KỶ NIỆM BẾN NINH KIỀU & ĐƠN VỊ CŨ
của Châu Đ́nh Lợi




BẾN NINH KIỀU


T́nh cờ xem một video trên YouTube quay cảnh thành phố Cần Thơ chú trọng vào Bến Ninh Kiều của người quay sinh sau năm 1975 với giọng nói đặc sệt dân quê Rạch Giá đầy nét chất phác làm tôi ṭ ṃ theo dơi. Tuy lời kể thỉnh thoảng có dùng những ngôn từ của người trong nước đem đến cho ta dị ứng nhưng khi nh́n thấy cảnh Bến Ninh Kiều ở cuối khúc sông nơi trước đây là TRẠI YẾT KIÊU của Bộ Tư Lệnh Vùng 4 Sông Ng̣i đặt bản doanh đă làm tôi dâng tràn cảm xúc khi nh́n cảnh biển dâu toàn cảnh các ngôi nhà xưa không c̣n nữa để thay thế bằng công viên, khách sạn. Kỷ niệm xưa dồn dập hiện về nào có khác chi tâm trạng của thi sĩ Tú Xương khi nh́n thấy con sông xưa nơi quê ḿnh chập chờn trong kư ức:

Sông kia rày đă nên đồng
Chỗ làm nhà cửa, chỗ trồng ngô khoai
Vẳng nghe tiếng ếch bên tai
Giật ḿnh lại tưởng tiếng ai gọi đ̣.


Tôi đă từng phục vụ ở Vùng 4 Sông Ng̣i 52 năm về trước lúc đó Trại Yết Kiêu KBC.3304 cuối góc Bến Ninh Kiều có 3 đơn vị trú đóng: Thủy Xưởng Miền Tây, Căn Cứ Hải Quân Cần Thơ và Bộ Chỉ Huy Hải Quân Vùng 4 Sông Ng̣i. BCH/HQ/V4SN là đại đơn vị chỉ huy 7 Giang Đoàn Xung Phong trong đồng bằng sông Cửu Long gồm có GĐ.21 và 33 XP hậu cứ ở Mỹ Tho, GĐ.23 và GĐ.31XP ở Vĩnh Long, GĐ.25 và 29 XP hậu cứ tại B́nh Thủy (Trại Phan Văn Sanh) và GĐ.26 XP tại tỉnh lỵ Long Xuyên. Lúc đó Hải Quân Đại Tá Nguyễn Văn Ánh chỉ huy, sau khi rời chức vụ Tham Mưu Trưởng Hải Quân sau Tết Mậu Thân. HQ Trung Tá Nguyễn Bá Trang là CHP kiêm TMT. Bộ tham mưu được phân chia làm 3 khối riêng biệt: Khối Hành Quân do HQ Đại úy Phạm Hữu Khoa phụ trách, Khối Nhân Viên do HQ Thiếu tá Nguyễn phúc Bửu Diên chỉ huy và Khối Tiếp Vận do HQ Thiếu tá Nguyễn Công Tâm chỉ huy. Thủy Xưởng Miền Tây do HQ Thiếu tá Trần Quốc Tuấn làm CHT, riêng CCHQ Cần Thơ do Thiếu tá Chiến Binh Trần Ngọc Trinh làm CHT. Thiếu tá Trinh trước đó là CHT Giang Đoàn 29 Xung Phong, tốt nghiệp Khóa 14 Vơ Bị Đà Lạt, ra trường phục vụ trong binh chủng Pháo binh vài năm, sau đó thuyên chuyển sang quân chủng Hải Quân là em ruột của Trung tướng Trần Ngọc Tám. Tư gia của ông Trinh có cửa tiệm uốn tóc trên đường Phan Đ́nh Phùng trong thành phố Cần Thơ. Tết Mậu Thân, VC mưu sát gia đ́nh ông bằng cách gài lựu đạn vào xe Jeep đậu trước cửa nhà ông, bà vợ ra xe ngồi trước, ông Trinh vào nhà lấy món đồ ǵ đó rồi mới ra sau th́ quả lựu đạn phát nổ. Bà vợ tử thương tại chỗ, ông Trinh thoát chết, sức công phá làm bay mất tên tiệm MAI LAN trên căn nhà 2 tầng. Tên của bà vợ ông Trinh là MAI bị bay mất, chỉ c̣n tên LAN là tên của người em vợ cùng mở tiệm uốn tóc.

