Kỷ Niệm Về Chiếc Cầu Golden Gate

của Lê Bá Thông


Ba mươi sáu năm trước, vào một buổi trưa cuối mùa xuân năm 1963, ngọn gió mùa thổi lạnh từ biển ngang qua boong tàu chiếc Hải Vận Hạm Hậu Giang HQ 406, đang lắc lư, nhún nhảy nhè nhẹ trên mặt biển trong xanh của vịnh San Francisco. Mũi tàu hướng về chiếc cầu Golden Gate, đang thấp thoáng nổi bật lên giữa làn mây trắng mỏng, lờ lững vắt ngang qua đỉnh tháp cầu, hai bên chân đồi. Nhà tù Alcatraz nằm chơi vơi trên bán đảo đá gành, chếch về phía hữu hạm của chiếc tàu nhỏ bé trước quang cảnh trời nước, thiên nhiên hùng vĩ của một địa danh nổi tiếng là kỳ quan của thế giới.

Tôi đang ở trong pḥng Trung tâm hành quân (CIC) của chiến hạm, chăm chú kiểm soát vị trí tàu trên mặt kính radar để báo cáo lên đài chỉ huy cho Đại Úy Hạm Trưởng. Mặc dù rất bận rộn với nhiệm vụ của một Sĩ quan hải hành, thỉnh thoảng tôi cũng không quên chạy ra cánh cửa bên cạnh hông tàu, ngắm vội phong cảnh hai bên bờ vịnh San Francisco và cây cầu Golden Gate, dài 8981 feet (2737 mét), đang hiện ra và lớn dần trước mũi chiến hạm.

Từ xa dưới bầu trời màu trong xanh là Căn cứ Hải quân Hoa kỳ trên bán đảo Treasure Island, nơi mà chiến hạm và Thủy thủ đoàn Việt Nam sẽ ghé lại nghỉ bến và thăm viếng San Francisco trong chuyến hải tŕnh từ Seattle, Washington State về San Diego, Califonia. Tại đây Thủy thủ đoàn Hải Vận Hạm Hậu Giang sẽ được huấn luyện ba tháng trước khi khởi hành vựơt biển Thái B́nh Dương trở về quê hương Việt Nam.

Vào khoảng 1215 trưa ngày hôm ấy, một buổi chiều nhiều nắng, mây trời đi vắng, luôn luôn c̣n nhớ măi trong tâm tư của một người thủy thủ, lúc chiến hạm của Hải quân Việt Nam hải hành ngang qua dưới gầm của một trong những chiếc cầu khổng lồ nhất thế giới này. Một công tŕnh xây cất vĩ đại của nhân loại, đă do Kiến trúc sư Joseph B. Strauss vẽ kiểu và được các Kỹ sư Hoa kỳ xây cất và hoàn tất năm 1937, với chi phí xây cất lên đến 35 triệu rưởi Mỹ kim thời bấy giờ. Cầu Golden Gate đă mang nhiều dấu tích lịch sử của thế kỷ thứ 20.

Tiếng reo ḥ vui vẻ của Thủy thủ đoàn khi tàu chạy ngang dưới gầm cầu ḥa lẫn với tiếng máy tàu và rồi tất cả nhân viên đang đứng trên boong chiến hạm, đồng loạt dỡ nón, ngửa đầu thẳng lên, nh́n dướiđáy chiếc cầu, như muốn ghi nhận giây phút lịch sử độc nhất vô nhị, quí giá của đời người lính biển. Đây là một kỷ niệm và Thủy thủ đoàn HQ406 là chứng nhân của thời gian đặc biệt xảy ra chỉ trong một khoảng khắc thật ngắn ngủi nhưng không bất cứ người nào khác có thể chiêm ngưỡng được ngoại trừ nhân viên của Hải Vận Hạm Hậu Giang.

Những cánh buồm trắng tinh hoặc đủ màu sắc trên mặt biển, đang lướt nhanh trên các làn sóng nhè nhẹ ngày hôm đó, một lần nữa trở lại tâm tư khi tôi đứng thẫn thờ nh́n lại chiếc cầu kỷ niệm. Nhưng lần này, không từ boong chiến hạm mà từ trên gành đá, trong công viên phía bên trái của cầu Golden Gate vào một ngày hè lúc 1215 giờ trưa ngày 20 tháng 6 năm 1999.

