ con cá chỉ sống dưới nước, không thể nào hiểu được con rùa kể lại những điều đă trông thấy trên cạn.

2) Tuy vậy chúng ta không thể nào không dùng ngôn ngữ, nếu muốn diễn tả kinh nghiệm Niết Bàn mà ta đă có, cho người khác nghe. Nhưng không nên dùng những câu khẳng định (termes positifs), mà phải dùng những câu phủ định (termes négatifs), như bất nhị, vô liên hệ, vô sinh, v . v . Trong quan niệm phủ định đó, tứ đại không có chỗ đứng, những ư kiến to nhỏ, thanh trọc, thiện ác, cũng vậy, không có đời này đời khác, không có đến đi, không có sinh tử, tất cả chỉ là không.

3) Nếu Niết Bàn được giải thích như vậy bằng những câu phủ định, sẽ có nhiều người lầm nghĩ rằng Niết Bàn là sự hủy diệt. Nhưng sao lại bảo là có hủy diệt, khi chẳng có Ngă nào để hủy diệt ? Thật ra, nếu có hủy diệt, th́ chỉ là hủy diệt cái vọng tưởng Chấp Ngă mà thôi. Vậy diễn tả Niết Bàn bằng lời lẽ khẳng định hay phủ định đều sai, v́ ư niệm khẳng và phủ đều là tương đối, chúng thuộc vào hệ thống tư tưởng nhị nguyên (dualité), nên không thể áp dụng cho Niết Bàn là Chân Lư tuyệt đối, ra ngoài cả hệ thống nhị nguyên và tương đối.

4) Vậy ta có thể tạm quan niệm Niết Bàn đại khái như thế này :
Con người gồm có 6 yếu tố là tứ đại, không gian và tâm thức. Hắn phân tích những yếu tố đó và thấy rằng chẳng có cái nào là bản ngă của hắn cả. Tứ đại th́ rơ rệt là mượn của thiên nhiên, mượn rồi phải trả sau khi chết. Khoảng không gian mà thân thế hắn tạm chiếm, cũng không thuộc về hắn vĩnh viễn. Hắn lại hiểu rằng những tâm sở của hắn hiện rồi biến mất, cũng không phải là hắn. Do sự hiểu biết đó, tâm thức của hắn trở nên siêu thoát, hắn xả tất cả để hướng về một thế giới phi tưởng phi phi tưởng. Nói tóm lại, hắn trở thành tự tại, vô ưu, v́ hắn đă biết rằng mọi cảm giác, dù thích thú, khó chịu, hay trung ḥa, mà hắn c̣n cảm thấy nhưng không thiết tha bám vào nữa, sẽ tự yên lặng khi thân thể hắn hoại diệt như ngọn đèn hết dầu.

5) Ta lại chớ lầm tưởng rằng Niết Bàn là kết quả của sự diệt dục. Nó không là Nhân cũng không phải là Quả của bất cứ cái ǵ. Nó siêu việt cả nhân và quả. Nó là Chân Lư. Niết Bàn chính là Chân Lư. Điều duy nhất mà ta có thể làm là thấy nó, hiểu nó. Có một con đường dẫn đến nó, nhưng Niết Bàn không phải là kết quả của con đường. Cũng như ta theo một con đường gập ghềnh để lên tới một đỉnh núi, nhưng ta không thể nói rằng ngọn núi là kết quả của con đường.

6) Có người lại hỏi rằng : Đằng sau Niết Bàn th́ có ǵ ? Câu hỏi đó vô nghĩa, v́ Niết Bàn là Chân Lư tối hậu, mà đă là tối hậu th́ chẳng có ǵ đằng sau nó cả. Sống một đời thánh thiện chỉ là để đạt tới Niết Bàn, tới mục đích tối hậu đó thôi, không có mục đích nào khác nữa. Dân chúng thường nói rằng Phật nhập Niết Bàn. Câu đó có thể khiến cho người ta tưởng lầm rằng Ngài từ bỏ cơi Ta Bà ô trọc này để sống vào một thế giới khác, một thế giới thần tiên. Không có đâu, người tu đắc đạo, nhập Niết Bàn là diệt hẳn, không c̣n nghiệp nữa, không c̣n tái sinh nữa, không c̣n phải chịu những khổ đau của kiếp người nữa.

7) Lại c̣n một vấn đề nữa thường được nêu ra : Nếu không có Ngă, th́ cái ǵ đạt tới Niết Bàn ? Xin trả lời : đă không có Ngă, th́ khi một người suy nghĩ, chỉ có tư tưởng suy nghĩ, chớ không có người suy nghĩ ; cũng vậy, trí tuệ đạt tới Niết Bàn, không có người trí tuệ đạt tới Niết Bàn. Có lẽ có đạo hữu cho rằng câu trả lời đó là trả lời bướng, hoặc cao xa quá, không thể hiểu được. Nhưng thật ra nó rất giản dị : Trong Chương VI tŕnh bày giáo lư Vô Ngă, ta sẽ thấy rằng sắc thọ tưởng hành thức đều không, nghĩa là không có ngă. Chỉ v́ Vô Minh chấp Ngă, nên mới tưởng lầm rằng chết là bỏ chỗ này, đầu thai vào chỗ khác. Nghĩ vậy cũng sai lầm như đem một chiếc b́nh đậy kín không gian ở một nơi, đem đi một nơi khác. Nhưng không gian ở khắp nơi, làm sao có thể lấy ở chỗ này mà đem tới một nơi khác được ?

8) Trong gần hết các tôn giáo khác, sự an lạc vô cùng chỉ có thể đạt tới sau khi chết. Nhưng trong Phật giáo, Niết Bàn có thể đạt tới ngay trong cơi đời hiện tại. Người sống cuộc đời thánh thiện được giải thoát khỏi mọi ưu tư, viễn ly điên đảo mộng tưởng, cứu cánh Niết Bàn. Người đó không tiếc quá khứ, không bận tâm về tương lai, sống trong giờ phút hiện tại, không ghen ghét, không kiêu mạn, đầy ḷng từ bi, giúp đỡ mọi người mà không nghĩ đến ḿnh, không tham của cải danh vọng, từ bỏ phi pháp và từ bỏ luôn cả pháp. Như vậy chẳng là tự tại an lạc hay sao ?

V. Đạo Đế.

1) Diệu đế thứ tư gọi là đạo đế, nghĩa là con đường đưa tới Niết Bàn. Con đường đó c̣n được gọi là Trung đạo, v́ nó tránh hai cực đoan : một là lạc thú vật chất, bỉ ổi, ti tiện ; hai là kham khổ quá mức, đau đớn vô ích. Đức Phật đă kinh nghiệm cả hai lối sống cực đoan đó, và nhận thấy chúng đều không thể đưa tới Giác Ngộ, nên Ngài đă chọn lấy Trung đạo gồm có 8 điều : chánh tri kiến, chánh tư duy, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh tinh tiến, chánh niệm, và chánh định. Có thể nói rằng trong suốt 45 năm chuyển pháp luân, đức Phật chỉ giảng về Bát Chánh Đạo thôi, dưới những h́nh thức khác nhau, dùng ngôn ngữ khác nhau tùy theo tŕnh độ hiểu biết của thính giả.

2) Ta chớ nên tưởng lầm rằng 8 con đường đó phải lần lượt đi theo cái này rồi mới đến cái kia, theo thứ tự tŕnh bầy trên. Không, tất cả tám phải đồng thời tuân theo, trong khả năng của ḿnh, v́ chúng liên hệ mật thiết với nhau, mỗi cái giúp đỡ phát triển những cái kia. Chúng nhằm xây dựng 3 yếu tố căn bản của Phật tử là Giới, Định, và Tuệ. Do đó, để dễ hiểu hơn, ta nên góp Bát Chánh Đạo thành ba nhóm :

3) Giới căn cứ vào ḷng thương yêu đối với mọi loài chúng sinh : đó chính là căn bản của đạo Phật. V́ đạo Phật nói rằng muốn được hoàn toàn, Phật tử phải phát triển đồng đều hai đức tính là Từ bi và Tuệ. Từ bi là khía cạnh t́nh cảm, c̣n Tuệ là khía cạnh trí thức. Nếu chỉ phát triển có t́nh cảm, th́ thành ra con người tốt nhưng ngu tối, không biết hướng dẫn ḷng tốt cho phải đường. Nếu chỉ phát triển có Tuệ, th́ thành con người trí thức nhưng khô khan, không thông cảm nỗi đau khổ của người khác. Giới gồm có 3 điều là :

a) Chánh ngữ, nghĩa là :
- không nói dối
- không nói xấu cho người, không nói điêu cho người
- không nói lời thô tục, vô lễ
- không nói chuyện nhảm nhí.

b) Chánh nghiệp, nghĩa là :
- không sát sanh
- không đạo tặc
- không tà dâm.

c) Chánh mạng, nghĩa là mưu sinh bằng nghề nghiệp đạo đức, không có hại cho kẻ khác, không buôn bán vơ khí, rượu, thuốc độc, không làm nghề dối đời để kiếm tiền. Thực hiện được chánh ngữ, chánh nghiệp, và chánh mạng, người Phật tử sẽ có một đời sống yên lành trong xă hội.

4) Định cũng gồm ba điều là :

a) Chánh tinh tiến, nghĩa là nghị lực để :
- tiêu trừ các ác pháp đă phát sinh
- đè nén các ác pháp đang hoặc chưa phát sinh
- gây cơ hội cho thiện pháp phát sinh
- trau dồi các thiện pháp đă phát sinh.

b) Chánh định là kiểm soát :
- những động tác của thân thể bằng cách điều tức rồi điều thân
- những cảm giác và t́nh cảm, luôn luôn ư thức lúc chúng phát sinh và biến mất
- những suy tư, hiểu rơ chúng phát sinh từ ḷng từ bi hay sân hận, từ những chánh kiến hay ảo vọng.

c) Chánh niệm thường gồm có 4 trạng thái của Thiền :
- trong sơ thiền, những ác niệm (tham, sân, si) bị gạt bỏ, chỉ giữ lại những thiện niệm
- đến nhị thiền th́ ngưng hết cả các hoạt động tâm thức, chỉ c̣n giữ lại niềm vui mà thôi
- đến tam thiền th́ cả niềm vui cũng biến thành trạng thái an nhiên tự tại
- đến thiền độ chót, th́ mọi tâm trạng vui khổ và mọi tâm tư thiện ác đều dứt sạch, con người đă tới cơi siêu phàm.

5) Tuệ gồm có :

a) Chánh tư duy, nghĩa là xả bỏ cái Ngă vị kỷ, xả bỏ mọi chướng tham, sân, si, chỉ nghĩ đến từ bi đối với mọi loài chúng sinh, trong mọi hoàn cảnh gia đ́nh, xă hội, chính trị.

b) Chánh kiến là hiểu biết rốt ráo các sự việc, là có trí tuệ Ba La Mật, đáo bỉ ngạn, chứ không phải là sự hiểu biết thông thường về pháp luật, về khoa học, v . v . Có chánh kiến, tức là hiểu rơ thực tại tối hậu nằm dưới các hiện tượng, Tứ Diệu Đế như vừa tŕnh bầy, và giáo lư Vô Ngă sẽ tŕnh bầy ở chương sau. Chánh kiến là kết quả của công phu thanh lọc thân thể và tâm trí, nó không phải là kết quả của những sự cúng bái, tụng kinh, tô tượng, v . v . Những cái này chỉ tạo được phúc, chứ không tạo nổi chánh kiến là mục đích chính yếu của việc tu hành.

VI. Giáo Lư Vô Ngă.

1) Danh từ Atman, Ngă, gợi ư rằng trong con người có một thực thể hằng có, bất di bất dịch, đằng sau thế giới hiện tượng luôn luôn biến đổi. Theo một số tôn giáo, th́ cái đó là Hồn do Thượng Đế ban cho, và sau khi chết th́ hồn sẽ vĩnh viễn bị giam ở địa ngục hoặc được hưởng thụ ở thiên đường. Theo một số tôn giáo khác, th́ hồn phải trải qua nhiều kiếp cho tới khi nó được thanh khiết hoàn toàn, th́ sẽ nhập vào Thượng Đế, c̣n gọi là Đại Hồn. Trong hai quan niệm đó, hồn là động cơ duy tŕ sự sống của thân thể vật lư trong kiếp này, nhưng vẫn sống vĩnh viễn hoặc ở thiên đường, địa ngục, hoặc ở một thân thể khác tái sinh.

Trong lịch sử tư tưởng nhân loại, Phật giáo là đạo duy nhất chủ trương giáo lư Vô Ngă. V́ cho rằng ư niệm Ngă là một tin tưởng sai lầm, không đáp ứng đúng sự thật, và là nguyên nhân của những ư kiến "Ta", "Của Ta" của những tham vọng ích kỷ, hận thù. Nó là nguyên nhân của những sự tranh đấu giữa cá nhân, và của những chiến tranh giữa các quốc gia.

2) Bây giờ ta hăy t́m hiểu tại sao con người thường bám vào ư niệm Ngă ? Sở dĩ như vậy v́ :

Một là sợ hăi các tai nạn bất kỳ và không hiểu như sấm sét, ốm đau, nên nghĩ đến một đấng toàn năng là Thượng Đế để nương cậy. Mà đă có Thượng Đế là đấng năng tạo, th́ ḿnh là vật sở tạo, tất nhiên là phải có Ngă.

Hai là nghĩ rằng Thượng Đế là bậc chí công, tất nhiên phải thưởng thiện phạt ác, không ở kiếp này th́ sau khi chết. Nhưng đức Phật nh́n thấy sự thật, thấy những ư kiến đó của thế nhân là sai lầm, mặc dầu Ngài cũng nhận rằng giáo lư Vô Ngă của Ngài đi ngược lại trào lưu tin tưởng của đại chúng, khó được chúng sinh chấp nhận. Nên sau khi thành đạo, trong một lúc lưỡng lự, Ngài nghĩ rằng chẳng nên đem những điều Ngài vừa giác ngộ đem ra truyền bá làm ǵ, vô ích. Nhưng sau Ngài lại nghĩ rằng thế giới như một ao sen, trong đó có những hoa sen c̣n ch́m dưới nước, có những hoa sen mới vươn lên mặt nước, lại có những hoa sen đă vượt khỏi mặt nước. Cũng vậy, trong thế gian, loài người có nhiều tŕnh độ trí thức khác nhau, và thế nào cũng có vài người hiểu được chân lư. Nên Ngài quyết ư chuyển pháp luân.

3) Giáo lư Vô Ngă là kết quả tất yếu của công phu phân tích Ngũ uẩn và của giáo lư Thập Nhị Nhân Duyên.

a) Thật vậy, khi nghiên cứu Khổ đế, chúng ta đă nhận thấy rằng đằng sau sắc, thọ, tưởng, hành, thức chẳng có cái ǵ bất di bất dịch, gọi là Ta cả.

b) Giáo lư Thập Nhị Nhân Duyên cũng đưa đến kết quả ấy, bằng cách nhận định rằng không có sự việc nào tuyệt đối độc lập, cái nào cũng vừa là quả của một số sự việc khác, vừa là nhân của một số sự việc khác. Nếu ta muốn t́m hiểu việc sinh tử luân hồi, ta phải thấy rằng 12 nhân duyên, từ vô minh, hành, thức, cho tới lăo tử, là những khuyết trong cái ṿng luẩn quẩn luân hồi (đă tŕnh bầy trong phần đầu).

4) Vấn đề tự do quyết định (libre arbitre) chiếm một chỗ quan trọng trong tư tưởng triết lư Tây phương, nhưng vấn đề này không cần đặt ra, không thể đặt ra trong triết lư Phật học. V́ tất cả cái ǵ trong con người, từ một ư nghĩ đến một hành động, đều bị chi phối bởi nguyên tắc Duyên khởi, th́ làm ǵ có tự do quyết định ? Cái mà ta gọi là tự do quyết định, cũng chỉ là quả của một số nhân nào khác, nó không thể tuyệt đối độc lập. Sở dĩ ta có ư niệm tự do quyết định, chỉ là v́ ta có ư niệm Thượng Đế, muốn cho Ngài thưởng phạt không oan uổng th́ tất nhiên Ngài phải cho ta quyền tự do quyết định làm việc này hay việc nọ. Trái lại, với đạo Phật không công nhận có Thượng Đế mà chỉ có định luật thiên nhiên Duyên khởi, th́ ư niệm Tự do quyết định trở thành vô lư, lừa dối.

5) Có người hỏi : Đă không chấp nhận có Ngă, th́ tại sao trong kinh vẫn phân biệt các cá nhân, ví dụ các kinh thường mở đầu bằng câu của ngài A Nan : "Như tôi được nghe ..." Để giải thích sự đó, ta phải nhận định rằng có hai loại chân lư: một là chân lư ước định (vérité conventionnelle), và hai là chân lư tối hậu (vérité ultime). Trong đời sống hàng ngày, ta thường dùng các danh từ Tôi, Anh, Nó, như trong các câu Tôi nói, anh nghe, nó phản đối, bao hàm ư nghĩa có cá nhân Tôi, có cá nhân Anh, có cá nhân Nó. Nói như vậy cũng đúng, nhưng chỉ là chân lư ước định mà thôi, tiện cho sinh hoạt xă hội. C̣n đối với chân lư tối hậu th́ chẳng có cá nhân hoàn toàn độc lập, không do duyên khởi.

6) Có người lại nhận rằng cá nhân không có Tiểu Ngă độc lập, nhưng c̣n nói rằng cái Tiểu Ngă đó nằm trong cái Đại Ngă của Vũ Trụ(hay của Thượng Đế cũng thế). Đức Phật bác bỏ luận thuyết đó trong kinh Pháp Cú :

- câu 277 : Các hành đều vô thường
- câu 278 : Các hành đều là khổ
- câu 279 : Hết thẩy pháp đều vô ngă.

Ta có thể để ư rằng trong hai câu 277, 278, đức Phật dùng chữ hành, c̣n trong câu 279 Ngài lại dùng chữ pháp. Tại sao vậy ?

V́ hành là một yếu tố trong ngũ uẩn, có tính cách duyên khởi, tương đối, và tất nhiên là vô ngă. Nếu đức Phật cũng dùng chữ Hành trong câu 279, th́ h́nh như ám chỉ rằng ngoài ngũ uẩn, c̣n có Ngă không theo định luật Duyên khởi. Do đó mà ở câu 279, Ngài dùng danh từ pháp, có nghĩa rộng lớn hơn, gồm tất cả mọi sự việc trong Vũ Trụ, kể cả những sự việc không bị định luật Duyên khởi chi phối, như Tuyệt đối, Niết Bàn. Và Ngài bảo : cả những pháp đó cũng vô ngă.

7) Công phu để hiểu rơ giáo lư Vô Ngă (có hiểu được giáo lư đó th́ mới mong đạt tới Niết Bàn được), lẽ dĩ nhiên không phải là một công phu dễ dàng. Một tăng sĩ là Khamaka đă thú nhận rằng tuy ông đă không c̣n thấy cái ǵ trong ngũ uẩn là ngă nữa, ông vẫn chưa dứt bỏ hẳn cảm nghĩ có Ngă. Nhưng về sau, khi ông tiến mạnh trên con đường tu tập, cái cảm nghĩ đó dần dần phai nhạt đi, cũng như khi một chiếc áo bẩn được giặt sạch, đem phơi khô, th́ mùi hôi của áo cũ cũng biến mất.

8) Nói tóm lại, giáo lư Vô Ngă không nên coi là một giáo lư hư vô (nihiliste). Cũng như Niết Bàn, nó là Thật tại, nó là Chân lư, mà thực tại th́ không thể hư vô được. Chính sự tin tưởng vào một cái Ngă tưởng tượng mới là hư vô. Giáo lư Vô Ngă đem đến ánh sáng minh triết, xua đuổi Tối tăm của những mê tín sai lầm.

VII. BHAVANA.

1. a) Người ta thường dịch chữ BHAVANA là Méditation, thiền định, nhưng dịch như thế không đúng hẳn, v́ có vẻ nghiêng về trí thức. Thật ra BHAVANA là một tập luyện tâm tư, để thanh lọc những ư nghĩ ô nhiễm như tham, dâm, kiêu mạn, hận thù, nghi hoặc, phiền năo, v.v.

b) Huống hồ c̣n có người muốn tập luyện tâm tư để được những quyền năng huyền diệu như mở "con mắt thứ ba", xuất hồn thăm cảnh thần tiên, v . v . Đó chỉ là những tà kiến, xuất phát từ ḷng tham quyền thế.

c) Những phép tu có trước Phật giáo, gần với phép tu BHVANA, nhưng chưa đúng hẳn. Những phép tu đó có thể đưa hành giả tới những trạng thái huyền diệu như Phi tưởng, phi phi tưởng, nhưng vẫn chưa có thể đưa tới Niết Bàn, nghĩa là nh́n thấy Chân lư rốt ráo. Chính đức Phật đă tu tập những lối này, nhưng rồi lại bỏ.

