Người Thủy Thủ Già
Chiến Tranh và Tự Do














Tổ chức và Hoạt động của
Hải Quân Việt Nam Cọng Ḥa

Biên Khảo của Hải Quân Trung Tá Lê Bá Thông

Bài biên khảo sau đây là một bài nói về Tổ chức và Hoạt động của Hải quân Việt Nam; sự bành trướng nhanh chóng và hữu hiệu; những thành quả thâu đạt được kể từ ngày thành lập vào năm 1952 cho đến năm 1974, được tổng kết sau trận quyết chiến của Hải Quân Việt Nam kiên cường tại quần đảo Hoàng Sa. Với niềm hănh diện là một chiến sĩ của một Quân chủng áo trắng can trường, oai dũng trên khắp chiến trường để bảo vệ lănh hải từ Bắc chí Nam, tác giả hy vọng sẽ đóng góp vào Hải sử một tài liệu ngắn ngủi cho trang sử anh hùng của quê hương Việt Nam dấu yêu.


1. Quá tŕnh lịch sử

Hải Quân Việt Nam được thành lập vào năm 1952 sau khi được chuyển giao từ Hải Quân Pháp và cho đến ngày 20 tháng 8 năm 1955, Hải Quân Việt Nam hoàn toàn do các Sĩ quan Việt Nam chỉ huy.

Trong giai đoạn phôi thai, quân số Hải Quân chỉ có khoảng 2000 quân nhân với 22 chiến hạm gồm có các loại: Hộ Tống Hạm-Hải Vận Hạm-Giang Pháo Hạm-Trợ Chiến Hạm-Trục Lôi Hạm- Giang Vận Hạm-Hỏa Vận Hạm-Lương Vận Hạm và 6 Giang đoàn Xung Phong kết hợp hoạt động thành hai Lực Lượng chiến đấu chính là Hải Lực và Giang Lực. Năm 1959, Cộng sản Bắc Việt bắt đầu phát động chiến dịch xâm nhập người và quân dụng vào miền nam Việt Nam trên khắp lănh thổ Việt Nam Cộng Ḥa.

Để ngăn chặn Cộng sản xữ dụng Biển Đông để lén lút chuyển quân lính và vũ khí vào duyên hải nam Việt Nam, ngoài các chiến hạm kể trên, Hải Quân Việt Nam đă thành lập một Lực Lượng Hải Thuyền với trên 200 chiến thuyền gồm cả thuyền buồm lẫn thuyền máy. Ban đầu Lực Lượng này được trang bị bằng nhân viên bán quân sự, tuyển mộ trong số thanh niên ngư phủ tại địa phương để hoạt động trong các đội Hải Thuyền rải rác suốt dọc duyên hải Việt Nam dài 1200 hải lư. Về sau Lực Lượng này được cải tuyển thành chủ lực quân và các đội Hải Thuyền được cải danh thành các Duyên đoàn thống thuộc các Vùng Duyên Hải ngày nay.

Song song với sự thành lập Lực lượng Hải Thuyền, Hải Lực cũng được tối tân hóa và bành trướng với việc nhận lănh các chiến hạm được chuyển giao từ Hải quân Hoa kỳ. Thời kỳ diễn tiến từ 1959 đến 1966 đă đánh dấu một sự phát triển đáng kể của Hải Quân Việt Nam trên mọi lănh vực: - Các cơ cấu Hành quân - Các cơ cấu Huấn luyện và các hoạt động Yểm trợ Tiếp vận được bành trướng và cải tiến, các thể thức tổ chức và quản trị được sửa đổi. Tổng số chiến hạm, chiến đĩnh, chiến thuyền tăng lên từ 94 chiếc đến 560 chiếc và quân số từ 3000 quân nhân lên đến 16000 người trong ṿng 7 năm. Ngoài ra kể từ tháng 10 năm 1966, Lực lượng Liên đoàn Tuần Giang trước đây thống thuộc Địa Phương Quân, cũng được sáp nhập vào hệ thống tổ chức và chỉ huy của Hải Quân Việt Nam.