Dĩ văng êm đềm ngày xưa cũ, khi tôi đứng trên boong của chiến hạm thân yêu, nay đă ch́m dưới ḷng Biển Mẹ Việt Nam, nh́n chiếc cầu vĩ đại dưới một góc độ khác hẳn bây giờ, lần lượt diễn qua tâm trí của tôi. Thời gian qua mau như một giấc mộng ngắn ngủi. Những người bạn lính biển ngày nào, một số nay đă đi vào trang Hải sử của dân tộc; vài người đă nằm trong ḷng đất lạnh của tổ tiên; số người c̣n lại hoặc lưu lạc rải rác khắp nơi trên các quốc gia tị nạn, hay đang kéo dài chuỗi đời c̣n lạI của họ trong cảnh cơ hàn tại quê nhà. Riêng cá nhân tôi, thổn thức và bâng khuâng với ư nghĩ chán chường về định mệnh, về nhân sinh, về vô thường lư, về những chiến hữu và bản thân ḿnh đă hy sinh tất cả cuộc đời cho lư tưởng, cho quốc gia, cho dân tộc, để rồi cuối cùng phải xa đất nước thân yêu, xa Hải quân, xa ĺa biển Đông một thời ngang dọc. Tôi đứng nơi đây, một ḿnh cạnh chiếc cầu Golden Gate, bên tai h́nh như c̣n nghe văng vảng đâu đây tiếng reo ḥ vui tươi ṛn ră và mơ màng liên tưởng lại những khuôn mặt sạm nắng, tay đang cầm chiếc nón trắng thủy thủ, đang vươn cao, giơ tay vẫy của Thủy thủ đoàn Hải Vận Hạm Hậu Giang HQ406 ngày nào.

Chung quanh tôi ngày hôm ấy là những du khách đến thăm viếng chiếc cầu Golden Gate, từ mọi quốc gia khắp nơi trên thế giới, có lẽ gồm cả dân tị nạn chiến tranh Kosovo, vừa được thân nhân bảo trợ qua Hoa kỳ để bắt đầu đời sống của người di cư tị nạn độc tài và chiến tranh đang diễn ra trên quê hương của họ. Những khuôn mặt bâng khuâng, ngỡ ngàng với tia nh́n lạc lơng của các du khách này trước một kỳ quan thế giới, trên lănh thổ một đại cường quốc đang nắm định mệnh cá nhân và quê hương những người này, nhắc nhở tôi về những ngày đầu tiên trong năm 1975 khi vừa đặt chân đến đất Mỹ tại Thủ đô Hoa Thịnh Đốn.

Tôi rất thông cảm và một cảm t́nh đặc biệt chợt dâng lên trong ḷng tôi khi thấy những em nhỏ đang nắm chặt bàn tay cha ḿnh, nh́n tôi với cặp mắt to tṛn vô tội. Tôi nhớ các con tôi ngày xưa cũng thế, mỗi lần đi ra ngoài đường ở quê hương thứ hai này, cứ nắm chặt tay tôi như sợ bị thất lạc sau khi trăi qua kinh nghiệm trong đêm 29 rạng ngày 30 tháng tư năm 1975, khi suưt bị chia cách với cha ḿnh lúc Cộng sản pháo kích mạnh, tấn công vào Căn cứ Hải quân của tôi.

Ngày nay các con tôi đă trưởng thành, hai đứa con trai tháp tùng cha mẹ trong chuyến viếng thăm chiếc cầu kỷ niệm của người cha Thuỷ thủ. Chúng tôi cùng đứng chụp h́nh lưu niệm cạnh một đoạn dây cáp, dùng để nối liền hai đỉnh tháp của một trong những chiếc cầu treo dài nhất thế giới (One of the world’s longest spans- 4200 feet) với đường kính 36 inches rưởi (93 centi mét)- The Golden Gate- hùng vĩ trong nắng ấm buổi chiều mùa hè ngày 20 tháng 6 năm 1999.