Muốn nh́n thấy Chân lư rốt ráo, tức là Phật tri kiến, công phu BHAVANA gồm có nhiều cách, xin thuật lại một vài thôi :

2. Phải đốt lên mặt trời thức tỉnh trong khi tọa thiền, điều tức, điều thân và điều tâm, và cả trong mọi uy nghi khác là đi, đứng, nằm. (điều này đă tŕnh bầy trong tập luận về Tỉnh thức của Thượng Tọa Nhất Hạnh, bất tất phải nhắc lại). Chỉ xin nhắc lại một điều quan trọng mà thầy Nhất Hạnh cũng đă nói rồi, nhưng e rằng quư đạo hữu ít để ư, là : Tỉnh thức là biết rơ mỗi động tác của thân thể, mỗi cảm nghĩ của tâm trí, thế thôi, chứ đừng có nghĩ : ta tập thể thao cho khỏe mạnh, ta đọc sách cho hiểu rộng, v . v . khi đó ta sẽ không sống trong việc làm mà sống trong cái vỏ vị kỷ "Ta". Trái lại, ta phải quên hẳn ta đi và miệt mài trong việc đang làm. Những đại tác phẩm văn nghệ và khoa học đều được thực hiện khi tác giả quên hẳn ḿnh đi, sống mê man với tác phẩm. Ví dụ Lư Bạch khi thảo bài thơ Thanh B́nh điệu, Michel Ange khi nặn tượng Moise, Einstein khi tŕnh bầy thuyết Tương đối, các danh nhân đó thức tỉnh trong các tác phẩm mà quên hẳn h́nh hài.

3. Kiểm soát tâm trí.- Nhiều khi chúng ta sợ hăi hay xấu hổ, không dám nh́n thẳng tâm trí ḿnh, nên tránh việc đó. Trái lại, ta phải đủ can đảm và thành thật để nh́n tâm trí, như thường nh́n mặt ḿnh trong một tấm gương. Làm như vậy, không phải trong thái độ tự kiểm thảo, tự phê b́nh, phân biệt cái xấu cái tốt, mà chỉ để quan sát, thế thôi, để biết rằng ḿnh có tật xấu ghen tị, hiếu sắc, thích rượu chè ăn uống, v . v . Làm được như vậy mà không nghĩ rằng ta là chủ những tật xấu đó, th́ tự khắc chúng sẽ không c̣n ám ảnh ta nữa v́ chúng đă bị lột mặt nạ rồi, ta coi chúng như là những tấm áo bẩn ta vứt đi mà thôi.

4. Ta lại nên suy nghĩ để hiểu thấu :
- những giáo lư đạo Phật như : Tứ Diệu Đế, Vô Thường, Vô Ngă, Tâm Từ Bi, Tâm Hỷ Xả, v . v .
- ngũ chướng là dục lạc, giận dữ, hôn trầm, hối hận, hoài nghi. Những cái đó ngăn cản ta không nh́n thấy được sự thật.
- tấm gương cao cả của đời sống của đức Phật và các tổ sư.

VIII. Đạo Đức Học Của Phật Giáo Và Xă Hội.

1) Có cần phải lánh đời mới theo đạo Phật được không ? Đó là một ư tưởng sai lầm, v́ dù đạo Phật cao siêu đến đâu, mà không thể áp dụng cho quần chúng, th́ cũng vô dụng. Xá Lợi Phất, một cao đồ của đức Phật, đă nói rằng một người có thể sống trong rừng sâu, chịu kham khổ, mà vẫn có thể có những ư nghĩ ô nhiễm. Trái lại một người khác, sống ở làng xă hay thành thị, sống sung túc với vợ con, vẫn có thể có tâm trí trong sạch. Trong hai người đó, người xứng đáng là Phật tử chân chính là người thứ hai. Tuy nhiên, người xuất gia, sống không hệ lụy gia đ́nh, có thể dễ thành đạo hơn người tu tại gia. Bởi vậy, ở các nước theo Tiểu thừa, có tục lệ tất cả các thanh niên đều xuất gia trong vài năm để học đạo. Rồi hoặc ở lại chùa măi măi để sống cuộc đời tăng sĩ, hoặc sẽ lại hoàn tục, tùy ư.

2) Việc tu đạo đă không nhất thiết cần phải xuất gia, vậy tại sao c̣n lập đoàn thể Tăng Già làm ǵ ? V́, như trên kia đă nói, đời sống xuất gia dễ thành đạo hơn để tự độ và độ tha. Do đó, đời sống xuất gia phải có những điều kiện sau đây :
- phải độc thân. Gần đây có vài phái ở Tây Tạng và Nhật Bản cho phép tu sĩ được lập gia đ́nh, nhưng tục lệ này mới có.
- phải không có tài sản riêng tư, ngoài vài bộ quần áo và b́nh bát. Tất cả nhu cầu vật chất của họ đều do tín đồ cung cấp. Theo Phật giáo nguyên thủy, tu sĩ phải đi khất thực, nhưng với điều kiện ngày nay, tục lệ này cũng ít được áp dụng. Thay thế vào, các chùa thường được cấp những công điền để các tu sĩ tự cầy cấy nuôi thân.

3) Đạo đức học áp dụng cho người tu tại gia như thế nào ? Kinh nói rằng : có 6 phương trời là : Đông tượng trưng cho cha mẹ, Nam tượng trưng cho bậc thầy, Tây tượng trưng cho vợ con, Bắc tượng trưng cho bạn bè, Hạ tượng trưng cho đầy tớ, Thượng tượng trưng cho tu sĩ.

a) Cha mẹ phải được tôn kính, nuôi dưỡng khi về già ; phải bảo tồn gia tài của cha mẹ để lại, và tưởng nhớ công ơn khi các ngài mất. Ngược lại, cha mẹ cũng có trách nhiệm đối với con cái, phải tập cho chúng những tính tốt, phải cho chúng đi học, và dựng vợ gả chồng cho chúng xứng đáng.
b) Giữa thầy tṛ cũng vậy. Tṛ phải tôn kính thầy, phải trợ giúp thầy nếu cần. Thầy phải tận tụy dậy dỗ tṛ cho thành tài.
c) Giữa vợ chồng phải có sự tương kính, thương yêu và trung thành với nhau. Thường th́ chồng phải mưu sinh nuôi vợ, và vợ phải tần tảo lo việc nội trợ.
d) Giữa bạn bè, họ hàng và láng giềng, phải đối với nhau có lễ độ, giúp đỡ lẫn nhau, không bỏ nhau khi có hoạn nạn.
e) Chủ phải dùng tớ theo đúng khả năng của hắn, trả công thỏa đáng, thỉnh thoảng tặng quà. Tớ phải làm việc trung thành với chủ.
f) Tu sĩ phải truyền bá cái hiểu biết của ḿnh cho Phật tử, dẫn dắt họ vào chính đạo. C̣n Phật tử phải tôn kính tu sĩ và cung cấp quần áo, thức ăn, và tiền tài cho tu sĩ nếu cần. (Đọc những ḍng trên đây, chúng ta thấy đạo đức học của Phật giáo gần giống in đạo đức học của Nho giáo. Các nhà nho khi xưa thường chê các nhà sư là vô quân vô phụ, chẳng qua v́ không chịu nghiên cứu đạo Phật đến nơi đến chốn mà thôi ).

4) Trái với nhiều tôn giáo khác, Phật giáo không có mấy lễ bắt buộc.

a) Tu sĩ không làm phép rửa tội cho trẻ sơ sinh (baptême):
- không cần phải có lễ hôn nhân ở chùa. Theo Phật giáo, hôn nhân là một lễ dân sự (cérémonie civile), tôn giáo không dính dáng tới, nhưng nếu đương sự muốn lễ Phật trước khi thành hôn, th́ tu sĩ cũng có thể khuyên bảo cô dâu chú rể vài câu về đạo vợ chồng.
- trái lại, dù không được mời, tu sĩ cũng thường tự động đến nhà Phật tử đang ốm để tụng kinh cầu an, hoặc tụng kinh cầu siêu nếu có người vừa chết.

b) Như trên đă nói, muốn thành Phật tử, không cần phải làm lễ rửa tội. Ai muốn theo đạo Phật, chỉ cần đi chùa, quy y Tam Bảo, và tụng kinh.
- Ngoài ra, có thể thỉnh thoảng thụ Bát Quan Trai. Và dự các lễ Phật đản, Phật thành đạo, Phật nhập Niết Bàn, v . v . Nói tóm lại, đạo Phật là một đường lối sống theo Bát Chánh Đạo là đủ rồi. Có thể nói rằng giáo hội Phật giáo không có tổ chức. Không những không có giáo điều phải tin, mà cũng không có lễ nghi nào bắt buộc phải tuân hành. Gần với Khổng học, và rất xa với Thiên Chúa giáo.

5) Tuy nặng về phần tinh thần, đạo Phật không phải không quan tâm đến vấn đề sinh sống vật chất đầy đủ. Đức Phật không có tách biệt đời sống con người ra khỏi hoàn cảnh xă hội và kinh tế, nên trong kinh Trường A Hàm, Ngài kết án nghèo đói là một nguyên nhân của trộm cướp,hận thù. Trong kinh có kể truyện sau đây, vạch rơ quan điểm của đức Phật về vấn đề kinh tế : Có người đến hỏi Ngài phải làm thế nào để được hạnh phúc trong đời này, Ngài bèn trả lời : " Phải có 4 điều kiện : Một là làm việc chăm chỉ, khéo léo. Hai là phải giữ ǵn cẩn thận tiền tài, không nên lơ đễnh để bọn trộm cắp hay lừa đảo lấy mất. Ba là phải có bạn tốt, giúp hắn đi trong Chánh đạo. Và bốn là nên tiêu pha vừa phải số tiền kiếm được, không bủn xỉn cũng không hoang phí, không nên chất chứa của cải và cũng không nên phá tán trong những cuộc vui điên rồ."

Kết Luận.

1. Quyển "Lời dậy bảo của đức Phật" cho chúng ta thấy rằng Phật giáo Nguyên thủy đă căn cứ :

a) vào lịch sử chính xác, không thêm vào những huyền thoại của dân chúng, cũng không thêm cả những luận thuyết của các tổ sư đời sau muốn phát triển ư nghĩa của lời Phật dậy. Do đó kinh tạng của Phật giáo nguyên thủy không có những bộ kinh như A Di Đà Phật, Địa Tạng Bồ Tát, Diệu Pháp Liên Hoa, v . v . do đời sau tạo ra và gán cho đức Phật đă nói ra.

b) vào sự nhận xét tinh tường các hiện tượng, không bàn đến những điều siêu h́nh không thể nhận xét được bằng ngũ quan.

Và chúng ta phải nhận rằng thật là đúng theo tinh thần khoa học thực nghiệm, rằng Phật giáo nguyên thủy rất gần với Tâm lư học, Sinh lư học, và Xă hội học, chứ không phải là một triết học siêu h́nh.

2. Nhưng một mặt khác, Phật tử theo Đại thừa chúng ta cũng nhận thấy rằng Phật giáo nguyên thủy hơi khô khan, coi nặng phần lư trí mà hơi nhẹ phần t́nh cảm. Phật giáo Đại thừa chính đă bổ khuyết chỗ thiếu sót đó mà :

a) Cố t́m hiểu bản thể các sự vật nấp đằng sau các hiện tượng. Đành rằng đời sống thánh thiện cũng có thể theo được mà không cần giải quyết các vấn đề siêu h́nh, nhưng con người là cây sậy biết suy nghĩ (un roseau pensant) theo lời Pascal, khi nh́n trời cao biển rộng, không khỏi tự hỏi vũ trụ là ǵ, vô hạn hay hữu hạn, con người sinh ra để làm ǵ, v . v . Nếu chúng ta c̣n chất phác th́ không nói làm ǵ, nhưng khổ cho chúng ta đă chót sinh vào thời đại nguyên tử, thời đại du hành không gian, th́ tránh sao được những thắc mắc siêu h́nh ?

b) Biến đức Phật lịch sử Thích Ca Mâu Ni thành vô số Phật có mặt ở khắp thời gian quá khứ, hiện tại và tương lai, và ở khắp thế giới trong vũ trụ, chứ không riêng ǵ ở cơi Ta Bà này.

c) Và nhất là nhấn mạnh đến sự thông cảm giữa chúng sinh và các đức Phật và Bồ Tát lúc nào cũng sẵn sàng cứu độ kẻ nào biết quay đầu về bến. Và ta phải nhận rằng cầu xin Phật độ trong cảm xúc đượm mùi trầm hương và tiếng tụng kinh gơ mơ, dễ dàng hơn là tự độ bằng cách theo Bát Chánh Đạo khắc khổ.


Lược Thuật Tác Phẩm:

---------

Lăng Kính Đại Thừa

Của Tịnh Liên NGHIÊM XUÂN HồNG

Giải Thích Tên Tác Phẩm

1. Lăng kính là một miếng thủy tinh h́nh tháp, có tác dụng là phân tích ánh sáng trắng thành nhiều mầu, từ mầu đỏ đến mầu tím, có những làn sóng dài ngắn khác nhau. Ánh sáng trắng mà mắt ta thường thấy, thực ra chỉ là sự hỗn hợp nhiều làn sóng từ điện. Vậy dùng danh từ lăng kính để gọi tác phẩm, tác giả có ư nói rằng tác phẩm đó tŕnh bầy một lối nh́n riêng biệt, lối nh́n của Đại Thừa Phật giáo.

2. Đại Thừa là một khuynh hướng của Phật giáo phát triển rộng răi những điều mà đức Phật chỉ mới nói sơ qua hoặc chỉ gợi ư, hơi khác biệt với phái Tiểu thừa bảo thủ hơn, bo bo giữ những kinh và luật thi hành từ thời đức Phật c̣n tại thế. Thực ra th́ lúc Phật thuyết pháp, Ngài chỉ nói chứ không viết ra, và cũng không có đệ tử nào ghi chép tại chỗ. Đến lần kiết tập thứ nhất ngay sau khi đức Phật nhập diệt, và lần kiết tập thứ hai 100 năm sau, cũng chỉ có tụng đọc kinh điển Phật giáo. Măi đến khoảng 300 năm sau nữa, đến đời vua A Dục và Kaniska, mới có những cuộc kiết tập và ghi chép bằng văn tự Pali và Sanscrit.

Phật giáo bị Ấn Độ giáo và Hồi giáo đàn áp nên lần lần bị suy vi ngay ở đất Ấn Độ. Nhưng bị đàn áp ở Ấn Độ, nó lại vượt biên giới tràn lan ra ngoài. Hệ thống Pali được truyền qua phương Nam, c̣n hệ thống Sanscrit được truyền qua phương Bắc.

Kinh điển của Phật giáo Nam tông chỉ gồm có bộ A Hàm. Trái lại, kinh điển của Bắc tông th́ ngoài bộ A Hàm, c̣n rất nhiều kinh khác như Hoa Nghiêm, Diệu Pháp Liên Hoa, Bát Nhă, Lăng Nghiêm, Duy Ma Cật, Kim Cang, A Di Đà, Dược Sư, Địa Tạng, v.v.

Ngoài sự khác nhau về những kinh điển được mỗi phái xử dụng, Tiểu Thừa và Đại Thừa c̣n khác nhau về nhiều điểm khác, đặc biệt là những điểm sau đây :

a) Tiểu Thừa chỉ lo tự độ, tự giác mà thôi. Đại Thừa th́ c̣n lo phổ độ chúng sanh, tự giác nhi giác tha.
b) Tiểu Thừa th́ giải thoát ly thế gian tướng, c̣n Đại Thừa th́ giải thoát không ly thế gian tướng, coi phiền năo là Bồ Đề, Ta Bà là Niết Bàn.
c) Tiểu Thừa nhận thức có những biến động, có sinh diệt, có luân hồi, nhưng chỉ trên phương diện Hiện tượng mà thôi. C̣n Đại Thừa th́ đi sâu vào Bản thể luận.

Cuốn "Lăng Kính Đại Thừa " của cụ Nghiêm Xuân Hồng chính là tŕnh bầy sự nhận thức Bản Thể Chân Như của Đại Thừa Phật giáo.

Chương I. T́m Thực Tại Cuối Cùng.

Con người từ ngàn xưa, thường bị dằn vặt bởi những nỗi khắc khoải triền miên : Ta là ǵ ? Chúng sanh là ǵ ? Sự vật là cái ǵ ? Vũ trụ này là thực hay ảo ? Tại sao lại có những đau khổ hoạn nạn, lại có sanh, ǵa, bệnh, chết ? Tại sao không trường thọ hoài hoài ? Bậc thánh hiền và người ngu muội, chết rồi th́ c̣n ǵ không ? v. v. Nên không thể không khắc khoải, muốn đi t́m một cái ǵ tuyệt đối, một thực tại cuối cùng bền vững trường cửu làm chỗ đặt chân.

Do đó phát sinh ra các triết thuyết, khoa học và tôn giáo.

1) Nhưng các hệ phái Triết học chỉ đem ra được một thứ mê-đồ- vọng-tưởng, rồi chính ḿnh sa lầy trong đó như con ruồi mắc lưới nhện tơ. V́ họ chỉ biết dùng con đường suy tư bằng ư niệm của ư thức, tức là Cogito mà thôi.

2) Khoa học, khác với triết thuyết, không nuôi hoài băo muốn hóa giải sự vật (réduction phénoménologique). Khoa học thực tiễn hơn, cẩn thận hơn, chỉ muốn t́m hiểu sự vật, để cải tạo và xử dụng sự vật, để tăng cường quyền năng của con người. Nhưng trên đường t́m hiểu đo lường sự vật, khoa học cũng nuôi hoài băo muốn t́m tới cái then chốt cuối cùng của cái guồng máy đồng hồ của vũ trụ. Đă có một thời đầu thế kỷ 20, các khoa học gia hết sức lạc quan, tuyên xướng rằng chẳng c̣n bao lâu nữa, khoa học sẽ phanh phui hết mọi bí ẩn của vũ trụ, và sẽ t́m thấy cái then chốt cuối cùng. Thế rồi họ đi sâu lần lần vào lănh vực cực vi. Nhưng càng đi sâu vào, lại càng thấy mịt mùng biến ảo, không biết đặt chân ở đâu, tưởng chừng như ḿnh lạc bước vào một lâu đài huyền thoại. V́ các phần tử cứ hiện ra không cùng, cành nhỏ càng biến ảo, không biết lấy cái nào làm viên gạch cơ bản của vũ trụ.

3) Nay nh́n đến các hệ thống tôn giáo khác, tuy có đưa ra một số chân lư vĩnh cửu, nhưng thường dừng lại ở đó, mà không nói lên được cái đáp số rốt ráo tột cùng. Ấn Độ giáo chẳng hạn, giáo lư khá cao sâu. Các tu sĩ Bà La Môn thường là những bậc tu Thiền định, và nhập những cơn tam-muội khá sâu. Khá sâu, nhưng chưa phải là Định rốt ráo. Do đó, mới chỉ nh́n thấy một phần cội nguồn của sự vật. Nên giáo lư đó đă dừng lại ở quan niệm nhất-nguyên-thần-hóa, coi Phạm Thiên là đấng tạo ra muôn vật.

Các kinh Cơ đốc giáo cũng chứa đựng nhiều chân lư lớn, nhưng cũng ngừng lại ở nhất-nguyên-thần-hóa. Chú trọng về khía cạnh cứu-chuộc do ḷng Tin, ít phát triển khía cạnh trí huệ nhận thức.

Lăo giáo cũng rất cao sâu. Biết nói tới cái Ṿng Hư Vô vốn là Thực tại bản nguyên. Biết nhắc tới cái Niệm mê mờ vô thủy, là do hốt, do hoảng. Nhưng chưa chỉ rơ ràng cái Ṿng Hư Vô ấy chính là Tâm.

Riêng đức Mâu Ni th́ chỉ thẳng là cái Tâm, và nói rơ rằng vũ trụ là Huyễn Hóa. Pháp giới không ngằn mé này chỉ là sự huyễn hiện, chỉ là giấc chiêm bao của cái Tâm của mỗi chúng sanh, của mỗi loài chúng sanh. Phật giáo triển khai vừa trí huệ vừa ḷng tin.

Đă có lần, có một vị Bà La Môn tới hỏi đức Phật về nhiều câu hỏi siêu h́nh. Đức Phật chỉ ngồi im lặng, mỉm cười.sao ? Thực ra, sự im lặng và nụ cười của đức Phật có rất nhiều ư nghĩa. Chỉ xin kể ra một thôi : Ngài muốn bảo rằng : tất cả những câu hỏi siêu h́nh đó đều chỉ là những câu hỏi và thắc mắc của một người đương ở trong chiêm bao. Khi tỉnh giấc chiêm bao, người ấy sẽ tự thấy rằng tất cả những câu hỏi ấy đều không cần.

Tuy ngài im lặng, mỉm cười như vậy, nhưng đối với tất cả những câu hỏi siêu h́nh nói trên, không phải là Ngài không có đáp số. trái lại, trong các kinh Đại Thừa, nhất là Lăng Nghiêm, Hoa Nghiêm, Pháp Hoa, . . . có đầy đủ các đáp số về mọi vấn đề.