Vào năm 1968, để đáp ứng chương tŕnh Việt hóa đầu tiên hầu dành cho Quân Lực Việt Nam Cộng Ḥa một vai tṛ quan trọng hơn trong cuộc chiến ngỏ hầu có thể tự đăm nhiệm vai tṛ chiến đấu trong chiến tranh chống Cộng sản Bắc Việt càng sớm càng tốt, Hải Quân Việt Nam và Hoa kỳ đă nỗ lực thi hoành kế hoạch Việt Nam hóa chiến tranh bằng cách đề ra một chương tŕnh chuyển giao các cơ hữu sản của Hải Quân Hoa kỳ tại Việt Nam lại cho Hải Quân Việt Nam. Chương tŕnh mệnh danh "Accelerated Turn Over to Vietnam", (ACTOV) có nghĩa là " Chuyển giao cấp tốc cho Việt Nam". Chương tŕnh "ACTOV" đă được thi hành một cách nhanh chóng và thực hiện tốt đẹp, đă hoàn tất sớm hơn thời gian hoạch định, kết quả đến cuối năm 1972, tổng số chiến hạm, chiến đĩnh và chiến thuyền đă lên đến hơn 1500 chiếc với một quân số Hải Quân trên 40000 Sĩ quan, Hạ sĩ quan và Đoàn viên, cùng với 16 đài radar kiểm báo và 16 Căn cứ Yểm Trợ và Tiền doanh Yểm Trợ Tiếp vận. Bộ Tư Lệnh Hải Quân được tổ chức thành 3 thành phần chính yếu:

- Cơ cấu Chiến đấu
- Cơ cấu Tiếp vận
- Cơ cấu Huấn luyện

2. Tổ chức Bộ Tư Lệnh Hải Quân

Bộ Tư Lệnh Hải Quân là cơ quan đầu năo của Hải Quân Việt Nam, có nhiệm vụ điều hành, quản trị và phát triển Quân chủng và được chia ra làm các khối chính như sau:

- Khối Hành quân
- Khối Tiếp vận
- Khối Nhân viên
- Khối Chiến tranh chính trị
- Khối Quân huấn
- Khối Quân y
- Sở An ninh Hải Quân và
- Văn pḥng Tổng Thanh tra.

3. Các Lực lượng Chiến đấu

Lực lượng Chiến đấu là thành phần quan trọng của Hải Quân Việt Nam gồm có 7 Bộ Tư Lệnh Hải Quân Vùng và 9 Lực Lượng khác nhau như sau:

- 5 Vùng Duyên Hải
- 2 Vùng Sông Ng̣i
- Hải Quân Biệt Khu Thủ Đô
- Đặc Khu Rừng Sát
- Liên Đoàn Tuần Giang
- Hạm Đội
- Lực Lượng Thủy Bộ
- Lực Lượng Tuần Thám
- Lực Lượng Trung Ương
- Thủy Quân Lục Chiến
- Sở Pḥng Vệ Duyên Hải

3.1 Năm Vùng Duyên Hải

Để phù hợp với tổ chức lănh thổ và chiến thuật, Hải Quân Việt Nam chia duyên hải thành 5 Vùng được gọi là: Vùng I Duyên Hải-Vùng II Duyên Hải- Vùng III Duyên Hải- Vùng IV Duyên Hải và Vùng V Duyên Hải. Vùng Duyên Hải có nhiệm vụ chính yếu là duy tŕ an ninh duyên hải, các hải đảo; ngăn chận sự xâm nhập bất hợp pháp bằng đường thủy; điều động hành quân các đơn vị Hải Quân trực thuộc; tăng phái và yểm trợ hành quân cho các Quân Khu liên hệ. Đơn vị chính yếu của Vùng Duyên Hải là các Duyên đoàn, các Hải đội Duyên pḥng, các đài Radar kiểm báo và các Căn cứ Hải Quân đồn trú trong lănh thổ trách nhiệm.

Suốt dọc duyên hải Việt Nam có 20 Duyên đoàn và 16 đài radar kiểm báo đóng rải rác. Mỗi Duyên đoàn có12 chiến thuyền gắn động cơ và gồm các loại:

- Ghe Chủ Lực
- Ghe Thiên Nga
- Duyên kích đĩnh

Mỗi Hải đội Duyên pḥng được trang bị với những loại chiến đĩnh gồm:
- Các Duyên tốc đĩnh- Patrol Craft, Fast (PCF).
- Các Tuần duyên đĩnh (WPB).