Nụ cười vi tiếu cùng sự im lặng cũng khiến một số người lầm nghĩ rằng giáo lư Phật mang mầu sắc một thứ Bất-khả-tri-luận (agnosticisme). Hoặc lầm nghĩ rằng giáo lư Phật là không có thần linh (athéisme). Thực ra, th́ giáo lư Phật thấu suốt mọi thứ, và không khí các kinh Đại Thừa thường là tràn ngập quang minh, tràn ngập thần lực của chư Phật và chư Bồ Tát.

Chương II. Pháp Giới Như Huyễn

1) Pháp giới là thực hay hư ?

Pháp giới là vũ trụ, và đồng thời cũng bao gồm tất cả những cảnh giới siêu xuất mà chúng ta không nh́n thấy, không nghe thấy.

Kinh Kim Cang dạy : "Các pháp vốn không thật không hư ". Kinh Thủ Lăng Nghiêm cũng nói : "Các cảnh giới, các cơi vô số vô lượng nổi lên trong hư không. Và hư không nổi lên trong Chân-Tâm-Diệu-Minh, tương tự như một áng mây trắng nổi lên trên nền trời xanh mà thôi ". Và trong pháp hội Đại Bát Nhă, đức Phật thường nhắc đi nhắc lại nhiều lần câu sau : "Các cơi, các cảnh giới, các thân căn chúng sanh đều như huyễn, như hóa, như mộng, như ảo, như bào, như ảnh, như lộ, như điển, như một giấc chiêm bao, như làn khói tỏa, như bọt tụ, như ảo ảnh nước ngoài sa mạc, như tiếng vang, như hoa trong gương, như trăng đáy nước, như một tuồng ảo hóa bầy ra bởi một tên đại phù thủy ngồi xổm ở ngă tư đường".

2) Lư Duy-tâm-sở-hiện.

V́ sao mà pháp giới vốn không thực không hư, nó chỉ là như huyễn như hóa ? Đức Phật là bậc giác giả, đă hiểu thấu mọi cơ cấu của pháp giới, dạy rằng v́ nó chỉ là duy tâm sở hiện, chỉ là do Tâm biến hiện, chỉ là những ảnh biến hiện của tâm, của mỗi cái tâm chúng sanh mà thôi. Đó là lời dạy căn bản của kinh Phật, là điểm giáo lư trung tâm và nồng cốt, mà người Phật tử cần ư hội. Điểm thắng giải đó khiến cho giáo lư chư Phật vượt lên trên tất cả những giáo lư khác.

Lư Duy-tâm-sở-hiện này, tuy mênh mang bao trùm các cơi, nhưng cũng có thể thâu gồm trong mấy chữ : Chân Tâm, Bất Giác, Động Niệm, Quang Minh, Biến Hiện, Tương ứng.

Do sự suy động của những ngọn gió Vô-minh-bất-giác, th́ biến tâm động niệm, vọng động và nổi sóng, biến thành muôn vạn những đợt sóng nhấp nhô chập chồng, mỗi đợt tự ĺa ḿnh ra khỏi biển cả. Động niệm ấy cũng làm phát xuất vô lượng quang minh cùng quang-minh-quyến-thuộc, những quang minh này kết tập lại, biến hiện thành những thân căn và khí-thế-giới, và thân căn cùng khí-thế-giới này bao giờ cũng tương ứng với nghiệp lực của sự khởi niệm. Do đó, căn và cảnh không thể ĺa nhau được, v́ đều là sự biến hiện của cái Diệu Tâm nhiệm mầu mà thôi.

Vậy pháp giới chỉ là do tự tâm biến hiện, chỉ là một trường biến hiện liên miên bất tuyệt Tương-Tợ-tương-Tục của Tâm chuyển thành Thức. Rồi trong cái màn ảo ảnh liên miên và bao la đó, vọng thức của con người cắt xén lấy một số ảnh tượng có vẻ tương-tợ-tương-tục. V́ chúng biến hiện tương tợ tương tục, nên chúng h́nh như có khoác một h́nh tướng. Vọng thức con người liền chộp lấy h́nh tướng đó, tạo thành một ư niệm rồi khoác cho nó một tên gọi (danh tướng), ôm khư khư lấy nó, nhất định coi nó là có, cho nó là Vật tồn tại độc lập và riêng biệt với ḿnh. Trong khi thực sự, chúng chỉ là những ảnh-tượng-biến-hiện nên một cách tương ứng do những chủng tử nghiệp lực của chính Tâm-thức ḿnh mà thôi.

Do đó, xét đến cùng, th́ mọi sự vật chỉ là những ư niệm, những ngôn-từ danh-tướng của vọng-thức của chúng sanh. Vi trần chẳng phải là vi trần, chỉ là một ư niệm về vi trần, nên tạm gọi là vi trần thôi. Thế giới chẳng phải là thế giới, chỉ là ư niệm về thế giới, nên tạm gọi là thế giới. Sanh ra cũng chỉ là một ư niệm vọng tưởng, v́ thực ra chẳng có cái ǵ có thể sanh ra ra cái ǵ cả. V́ chỉ là nhân duyên biến hiện. Và ư niệm hay ngôn từ đều là rỗng tuếch, v́ chỉ gợi lên được đôi chút h́nh tướng bóng dáng, mà không sao khế hợp nổi với cái Giác-Thể-Cuối-Cùng. Cần phải ĺa bỏ mọi ư niệm mới thầm khế hợp được. Cần phải luôn luôn niệm cái Vô Niệm. Nghĩa là luôn luôn tư duy quán tưởng rằng mọi vật đều là do sự biến hiện của Tự Tâm.

3) Diễn tŕnh Hiện-tượng-hóa.

Pháp giới bao la không ngằn mé này, trụ trên đầu một Tâm Niệm, một niệm mê mờ vô thủy, một niệm vô minh câu sanh.

1/ Tại sao cái niệm ấy lại Vô Thủy ?

Vô thủy là không có bắt đầu. Niệm ấy vô thủy, là v́ ngọn gió Vô Minh hằng khởi , không hề ngừng nghỉ, tương tự như trên mặt biển đầy sóng ào ạt, th́ biết cái nào là đợt sóng đầu tiên ? Vả lại, hai chữ Thủy-Chung cũng chỉ là một cặp ư niệm đối đăi, do vọng thức của chúng sanh dựng lập nên. Chúng sanh nh́n sự vật, th́ thấy sự vật h́nh như có sanh có diệt, có bắt đầu có chung cuộc, nên hay hỏi tại sao lại vô thủy. Nhưng khi chúng sanh đó đưa tâm thức của ḿnh tới bờ mé của sanh diệt nhập vào vô sanh, th́ tự sẽ thấy câu hỏi trước của ḿnh chỉ là câu hỏi của một kẻ ngủ mê.

Vậy niệm ấy là vô thủy. Và pháp giới bao la này, phát hiện từ niệm ấy, cũng là vô thủy, và thường là vô chung. Chỉ đối với những bậc nào đă ĺa bỏ hết vọng tưởng, hết khởi niệm, th́ pháp giới cũng tự bặt đứt, và như thế trở thành hữu chung đối với riêng bậc ấy.

2/ Tại sao lại gọi là niệm Mê Mờ ?

Niệm ấy mê mờ, v́ là Vô minh, là Bất giác. Đây là cái điểm bí ẩn nhất của mọi Bản-Thể-luận, v́ nó ở bờ mé của Phổ-biến nhập vào Chơn-thiệt-tế, của Nhiều nhập vào Một.

Thực ra, th́ trong Chân-tâm-diệu-minh, chẳng có một vật ǵ cả, và chân-tâm vẫn lặng lẽ thường tịch chiếu soi. Nhưng bỗng nhiên, một niệm mê mờ nổi dậy, quên rằng chính ḿnh vốn là Trong sáng tột bực chuyển thành cái hư minh, và Chân Tâm bị bao phủ ngăn che bởi những màn vô minh lớp lớp, cũng chuyển thành Tàng thức, cỗi nguồn của sanh diệt. Và những niệm mê mờ ấy cứ trùng trùng nổi lên, tích lũy từ nhiều kiếp vô thủy, trở thành vô vàn tập khí chủng tử huân tập trong tàng thức. Hư minh quay lại tự chiếu soi, nên liền phân thành năng-sở, và Ngă-Chấp nổi lên, có ngă thể th́ có khách thể, có trong th́ có ngoài, nên các pháp, các hiện tượng đều trùng trùng nổi dậy tương tự như vô vàn những cơn lốc hư minh.

3/ Diễn tŕnh hiện-tượng-hóa chuyển dần từ vi-tế tới thô kệch. Lúc đầu th́ Tâm vô minh mới chuyển thành một phần gọi là Năng hiện, và một phần gọi là Sở hiện, hăy c̣n vi tế trong tâm tư một số Bồ Tát nhỏ từ đệ bát địa trở xuống. Nhưng đến chúng sanh th́ chuyển dần từ chỗ vi tế vô h́nh tới chỗ thô kệch hữu h́nh.

Mỗi chúng sanh trở thành một lăng kính ảnh hiện. V́ nó là một cơn lốc hư minh, nên nó ảnh hiện vũ trụ, ảnh hiện thân căn của ḿnh, ảnh hiện nên cái ảo giác là có ngă. Chấp là có ngă, rồi chấp là có pháp, có vật, có hiện tượng bên ngoài. Mực độ ảnh hiện của mỗi chúng sanh, của mỗi loài chúng sanh th́ có nhiều khác biệt, nhưng mỗi mỗi đều có ảnh hiện. Và tùy theo nghiệp lực, mỗi chúng sanh đều ảnh hiện vũ trụ thành một ảnh tượng riêng biệt của ḿnh. Ảnh tượng về không gian, thời gian, về các hiện tượng như sông núi, cây cỏ cũng khác biệt. Chánh báo, y báo đều khác biệt đối với loại côn trùng, loại chó, ngựa, loài người, bậc Bồ tát, Phật. Tóm lại tất cả mọi cảnh giới, từ thô kệch đến vi diệu, từ chúng sanh bé nhỏ đến các bậc chúng sanh lớn như Phật, Bồ tát, đều như huyễn, đều chỉ là biến hiện, đều không thật không hư, v́ đều là vọng hiện do nghiệp lực chiêu cảm. Nhưng chư Phật và đại Bồ tát đă hết nghiệp lực, th́ sẽ chuyển được tất cả Vọng ấy, sẽ thấy toàn Vọng tức là Chân, và mọi pháp, mọi cảnh giới vốn Như Như, bổn lai rỗng lặng.

4) Cộng Nghiệp và Biệt Nghiệp

Tỷ dụ như loài người.

1/ Cộng nghiệp. - Kiếp này, chúng ta vào khoảng ba tỷ người trên trái đất này, đều được sanh làm người cả. Đó không phải là ngẫu nhiên, mà chỉ là v́ trong vô lượng kiếp, chúng ta đă tích lũy trong Tàng thức những Tập-khí-chủng-tử đại để giống nhau, tương ứng với tâm thức của loài người. Đến kiếp này, thời tiết chín mùi, những chủng tử ấy hiện hành, Nở X̣e ra trên biển pháp thân, nên chúng ta cùng sanh làm người, mang một ảnh tượng thân căn đại để giống nhau, và một ảnh tượng về quốc độ đại để giống nhau. Những chủng tử nghiệp lực đại để tương đồng đó gọi là Cộng nghiệp. Nó khiến cho chúng ta, khi nh́n gịng sông, trái núi, con chó, th́ ai ai cũng cho là gịng sông, trái núi, con chó, chứ không cho là cái ǵ khác. Thấy người, th́ đều cho là người. Nhưng không thấy được quỷ thần, không thấy núi Tu Di, v́ nghiệp lực không cho phép nên đa số người đều nghĩ rằng quỷ thần và núi Tu Di chắc là không có.

2/ Biệt nghiệp. - Nhưng trong cái Cộng nghiệp này, vẫn có rất nhiều cái Biệt, cái Dị, tức là Biệt nghiệp. Tỷ dụ như cùng nh́n một trái núi, người này thấy buồn, người kia thấy vui thích. Đó là Dị vi tế. C̣n nhiều cái Dị thô kệch và rơ rệt hơn nhiều. Có người đẹp, người xấu, người thông minh trí huệ, người ngu si, v . v . Có người nh́n thấy qủy thần, người th́ không thấy.

Chương III. Quang Minh Bất Khả Tư Ngh́.

A. Do cách nào mà pháp giới lại duy tâm sở hiện ?

Trên đây, ta đă thấy Phật dạy rằng pháp giới duy tâm sở hiện. Dưới đây, ta sẽ t́m hiểu xem các tâm tư biến hiện ra pháp giới bằng cách nào.

1) Đối với chúng sanh phàm phu :

Thức tâm của mỗi loại chúng sanh đều tỏa ra một trường lực (champ de force) hút dẫn những quang minh (radiations) phát xuất từ những tâm tưởng tích lũy từ vô thủy, thành những cơn lốc hư minh xoay tṛn theo h́nh chôn ốc. Nơi trung tâm của cơn lốc đó th́ những quang minh chuyển động chậm lại, cô đọng hiển hiện thành những h́nh sắc, tương ứng với giác quan của một số chúng sanh, nên những chúng sanh này nh́n thấy hay sờ mó thấy.

Tuy nhiên, con người ít khi tế nhận thấy trường lực do một vật, hay một người đă có đạo lực tỏa ra. Chỉ v́ giác quan chúng ta thô kệch, và cũng v́ chúng ta quá chú trọng tới cái h́nh sắc hiển hiện thô kệch của vật, nên bỏ quên luôn cái trường lực do vật ấy tỏa ra. Do đó, tuy chúng ta đều có hào quang, nhưng vầng hào quang của chúng ta đều mờ nhạt thấp kém, v́ từ vô lượng kiếp, chúng ta lăng quên rằng chính ḿnh là hào quang.

2) Đại Bồ Tát và Chư Phật.

Đối với các vị này th́ trái lại, các ngài đều biết ḿnh là hào quang, và biết xử dụng đến mức tuyệt hảo hào quang đó, nên từ diệu sắc thân các ngài có thể phóng vô lượng quang minh để cứu độ chúng sanh :

a) Trong pháp hội Hoa Nghiêm, Phật dạy rơ ràng : "Chư Phật làTạng Quang Minh ! Pháp hội này triệu nhóm toàn những bậc đại Bồ tát, chư Thế gian chủ, chư Thiên vương và Qủy thần vương, và ít có người." Nên suốt pháp hội, Phật luôn luôn dùng thần lực và quang minh để thị hiện các thứ thần biến, khiến cho nơi pháp hội trở thành rộng răi bao la, thông suốt các cơi. Lời kinh cũng ghi rơ : "Trong quang minh, chư đại Bồ tát xuất hiện nhiều như mây . . . . "

b) Trong hội Pháp Hoa, trước khi nói kinh, Phật phóng quang minh từ bạch hào ra, tác động vào tâm thức tứ chúng, khiến tứ chúng đều được nhăn căn thanh tịnh, nh́n thấy rơ ràng 18.000 cơi Phật ở phương Đông . . . Rồi tới phẩm Tùng đại dũng xuất, khi các bậc Bồ tát nhiều vô số kể, từ dưới ḷng đất vọt lên đến trước đức Thích Ca đảnh lễ, th́ khoảng thời gian đó kéo dài chừng 60 tiểu kiếp ở nhân gian.

c) Trong kinh Lăng Nghiêm, khi ngài A Nan thỉnh Phật nói thần chú Đại Phật đảnh, th́ kinh ghi rằng : "Lúc đó, từ đỉnh đầu đức Thế Tôn, phát ra quang minh bách bảo, trong quang minh hiện ra bông liên hoa quư báu có 1.000 cánh. Có Hóa Phật ngồi trong liên hoa, nơi đỉnh đầu phóng ra mười đạo quang minh. Mỗi đạo quang minh đều hiển hiện vô số vị thần Kim Cang. . . . "

B. Việc thành lập các cơi.

Không những thân căn, các cơi cũng đều được dựng lập bởi quang minh, vi diệu hay thô kệch. Mực độ vi diệu hay thô kệch đều là tùy thuộc và Tương ứng với Nghiệp Lực của chúng sanh cơi đó, và với nghiệp lực của đức Phật cơi đó :

1) Cơi Dục giới :

a) Cơi Ta Bà th́ đầy hầm hố, g̣ đống, nhiều sự ác. Chúng sanh mang thân khổ lụy thai sanh trong máu mủ. Nhưng cơi Ta Bà này cũng chỉ là một uế-độ ở mức trung. C̣n nhiều uế-độ khác tệ hơn : tối tăm, không có ánh sáng nhật nguyệt, thân căn xấu xí, quốc độ lưu ngại thô kệch, tâm tưởng chỉ thích nghĩ điều ác.

b) Các tầng trời cũng vậy, cũng đều được kết tập bằng quang minh, do nghiệp lực của chư thiên ở nơi đó chiêu cảm. V́ cơi nhân thế cũng thường được gọi là hạ giới, nên phía trên hạn giới là miền trung giới. Miền này trải rộng từ miền nhân thế lên tới gần đảnh núi Tu Di, tức Diệu Cao. Tu Di sơn tương tự như cái trục của tiểu-thiên-thế-giới, núi này được tạo bằng một thứ quang minh vi diệu hơn, nên đá lưu ly lấp lánh rất đẹp mắt, nhưng mắt thịt của loài người thường không thể trông thấy được. Theo lời kinh, vùng trung giới này thường là xứ sở cư ngụ của các quỷ thần có ít nhiều oai đức, các tiểu thần tiên, các loài rồng hay kim súy điểu, v . v . Từ đảnh núi Tu Di trở lên là những tầng trời :

- Ngay đảnh núi Tu Di là tầng trời Tứ Thiên Vương
- Phía trên tầng trời này là từng trời Đao Lợi của vua Đế Thích.
-Trên nữa là trời Da Ma.
-Trên nữa là trời Đâu Xuất, nơi đây đức Di Lạc cư ngụ để chờ ngày xuống nhân thế mở hội Long Hoa.

2) Cơi Sắc giới.

Trên cơi Dục giới là Cơi Sắc giới, gồm 18 tầng trời, càng sáng lạn biến ảo, v́ được dệt bởi quang minh vi diệu hơn. Biến ảo đến mức khiến mắt kẻ thế-nhân đều không nh́n thấy được. đây, tâm tưởng dâm dục tuyệt hẳn, toàn là hóa sanh theo tâm tưởng.

3) Cơi Vô Sắc.

Ởtrên cơi Sắc giới, th́ lại mông lung, vi diệu hơn nữa. Cơi này gồm 4 tầng trời, và tầng cao nhất là Phi-tưởng-phi-phi-tưởng-xứ. Chư thiên ở cơi này đă thăng hoa đến mức không c̣n h́nh hài, mà chỉ c̣n tâm tưởng thôi. Quanh năm suốt kiếp nhập thiền định, chỉ lấy cái thức của ḿnh để duy tŕ thọ mạng. V́ tuy không h́nh hài, vẫn c̣n thọ mạng do cái Thức dệt nên. Lối ăn này gọi là Thức thực.

Chương IV . Thần Lực, Nguyện Lực, Nghiệp Lực.

Trong chương trên đă tŕnh bầy rằng các vật và các cơi đều dệt bằng quang minh. Nhưng quang minh do đâu mà ra ? Các kinh dạy rằng nếu chúng ta được một thân căn nào, ở một quốc độ nào, đến một cảnh giới nào, cũng đều là do nghiệp lực của ḿnh dẫn dắt, chiêu cảm biến hiện, hoặc là do thần lực của Phật và Bồ tát hộ tŕ. Ngoài ra, không thể có một lực nào khác, một nguyên do nào khác.

1. Thần lực, Nguyện lực và Nghiệp lực.

a) Thần lực : Kinh Hoa Nghiêm có đoạn như sau : "Lúc đó, đức Thế Tôn muốn khiến tất cả đại chúng Bồ Tát được sức thần thông nh́n thấy vô biên cảnh giới của Như Lai, nên phóng quang minh nơi giữa chân mày, chiếu khắp mười phương, h́nh trạng như mây sáng bửu sắc, làm hiển hiện tất cả quốc độ và chúng sanh trong tất cả Phật-sát ở mười phương. Quang minh ấy lại phát ra diệu âm làm chấn động khắp các thế giới. Trong mỗi trần hiện vô số Phật. Thần lực hải của chư Phật chính là những quang minh vi diệu tuyệt vời của cái Diệu tâm vô thượng. Chư Phật đột khởi từ cái biển quang minh tuyệt vời ấy ra rồi hiển hiện thành sắc tướng có 32 tướng tốt cùng 80 vẻ đẹp, rồi lại xử dụng ngay những quang minh vi diệu ấy để an lập và làm chỗ nương về cho tất cả các cảnh giới, các cơi. Thần-lực-hải này vốn vô tận, không ngằn mé, được thi triển liên miên không đoạn tuyệt, và vô thủy vô chung. "

b) Nguyện-lực-hải cũng gần như Thần-lực-hải. Đó là những quang minh càng ngày càng vi diệu, phát xuất từ những tâm tưởng của vô lượng Bồ Tát trên con đường tu tập để đạt tới quả vị Phật. Nên Nguyện-lực-hải cũng vô tận, không ngằn mé, liên miên không đoạn tuyệt và vô thủy vô chung. Nó cũng là nơi nương về của pháp giới bao la.

c) C̣n nghiệp-lực-hải chính là những quang minh thô kệch phát xuất từ những tâm tưởng, những tác vi mê lầm của mỗi chúng sanh từ vô thủy. V́ cái biển chúng sanh cũng vô biên vô tận, bất tư ngh́, nên nghiệp-lực-hải cũng vô tận không ngằn mé, liên miên bất tuyệt, và cũng bất tư ngh́. Nó là vô thủy, nhưng có thể hữu chung được. Nhưng chỉ hữu chung đối với những chúng sanh nào đă tỉnh giấc mộng lớn và đặt chân trên bờ Giác mà thôi. C̣n đối với đại thể chúng sanh, th́ nó vẫn tiếp diễn liên miên bất tuyệt cái ṿng huyễn hóa của nó.

Tại sao nghiệp lực lại là quang minh thô kệch ? V́ chúng chứa đựng T́nh và Tưởng, nên trở thành nặng nề và không c̣n diệu dụng. T́nh là Tham, sân, si, mạn, và Tưởng là Ngă-Tưởng, nhơn-tưởng, chúng sanh-tưởng, thọ giả-tưởng. Quang minh của nghiệp lực, v́ chứa đựng t́nh và tưởng tích lũy từ thời vô thủy, nên trở thành nặng nề, thô kệch, và chuyển động ngày càng chậm lại. Rồi những cơn lốc vô minh ấy lần lần cô đọng thành những ảnh tượng tương tợ tương tục, sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp, nó làm nền tảng cho thân căn cùng quốc độ y báo của chúng sanh ấy. Và thân căn cùng cảnh giới y báo bao giờ cũng tương ứng với nghiệp lực của chúng sanh ấy.

Tóm lại, thần-lực-hải và nguyện-lực-hải là như vậy. Thần-lực cùng nguyện-lực, đối với một chúng sanh đương mê muội, cũng thường được gọi là Tha-lực, v́ đó là lực của Phật và Bồ tát. C̣n nghiệp-lực của chúng sanh thường được gọi là Tự lực. Nhưng nếu chúng sanh ấy bắt đầu muốn tỉnh cơn mê, rồi lần lần ngược ḍng đi vào cái tàng thức và Diệu tâm của chính ḿnh, th́ lần lần sẽ khai phóng và làm chủ cái nguồn thần lực vô biên đó. V́ thần lực của chư Phật chính là thần lực của cái Diệu tâm của chính ḿnh.

2. Sự hóa hiện các thân của chư Phật và Bồ Tát.

Trong khi các chúng sanh ngụp lặn trong biển nghiệp, th́ chư Phật và Bồ Tát luôn luôn khởi đại Bi, liên miên thi triển thần lực để thị hiện vô lượng hóa thân cùng vô lượng cảnh giới để hóa độ chúng sanh.

Sự thị hiện này cũng vẫn là Huyễn. Cảnh giới hóa hiện là huyễn, và ngay những hóa thân Phật cũng là huyễn, nhưng v́ không có nghiệp ràng buộc, không có ngă-nhân, nhân-tưởng, chúng sanh tướng, thọ giả tướng, nên vẫn đầy đủ tự tại lực để làm mọi Phật sự độ duyên.

1). Thân cao tột của chư Như Lai là cái biển Pháp-thân thường trụ, trạm nhiên và bất động, cũng gọi là Thường-tịch-quang. Từ cái biển Pháp thân thường trụ đó, chư Như Lai có thể làm hiển hiện rất nhiều thứ sắc tướng.

2) Xuống thấp một mức, th́ chư Như Lai có thể làm hiển lộ sắc tướng gọi là Thật-báo-trang-nghiêm, cao lớn 16.000 trượng, để thuyết pháp cho các bậc đại Bồ tát nghe. Đó là trường hợp của pháp hội Hoa Nghiêm, nơi đó Phật hiển lộ Báo-thân để thuyết pháp.

3) Xuống xa một mức nữa để độ duyên cho nhân thế cùng lục đạo ở Dục giới th́ gọi là ứng-thân có đản sanh mà vẫn là vô sanh. Đó là trường hợp ứng-thân của đức Thích Ca Mâu Ni cách đây 2500 năm, nương gá vào h́nh hài của ngài Ma gia phu nhân để sản sanh vào nhân thế.

Nhưng tại sao Phật lại xuất hiện thành ứng-thân ? Chỉ là v́ đó là một phương tiện thiện xảo của chư Như Lai để khích lệ các loài, nhất là loài người. Nhiều người sẽ tự nhủ rằng : đức Phật kia, cũng chỉ là một vị thái tử, cũng ở thai mà ra, cũng y như ta vậy, thế mà ngài xuất gia tu tập cũng thành Phật được, vậy th́ ta tu tập cũng thành Phật được.

Ngoài ra, ứng-thân bao giờ cũng là sắc vàng rực rỡ, luôn luôn tỏa hào quang, lại có đủ 32 tướng tốt, nên loài người cùng các loài khác chỉ cần ngắm nh́n sắc tướng đó cũng đủ thành thục các căn lành. Và chỉ cần nghe diệu âm của Ngài thuyết pháp, cũng đủ đắc quả rồi.

Vậy th́ chúng ta là Phật tử, đừng có bao giờ nghĩ rằng đức Bổn Sư chỉ đơn thuần là một nhân vật lịch sử, một người như những người khác. V́ nếu quả thực như vậy, th́ sẽ không có cách nào để lư giải cái bí ẩn tuyệt vời của vũ trụ và kiếp sống.

4) Ngoài ứng-thân Phật, các Như Lai hoặc đại Bồ tát c̣n phân thân vô lượng trong vô lượng cơi để tùy duyên hóa độ.Đó gọi là Hoá-thân, cũng là một phương tiện thiện xảo.

Nhưng trong lúc c̣n ở đời độ duyên, th́ không bao giờ các ngài lại thổ lộ một lời nào là tự nhận ḿnh là hóa thân của một đức Phật nào cả. Luật tắc nghiêm nhặt của hóa thân là như vậy.

Hóa thân có thể dưới rất nhiều h́nh thái. Phẩm Phổ Môn có kể 32 thứ hóa thân của đức Quán Thế Âm : có thể là người hay trời, rồng, dạ xoa, càn-thát-bà. Cũng có thể là một người ăn mày ghẻ lở như Tế-điên Phật, hoặc một vị vua oai nghi, hoặc một người con gái để tùy duyên hóa độ.

3. Cách thức tạo dựng ứng thân và Hóa thân.

a) người thân th́ thường đi theo đường lối thị hiện thai sanh, có vẻ như mọi người. Lựa chọn một người đàn bà thanh tịnh, có nhiều thiện căn, rồi thần thức của bậc Bồ tát gá vào h́nh hài của người mẹ đó thị hiện thai sanh, tạo một h́nh hài cũng có vẻ máu mủ xương thịt như mọi người.

b) Hóa thân th́ lại thường không theo cách thức thị hiện thai sanh, chỉ dùng Sức của tâm niệm để hóa hiện h́nh hài. Tâm niệm tập trung là một sức mạnh không có bờ bến. Nó làm phát xuất những cơn lốc quang minh, những cơn lốc quang minh ấy có những nhịp điệu rung chuyển tương ứng với những cực vi h́nh chất chung quanh, nên nó thâu hút và quyện những cực vi đó để tạo thành một h́nh tướng linh động.

4. Tính chất của các ứng thân và Hóa thân.

a) Cũng là như huyễn, v́ tất cả các sắc tướng, các cảnh giới, các vật, các hiện tượng, các pháp đều chỉ là như huyễn. Nghĩa là ĺa Có-Không. Cảnh giới không phải là không, v́ có nhiều chúng sanh nh́n thấy và khởi phiền năo v́ nó. Nhưng cảnh giới ấy cũng chẳng phải là thực có, v́ có nhiều chúng sanh không nh́n thấy.

V́ thế, kinh Kim Cang nhắc đi nhắc lại rằng : kẻ nào ở nơi sắc t́m Ta, th́ kẻ ấy là tà. Các kinh khác cũng dạy : Chư Phật đều như huyễn, như bóng, như tiếng vang.

b) Tuy cũng là huyễn, nhưng khác với cái huyễn của thân chúng sanh hoặc cái huyễn của cảnh giới thông thường. V́ sao ? Là v́ những ứng thân và hóa thân này được dệt nên do những quang minh của thần lực và nguyện lực, của trí huệ Bát Nhă và đại Từ Bi của tâm Vô Ngă, và tuyệt nhiên không có một chút vết tích nào của Nghiệp lực cả. Chư Phật và Bồ tát có thể dùng tâm nhăn soi căn cơ của các chúng sanh, rồi thị hiện phương tiện thiện xảo, làm những hành động rất kỳ dị để độ duyên, mà vẫn không rớt vào nhân-quả-nghiệp-báo. Tỷ dụ như trong kinh Đại Bát Niết Bàn, có nói một chuyện tiền thân Phật. Lúc đó, Phật làm một vị quốc vương, tu Bồ Tát hạnh. Vị quốc vương đó, suốt hơn 10 năm trời, đă hết ḷng cúng dường phục thị một vị Bà-La-Môn. Nhưng vị Bà La Môn này vẫn không chịu biết hồi tâm kính tín Tam Bảo, và vẫn tiếp tục hủy báng chánh pháp. Nên sau cùng, vị quốc vương đă giết chết vị Bà La Môn.

Tiền thân ấy của Phật đă giết người, mà vẫn không bị nghiệp báo địa ngục.sao ? Chỉ là v́ ngài giết, không phải v́ tâm sân hận thù óan, không phải v́ tâm riêng tư, mà giết với tâm vô ngă, b́nh đẳng đại từ bi. Làm sao vậy ? V́ ngài soi căn cơ của vị Bà La Môn, nên biết rằng khi chết, người ấy sẽ bị đọa địa ngục v́ tội hủy báng chánh pháp Đại Thừa. Nên ngài đă khởi ḷng vô-ngă đại từ-bi giết, để tránh cho vị ấy phải đọa địa ngục, rồi dùng thần lực độ cho thần thức của vị ấy được thọ sanh nơi cơi lành.

Đó là một phương tiện thiện xảo độ duyên của một bậc Bồ tát lớn. Chúng ta chưa phải là Bồ tát lớn, cũng chưa có thần lực và tâm vô-ngă, nên dĩ nhiên chưa thể nào bắt chước giải khai giới Sát như vậy được.

Chương V. Cảnh Giới Hoa Nghiêm.

Ta đă biết rằng pháp giới thường dệt bởi quang minh phát xuất từ Thần-lực của chư Phật, nguyện-lực của chư Bồ tát, và nghiệp-lực của chúng sanh. Đến chương này, sẽ tŕnh bầy một cảnh giới đặc biệt, kỳ dị, huyền diệu, chỉ kết tập bởi thần lực của chư Phật mà thôi. Đó là cảnh giới nói trong kinh Hoa Nghiêm thuật lại pháp hội Hoa Nghiêm, cả hai đều bất khả thuyết.

1. Kinh Hoa Nghiêm và pháp hội Hoa Nghiêm.

a) Kinh Hoa Nghiêm chỉ có thể gọi là bất khả thuyết ; chính kim khẩu của Phật đă gọi kinh này là như vậy. Chỉ có những bậc thân chứng những cơn đại tam-muội mới có thể diễn nói về kinh này. Phàm phu chúng ta mang nặng t́nh thức thông thường mà suy lường về kinh này, th́ chẳng khác ǵ một người mang cây thước đi đo lường hư không, đo lường đại hải. V́ sao ?

V́ kinh này diễn nói kỹ càng hơn cả về Chân lư rốt ráo tối thắng của chư Phật ba đời và mười phương, về Chân lư Duy tâm sở hiện, từ đó phát xuất ra mọi giáo lư khác.

V́ kinh này diễn nói về cái ṿng huyễn hiện của mọi cảnh giới, về tính chất không thực không hư của chúng, về những huyển ảnh trùng trùng duyên khởi tương ứng, trùng trùng thẩm thấu lẫn nhau, trùng trùng biến ảo tùy theo tâm thức nghiệp lực chúng sanh, và thần lực gia tŕ.

V́ không khí của kinh này toàn là quang minh, là thân biến, là tam-muội, và thần lực được thi triển liên miên để gia tŕ cho các Bồ tát và chúng hội.

b) Pháp hội Hoa Nghiêm cũng rất là kỳ đặc. Theo kinh điển, th́ ngay sau khi đắc đạo, Phật c̣n ngồi lại dưới gốc cây Bồ Đề thêm 21gày, đem chân lư ra giảng cho các bậc thiên thần tới nghe mà thôi.

Pháp hội Hoa Nghiêm c̣n kỳ đặc ở chỗ nó mở đầu ở cảnh giới Bồ Đề đạo tràng, nhưng lần lần được di động lên cung trời Đao Lợi, cung trời Da Ma, cung trời Đâu xuất . . . Và càng di động lên cao bao nhiêu, th́ những pháp môn diễn nói lại càng vi diệu thậm thâm ngần ấy.

Trong pháp hội này, đức Bổn Sư Mâu Ni chỉ hiện Báo-thân ngồi chứng minh, ít diễn nói, chỉ thi triển thần-lực liên miên để gia tŕ cho pháp hội. Chư Phật mười phương cũng đồng thời phóng quang hộ tŕ.Trong khi đó, th́ các bậc đại Bồ tát như Phổ Hiền và Văn Thù, đă tuần tự đứng lên diễn nói về chỗ chứng nhập của ḿnh, về những cảnh giới siêu xuất bất tư ngh́. . .

Nói tóm lại, pháp giới bao la chỉ là một biển quang minh chập trùng khi nở ra th́ kết lại thành một bông Đại Liên Hoa, và khi thu lại th́ chỉ c̣n là một Niệm an trụ vi mật như như tịch tịnh. Bởi thế nên : bất khả thuyết, bất khả thuyết.

2. Giáo lư Hoa Nghiêm.

Giáo lư Hoa Nghiêm dạy ta cái thực tại cuối cùng về thân căn và vũ trụ ; có thể tóm tắt trong mấy chữ : viên dung vô ngại, lư sự vô ngại, và sự sự vô ngại.

a) Chúng ta vốn từ vô lượng kiếp sống trong ṿng của Nghiệp-lực, và hoài nghi Thần-lực, sống trong ṿng kiềm tỏa của không gian, của thời gian, của thế giới sai biệt. Lúc nào cũng khư khư ôm lấy cái chủ-thể nhận thức của ḿnh, để đối lập với sự vật. Bởi thế nên khi chúng ta nh́n sự vật, th́ ta thấy rằng sự vật nào cũng đều là những tiền trần cách biệt lưu ngại cả. Chỉ là v́ trong tâm thức ta đă luôn luôn tiềm phục những tập khí cách biệt lưu ngại rồi. Cho nên khi ta nghe nói tới Sự sự vô ngại pháp giới, th́ ta ngớ người ra, khó thể quan niệm nổi.

b) Nhưng một bậc Đại Bồ Tát, khi nh́n sự vật và cảnh giới, lại có một nhăn quan siêu xuất khác chúng. Thấy mọi sự mọi vật đều chỉ là sự biến hiện của tự tâm, do nghiệp lực chiêu cảm tương ứng. Đồng thời, cũng thấy mọi vật đều như như, tịch tịnh, nghĩa là bản lai vẫn rỗng lặng, trạm nhiên ở trong cái chân tâm diệu minh. Bởi vậy Đại Bồ Tát có thể nhập tất cả pháp giới, nhập vô ngại, nhập chẳng đoạn chẳng thường, chẳng sanh chẳng diệt.

Bí ẩn của pháp giới là ở chỗ Động Niệm. Chư Phật động niệm khác, chúng sanh động niệm khác. Chư Phật động niệm với cái tâm bao la vô trụ. Chúng sanh động niệm với cái tâm nhỏ hẹp, lệch lạc, vướng mắc đủ thứ, v́ bị rất nhiều màn sương mù ngăn che. Chỉ do ở sự khác nhau ấy về động Niệm mà đối với chư Phật và đại Bồ tát th́ lư sự vô ngại, sự sự vô ngại, và lớn nhỏ tùy niệm, c̣n đối với chúng sanh th́ không.

c) Cảnh giới Hoa Nghiêm thường được gọi là những cảnh giới siêu-xuất-giải-thoát bất tư ngh́. Song chúng ta tuyệt đối đừng nên nghĩ rằng những cảnh giới siêu-xuất ấy chỉ có thể có ở một cơi nào khác, mà không thể có ở cơi Ta Bà này. Cảnh giới Hoa Nghiêm, với tất cả những thần biến, chính là ở ngay trong những cảnh giới nhật dụng thường ngày. Có điều là với đạo lực thấp kém, với đôi mắt thịt đơn thuần, chúng ta không thể nào nh́n thấy những quang minh vi diệu cùng mọi thần biến, nó luôn luôn lồng vào trong và ở giữa những quang minh thô kệch tạo nên cảnh giới thường ngày của chúng ta. Trừ phi được thần lực của Phật hay đại Bồ tát gia hộ . . . Cảnh giới siêu xuất hay tầm thường đều là do đạo lực cùng nhăn căn của kẻ hành giả đứng nh́n. Chứng cớ là đức Bổn Sư vẫn ngồi bất động ở nơi Bồ Đề đạo tràng, mà vẫn thị hiện bao nhiêu thần biến.

3. Thuyết Ngũ Nhăn.

Khoa học ngày nay, với những dụng cụ tinh xảo, đă giúp con người nhận thấy được, ngoài âm giai của ánh sáng, cả những luồng sóng từ điện ở dưới mầu đỏ (infra-rouge) như quang tuyến X. Giáo lư nhà Phật không cần dùng tới những dụng cụ chế tạo tinh vi để cầu mong nắm bắt hoặc xử dụng vài thứ quang minh thô kệch. Trái lại, chỉ mở những pháp môn như thiền quán, niệm Phật, tŕ chú, tu lục độ vạn hạnh, để dạy kẻ hành giả ngày càng tế nhận được những quang minh vi diệu phát xuất từ tâm thức ḿnh, v́ những quang minh này mới là cơ bản. Nói một cách khác, là đạt từ nhục nhăn tới Phật nhăn.

a) Nhục nhăn.

Người thường chúng ta chỉ có đôi mắt thịt, chỉ nh́n thấy được một phần rất nhỏ của cái quang phổ bất tận của những quang minh trong pháp giới. Trong cái quang phổ hạn hẹp nói trên của khoa học, nhục nhăn chỉ thấy có 7 mầu của ánh sáng. Bởi vậy, khi ta nh́n một người, ta thấy có da, có thịt, có mắt mũi đầu tóc. Nhưng nếu giả sử mắt ta có thể nh́n thấy những quang tuyến X, th́ h́nh ảnh người mà ta nh́n thấy sẽ chỉ là một bộ xương . Lại giả sử mắt ta chỉ nh́n thấy những quang minh của tế bào, của nguyên tử hay điện tử, th́ h́nh ảnh người khi đó sẽ trở thành một đám mây mù mông lung điện tử. Như thế, đủ thấy rơ rằng mọi h́nh tướng sự vật chỉ có thể là những ảnh tượng tương ứng với nghiệp lực nhận thức của ta mà thôi. Ngoài ra một sắc thân người mà ta trông thấy, đối với ta, thường là một thứ tiền-trần lưu-ngại, v́ ta không thể đi qua sắc thân ấy được. Nhưng trái lại, có những thứ quỷ thần, v́ nghiệp-lực khác cùng quang minh khác, có thể vô ngại đi qua thân người như đi trong hư không vậy.

b) Thiên Nhăn.

Là mắt có thể nh́n thấy một phần quang phổ rộng lớn hơn, vừa bao la hơn lại vừa vi tế hơn cái phần quang phổ của nhục nhăn, nghĩa là có thể nh́n thấy rất nhiều thứ quang minh. Tỷ dụ như nh́n thấy núi Tu Di, nh́n thấy một từng trời hay nhiều từng trời, thấy một thế giới hay nhiều thế giới. Đồng thời, lại nh́n thấy những vật rất nhỏ, như vi trùng, nguyên tử, và thấy suốt qua các chất lưu ngại nữa.

c) Huệ Nhăn.

Có thể định nghĩa là sự chứng nhập thấy rơ Bản Thể không tịch vô ngă của các pháp , các cảnh giới. Nhưng sự chứng nhập bản thể không tịch hay không hải này cũng có nhiều mức độ. Ví dụ huệ nhăn của bậc A La Hán và huệ nhăn của bậc Bồ tát từ đệ bát địa trở lên có khác nhau, v́ sự phát tâm uyên nguyên của hai bậc đó khác nhau. A La Hán th́ chỉ phát tâm cầu trí huệ không-tịch để đoạn phiền năo, cầu tam-muội an lạc để tự giải thoát thôi. Tuy vẫn có tâm từ bi cứu độ, nhưng vẫn là tâm từ bi hạn hẹp, không dám ôm trọn pháp giới vào thân-tâm ḿnh. C̣n Đại Bồ Tát th́ lại khác. Vừa phát tâm cầu Nhứt-thiết chủng-trí để biết tất cả các pháp, đồng thời lại phát Đại bi b́nh đẳng nguyện ôm trọn pháp giới vào thân-tâm ḿnh, quyết tâm chứng nhập đến mức pháp giới với ḿnh là Một.

d) Pháp Nhăn.