3.2 Hai Vùng Sông Ng̣i

Hải Quân Việt Nam có hai Vùng Sông Ng̣i:
- Vùng 3 Sông Ng̣i bao gồm các sông rạch thuộc lănh thổ Quân Khu III.
- Vùng 4 Sông Ng̣i bao gồm các sông rạch thuộc lănh thổ Quân Khu IV. -Hai Vùng Sông Ng̣i này có nhiệm vụ chính yếu là duy tŕ an ninh trên các sông rạch, ngăn chận Cộng sản xữ dụng đường thủy để liên lạc và xâm nhập vùng trách nhiệm; yểm trợ hành quân cho các đơn vị bạn; phối hợp hành quân Liên Quân và yểm trợ kế hoạch B́nh định phát triển địa phương. Ngoài các Căn cứ Hải Quân, đơn vị chính yếu của Vùng Sông Ng̣i là những Giang đoàn Xung Phong được trang bị bởi các Giang đĩnh cũ do Hải Quân Pháp để lại, gồm có các loại sau đây:

- Tiểu Giáp đĩnh
- Tiền Phong đĩnh
- Quân Vận đĩnh
- Tiểu Vận đĩnh

3.3 Hải Quân Biệt Khu Thủ Đô

Hải Quân Biệt Khu Thủ Đô là vùng sông ng̣i thuộc lănh thổ Biệt Khu Thủ Đô, được thành lập nhằm mục đích thống nhất việc điều hành các đơn vị Hải Quân tại Sài g̣n để góp phần bảo vệ Thủ Đô và cung cấp những dịch vụ cần thiết cho các đơn vị Hải Quân đồn trú tại Sài g̣n. Ngoài ra Bộ Tư Lệnh Hải Quân Biệt Khu Thủ Đô c̣n có nhiệm vụ bảo vệ an ninh cho Quân cảng và Thương cảng Sài g̣n.

3.4 Đặc Khu Rừng Sát

Hải Quân Việt Nam được chỉ định trách nhiệm an ninh hai con sông chiến lược quan trọng là sông Ḷng Tào và sông Soài Rạp v́ hai con sông này là trục lộ huyết mạch nối liền Thủ Đô Sài g̣n với Biển Đông. Đặc Khu Rừng Sát là một rừng chồi dày đặc, thích hợp cho hoạt động của du kích Cộng sản; do đó việc đảm trách an ninh trên các sông rạch liên hệ rất khó khăn. Tuy nhiên Hải Quân Việt Nam đă giữ an ninh cho hàng ngàn thương thuyền tiếp tế cho Sài g̣n. Điều này chứng tỏ khả năng hữu hiệu của các Lực lượng tuần tiểu Hải Quân tại Đặc Khu Rừng Sát.

3.5 Liên Đoàn Tuần Giang

Trước đây Liên Đoàn Tuần Giang trực thuộc Địa Phương Quân, sau đó được sáp nhập vào Hải Quân; gồm có 24 Đại đội Tuần Giang, 3 Đại đội sửa chữa và một Trung Tâm Huấn Luyện tại Cát Lái. Các Đại đội này được thành lập để yểm trợ hành quân cho những Tiểu Khu liên hệ và bảo vệ an ninh trên sông rạch. Chiến đĩnh Tuần Giang gồm có các loại: Tiểu Vận đĩnh và Cảng pḥng đĩnh.

3.6 Hạm Đội

Hạm Đội là Lực Lượng ṇng cốt của Hải Quân Việt Nam, gồm có các chiến hạm có khả năng hoạt động ngoài biển. Hạm Đội được tổ chức thành 3 Hải Đội:- Hải Đội I, Hải Đội II và Hải Đội III.