Cao hơn huệ nhăn v́ Phật quả chỉ có thể viên măn được nếu kẻ hành giả ôm trọn được cả hai cái Cực đoan. Ôm trọn cả Sắc lẫn Không, ôm trọn cả trí huệ không-tịch lẫn tâm Đại-bi. Hai thứ đó như hai mặt đồng tiền, không thể tách ĺa được. Cái vụ ôm trọn cả hai cực đoan này, nhà Phật gọi là Song Chiếu. Cho nên Pháp nhăn có thể định nghĩa là con mắt soi thấu mọi huyễn trạng của các cảnh giới tùy duyên vô pháp.

e) Phật Nhăn.

Thực là bất khả thuyết. Không có thể dùng ngôn từ nào mà nói được. Phật nhăn cũng có thể gọi là Trí-huệ Bát-Nhă Ba-la-mật, cũng có thể gọi là Nhứt-thiết chủngtrí, cũng có thể gọi là Tri-kiến-Phật. Chỉ ngồi bất động ở dưới cội cây Bồ Đề thôi, hoặc ở cơi Thường-tịch quang thôi, mà không có pháp nào là không biết, không có pháp hữu vi hoặc vô vi nào là chẳng liễu tri rành rẽ. Không có một hạt mưa rơi nào mà không biết, không có một tâm niệm chúng sanh nào điên đảo hay thẳng ngay mà không biết. Nói tóm lại, Phật nhăn ôm trọn mọi bờ mé, mọi vô cùng tận, dù là bờ mé của cực đại hay của cực vi, dù là bờ mé của quá khứ vô thủy hay của vị lai vô chung.

Chương VI. Đối Chiếu Cái Thực Tại Tối Hậu Của Phật Giáo Với Cái Thực Tại Tương Đối Của Khoa Học.

1. Tại sao nên có sự đối chiếu này ?

Kinh Hoa Nghiêm đă hé mở cho chúng ta thấy một cảnh giới kỳ diệu trong đó Một là Nhiều, lư sự vô ngại và sự sự vô ngại, và thân Phật biến hóa không lường, có thể lớn lao bao trùm các cơi, có thể nhỏ chui vào vi trần, v.v. Phàm phu chúng ta có thể ngần ngại chưa chịu tin những cái kỳ diệu đó, nhưng nếu những khám phá tối tân của khoa học (nhất là thiên văn học và vật lư học ) bắt buộc các khoa học gia phải chấp nhận những sự kỳ diệu tưởng như phi lư, th́ sự tin tưởng của chúng ta vào chơn lư rốt ráo của Phật giáo may ra sẽ được một phần nào dễ chấp nhận hơn.

Tại sao ? Bởi v́ Khoa Học ngày càng bắt buộc phải đi vào con đường nghiên cứu radiations tức quang minh, v́ đó là con đường đưa đến Thực tại. Nhưng c̣n lâu lắm th́ khoa học mới hiểu được ít nhiều về quang minh của tâm thức.sao ? Là v́ khoa học chỉ biết tin vào những dụng cụ tinh vi để t́m cách làm hiển lộ những quang minh ấy, rồi đo lường, chứ chưa biết dùng ngay tâm thức ḿnh để trực nhập những quang minh đó.

Thêm nữa, phương pháp của khoa học là luận lư nhận thức theo ư niệm, luôn luôn đối lập chủ thể nhận thức với khách thể nhận thức tức là vật bị nhận thức. Ư niệm th́ bao giờ cũng chỉ tương ứng với một khía cạnh của thực tại thôi. Do đó, khoa học chỉ có thể biết được một vài khía cạnh của h́nh tướng sự vật. Không thể biết được bản thể của sự vật, không thể chứng nhập sự vật, không nhập được pháp giới.

Và chúng ta nên nhớ rằng khoa học càng ngày càng đến gần Phật giáo, v́ nghiên cứu những quang minh càng vi diệu th́ càng tiến gần đến quang minh của tâm lực. Chớ không nên nghĩ rằng giáo lư đạo Phật phải nhờ sự tiếp tay của khoa học để giải thích tính chất huyền diệu bất khả thuyết.

2. Các điểm gần tương đồng giữa lời Phật dạy và khoa học.

A. Về lănh vực Cực Đại :

a) Trong khi các kinh sách của nhiều tôn giáo khác ít khi nói tới các cơi khác, th́ kinh Phật luôn luôn nhắc tới rằng có vô lượng cơi, vô lượng thế giới chủng. Đồng thời, nói rơ rằng ở mỗi thế giới đều có thể có lục đạo chúng sanh, hoặc nhân hoặc phi nhân.

Khoa học ngày nay đă xác nhận rằng có cơ man không biết bao nhiêu thái dương hệ. C̣n về sự hiện hữu của loài người tại các hành tinh hay thế giới khác , th́ trước kia các khoa học thường nuôi tâm tưởng duy ngă (vue égocentrique), coi loài người trên trái đất này là độc nhất vô nhị. Ngày nay, họ đă chuyển hướng khác, không dám bác bỏ hẳn cái thuyết có thể có những loài người ở những hành tinh khác. C̣n về các chúng sanh phi nhân, th́ dĩ nhiên khoa học chưa có cách ǵ biết nổi.

b) Cho tới đầu thế kỷ thứ 20, khoa học tiếp nhận của NewtonLaplace đều cho rằng Không gian và Thời gian là những thực tại khách quan, độc lập với người quan sát chúng. Đến Einstein là một bộ óc đặc biệt, có thể rằng trong nhiều kiếp tiền thân, ông đă là người tu hành và nghiền ngẫm kinh Phật. Ông đưa ra thuyết Tương Đối nói rằng nếu thế tốc (vitesse) của người quan sát sai biệt rất lớn với thế tốc của vật bị quan sát, th́ không gian sẽ co rút lại và thời gian sẽ kéo dài ra. ( Sự khác biệt về thế tốc phải rất lớn, gần thế tốc của ánh sáng, th́ những kết quả kỳ lạ đó mới đo lường được).

Nhưng Einstein mới chỉ nghĩ đến thế tốc của ánh sáng, và cho rằng thế tốc 300.000 km một giây là thế tốc tuyệt đối cao rồi. Có lẽ ông chưa hề nghĩ đến những quang minh khác, v́ lư do giản dị là khoa học chưa kiếm được thứ quang minh nào mà thế tốc mau lẹ hơn ánh sáng. Cũng chưa hề nghĩ tới những quang minh của Tâm thức.

Kinh Phật th́ từ ngàn xưa đă dạy rằng Vật chỉ xuất hiện trước mắt chúng sanh theo cái h́nh tướng tương ứng với những chủng tử nghiệp lực của tâm thức chúng sanh ấy. Và khi chúng sanh kia biết tu hành để thanh tịnh hóa thân tâm ḿnh, tức là tăng cường rất nhiều thế tốc chuyển động của quang minh tâm thức, th́ Vật lại xuất hiện một cách khác, kỳ diệu hơn và và ít ù lỳ lưu ngại hơn.

Đối với không gian và thời gian cũng vậy, cũng chỉ là một ư niệm, một tâm tưởng, một vọng tưởng điên đảo. Tùy theo thế tốc, hay nhịp điệu rung chuyển của làn sóng quang minh tâm thức, nên mỗi chúng sanh, mỗi loài chúng sanh đều có một tâm tưởng về không gian và thời gian riêng biệt. Mỗi cơi cũng vậy, mỗi vi trần cũng vậy. V́ cơi hay vi trần đều hàm chứa một loài chúng sanh mà cộng nghiệp tương đồng tạo dựng nên một tâm tưởng chung về không gian và thời gian.

B. Về lănh vực cực vi :

a) Trong ṿng 100 năm gần đây, khi bước lần vào lănh vực cực vi, các khoa học gia đă lần lần nhận thấy cái gía trị rất tương đối của những ư niệm cùng phương tŕnh. Nhận thấy rằng những phương tŕnh cùng luật tắc mà trước kia họ tưởng là bất di bất dịch, th́ nay không c̣n áp dụng được nữa. Nhận thấy rằng mọi luật tắc h́nh như chỉ dùng cho một giai đoạn, một kích độ quan sát (échelle d'observation) nào thôi. Bước ra ngoài kích độ đó, th́ lại không thể dùng được nữa. Tỷ dụ như Lực học cổ điển phải bị thay thế bằng nền Lực học lượng tử (mécanique quantique) hay lực học về những ba-động-xác-xuất (mécanique des ondes de probabilité).

Tuy vật lư học cực vi đă tiến được khá nhiều bước, nhưng các khoa học gia ngày nay nh́n vũ trụ hay pháp giới, thấy vẫn thậm thâm mịt mùng, và sự bí ẩn h́nh như vẫn vô cùng tận. Tuy lúc nào họ cũng giơ cao chiêu bài duy lư, nhưng thực ra, họ đă lạc bước vào một lâu đài huyền thoại, một mảnh đất huyền thoại. Họ đang đi tróc nă những viên gạch cơ bản của vũ trụ, đă tưởng là đă thấy ở proton, électron và neutron, nhưng rồi lại thấy càng ngày càng nhiều những vi trần nhỏ hơn như meson, neutrino, chỉ thoáng qua một sát na là biến mất như ma. Riết rồi đến nỗi nhà bác học Eddington đă thở dài than rằng : "Cái vũ trụ này h́nh như không phải là một bộ máy đồng hồ, mà nó giống như một Tâm tưởng lớn th́ đúng hơn ".

b) Hơn thế nữa, càng ngày các khoa học gia càng nhận thấy những nét Huyền hoặc trong bộ mặt của các cực vi. Họ nhận thấy rằng cực vi h́nh như là một con quái vật có hai mặt : nó vừa là Hạt lại vừa là Sóng, vừa là lượng tử (corpuscule) lại vừa là ba động (onde).

Điểm này cũng chứng minh lời kinh xưa dạy rằng : Sự vật chẳng phải là sự vật cố định, mà chỉ là những Cơ sự hội tụ vô lượng nhân duyên trên diễn tŕnh chuyển biến. Sở dĩ cực vi vừa là hạt vừa là sóng, là v́ cái điểm kết tụ cô đọng thành sắc tướng của nó thường được gọi là hạt, c̣n cái trường lực quang minh mờ ảo của nó th́ là sóng.

c) Nay đến phương tŕnh tương quan giữa năng lượng và trọng lượng do Einstein khám phá ra : E =mc2 (E là năng lượng của một vật, m là trọng lượng và c2 là b́nh phương của tốc độ của ánh sáng).

Do đó, khoa học ngày nay đă công nhận rằng : không có thứ Vật ǵ gọi là thuần-túy-vật cả. Vật không phải là hoàn toàn khác biệt với Tinh lực, nó chỉ là một h́nh thái chuyển biến của tinh lực, nó chỉ là những h́nh tướng cô đọng và chuyển động chậm lại của những quang minh tinh lực.

Nhưng chân lư này, th́ lời kinh xưa đă giảng dạy từ rất lâu rồi, và giảng dạy trọn vẹn hơn nhiều, tuy không có diễn tả bằng những phương tŕnh. V́ mục tiêu của giáo lư là dẫn dắt hành giả tới chỗ chứng nhập và trực nhận không phải là đến chỗ quan sát từ bên ngoài. Kinh xưa vẫn dạy rằng : Tâm là cái nguồn động cơ duy nhất của pháp giới bao la. Tâm là cái bể tinh lực uyên nguyên. Tâm ấy không khác với Vật đâu, v́ vật chỉ là những h́nh tướng, những dấu vết biến hiện của tâm. Cho nên, kẻ hành giả muốn lên đường t́m Tâm, th́ phải t́m ngay ở Vật ấy. Khi tâm thức ḿnh chuyển được vật rồi, th́ sẽ thấy Diệu tâm ngay.

d) Xin nói thêm về Thời gian Như Huyễn. Einstein đă biết lập luận như sau : Thời gian không phải là một thực tại tuyệt đối, bất biến cố định, mà nó chỉ là tương đối, và tùy thuộc vào thế tốc chuyển động của hệ thống tiêu chuẩn (système de référence), tức là hệ thống chuyển vận con người đứng quan sát. Và khoa học gia Langevin đă diễn tả thuyết tương đối của Einstein bằng câu chuyện người du hành không gian với một tốc độ gần tới tốc độ ánh sáng. Sau khi ở một năm trên phi thuyền không gian, phi hành gia trở về trái đất th́ thấy thời gian ở đây đă trôi qua một thế kỷ.

Kinh Phật c̣n nói về thời gian một cách rơ ràng hơn : Đối với tâm thức một chúng sanh hay một loài chúng sanh, thời gian xuất hiện dài hay ngắn, trôi lẹ làng hay lê thê, thọ mạng dài hay ngắn, cũng đều tùy thuộc ở thế tốc chuyển động của những quang minh tâm thức của chúng sanh ấy hay của loài chúng sanh ấy. Và thế tốc th́ tùy thuộc ở mức độ thanh tịnh, mức độ đạo lực của tâm thức.

Tỷ dụ lấy một con côn trùng nhỏ nhít như con ruồi hoặc con chuồn chuồn. Loại súc sanh này rất thấp kém, nên có thể ước đoán rằng bản năng hay tâm thức của chúng hết sức sơ khai, nhưng không phải là không có. Do đó, đối với chúng, thời gian xuất hiện rất lù mù, trôi rất chậm và dài lê thê. Bởi vậy, khoảng thời gian một ngày của người, đối với chúng, đă trở thành một khoảng thời gian rất dài rồi. Nên thọ mạng của chúng chỉ kéo dài chừng vài ngày thôi.

Nay đến người, th́ chúng ta đều biết cái tâm tưởng do cộng nghiệp tương đồng về thời gian rồi. Nhưng tâm tưởng về thời gian c̣n tùy thuộc những biệt nghiệp nữa. Như khi nào chúng ta vui, th́ tâm tư nhẹ nhàng, nên những quang minh tâm thức chuyển động mau lẹ hơn, và thời gian trôi nhanh hơn. Khi buồn, th́ những tâm tưởng nặng chĩu t́nh nhiễm, kéo dài lê thê, và thời gian thường trôi chậm hơn.

Chư thiên ở tầng trời Đao Lợi, v́ tu Thập Thiện nhiều rồi, nên tâm thức rất thanh tịnh so với người, nhất là ít nhiễm t́nh dục. Do đó quang minh tâm thức chuyển động rất nhanh so với người, và thời gian ở Đao Lợi cũng trôi rất nhanh, một ngày ở đó thường tương xứng với vài chục năm ở nhân thế.

Lên đến những chư thiên ở cơi Sắc, th́ các vị ấy quanh năm chỉ ngồi thiền quán thôi, và hưởng niềm an lạc của Tam-muội. Nên quang minh tâm thức chuyển động càng lẹ hơn, và thời gian cũng trôi nhanh hơn nữa. Thọ mạng cũng dài hơn rất nhiều. Đến các bậc đại Bồ Tát ở bậc Bất Động, th́ hết nói rồi. Các ngài đă gần như vô khứ vô lai, quang minh cực kỳ mau lẹ, có thể lập tức ứng hiện. Các ngài cũng thường trụ trong những cơn đại tam-muội, nên thời gian xuất hiện, trôi nhanh đến mức gần như bị hóa giải.

Kết Luận: Phép Tu Hành.

1. Nguyên Lư .

a) Ngộ :

Pháp giới không ngằn mé này, với muôn h́nh vạn trạng, với tất cả cảnh giới cùng thân căn chúng sanh, đều chỉ được kết tập nên do một viên gạch cơ bản : đó là một niệm mê mờ vô thủy, cùng những tâm niệm tiếp nối liên miên không dứt. Tâm niệm ấy là những tâm niệm mê mờ đầy t́nh nhiễm của những cơn lốc hư minh gọi là chúng sanh, nhưng cũng bao gồm cả những tâm niệm khởi lên do ḷng đại từ bi b́nh đẳng của chư Phật và đại Bồ tát. Nếu chúng sanh nào nhứt niệm tâm vô quải ngại, khởi được một niệm tịch tịnh như vậy, th́ tức là Vô niệm, tức là Phật, tức là đồng một thể với chư Như Lai, với Bản thể vô sanh. C̣n ngược lại, nếu khởi một niệm mê, có dính mắc trần lao, có dính mắc t́nh nhiễm yêu ghét, tức là chạy theo trần cảnh, quên mất cái Chân-Tâm-Vô-Sanh và tự buông ḿnh trôi lăn trong ḍng sanh-diệt, và tức là chúng sanh.

b) Chứng Nhập.

Hiểu được lẽ ấy th́ gọi là Ngộ. Nhưng ngộ chưa phải là Chứng nhập. Chứng nhập là nhiếp được tâm ḿnh, từng sát na từng giây từng phút, từng giờ, từng ngày, từng tháng, từng năm, đều chỉ thuần có những niệm giác mà không xen lẫn một niệm mê nào ; khi đó sẽ có thể chuyển từ thân-tâm chúng sanh thành thân-tâm Phật.

Vậy th́ nếu muốn chứng nhập, có thể chuyển pháp giới này, th́ chỉ cần chuyển tâm niệm là đủ. Nhưng pháp giới vốn là những tâm niệm Mê tích lũy từ vô thủy, nên cần phải có một công phu nhiếp tâm miên mật để các tâm niệm Giác được liên miên tiếp nối không dứt.

2. Lựa chọn Pháp môn.

Giáo lư Phật mở ra rất nhiều pháp môn, v́ tùy theo căn cơ người tu. Nhưng tựu trung chỉ có hai đường lối chính yếu : nguồn Thiền và nguồn Tịnh, tức là Thiền tông và Tịnh Độ tông. Cả hai pháp môn này đều cao siêu vi diệu. Lên tới chỗ ngằn mé tột cùng cứu cánh, th́ cả hai là đồng. Nhưng ở những nấc thang dưới, th́ có sai khác.

a) Thiền tông :

Thiền có lợi điểm là chỉ thẳng ngay nơi tự tâm và lấy đó làm bản địa tu hành. Thiền thường thiên trọng về tự lực, về đốn ngộ, về trí huệ Bát Nhă, về khía cạnh nhất nguyên phi thần hóa của Pháp thân thường trụ. Do đó, thích hợp với những người tối thượng căn và thượng căn, không thích hợp với những người trung căn và căn hạ liệt.

b) Tịnh Độ tông :

Tịnh Độ tông th́ có lợi điểm là nhiếp được cả ba căn, cả thượng căn, trung căn và hạ căn. Các bậc Đại Bồ Tát như ngài Phổ Hiền, Mă Minh, Long Thọ, cũng đều phát nguyện xin văng sanh Cực Lạc để được gần Phật. Chính các vị thiền sư cũng rất nhiều vị niệm Phật cầu văng sanh. Và những người tội chướng đầy dẫy cũng vẫn có thể hồi tâm niệm Phật cầu văng sanh. Tông này thiên trọng về Thần-lực gia tŕ tiếp dẫn, về ḷng Đại Từ Bi của chư Phật và Bồ Tát, về khía cạnh nhất nguyên thần hóa của Pháp thân thường trụ. Do đó, nên nhiếp cả ba căn.

Phần đông chúng ta đều là phàm phu, sanh nhằm thời mạt pháp. Tuy có gặp Phật pháp, nhưng thường là tục nghiệp sâu nặng, căn cơ thường vào bậc trung hoặc hạ căn, rất ít người có căn cơ bậc thượng.

Vậy nên chọn Tịnh Độ tông mà tu hành, chỉ nên tu thiền để trợ duyên mà thôi.


-------------------

Lược Thuật Hai Tác Phẩm :

-------------

Phép Lạ Của Sự Tỉnh Thức

Tr
ái Tim Mặt Trời

của Thượng Tọa Nhất Hạnh

Chúng tôi đă học tập tọa thiền từ nhiều năm, nhưng vẫn chưa hái được kết quả nào đáng kể, vẫn chưa thấy phép lạ nào, chỉ được thoải mái trong chốc lát rồi đâu lại vào đấy, khổ năo triền miên vẫn ngự trị trong tâm mà không sao dứt ra được. Vừa rồi, v́ cơ duyên, chúng tôi được đọc hai tác phẩm nói trên, chúng tôi mới sực tỉnh như người đang ở trong hang tối đầy châu báu mà không biết, bỗng ánh sáng một bó đuốc chiếu đến, khiến chúng tôi trông thấy châu báu ngay ở dưới chân ḿnh, ngay ở trong ḷng ḿnh. Nên chúng tôi không dám giữ sự khám phá kỳ diệu đó cho riêng ḿnh, cố gắng lược thuật hai tác phẩm đó để các đạo hữu cùng chung hưởng.