- Hải Đội I:
Có nhiệm vụ tuần tiểu bảo vệ lănh hải và vùng phụ cận, chống lại mọi hoạt động bất hợp pháp; yểm trợ Hải pháo và phối hợp hành quân với các đơn vị bạn. Hải Đội I gồm có những loại chiến hạm sau đây: 20 Tuần Duyên Hạm
* 03 Giang Pháo Hạm
* 04 Trợ Chiến Hạm

- Hải Đội II: Có nhiệm vụ chuyên chở, đổ bộ, tiếp tế, yểm trợ sửa chữa các tiểu đĩnh tại vùng hành quân; yểm trợ Hải pháo và thực hiện chương tŕnh Quân Y, Dân Sự Vụ với hai Bệnh Viện Hạm trang bị Quang tuyến X; pḥng Nha khoa; pḥng Thí nghiệm và điều trị; hoạt động thăm viếng định kỳ dọc theo miền duyên hải và đồng bằng sông Cửu Long để giúp đỡ dân chúng tập trung ở những vùng đông dân cư, thiếu thốn thuốc men hoặc không có cơ quan Y tế địa phương. Hải Đội II gồm có những loại chiến hạm sau đây:

* * 06 Dương Vận Hạm
* 05 Hải Vận Hạm
* 02 Bệnh Viện Hạm
* 06 Hỏa Vận Hạm
* 14 Giang Vận Hạm
* 01 Thực Vận Hạm
* 02 Yểm trợ Hạm và
* 01 Cơ Xưởng Hạm

- Hải Đội III:
Có nhiệm vụ tuần tiểu vùng viễn duyên để phát giác và ngăn chận kịp thời các hoạt động của địch; phối hợp hành quân và yểm trợ Hải pháo cho các đơn vị bạn. Hải Đội III gồm có những loại chiến hạm sau đây:
* 02 Khu Trục Hạm
* 07 Tuần Dương Hạm
* 08 Hộ Tống Hạm

3.7 Lực Lượng Thủy Bộ:

Được thành lập từ tháng 6 năm 1969 để thay thế Lực Lượng Đặc Nhiệm 117 của Hải Quân Hoa kỳ. Lực Lượng Thủy Bộ hoạt động tại vùng đồng bằng sông Cửu Long, gồm các chiến đĩnh sau đây:
- Soái đĩnh Thủy Bộ
- Tiền Phong đĩnh
- Quân Vận đĩnh tác chiến
- Trợ chiến đĩnh

3.8 Lực Lượng Tuần Thám

Lực Lượng Tuần Thám được thành lập từ tháng 10 năm 1969 và gồm có 14 Giang đoàn, chia ra thành 06 Liên đoàn Tuần Thám. Nhiệm vụ chính yếu của Lực Lượng Tuần Thám là tuần tiểu, bảo vệ an ninh sông ng̣i và ngăn chận sự xâm nhập lén lút của Cộng sản Bắc Việt bằng đường thủy qua ngă hành lang biên giới Miên Việt. Mỗi Giang đoàn Tuần Thám được trang bị các Giang tốc đỉnh tối tân có vận tốc cao và khả năng hoạt động trong các kinh rạch nhỏ hẹp, sông cạn và rất dễ dàng vận chuyển.

3.9 Lực Lượng Trung Ương

Nhằm mục đích tập trung một số đơn vị Hải Quân, có tầm hoạt động Liên vùng với nhiệm vụ đặc biệt. Lực Lượng Trung Ương gồm có các đơn vị sau đây:
- 07 Giang đoàn Ngăn chận
- 02 Giang đoàn Trục Lôi

3.10 Thủy Quân Lục Chiến

Thủy Quân Lục Chiến đă được bành trướng tới cấp Sư đoàn. Tuy nằm trong Quân chủng Hải Quân về phương diện tổ chức, nhưng trên thực tế về hành quân, Binh chủng này được coi là Lực Lượng Tổng Trừ Bị của Bộ Tổng Tham Mưu và đặt dưới quyền điều động hành quân của Bộ Tổng Tham Mưu.

3.11 Sở Pḥng Vệ Duyên Hải

Sở Pḥng Vệ Duyên Hải được thành lập từ tháng 3 năm 1964 và đặt trực thuộc Quân chủng Hải Quân về phương diện nhân viên và hành chánh. Sở Pḥng Vệ Duyên Hải có nhiệm vụ thi hành các chỉ thị của Nha Kỷ Thuật Bộ Tổng Tham Mưu để thi hành các công tác hành quân đặc biệt của Hải Quân Việt Nam Cộng Ḥa dọc duyên hải Việt Nam.

4. Chỉ huy và điều động Hành quân

Để việc hành quân được hữu hiệu, các Lực Lượng Chiến đấu Hải Quân được đặt dưới sự Chỉ huy và điều động hành quân của BCH/Hhq/LĐ Sông và BCH/Hhq/ LĐ Biển.

4.1 Bộ Chỉ Huy Hành quân Lưu Động Sông

Chỉ huy và điều động các cuộc hành quân trong sông ng̣i thuộc lănh thổ Quân Khu III- Quân Khu IV và Biệt Khu Thủ Đô nhằm mục đích ngăn chận địch quân xâm nhập và chuyển vận tiếp tế bằng đường sông.Ơ Bảo vệ an ninh sông ng̣i và yểm trợ các Sư đoàn Bộ binh hành quân qua các cuộc Hành quân Trần Hưng Đạo 36, 41, 43, 44.

4.2 Bộ Chỉ Huy Hành quân Lưu Động Biển

Để việc kiểm soát toàn thể Hải phận Việt Nam Cộng Ḥa được thực hiện hữu hiệu và liên tục, BCH/Hhq/LĐ Biển được thành lập để Chỉ huy và điều động các cuộc hành quân Trần Hưng Đạo Biển dọc theo duyên hải Việt Nam, nhằm tạo một màn lưới ngăn chận mọi sự xâm nhập của Cộng sản Bắc Việt bằng đường biển, đồng thời yểm trợ các Lực Lượng bạn dọc Hải biên, hành quân diệt địch và B́nh định phát triển. Có 5 vùng Hành quân Biển, mỗi vùng được kiểm soát bởi một Lực Lượng Đặc Nhiệm gồm khoảng 100 chiến hạm, chiến đĩnh và chiến thuyền. Vùng Hành quân Biển gồm 03 hành lang:
- Hành lang cận duyên từ bờ biển ra đến 12 hải lư và được các chiến thuyền, Duyên Tốc Đĩnh, Tuần Duyên Đĩnh, Tuần Duyên Hạm đảm trách hoạt động tuần tiểu.
- Hành lang viễn duyên từ 12 hải lư ra đến 53 hải lư được những chiến hạm sau đây đảm trách tuần tiểu: Khu Trục Hạm, Tuần Dương Hạm, Hộ Tống Hạm.
- Hành lang Không thám từ 53 hải lư đến 100 hải lư do các phi cơ Không thám trách nhiệm hoạt động.

5. Tiếp Vận

Bộ Chỉ Huy Yểm Trợ Tiếp Vận là cơ quan quan trọng của Hải Quân Việt Nam có nhiệm vụ yểm trợ các Lực Lượng Hành quân. Các đơn vị trực thuộc Bộ Chỉ Huy Yểm Trợ Tiếp Vận Hải Quân gồm có:
* Hải Quân Công Xưởng, Trung Tâm Tiếp Liệu,Ty Công Thự Tiện Ích, Trung Tâm Sửa chữa Điện Tử và
* 07 Căn cứ Yểm trợ Tiếp Vận tại: Đà Nẳng, Cam Ranh, Cát Lỡ, Nhà Bè, An Thới, Đồng Tâm và B́nh Thủy.

6. Huấn Luyện

Hải Quân Việt Nam có 03 Trung Tâm Huấn Luyện tại Nha Trang, Cam Ranh và Sài g̣n:
* TTHL/HQ Nha Trang: Có khả năng huấn luyện từ 1200 đến 1500 khóa sinh gồm có các trường Sĩ quan Hải Quân, trường Cao Đẳng chuyên nghiệp và trường Sơ Đẳng chuyên nghiệp.
* TTHL/HQ Cam Ranh: Có khả năng huấn luyện từ 1500 đến 1800 khóa sinh gồm các trường huấn luyện chiến hạm, trường Pḥng tai, trường Sơ Đẳng chuyên nghiệp và trường Tân binh Hải Quân.
* TTHL/HQ Sài g̣n: Có khả năng huấn luyện 200 khóa sinh gồm các trường Chỉ Huy Tham Mưu Hải Quân, trường Chuẩn úy Đoàn viên, trường Trung Đẳng chuyên nghiệp và các khóa huấn luyện bổ túc ngắn hạn.