Thầy Nhất Hạnh là một học giả uyên thâm, không những thấm nhuần đạo học cổ truyền của Đông Phương, mà khoa học hiện đại của Tây phương cũng không xa lạ với thầy. Hơn thế nữa, thầy lại c̣n là một văn sĩ, một thi sĩ thoát tục, văn thơ thầy phảng phất có thi vị kỳ diệu của các cao tăng đời Lư, lại có cái dí dỏm đáng yêu của Nguyễn Tuân trong Vang Bóng Một Thời. Nên tác phẩm của thầy, nội dung tuy huyền bí nhưng lối hành văn lại giản dị, kẻ phàm phu ngu si chúng ta cũng dễ hiểu miễn là có thành tâm tầm đạo.

Bởi vậy, bài tiểu luận này chỉ có mục đích nhỏ nhoi là, trong vài chục trang cô đọng, giới thiệu hai tác phẩm nói trên, trong đó thầy Nhất Hạnh đă diễn tả ư kiến dưới nhiều h́nh ảnh, nhiều h́nh thức, với nhiều phương tiện. Trái lại, tập tiểu luận này đă cố gắng thu gọn những ư kiến đó vào vài đề mục chính. Làm như vậy, chúng tôi cũng tự biết là đă phạm vào một lỗi lầm lớn là đóng khung tâm thức bao la vào trong vài khuôn khổ ư niệm cứng nhắc, nhưng biết làm sao được, phải dùng ư niệm thông dụng để đi vào cái bất khả tư nghị.

Sau khi đọc xong tập tiểu luận này, chúng tôi thiết tha mong quư đạo hữu trực tiếp đọc tác phẩm của thầy Nhất Hạnh, có thể gửi mua :

Phép lạ của sự tỉnh thức, ở Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam, chùa Đức Viên, 2003 Evelyn Ave. , San Jose, CA 95122.

Trái tim mặt trời, ở nhà xuất bản Lá Bối, 762 Lakehaven Dr., Sunnyvale, CA 94086.

Phép Lạ Của Sự Tỉnh Thức.

I. Tỉnh Thức Là Ǵ ? Được Phép Lạ Nào ?

1) Tỉnh thức là sống trong sự thường trực quán niệm thân thể, ư nghĩ và hành động, nghĩa là :

- Khi đi, hành giả ư thức rằng ḿnh đang đi ; khi đứng ư thức rằng ḿnh đang đứng ; khi ngồi, ư thức rằng ḿnh đang ngồi ; khi nằm, ư thức rằng ḿnh đang nằm.
- Khi vui, ư thức rằng ḿnh đang vui ; khi buồn, ư thức rằng ḿnh đang buồn, v . v .
- Khi uống trà, ư thức rằng ḿnh đang uống trà ; khi rửa bát, ư thức rằng ḿnh đang rửa bát, v . v .

2) Quán niệm như thế để làm ǵ ?

a) Trước hết, để lắng trong tâm tư ḿnh, cũng như để yên một cốc nước đục th́ ít lâu sau cốc nước đục sẽ lắng trong. Trong tâm tư, những ư nghĩ và cảm giác xôn xao, ḿnh không làm chủ được chúng dễ dàng. Quán niệm chính là phương pháp để thâu gọi lại tâm ư đang phiêu lưu tản mác khắp chốn, và thực hiện tâm toàn vẹn trong giây phút hiện tại của sự sống.

b) Khi ta đă lắng trong được tâm tư rồi, th́ sẽ biết rơ ràng thực tại. Ví dụ quán niệm trong khi uống trà th́ sẽ biết rơ hương vị của trà. Ví dụ quán niệm thân thể, th́ sẽ biết rơ hơi thở ta hít vào đi từ mũi xuống lá phổi, thay thế trọc khí bằng thanh khí, rồi từ đó xâm nhập vào tim, vào máu, vào cân năo, vào gan, vào các bắp thịt, v . v . đem lại cho khắp các bộ phận của thân thể một nguồn sinh lực mới. Ví dụ quán niệm các tâm sở, th́ sẽ thấy rơ chúng vô thường, chợt đến chợt đi, chỉ là những khách trọ chớ không phải là thực tâm ḿnh. Ví dụ quán niệm các hiện tượng nói chung trong vũ trụ, h́nh như rời rạc độc lập với nhau, như núi, sông, cây cỏ, súc vật, con người, th́ sẽ thấy rằng chúng trùng trùng duyên khởi, sự hiện hữu của mỗi cái lệ thuộc vào sự hiện hữu của những cái kia.

c) Nhưng phép lạ nhất của sự tỉnh thức bằng quán niệm là thấy rơ sự mầu nhiệm của sự sống. Thật vậy, phép lạ không phải là đi trên mặt nước hay đi trên than hồng, mà là đi trên mặt đất. Làm sao tai ta nghe thấy âm thanh, làm sao mắt ta trông thấy h́nh sắc, làm sao một cái gai chọc vào chân ta lại khiến cho ta biết đau ở bộ năo trong đầu, những sự kiện đó há chẳng nhiệm mầu sao ? Tại sao hoa hồng lại biết nở đẹp khi mùa xuân tới, tại sao rễ cây lại biết duỗi sâu vào ḷng đất để t́m nước, tại sao lá cây lại biết lợi dụng ánh sáng để biến chế các chất đất, nước, thán khí, để thành đồ ăn ? Tại sao con chim biết làm tổ để ấp trứng, tại sao ong bướm biết hút nhị hoa, con ḅ biết gậm cỏ, con hổ biết vồ hươu nai để sinh sống ? Toàn thể vũ trụ là một phép mầu nhiệm mà khoa học chỉ giải đáp được một phần nhỏ thôi. Phải quán niệm thực tại mới thấu rơ bộ mặt thật của thực tại, mới hiểu ư nghĩa của đời người trong cái chớp nhoáng trăm năm.

3) Th́ giờ quán niệm.

Có người ngại rằng : trong việc mưu sinh hàng ngày, làm ǵ có nhiều th́ giờ để quán niệm ? Một người bạn của Thượng tọa Nhất Hạnh, là Steve đă trả lời câu hỏi đó như sau : "Trước kia tôi thường chia th́ giờ ra làm nhiều phần : một phần để giúp thằng con trai Mickey học bài, một phần để giúp vợ Marie trong việc săn sóc cho con gái nhỏ Zoe, và một phần cho tôi để khảo cứu, làm việc ở sở. Nhưng bây giờ tôi không c̣n phân chia th́ giờ như vậy nữa. Khi tôi học bài chung với Mickey, tôi t́m được hứng thú, và như thế là th́ giờ cho nó trở thành th́ giờ của tôi. Đối với Marie cũng vậy. Thành ra tự nhiên tôi có vô số th́ giờ cho tôi."

Một người bạn khác của thượng tọa là Jim Forest, cũng có phương pháp tương tự. Một hôm, sau khi ăn cơm chung, Jim đ̣i rửa bát cho thầy. Tôi nói : có hai cách rửa bát. Cách thứ nhất là rửa để rửa cho xong, cách thứ hai là rửa không phải là để rửa cho xong. Jim thích quá nói : tôi sẽ chọn cách thứ hai. Và sau đó về Mỹ, Jim tuyên truyền chủ nghĩa "Rửa bát để mà rửa bát" trong nhiều bài báo, có nghĩa rằng trong khi rửa bát phải ư thức rằng ḿnh đang rửa bát, tức là thực hành phép quán niệm.

II. Tập Luyện Quán Niệm.

Dù đă hiểu rơ nguyên tắc của phép quán niệm, dù đă biết có vô khối th́ giờ để quán niệm, vẫn cần phải tập luyện. Khi thực tập quán niệm định tâm th́ ta gọi quán niệm là nhân. Nhưng quán niệm vốn là sự sống thức tỉnh, nên quán niệm c̣n là sự có mặt của sự sống mầu nhiệm, do đó ta cũng gọi quán niệm là quả. Quán niệm để xua đuổi quên lăng và phân tán, quán niệm để thực sự sống từng giây từng phút của cuộc sống, quán niệm để duy tŕ chánh niệm và duy tŕ sự sống.

Dưới đây là mấy phương pháp tập luyện quán niệm :

1. Nắm lấy hơi thở.

a) Ta nên biết xử dụng hơi thở để duy tŕ chánh niệm, bởi v́ hơi thở là dụng cụ rất mầu nhiệm để đ́nh chỉ loạn tưởng. Hơi thở là cây cầu bắt từ bờ sinh lư sang bờ tâm lư, là môi giới giữa thân và tâm. Mỗi khi chợt nhớ ra rằng tâm ư ḿnh đang phân tán, rong ruổi, ta nên dùng hơi thở để nắm giữ nó lại. Nắm giữ cách nào?

b) Mới ngồi xuống để thiền định, sau khi điều chỉnh tư thế ngồi, hành giả liền điều chỉnh ngay hơi thở. Ban đầu thở tự nhiên, rồi làm cho hơi thở dịu dần, êm dần, lắng dần, sâu dần và dài dần. Và trong khi đó, ư thức được tất cả những ǵ đang trải qua : Thở vào một hơi dài th́ ư thức rằng đang thở vào một hơi dài. Và ư thức rằng ta đang điều ḥa cả thân thể ta trở nên tĩnh lặng. Phương pháp theo dơi hơi thở, làm cho hơi thở tĩnh lặng, gọi là phương pháp tùy tức. Tùy là theo dơi, tức là hơi thở ; tùy tức là theo dơi hơi thở.

c) Nếu thấy phương pháp theo dơi hơi thở khó, th́ có thể thay bằng phương pháp đếm hơi thở. Thở vào đếm một, thở ra đếm một. Thở vào đếm 2, thở ra đếm 2. Thở cho đến hơi thứ 10 th́ bắt đầu trở lại số 1. Trong lúc thở như thế, sự đếm số là sợi giây buộc tâm vào hơi thở. Ban đầu đếm là để chú ư, kẻo nếu không chú ư th́ đếm lộn. Đó là h́nh thức định tâm sơ đẳng nhất. Cột được tâm vào sự đếm rồi, th́ bắt đầu bỏ sự đếm mà theo dơi hơi thở. Phương pháp đếm hơi thở gọi là phương pháp Sổ tức. Sổ là đếm, tức là hơi thở.

d) Biết thở đúng phép là biết xử dụng một kho tàng sinh lực vô tận : hơi thở thanh lọc buồng phổi, thanh lọc máu trong huyết quản, thanh lọc và đổi mới cả cơ thể. Tuy nhiên, những kết quả tốt đó chỉ là những phó sản của sự thực hiện quán niệm mà thôi. Cái mục đích chính mà chúng ta theo đuổi là sự thức tỉnh của tâm hồn ta, là sự Giác ngộ về thực chất của thân tâm ta và của vạn pháp trong Vũ Trụ, sẽ nói đến sau.

2. Hăy là nụ cười.

a) Nếu phương pháp nắm lấy hơi thở c̣n chưa đủ để buông thả những bắp thịt chằng chịt trên mặt v́ lo âu, cáu kỉnh, sợ hăi hay buồn phiền, ta hăy gọi về trên môi nụ cười hàm tiếu. Nụ cười tới th́ các bắp thịt kia bắt đầu được buông thả. Đó chính là nụ cười mà chúng ta thấy nở hoài trên mặt Phật và các vị đại Bồ Tát, và cả các vị cao tăng chân chính, nó tỏa ra đủ để đem lại an lạc cho các chúng sinh đau khổ, huống hồ đối với hành giả đang tọa thiền với nụ cười trên môi.

b) Nở một nụ cười vừa tạo ra, vừa là dấu hiệu chứng tỏ rằng hành giả đă t́m được sự an lạc trong giờ phút hiện tại. Hành giả thấy rằng thời gian này là thời gian của ḿnh, chỗ ngồi này là chỗ ngồi của ḿnh, chính trên chỗ ngồi này và trong giờ phút này mà ḿnh có thể thành Phật, chứ không phải ở dưới một cây bồ đề nào trong một kiếp vị lai nào xa xôi.

3. Nhận diện.

a) Trong công phu thiền tọa, sự nghỉ ngơi là khởi điểm cần thiết. Thực hiện được sự nghỉ ngơi là khởi điểm cần thiết. Thực hiện được sự nghỉ ngơi, ta thực hiện được sự tĩnh tâm và nhiếp ư là đi được một khoảng đường khá dài trong thiền tập rồi. Tuy nhiên muốn nhiếp tâm và tịnh ư đến chỗ căn bản, ta phải biết quán niệm về cảm thọ và về tư duy của ta. Muốn điều tâm ta phải quán tâm. Ta phải biết quán sát và nhận mặt mọi cảm thọ và mọi tư duy khi chúng có mặt nơi ta.

b) Chỉ nhận diện thôi, không xua đuổi hoặc níu kéo. Khi một ư niệm thiện phát sinh, ta chỉ nên nhận diện "một ư niệm thiện vừa phát sinh" ; khi một ư niệm bất thiện vừa phát sinh, ta chỉ nên nhận diện "một ư niệm bất thiện vừa phát sinh". Đừng lôi kéo hoặc xua đuổi, không yêu mến cũng không ghê sợ. Hăy chỉ nhận diện chúng là đủ. Nếu chúng đă đi rồi th́ biết chúng đă đi rồi, nếu chúng đang c̣n đó th́ biết chúng đang c̣n đó. Có cảnh giác rồi th́ không có ǵ cần phải sợ sệt nữa.

c) Tại sao vậy ? V́ những cảm thọ và tư tưởng của ta lại chính là ta, là một phần của ta. Đối với sự thiền tập, th́ đó là sự năo loạn, sự phân tán, là quân giặc t́m tới công hăm thành tŕ của sự định tâm. Tuy vậy khi ta giận, th́ sự giận chính là ta ; khi ta vui, sự vui chính là ta ; khi ta có những ư tưởng, những ư tưởng đó cũng chính là ta. Ta vừa là người diễn kịch, vừa là khán giả xem kịch. Ta vừa là tâm, vừa là người quan sát tâm. Cho nên xua đuổi hay níu kéo không phải là chuyện quan trọng. Quan trọng là nhận biết. Quan trọng là tâm nhiếp tâm trong một h́nh thái trực giác mầu nhiệm. Cũng như khi ta nhắp một chén trà mà tâm ư không c̣n phân biệt, kư ức không c̣n trấn ngự, th́ cảm thọ của ta về hương vị trà là một cảm thọ trực tiếp, một trực giác mầu nhiệm trong đó không c̣n có sự phân biệt chủ thể và đối tượng, người uống trà và trà vị uống. Tâm vọng động cũng là tâm, như sóng nhấp nhô cũng là nước. Lúc tâm tĩnh lặng rồi th́ vọng tâm cũng là chân tâm. Chân tâm là con người thực của ta, là Phật, là đại thể duy tinh duy nhất không bị ngăn cách bởi ranh giới bản ngă, khái niệm và ngôn từ.

4. Quán niệm về duyên khởi.

a) Làm thế nào để có thể dễ dàng đồng hóa tâm với đối tượng của tâm, để biến vọng tâm thành chân tâm ? Tới đây ta phải thực tập phép quán niệm về duyên khởi. Quán niệm về duyên khởi là nh́n sâu vào các pháp để phát khởi tánh cách tương quan rất chặt chẽ của chúng để thấy được chúng trong cái đại thể toàn nhất, để thấy được thực tại không cắt xén thành từng mảnh nhỏ rời rạc khô chết.

- Đối tượng cần được quán niệm trước tiên là con người của chính ta, là hợp thể ngũ uẩn. Hành giả quán niệm ngũ uẩn ngay nơi ngũ uẩn của chính ḿnh. Nơi tự thân, hành giả ư thức sự có mặt của sinh lư, cảm thọ, tư duy, hành nghiệp và nhận thức. Hành giả quán sát những đối tượng ấy cho đến khi thấy rằng cái nào cũng có liên quan đến vũ trụ vạn hữu : nếu không có vũ trụ vạn hữu th́ hợp thể ngũ uẩn này cũng không thể có được.

- Cũng như một cái bàn. Cái bàn có được là nhờ những hiện tượng khác mà ta không gọi là bàn, ví dụ : rừng cây, người đẵn gỗ, người thợ mộc, sắt để làm đinh, cưa và búa, và hàng triệu hiện tượng khác liên hệ xa gần đến cái bàn như cha mẹ người thợ mộc, sự h́nh thành xưởng mộc, v . v . Nh́n thấu thực thể của bàn th́ ta thấy nơi cái bàn có sự có mặt của những hiện tượng mà ta không gọi là bàn. Trả lui tất cả những hiện tượng không bàn ấy về cho vũ trụ, đinh về cho sắt, gỗ về cho rừng, người thợ mộc về cho cha mẹ. . . th́ cái bàn không c̣n có thể có mặt nữa.

- Vậy vũ trụ vạn hữu đang nuôi dưỡng hợp thể ngũ uẩn từng giây từng phút. Tự ngă chỉ là hợp thể ngũ uẩn đó, chứ không c̣n là ǵ khác. Và hợp thể ngũ uẩn đó cũng đóng một vai ṭ quan trọng trong sự h́nh thành tồn tại và hoại diệt của vạn hữu trong vũ trụ.

b) Quán niệm về duyên khởi thuần thục rồi, hành giả thấy được cái tất cả trong cái một, thấy được cái một trong tất cả, sẽ phá được một thứ cố chấp lớn mà đạo Phật gọi là ngă chấp. Phá được cái chấp ấy th́ thoát ra ngoài mọi sợ hăi. Bát Nhă Tâm Kinh nói rằng khi Bồ Tát Quán Thế Âm quán chiếu về hợp thể ngũ uẩn và phát hiện ra cái trống rỗng của tự ngă, th́ tức khắc Ngài vượt thoát ra mọi khổ đau,ách nạn. Tăt cả chúng ta cũng vậy.

- Hành giả phải tháo mở mọi bưng bít để sự sốngcủa ḿnh ḥa với sự sống của đại thể. Trong sự sống, ḿnh có mặt nơi những thực thể khác, và những thực thể khác có mặt nơi ḿnh. Ḿnh là sự sống và sự sống không có biên giới. Có thế ḿnh mới sống được cái sống của vũ trụ. Sự sống của ḿnh đă không có biên giới th́ sự c̣n mất của một hợp thể ngũ uẩn nào có nghĩa ǵ. Sự thăng trầm và tánh cách vô thường của vạn hữu, sự đắc thất không c̣n lung lạc được ḿnh nữa.

5. Quán niệm về 3 tự tánh của thực tại.

Quán Duyên Khởi nên theo sự hướng dẫn của Duy thức học, dậy ta Ba tự tánh của thực tại :

a) V́ quên lăng và thành kiến nên ta thường phủ lên trên thực tại một lớp cố chấp, v́ vậy thực tại bị mang mầu sắc biến kế chấp. Biến kế chấp là cái thấy sai lầm về thực tại, cho rằng thực tại là những thực thể tách biệt, những cái ngă, nguyên nhân của sự phân biệt, kỳ thị.

b) Để phá biến kế chấp, người hành giả quán niệm tự tánh Y Tha Khởi, tức là sự tương quan tương duyên của vạn hữu trong quá tŕnh sinh thành, tồn tại và hủy diệt. Y tha khởi cần được xử dụng như một dụng cụ quán chiếu mà không được nhận thức như một triết thuyết. Cố chấp vào Y tha khởi như một hệ thống khái niệm th́ sẽ mắc kẹt. Quán chiếu Y tha khởi là để thực chứng thực tại, để thể nhập thực tại chứ không phải là để kẹt vào Y tha khởi, cũng như dùng chiếc bè để qua sông, qua tới bờ bên kia th́ phải bỏ bè.

c) V́ vậy mà có tự tánh Viên Thành Thật, là một danh từ để chỉ thực tại một khi thực tại đă được thoát khỏi màn Biến Kế Chấp. Viên Thành Thật có nghĩa thế này : thực tại là thực tại, siêu việt khái niệm, bất cứ khái niệm nào cũng không thể miêu tả được nó, dù cho đó là khái niệm Y Tha Khởi.

6. Từ Bi Quán.

a) Khi tâm được giải tỏa, ta thấy ḷng tràn ngập cảm thương. Cảm thương cho chính ta đă trải qua bao nhiêu khổ đau chỉ v́ chưa thấy được chính ḿnh, chưa thấy được sự sống, chưa cởi bỏ được cố chấp, ganh ghét, thù hận . . . Cảm thương cho người, v́ chưa thấy, cho nên c̣n tiếp tục gây khổ cho ḿnh và cho kẻ khác. Ấy là ta biết nh́n ta và nh́n người bằng con mắt từ bi. Lấy con mắt từ bi để nh́n mọi người là câu kệ trong kinh Pháp Hoa nói về đức Bồ Tát Quan Âm. Đức từ bi của vị Bồ Tát này là một tiếng kêu gọi vọng suốt thời gian và không gian, như tiếng hải triều vang dậy :

Diệu âm Quán Thế Âm
Phạm âm Hải triều âm
Hơn cả tiếng thế gian
Cho nên phải thường niệm.

b) Tập nh́n chúng sanh với con mắt từ bi, đó là một phép quán gọi là Từ Bi quán. Từ Bi quán nên được thực hiện trong những giờ tọa thiền, và cả trong những lúc làm việc, giao tiếp với xă hội. Đi đâu, ngồi đâu, cũng nên nhớ tiếng gọi của Quán Thế Âm Bồ Tát : từ nhăn thị chúng sanh.