Ngoài ra c̣n có một Trung Tâm Huấn Luyện Tuần Giang tại Cát Lái trực thuộc Liên đoàn Tuần Giang, chuyên phụ trách huấn luyện thêm các khóa Hạ Sĩ quan và Sơ Đẳng chuyên nghiệp các ngành Quản kho và Tiếp vụ.

7. Tổng kết thành tích

Từ tháng 11 năm 1966 đến tháng 1 năm 1973, Hải Quân Việt Nam đă tạo được những thành tích như sau:

Nhân mạng:
- 2219 Cộng sản Bắc Việt bị chết
- 1277 Cộng sản Bắc Việt bị bắt
- 6798 t́nh nghi bị giữ
- 509 Hồi chánh viên

Vũ Khí:
Ta tịch thu được:
- 382 súng cộng đồng
- 2851 súng cá nhân

Số ghe tàu đánh đắm và tịch thu:
Từ năm 1965 đến tháng 1 năm 1973, Hải Quân Việt Nam đă tịch thu và đánh đắm các ghe tàu Cộng sản Bắc Việt xâm nhập Hải phận Việt Nam Cộng Ḥa:
- 467 ghe xuồng bị tịch thu
- 14 tàu Cộng sản bị đánh đắm và tịch thu tại các địa diểm và ngày tháng sau đây:
a. Vũng Rô ngày 19 tháng 02 năm 1965
b. Cửa Tiểu ngày 08 tháng 01 năm 1966
c. Bồ Đề ngày 10 tháng 05 năm 1966
d. Ba Động ngày 20 tháng 06 năm 1966
e. Bồ Đề ngày 01 tháng 01 năm 1967
f. Batangan ngày 14 tháng 03 năm 1967
g. Sa Kỳ ngày 15 tháng 07 năm 1967
h. Đức Phổ ngày 01 tháng 03 năm 1968
i. Ḥn Hèo ngày 01 tháng 03 năm 1968
j. Cửa Việt ngày 01 tháng 03 năm 1968
k. Bồ Đề ngày 01 tháng 03 năm 1968
l. Cung Hầu ngày 22 thángƠ 11 nămƠ 1970
m. Gành Hào ngày 12 tháng 04 năm 1971
n. Phú Quốc ngày 24 tháng 04 năm 1972

Vi Phạm ngưng bắn :
Kề từ tháng 02 năm 1973, mặc dù Cộng sản Bắc Việt đă kư kết hiệp định ngưng bắn, tái lập ḥa b́nh Việt Nam tại Ba Lê ngày 27 tháng 01 năm 1973, nhưng vẫn ngoan cố vi phạm, công khai tấn công vào các Lực Lượng thuộc Quân Lực Việt Nam Cộng Ḥa. Về phía Hải Quân đă ghi nhận tất cả 827 vụ vi phạm do CSBV gây ra cho các đơn vị Hải Quân, gồm có: 575 vụ tấn công, 155 vụ pháo kích và 97 vụ đánh ḿn, gài lựu đạn. Để tự vệ, Hải Quân đă gây thiệt hại cho CSBV trong thời gian này như sau: 263 CSBV bị giết và16 CSBV bị bắt , ngoài ra ta c̣n tịch thu 57 súng cá nhân và phá hủy hàng trăm quả ḿn, lựu đạn...

Hải chiến Hoàng Sa:

Trong ngày 19 tháng 01 năm 1974, Hải Quân Việt Nam đă anh dũng chiến đấu chống trả cuộc xăm lăng của Đế quốc Trung Cộng vào quần đảo Hoàng Sa thuộc lănh thổ Việt Nam Cộng Ḥa, xứng đáng với truyền thống anh hùng của Đức Thánh Tổ Trần Hưng Đạo và nêu cao tinh thần bất khuất của dân tộc Việt Nam quật cường.



Sideshow "Hải Quân Việt Nam Cọng Ḥa"


Xem Tiếp