Kết Luận.

Trên đây là vài phương pháp tập luyện quán niệm nơi tự thân ḿnh. Nói tự thân ḿnh nghĩa là ḿnh lo phận ḿnh, chứ đừng lo rằng người khác không chịu thực tập như ḿnh rồi sanh lo lắng và trách móc.

Tại sao ? V́ trong một gia đ́nh có một người biết tập chánh niệm, th́ cả gia đ́nh sẽ được nhờ cậy hạnh tu. Cả gia đ́nh nhờ sự có mặt của một một người sống trong chánh niệm mà được nhắc nhở rằng : ḿnh cũng phải sống trong chánh niệm. Mở rộng ra, trong một tập thể, nhỏ là làng xóm, hội đoàn, lớn là xă hội, quốc gia, có một người sống trong chánh niệm th́ cả tập thể đều được thừa hưởng, bởi v́ sự có mặt của người kia là một sự nhắc nhở thường trực. Sự có mặt của người kia cũng được xem như sự có mặt của một đức Phật.


----------

Trái Tim Mặt Trời .

Tác phẩm này in lần thứ nhất năm 1982, tức là 7 năm sau cuốn Phép lạ của sự Tỉnh Thức in lần thứ nhất năm 1975. Cả hai cùng một đề tài là sự tỉnh thức, chứng cứ là cuốn Trái Tim Mặt Trời c̣n có một phụ danh là :Từ chánh niệm đến thiền quán. Thế cho nên tất nhiên phải có đôi chỗ trùng điệp, chỉ thuật lại những điểm mà cuốn này bổ khuyết cuốn trên thôi.

Chương I . Nắng trên lá xanh.

1) Ly nước táo khi mới rót từ phần chót của chai nước táo, th́ lộn xộn xác táo, không trong. Để yên một vài phút nó sẽ trong, v́ những xác táo nhỏ vâng theo luật tự nhiên mà từ từ rơi xuống đáy ly.

Trái lại, tư tưởng và cảm giác của con người như một đàn ong bay loạn xạ, không dễ lắng đọng. Ta thường dùng phép tọa thiền để định tâm. Nhưng cũng nên coi chừng, v́ điều thân và điều tức chưa chắc đă điều tâm được nếu ta cố gắng. Tại sao ? Ai cũng biết rằng mỗi khi không ngủ được mà ta cố gắng ngủ, th́ ta lại càng không ngủ được. Sở dĩ như vậy là do sự cố gắng của ta, và sự cố gắng ấy đă trở nên một sức đàn áp (theo định luật action-réaction). Tư tưởng và cảm giác ta xuôi đi như một ḍng sông. Ta chận ḍng sông là ta tạo nên sức chống cự của nước. Tốt hơn hết là ta nên đi theo ḍng sông.

Do đó, trong khi thiền tọa, ta chỉ nên nhận diện những cảm giác và tư tưởng phát sinh mà thôi, chớ đừng phân biệt cái thiện với cái bất thiện, cố gắng níu kéo cái này và xua đuổi cái kia.

2) Theo đúng phương pháp đó, th́ ḍng sông tâm tư bây giờ vẫn chôi chảy như trước, nhưng không phải trong bóng tối mà dưới ánh sáng mặt trời ư thức. Giữ cho mặt trời ư thức ấy sáng tỏ để soi rơ từng con nước, từng bờ cỏ, từng khúc quanh của ḍng sông, ấy là thực hiện thiền quán. Thiền trước hết là theo dơi và quán sát.

Bây giờ đây ta có cảm tưởng là ta đă làm chủ được t́nh h́nh, dù ḍng sông c̣n đó và tiếp tục trôi chảy. Ta cảm thấy an tĩnh. Nhưng đây không phải là cái an tĩnh của ly nước táo. Sự an tĩnh của tâm tư không phải là sự chết cứng hay hóa đá của mọi tư tưởng và cảm giác. Cũng không phải là sự hoại diệt của tư tưởng và cảm giác ; nói một cách khác, sự an tĩnh của tâm tư không phải là sự vắng mặt của tâm tư. Ta chỉ đốt lên một mặt trời ư thức để soi rơ tâm, mặt trời ư thức ấy nhà Phật gọi là Chánh Niệm.

3) Mặt trời quán niệm cũng được ta lấy ra từ trong ḷng của Tâm ra để chiếu sáng lại Tâm. Nó soi tỏ không những mọi tư tưởng và cảm giác, mà c̣n tự soi tỏ lấy ḿnh nữa. Sự liên hệ giữa ḍng sông tâm lư và mặt trời tâm lư không giống sự liên hệ giữa ḍng sông vật lư với mặt trời vật lư. Dù đang nửa đêm hay giữa trưa đứng bóng, sông Đồng Nai vẫn là sông Đồng Nai, trôi chảy như nhau. Nhưng khi mặt trời ư thức lên, ḍng sông tâm tưởng thay đổi một cách kỳ lạ bởi v́ nó cùng một bản chất với mặt trời ư thức. Bạn thử nghĩ đến liên hệ giữa màu lá cây với ánh sáng mặt trời, hai thứ cùng một bản chất. Bây giờ là nửa đêm, ánh sáng trăng sao chỉ cho phép ta thấy được h́nh dạng của những bụi cây và khóm lá ngoài sân. Nhưng nếu mặt trời mọc lên, chiếu rạng, th́ tự khắc ta thấy mầu sắc trên lá cây biến đổi hẳn. Cái màu lá xanh mơn mởn của tháng tư ấy sở dĩ có ra cũng là nhờ vừng mặt trời kia.

Cũng vậy, khi mặt trời quán chiếu có mặt, tự thân của các tư tưởng và cảm giác biến đổi hẳn, chúng trở thành một với tâm năng quán. Một mà vẫn là khác, bạn đứng từ cái lưới Hai mà nhẩy vào cái lưới Một một cách vội vă.

4) Như vậy, soi tỏ mọi ḍng suy tư và cảm giác để nhận diện, để biết sự phát sinh, tồn tại và hủy diệt của chúng, chứ không phải để phán xét, đánh giá, mời mọc hay xua đuổi. Điều cần nói ở đây là bạn đừng cho mặt trời chánh niệm là phe chánh đem tới để đàn áp phe tà là các tạp niệm. Người ta thường nói đến sự xung đột giữa chánh và tà như là sự xung đột giữa ánh sáng và bóng tối. Hăy nh́n một cách khác : bóng tối không chạy đi đâu cả, bóng tối không tan biến đi đâu cả, bóng tối chỉ ḥa hợp với ánh sáng, bóng tối trở thành ánh sáng.

5) Cái bí quyết của thiền là sống ư thức trong từng giây phút của sự sống, giữ cho mặt trời ư thức sáng tỏ, chiếu dọi trên tất cả những ǵ xẩy đến về phương diện tâm lư cũng như về phương diện cơ thể và hoàn cảnh. Trong khi ta uống một b́nh trà, tâm ta phải có mặt với ta trong sự uống trà.

Có người đă ngồi với nhau từ hai tới ba giờ đồng hồ để uống một ấm trà. Mà không phải là người ta dùng th́ giờ đó để tṛ chuyện đâu. Chỉ để uống trà và ngồi bên nhau mà thôi đấy. Có thể chúng ta cho rằng mỗi ngày mà để ra ba giờ đồng hồ để uống trà th́ nhiều quá. C̣n nhiều chuyện khác nữa để làm, như là trồng rau, giặt áo, rửa bát, viết văn, v . v . . Những chuyện đó có thể không dễ chịu bằng chuyện uống trà, nhưng nếu ta biết làm trong quán niệm th́ chúng không c̣n là khó chịu nữa.

6) Theo hơi thở, bạn nuôi dưỡng chánh niệm được lâu lắm. Bạn thành công rồi đó.Vậy th́ bạn hăy mỉm một nụ cười hàm tiếu, để chứng tỏ bạn thành công. Và giữ măi nụ cười ấy trên môi đi, như một đức Phật vậy. Cái nụ cười hàm tiếu ấy, nhiều nghệ sĩ đă từng ngày đêm đem hết công phu để thể hiện trên các tượng Phật.

Trên khuôn mặt nàng Mona Lisa (tức là La Joconde), Leonard Da Vinci có để một nụ cười thật nhẹ, nhẹ đến nỗi không hẳn là một nụ cười mà là một sự dợm cười. Tuy nhiên một nụ cười như thế cũng đủ làm khoan thư hết cả những bắp thịt trên mặt và làm tiêu tán hết những lo lắng cau có và mệt nhọc trong người. Nụ cười hàm tiếu của người hành thiền, ngoài tác dụng nuôi dưỡng chánh niệm, cũng có tác dụng khoan thư mầu nhiệm đó. Nó trả lại cho ta sự an lạc mà ta đă đánh mất.

Quan sát theo nghĩa chánh niệm không có nghĩa là suy nghĩ, nó chỉ có nghĩa là nhận diện thường trực mà thôi. Suy nghĩ nhiều th́ mới lao tâm, chứ chánh niệm hoặc nhận diện th́ không. Nghe nói tới ngồi thiền, người ta tưởng là phải vận dụng chất sám dữ lắm ; thực ra th́ không phải. Thiền gia không phải là tư tưởng gia. Thiền gia không làm việc tinh thần. Trái lại, thiền có tác dụng dưỡng thần.

7) Chữ Niệm có nghĩa là có ư thức. Nhưng niệm không phải chỉ có thế. Trong niệm c̣n có yếu tố Định (sự tập trung của tâm ư) và Tuệ (sự thấy rơ của tâm ư) nữa. Định và Tuệ làm nên cường độ của Niệm, và cũng là kết quả tất yếu của Niệm. Các danh từ định và tuệ là những danh từ được dùng về phương diện quả. Về phương diện nhân, người ta hay dùng những danh từ Chỉ và Quán. Chỉ là sự làm cho dừng lại, làm cho tập trung lại, c̣ng Quán là nh́n để thấy rơ. Dừng lại th́ tự nhiên thấy rơ. Dừng cái ǵ lại ? Dừng sự quên lăng, sự tán loạn và t́nh trạng mê muội của tâm ư. T́nh trạng này, danh từ Duy thức học gọi là Thất niệm, tức là mất chánh niệm, tức là vắng mặt của ư thức. Ta thấy rơ : dừng lại không phải là một sự đàn áp, mà là một sự chuyển quên thành nhớ, chuyển thất niệm thành niệm.

8) Ta có thể lấy ba ví dụ sau đây để hiểu rơ nội dung của phương pháp Niệm Định Tuệ hay Chỉ Quán. Khi ta bung một nồi ngô, ta tập trung lửa dưới đáy nồi, một vài giờ sau th́ các hạt ngô bung ra. Khi mặt trời chiếu rọi xuống tuyết liên tiếp trong nhiều giờ th́ tuyết từ từ tan ră. Khi một con gà mái ấp ủ lâu ngày những cái trứng của nó, th́ những con gà con thành h́nh và mổ vỡ vỏ trứng chui ra, trong ba ví dụ trên, không có nỗ lực làm bung hạt ngô, tan tuyết, đập vỏ trứng, chỉ có công phu tập trung bền bỉ mà thôi. Thiền quán cũng vậy, chỉ là chiếu rọi mặt trời ư thức vào tâm tư, không có nỗ lực phân tích và suy diễn ǵ cả .

Để làm ǵ ? Để làm cho thực tại hiện lộ mà thôi, chứ ta không thể vẽ thực tại bằng những đường nét do tâm trí ta sáng tạo, dù đó là toán học, vật lư học hay triết học.

Chương II. Điệu Múa của Ong.

1) Giác quan của chúng ta là những cửa sổ mở ra bên ngoài, và nhiều khi gió lộng thổi bay tứ tán mọi vật trong nhà. Nhiều người trong chúng ta đă quen mở rộng tất cả các cửa sổ giác quan, mặc t́nh cho h́nh sắc và âm thanh bên ngoài xâm chiếm. Ví dụ chúng ta mở máy truyền h́nh ra và giao phó chúng ta cho kẻ khác dắt dẫn, uốn nắn, tạo tác và phá phách. Theo dơi một chuyện phim, bị cuốn hút theo nó, là chúng ta phó thác thân mạng của chúng ta cho kẻ khác rồi. Ta nên biết rằng có thể là sau một chuyện phim như thế, thần kinh và tâm tư ta bị tàn hại và đầu độc không ít.

Nói như vậy không phải là lúc nào ta cũng phải đóng im ỉm tất cả những cửa sổ giác quan ta. Thực ra, trong thế giới mà ta gọi là "bên ngoài", có biết bao nhiêu điều mầu nhiệm. Cửa sổ của ta hăy mở trên những mầu nhiệm đó. Ta phải chọn lựa và phải thắp lên ngọn đèn quán niệm. Để có khả năng tự chủ. Người sống trong chánh niệm là một người có tự chủ : tuy cửa sổ giác quan của họ mở ra trên thế giới, nhưng căn nhà tâm ư của họ không hề bị cướp đoạt. Nói thế để chúng ta nhớ rằng thế giới h́nh sắc và âm thanh bên ngoài không hẳn là kẻ thù độc hại. Sở dĩ ta phải cẩn thận mở, đóng các cửa sổ giác quan, là v́ trong thời đại này, âm nhạc, tiểu thuyết, quán rượu và những chương tŕnh truyền h́nh có quá ít tính chất trị liệu, mà c̣n có thể làm cho con người chán chường hơn, rách nát hơn, mệt mỏi hơn. Vậy ta phải t́m cách tự vệ, phải biết xử dụng cách đóng mở những cửa sổ giác quan. Đối với sự thiền tập, đó là bước đầu rất quan trọng.

2) Quanh ta đầy dẫy những mầu nhiệm : một cốc nước, một tia nắng, một cái lá, một con sâu, một bông hoa, một tiếng cười, một trận mưa. Nếu ta có chánh niệm, ta sẽ dễ dàng thấy được sự mầu nhiệm của vạn vật.

Trong ta cũng đầy dẫy những mầu nhiệm : mắt ta thấy được bao nhiêu h́nh dáng và mầu sắc, tai ta nghe được bao nhiêu âm thanh, óc ta suy tưởng được từ một hạt bụi cho đến một thiên hà . . .

Muốn thấy sự mầu nhiệm đó, ta phải đồng hóa tâm ta với cảnh vật. Ví dụ đỉnh núi tuyết sáng rỡ và hùng kia khi ta ngắm nó th́ ta với nó là một. Muốn cho đỉnh núi đó c̣n th́ tâm ta phải có mặt. Tâm ta có mặt th́ dù ta có nhắm mắt lại đỉnh tuyết ấy cũng c̣n đó. Khi người thiền giả an tọa, tuy y có đóng bớt lại một vài cánh cửa sổ giác quan, y vẫn cảm thấy sự có mặt của tất cả vũ trụ bởi v́ tâm y có mặt. Nhiều khi y nhắm mắt là để nh́n cho rơ.

Nói một cách khác, đối tượng nhận thức không thể tách rời khỏi chủ thể nhận thức. Khi quán chiếu núi th́ tâm là núi, khi quán chiếu biển th́ tâm là biển. Thân thể của bạn, cũng như đỉnh núi và mặt biển kia một khi được bạn nhận thức, đều là tâm của bạn.

3) Điều này dẫn ta tới buông bỏ ư niệm trong và ngoài :

a) Người ta thường phân biệt trong và ngoài. Bạn thử quán sát xem : bên ngoài là bên ngoài của thân hay của tâm ? Thân thể ta, máu thịt và gân cốt đều thuộc về thế giới "bên ngoài " ấy. Cho đến hệ thần kinh và óc tủy cũng đều thuộc về thế giới ấy, bởi v́ nó là một phần của không gian, tức là một phần của thế giới bên ngoài.

b) Vậy thế giới bên trong là tâm, bạn nói. Nhưng tâm ở đâu ? Tâm là kư ức và cảm giác, là tư tưởng, là nhận thức. Và những hiện tượng ấy có liên hệ tới gốc rễ sinh lư của chúng, có sinh diệt, và có vị trí không gian và thời gian. Về không gian, th́ căn cứ của chúng là thần kinh và năo bộ. Về thời gian th́ chúng có thể phát hiện hôm qua, ngày nay hoặc ngày mai. Như vậy tâm trở thành một phần của cái thế giới mà ta gọi là thế giới bên ngoài. Cứ theo đà ấy mà suy xét th́ tất cả đều thuộc về thế giới bên ngoài ấy. Nhưng bên ngoài là bên ngoài của cái ǵ ? Làm ǵ có bên ngoài nếu không có bên trong ?

c) Vậy ta đi đến một paradoxe h́nh như bất khả giải. Nhưng thật ra lư do của sự lúng túng đó nằm ở thói quen phân biệt trong và ngoài của chúng ta.Trong đời sống thực dụng hàng ngày, sự phân biệt đó rất cần thiết. Ta phải phân biệt trong và ngoài, bởi v́ vào mùa đông ở trong nhà ta có thể mặc ít áo, nhưng ra ngoài đường th́ phải mặc cho thật ấm nếu không muốn bị sưng phổi.

Nhưng đến khi ta thoát ra khỏi phạm vi sự sống thực dụng đó mà đi vào sự quán sát thực tướng của vũ trụ th́ ta phải rời bỏ các ư niệm kia.

4) Vậy sự buông bỏ ư niệm về khuôn khổ rất cần thiết cho người thực tập thiền quán. Tâm của ta đă tạo dựng ra những khuôn khổ như không gian và thời gian, trên và dưới, trong và ngoài, ta và người, nhân và quả, sinh và diệt, một và nhiều, v . v . đặt mọi hiện tượng sinh lư, vật lư và tâm lư vào trong những khuôn khổ đó để quán sát, mong t́m ra được chân tướng của chúng. Thái độ đó là thái độ của người đem nước lă rót đầy vào các ve chai có h́nh thù lớn nhỏ tṛn dài khác nhau để t́m hiểu h́nh trạng của nước như thế nào, há chẳng điên khùng ? Thực tại trong tự thân nó không bao giờ chịu đựng được bất cứ khuôn khổ nào, v́ vậy người muốn thể nhập nó phải quăng bỏ những khuôn khổ ư niệm xử dụng trong đời sống thực dụng hàng ngày.

5) Điệu múa của loài ong.

a) Bạn đă từng đọc sách hoặc xem phim về sinh hoạt loài ong chưa ? Khi con ong thợ phát kiến được một địa điểm có nhiều hoa, nó bay về tổ báo cho đồng loại biết phương hướng và vị trí của địa điểm này bằng cách đi vài đường múa. Loài người cũng biết múa để diễn tả nội tâm. Có người diễn tả nội tâm bằng âm nhạc, hội họa, hoặc thông thường hơn hết bằng lời nói. Nó có thể chuyên chở được nhiều hay ít cái thấy của chúng ta. Nhưng sự khéo léo không phải chỉ cần thiết ở người xử dụng ngôn ngữ. Chính người nghe cũng phải khéo léo và tinh ư. Bởi ngôn ngữ thường không thoát được những phạm trù ư niệm. Nên có những tác phẩm như Trung Quán Luận của Long Thọ (thế kỷ thứ hai dương lịch) có mục đích xử dụng ư niệm để đập vỡ ư niệm. Trung Quán Luận là những điệu múa nhằm giúp ta bỏ lại các khuôn khổ ư niệm, trước khi đi vào sự thể nghiệm thực tại.

b) Thật vậy, trong việc thể nghiệm thực tại, kiến thức cũ là chướng ngại cho tuệ giác mới, v́ vậy trong Phật học chúng được gọi là Sở Tri Chướng. Trí tuệ không phải là sự chất đống của tri thức. Trái lại, nó là sự vùng vẫy để thoát khỏi các tri thức ấy. Nó đập vỡ những tri thức cũ để làm phát sinh những tri thức mới phù hợp hơn với thực tại.

Trong lịch sử khoa học đầy dẫy những sự kiện như thế. Ví dụ Copernic phát kiến rằng trái đất xoay chung quanh mặt trời chứ không phải mặt trời xoay chung quanh trái đất ; ví dụ Einstein với thuyết Tương Đối đảo lộn ư niệm cố hữu là không gian và thời gian là những khuôn khổ độc lập với nhau, v . v .

c) Lại c̣n có những cái biết không thể diễn tả được bằng lời nói. Những tri giác đó được mô tả trong Phật học là bất khả tư, bất khả nghị, bất khả thuyết. Ví dụ trên một sợi lông có vô số thế giới, và có vô số Phật ở khắp các thế giới. Người phàm phu không tin được những sự kiện h́nh như vô lư đó, chỉ v́ đă mang nặng Sở Tri Chướng.

6) Để hiểu được một phần nào những cái bất khả tư nghị, cần phải nhận thức khi thể nghiệm thực tại rằng : Động tác là bản thân của chủ thể động tác. Ví dụ trong các mệnh đề như gió thổi, mưa rơi và sông trôi ta thấy rơ chủ từ và động từ là một : không thổi là không phải gió, không rơi là không phải mưa và không trôi là không phải sông. Xét cho tinh tế, ta thấy chủ thể nằm trong hành động, và hành động tức là chính chủ thể. Chủ thể với hành động là một, cũng như vật chất và năng lượng là một. Thấy được động tác là chính bản thân của chủ thể động tác rồi, ta mới hé thấy được cái dung lượng bao la của một tiếng Biết.

7) Cái Biết có thể được biểu hiện ra muôn ngàn mặt. Tác dụng của biết như ta thường thấy, là thấy, là nghe, là cảm, là so sánh, là hồi tưởng, là tưởng tượng, là suy tư, là lo sợ, là hy vọng, v.v. Ta nhận thấy ở bất cứ hiện tượng nào, dù là tâm lư, sinh lư, hay vật lư, cũng có mặt của sự vận chuyển sinh động. Ta có thể nói sự sinh động vận chuyển là tác dụng phổ biến của cái biết.

8) Cho tới đây, chúng ta đă thu thập được khá nhiều lời nói của thầy Nhất Hạnh : thực tại không chịu đựng được những khuôn khổ như trong ngoài, sinh diệt, v . v . thế cho nên ngôn ngữ dù khéo đến đâu cũng không thể diễn tả được những cái bất tư nghị, ta chỉ có thể thể nghiệm thực tại bằng cách đồng hóa tâm chủ thể quán sát với đối tượng quán sát, và thấy được vạn vật sinh động v́ sự có mặt của vận chuyển sinh động bằng điệu múa hay ngôn ngữ. Thầy nói thêm : "Cũng có thể v́ những đường múa của tôi trên đây c̣n vụng. Không sao, thua keo này ta sẽ bày keo khác. Không vào được bằng cánh cửa này, ta sẽ vào bằng một cánh cửa khác. Điều quan trọng không phải là hiểu những lời tôi nói, mà là thấy được thực tại. Lời tôi nói chỉ là những điệu múa gợi ư, hoặc một ngón tay chỉ trỏ. Bạn phải nh́n bằng con mắt của chính bạn, và con mắt đó chỉ có thể mở ra trong chánh niệm."

Chương III. Nhỏ Không Trong Mà Lớn Cũng Không Ngoài.

1) Chúng ta đă biết giáo lư Hoa Nghiêm gọi là Trùng trùng duyên khởi, theo đó Một có mặt trong tất cả, và tất cả có mặt trong một. Nếu ta nắm vững được nguyên lư đó, th́ ta có thể vượt thoát được cái bẫy khái niệm Một và Nhiều. Nhưng khi ta nói "Một tế bào chứa đựng tất cả các tế bào khác", ta không nghĩ một cách đơn giản rằng dung tích của một tế bào có thể bao hàm được mọi tế bào, và mọi tế bào có thể chui vào nằm gọn trong tế bào ấy. Ta chỉ nói : sự có mặt của một tế bào chứng minh được sự có mặt của tất cả các tế bào khác trong cơ thể. Một vị thiền sư Việt Nam đă nói : "Hạt bụi này mà không có th́ tất cả vũ trụ cũng không có".

Trong thế giới hiện tượng, ta thấy sự vật hiện hữu riêng biệt, cái nào nằm trong vị trí của cái ấy, cái này ở ngoài cái kia. Đi sâu vào nguyên lư duyên khởi, ta thấy rằng tính cách riêng biệt ấy là giả tạo :một vật thể là do tất cả các vật thể cấu thành, một vật thể chứa đựng tất cả các vật thể. Dưới ánh sáng quán chiếu của duyên khởi, ư niệm Một và Nhiều bị tan ră, và cũng với nó các ư niệm trong và ngoài, nhỏ và lớn cũng tan ră.

2) Phép quán Trùng trùng duyên khởi đưa ta đến phép quán Tương tức và Tương nhập. Tương tức có nghĩa là cái này là cái kia, cái kia là cái này. Tương nhập có nghĩa là cái này nằm trong cái kia, cái kia nằm trong cái này.

Kinh Hoa Nghiêm đưa ra h́nh ảnh màn lưới của vua trời Đế Thích để gợi ư trùng trùng duyên khởi (Chắc quư đạo hữu nhớ trong bài tụng kinh có câu : Lưới Đế châu ví đạo tràng). Màn lưới này được kết bằng những hạt ngọc. Mỗi hạt ngọc phản chiếu trong nó tất cả các hạt ngọc khác, và h́nh ảnh của nó cũng được phản chiếu trong tất cả các hạt ngọc khác trên lưới. Như vậy, đứng trên phương diện h́nh bóng, một hạt ngọc chứa tất cả các hạt khác, và tất cả các hạt ngọc khác đều chứa nó.

3) Thấy nghĩa là thương. Chắc chắn là đă có những lúc bạn ngắm những đứa con của ḿnh đang nô đùa vô tư, và nghĩ đến tương lai của chúng. Do kinh nghiệm sống, bạn biết đời người đầy dẫy lo âu, sợ hăi, thất vọng và hy vọng. Bạn lo lắng cho các con của bạn, nghĩ đến đời sống càng lúc càng khó khăn đang đợi chúng ở tương lai. Những lúc ấy bạn đă đi vào trong chúng. Sở dĩ bạn đi vào trong chúng dễ dàng như vậy là v́ bạn thấy được liên lạc huyết thống giữa bạn và chúng.

Người thiền giả cũng vậy. Càng quán chiếu tính cách trùng trùng duyên khởi, y càng dễ đi vào thực tại của vũ trụ, và y có thể thấy được những lo âu sợ hăi thất vọng và hy vọng của muôn loài. Quán sát một con sâu trên một cọng lá, y thấy được tính cách quư giá của sự sống nơi con sâu, và y không thể nào tiêu diệt sự sống đó một cách dễ dàng như những kẻ khác không quán chiếu trùng trùng duyên khởi. Người hành giả dần dần thấy được sự sống của muôn loài là một, và trong y t́nh thương khơi dậy, bao trùm mọi sinh vật. Khi thấy t́nh thương đó hiện hữu, y biết rằng công phu quán chiếu của y bắt đầu có kết quả. Cái thấy và cái thương đi đôi với nhau, cái thấy và cái thương là một.

4) Những điều trông thấy mà đau đớn ḷng.

Bạn có khi nào xem một chương tŕnh truyền h́nh về loài vật trong đó các loài săn đuổi nhau để ăn thịt nhau không ? Bạn đă từng thấy một con cọp đuổi bắt một con nai, hoặc một con rắn đang nuốt một con ếch không ? Và ta thường muốn cho con nai và con ếch thoát thân, nhưng ta ít nhớ rằng con cọp và con rắn phải có thức ăn mới sống được. Ta đứng về phe con nai và con ếch, và thầm ước chúng nhẩy thoát cho lẹ.

Người thiền giả cũng có khuynh hướng đứng về phe kẻ yếu ; nếu cảnh tượng trong phim là cảnh tượng sống, th́ y nhất định kiếm cách làm cho con nai hoặc con ếch chạy thoát. Tuy nhiên, y cũng phải thấy được sự thất vọng của con cọp và con rắn mà thương chúng, nghĩa là thấy được tất cả những sự vật lộn của muôn loài trong sự mưu sinh. Đọc sâu vào cuốn sách của cuộc đời, ta thấy rằng tuy cuộc đời chứa đầy những mầu nhiệm, nó cũng chứa đầy những cảnh tượng kinh khiếp năo ḷng (Chúng ta ai nấy đều thấu rơ điều đó sau tết Mậu Thân, sau mùa hè lửa đỏ 1972, và nhất là sau tháng tư đen 1975).

Làm sao có thể giải quyết được sự mâu thuẫn giữa 2 ư nghĩa mâu thuẫn : cuộc đời vừa mầu nhiệm, vừa thê thảm ? Giải pháp ở thực tập phép quán duyên khởi : khi đă thuần thục, cái nh́n của bạn sẽ mở rộng, bạn sẽ nh́n muôn loài với con mắt từ bi ; những cố chấp và thù oán trước kia bạn tưởng không bỏ được nay sẽ tiêu tán và bạn sẽ trở nên dễ dăi và độ lượng với mọi người mọi loài.

Hơn thế nữa, bạn sẽ thấy sự sống chết không làm cho bạn lo lắng như xưa nữa, v́ bạn sẽ hiểu rằng bất diệt ở trong sinh diệt, rằng :

5) Quá khứ, hiện tại và tương lai đều tương tức tương nhập.

Thật vậy, phép quán tương tức tương nhập không những phủ nhận ư niệm không gian như một thực tại tuyệt đối, mà c̣n phá bỏ luôn ư niệm phân biệt giữa quá khứ và vị lai đặt vào hiện tại, đem tất cả thời gian đặt vào một niệm. Kinh Hoa Nghiêm nói : không những một hạt bụi chứa đựng không gian vô cùng, mà c̣n chứa đựng cả thời gian vô tận trong một niệm.

Chương IV. Rách Tung Lưới Sinh Tử.

1) Vật lư học càng đi sâu vào thế giới cực vi càng nhận thấy thực tại của thế giới đó đă vùng vẫy ra ngoài thế giới ư niệm, chỉ c̣n là những số lượng toán học trừu tượng. Có nhà khoa học nói : "Ta chỉ có thể quan niệm được vật chất qua hai khía cạnh bổ túc cho nhau của nó là sóng và hạt, và do đó phải từ bỏ những sự vật mà lâu nay ta quen cho là những thành phần của vũ trụ."

Do đó mà có người lại nghĩ rằng phải thay thế danh từ quán sát viên (l'observateur) bằng danh từ tham dự viên (le participant). Khi c̣n là kẻ quan sát th́ sự phân biệt giữa chủ thể và đối tượng nhất định là c̣n tồn tại, nhưng khi đă là kẻ tham dự th́ rất có thể sự phân biệt chủ khách sẽ biến mất, nhường chỗ cho kinh nghiệm trực tiếp.

Thái độ tham dự đó của nhà khoa học rất gần phương pháp quán niệm của thiền giả. Kết quả của sự quán niệm, v́ vậy, không phải là những đo lường và suy tư trên đối tượng quán niệm, mà là một kinh nghiệm trực tiếp về đối tượng ấy. Cái kinh nghiệm trực tiếp này được nhà Phật gọi là nhận thức vô phân biệt.

2) Thiền giả quán niệm về tính cách tương tức và tương nhập của vạn pháp cũng thực hiện một sự thay đổi trong y : những ư niệm về ngă và về pháp trước kia của y bắt đầu rạn vỡ từ từ, và y thấy được sự có mặt của y nơi vạn vật, và của vạn vật nơi y.

Tiến thêm một bước nữa, thiền giả nhận thức tính chất của thực tại là : không có bản chất. V́ lư do không có tự tánh (nghĩa là không có bản chất), cho nên mọi hiện tượng được mô tả là Không. Không ở đây có nghĩa là không có bản chất thực, chứ không phải là không có hiện tượng.

3) Có một phép quán gọi là Chân không quán : thiền giả đi vào phép quán này để vượt bỏ ư niệm có và không cố hữu của ḿnh, một ư niệm được cấu thành do nhận thức sai lầm về tính cách độc lập (ngă) và thường c̣n (thường) của các vật thể. Ví dụ nh́n vào cái ghế ta chỉ thấy sự có mặt của gỗ, và không thấy sự có mặt của rừng, của bàn tay người thợ mộc, của tâm ta. Nhưng nếu ta biết quán tưởng th́ sẽ thấy rằng tất cả những ǵ không phải ghế nằm ngay ở trong ghế. Chia cắt làm sao cho được ? Kẻ trí giả nh́n ghế th́ thấy sự có mặt của tất cả những ǵ không phải ghế, v́ vậy thấy được tính cách bất sinh bất diệt của ghế và của mọi vật. Rồi sẽ thấy sự giải thoát sinh tử chỉ nằm trong tầm tay ḿnh.

Thực tại thoát ra ngoài ư niệm Có Không, thực tại thoát ra ngoài ư niệm Sinh Diệt. Tạm dùng một tiếng Chân Không để nói về thực tại, để phá vỡ tất cả những ư niệm chuyên giam hăm cắt xén và bóp méo thực tại.

Cái thực tại chân không vô niệm ấy c̣n được gọi là Chân Như. Như nghĩa là như thế đó, phải thực nghiệm, không thể diễn tả bằng khái niệm và ngôn ngữ được.

Tuy vậy, Chân Như vẫn không phải là Không. Kinh Đại Bát Nhă dùng danh từ Bất Không để nói về trạng huống này. Bất không tức là Diệu Hữu. Chân Không và Diệu Hữu giữ ta không cho rơi vào hai cái hố thẳm có và không của nhận thức phân biệt.

4) Như vậy, có không, tức là sinh tử, chỉ là những ư niệm ; thoát ly được những ư niệm ấy tức là thoát ly sinh tử.

Nhưng khi bạn bắt đầu hiểu được thế nào là chân không và diệu hữu, bạn chỉ mới gieo vào tâm thức bạn những hạt giống của giải thoát mà thôi. Những hạt giống này phải trưởng thành theo công phu thiền quán của bạn mới đủ sức làm rạn vỡ ư niệm sinh tử vốn dính liền với muôn vạn ư niệm khác trong sự xây thành ngục tù sinh tử. Cho nên bạn phải nắm lấy vận mệnh của bạn trong tay, và hạ thủ công phu cho đến lúc các ư niệm sinh tử và hữu vô bật gốc.

5) C̣n một phép quán quan trọng nữa, gọi là phép quán Tâm Cảnh Viên Dung mà công dụng là đánh đổ ư niệm phân biệt tâm và vật. Ví dụ khi ta nói "con rắn làm tôi hoảng sợ", ta thấy có con rắn như một hiện tượng vật lư, và sự hoáng sợ như một hiện tượng tâm lư. Phép quán Tâm cảnh viên dung là phương tiện xoá bỏ ư niệm phân biệt có tính cách nhị nguyên ấy.

Theo phép quán Tương tức tương nhập, ta thấy niệm nào của tâm cũng bao hàm cả vạn hữu vũ trụ. Niệm là một khoảnh khắc của tâm. Nó có thể là tư tưởng, kư ức, cảm giác hay ước vọng. Cũng như bất cứ hiện tượng nào, nó chứa trong nó thời gian và sự tác động. Và ta đă thấy rằng cả hai loại hiện tượng (tâm và vật) đều nương nhau mà thành, và thể tính của chúng là sự tương duyên, vậy sao ta không thấy được rằng cả hai loại hiện tượng đều cùng một thể tính ? Thể tính ấy, có người ưa gọi là tâm, có người ưa gọi là vật, có người ưa gọi là chân như, có người ưa gọi là Thượng Đế. Gọi là ǵ th́ gọi, nhưng ta không thể lồng thể tính ấy vào các khuôn thước của ư niệm. Thể tính ấy có tính cách Vô Ngại nghĩa là không bị hạn chế, không bị ngăn cản, dung nhiếp tất cả. Nếu quan niệm nó là Một, th́ gọi nó là Pháp thân. Nếu quan niệm nó là hai, th́ gọi nó là Tâm vô ngại và Vật vô ngại. Cả hai dung hợp nhau một cách viên măn, cho nên gọi là Tâm cảnh viên dung.

6) Cái thế giới trong đó tâm cảnh viên dung, chính là thế giới của chân như, thế giới mà Hoa Nghiêm tông gọi là Lư pháp giới, thế giới của bản thể. Thế giới mà ta tiếp xúc hàng ngày trong đó có núi sông, cây cỏ, có muôn vật, vật nào có vị trí của vật ấy, được gọi là Sự pháp giới, thế giới của hiện tượng. Nhưng hai thế giới ấy không phải là hai thế giới cách biệt : thể và tướng dung thông lẫn nhau, như nước và sóng, cho nên cả hai có thể được gọi chung là Lư Sự vô ngại pháp giới, nghĩa là thế giới trong đó bản thể và hiện tượng tương dung. Tuy nhiên, sự tương dung này có thể thấy ngay trong ḷng thế giới hiện tượng, nơi mà một hiện tượng là tất cả các hiện tượng, nơi mà một là tất cả, và tất cả là một. Thế giới này gọi là Sự Sự vô ngại pháp giới.

Chương V. Con Hăy Nh́n Bàn Tay Con.

1) Thiền quán cho ta sự hỷ lạc, nghĩa là một niềm vui. Niềm vui đó, trước tiên là do ta trở về làm chủ lấy ta, không bị lôi kéo vào quên lăng (thất niệm). Nắm được hơi thở, nở được nụ cười, động tác thân thể trở nên thung dung, cảm giác và tư tưởng an trú nơi chánh niệm : niềm vui chân thật đến từ những cái ấy. Giữ cho tâm ḿnh có mặt trong mỗi phút giây của hiện tại, đó là công phu thiết yếu nhất của thiền quán.

2) Vấn đề thứ hai là t́m một đề tài thiền quán thích hợp với bạn. Trên đây đă nêu ra vô số đề tài nào là : Trùng trùng duyên khởi, Chân không, Diệu hữu, Sự sự vô ngại, v . v . hoặc một hiện tượng cụ thể như cái bàn, con sâu, chiếc lá, v . v .

Nếu bạn đem hết cả tâm tư, trí tuệ và t́nh cảm mà quán những đề tài ấy, th́ một ngày kia bạn sẽ thấy những cái bất ngờ.

3) Không những bạn sẽ thấu hiểu tánh Không của vạn hữu, của thân tâm bạn và của vũ trụ, hiểu rằng sanh tử đại sự là không đáng ngại v́ bất diệt nằm trong diệt, v . v ., bạn c̣n được cái lợi vô giá là An lạc ngay từ bây giờ trong mọi hoàn cảnh, giầu nghèo, sang hèn, thái b́nh, loạn lạc, xum họp, biệt ly, v . v .

4) Và niềm an lạc đầy đủ đó sẽ khiến bạn biết yêu thương, hoan hỷ và tha thứ. Bốn đức đó, được gọi là Từ, bi, hỷ, xả, là hoa trái tự nhiên của công phu thiền quán. Sự phát triển của bốn đức ấy nơi bạn chứng tỏ bạn đang đi trên con đường thiền quán chân chính và bạn có khả năng hướng dẫn kẻ khác mà không c̣n sợ bị lầm lạc.

5) Một anh họa sĩ bạn của tôi (thầy Nhất Hạnh) nói với tôi là mỗi lần nhớ mẹ, anh chỉ đưa bàn tay của anh lên nh́n là thấy đỡ nhớ. Mẹ của anh là một người đàn bà Việt Nam của nền văn hóa cũ ; bà chỉ vơ vẽ đọc được chữ nho mà chưa hề đọc sách triết học và khoa học Tây phương. Trước khi anh rời quê hương, bà đă nắm lấy tay anh mà nói : "Khi nào con nhớ mẹ, th́ con cứ đưa bàn tay con lên nh́n, là tự khắc con thấy mẹ". Đậm đà thay câu nói chân t́nh đó. Trong nhiều năm, anh họa sĩ đă đưa bàn tay ḿnh lên nh́n ngắm không biết đến bao nhiêu lần.

Tôi không rơ anh đă đưa đề tài "Nh́n bàn tay" lên địa vị một công án thiền hay chưa, bởi v́ tôi nghĩ đề tài ấy, đối với anh, có thể đưa anh đi xa lắm trên bước đường thiền quán. Từ bàn tay của anh, anh sẽ đi thấu suốt vào thực tại vô thủy vô chung. Anh sẽ nhận thấy trăm ngàn thế hệ đi trước anh hiện giờ đang là anh, và trăm ngàn thế hệ đi sau anh bây giờ cũng đang là anh. Từ kiếp xa xưa nào đến giờ, ḍng sinh mạng của anh chưa bao giờ đứt đoạn, v́ vậy cho nên bàn tay anh c̣n hiện hữu đó, như một thực tại bất sinh bất diệt.

Kết Luận.

Hai tác phẩm Phép lạ của sự tỉnh thức và Trái tim mặt trời, của thầy Nhất Hạnh, quả là một cẩm nang vô giá dậy về thiền quán. Không những ta thấy ở đó những phương pháp cụ thể như định tâm, quán sát, giữ nụ cười an lạc, v . v ., ta c̣n được học hỏi những giáo lư cao siêu nhất của Phật đạo, như tánh Không của vạn pháp, Vô phân biệt, v . v .

Đây là một cơ hội hiếm có, như đă nói trong bài kệ Khai Kinh :

Phật pháp cao siêu rất nhiệm mầu
Trăm ngàn muôn kiếp dễ hay đâu
Con nay nghe thấy chuyên tŕ tụng
Nguyện tỏ Như Lai nghĩa nhiệm mầu.

Thầy Nhất Hạnh đă tỏ nghĩa nhiệm mầu của Phật pháp cho chúng ta, một cách sáng suốt, không hề mê tín dị đoan. Chỉ cần chúng ta hạ thủ công phu theo đó là đủ được độ. Công phu thiền quán là tùy ở chúng ta, không ở tay thầy Nhất Hạnh, cũng không ở tay bất cứ một người nào khác.

(Trở lại trang đầu)

Phước Quế Dương Đ́nh Khuê