Tôi về Cần Thơ được nghe kể câu chuyện trên và gặp ông Trinh trong các buổi thuyết tŕnh hàng ngày có đông đủ thẩm quyền tham dự. Ông Trinh là người vui vẻ, hoạt bát, giao thiệp rộng và thường giúp đỡ anh em. Tôi đă nhờ ông ấy lo dùm bằng lái quân xa với 2 con dấu v́ ông có bạn thân làm việc trong Sở Quân Vận của Quân Đoàn 4. Mỗi buổi sáng lúc 9.30 là giờ thuyết tŕnh của P2, P3 và Sĩ Quan Đại Diện V4ZH, ông Trinh thường vào sớm để tán gẫu với các sĩ quan tham mưu, chuyện tṛ vui vẻ trong khi chờ hai sếp lớn đến chủ tọa. Nào ngờ cuối năm 1970, v́ buồn chuyện gia đ́nh, ông Trinh đă uống thuốc độc quyên sinh để lại bao thương tiếc cho toàn đơn vị. Tang lễ của ông được tổ chức đặc biệt cho linh cữu từ nhà riêng chạy vào Bến Ninh Kiều để thăm Căn Cứ Hải Quân Cần Thơ lần cuối. Hàng rào kẽm gai chận con đường dọc theo Bến Ninh Kiều tiếp giáp đường Ngô Gia Tự được mở ra cho đoàn xe tang chạy thẳng vào. Đây là lần duy nhất hàng rào này được mở ra, b́nh thường cổng vào đều từ con đường Ngô Gia Tự tiến vào nơi đặt một trạm gác kiểm soát, rồi quẹo trái chạy dọc theo con đường lộ ngăn chia khu quân sự để tới cổng chính cách đó 100 mét với bảng hiệu TRẠI YẾT KIÊU với lính gác và quân cảnh kiểm soát cẩn mật. Vào bên trong cổng, sát bên cổng chính về tay mặt là căn pḥng riêng biệt của Pḥng T́nh Báo sát cạnh bờ sông Cần Thơ, dưới sông có một pontoon bằng các thùng phuy ghép lại để cho chiếc ca nô của cố vấn Mỹ cặp tại đó, thường dùng trong các buổi trượt nước hoặc đi công tác trong những nơi lân cận. Phía bên trái cổng chính là các cơ xưởng của Thủy Xưởng Miền Tây có ụ nề kiến trúc bằng đường rầy dẫn ra bờ sông, thỉnh thoảng các giang đĩnh lên xuống ụ phải chạy qua con đường chính nên xe Jeep phải ngừng lại nhường đường. Bên cạnh đường rầy gần P2 c̣n miếng đất trống nên sau này được xây cất căn nhà dành cho sĩ quan độc thân có 8 pḥng để cư ngụ, không c̣n phải ở chung với các sĩ quan có gia đ́nh và các sếp lớn nơi khu nhà cách đơn vị khoảng 200 mét nữa.
Qua khỏi đường rầy, bên mặt là câu lạc bộ cho toàn đơn vị do một thượng sĩ giải ngũ làm quản lư, anh này bị thương khi ở GĐ.29XP, kế đến là sân cờ trải nhựa khá rộng. Trung Tâm Hành Quân nằm đối diện nh́n thẳng ra sân cờ và toàn cảnh sông Cần Thơ và Xóm Chài bên kia sông. Kế đến là ṭa nhà chính 2 tầng do Hải Quân Pháp để lại với lối kiến trúc khá đẹp là nơi đặt các Pḥng Ban của Khối Tiếp Vận kể cả P6 nơi góc trái hướng Bắc. Từ cầu thang đi lên lầu, bên mặt là pḥng Cố vấn Trưởng, bên trái là Văn pḥng CHT, kế đến là Pḥng CHP và pḥng CHT có pḥng họp rộng lớn có cửa sổ nh́n xuống sân cờ. Các pḥng có vách tường ngăn cách kế tiếp là P1, P4, Pḥng HCTC... Phía dưới lầu có P5, Kho Tiếp Liệu và doanh trại riêng của CCHQ Cần Thơ quản trị. Phía sau cùng là nhà kho xăng dầu và nhà bếp cạnh con rạch Cái Khế nơi sau này xây cất thành cây cầu đi bộ dẫn ra Cồn Ấu tiếp giáp bờ sông Hậu Giang.

Từ chỗ sân cờ ra bờ sông có cây cầu bằng bê tông, tương tự như cây cầu L của Bộ Tư Lệnh Hạm Đội tại sông Sài G̣n, nơi dành riêng cho các LST cặp cầu. Cây cầu chữ T này khá kiên cố, tuy có bất tiện cho các tàu bè cặp bến v́ nước thủy triều lên xuống. Nơi đây đă được sử dụng làm khán đài để TT Nguyễn Văn Thiệu nhân dip chủ tọa ban hành luật Người Cày Có Ruộng ngày 26-03-1970 trước Ṭa Hành Chánh Tỉnh Phong Dinh và buổi chiều đến khán đài tại cây cầu này để chủ tọa xem biểu diễn nhảy dù và cuộc đua chèo thuyền hào hứng trên sông Cần Thơ. Phải nói là các anh lính Nhảy Dù là những HLV cự phách biểu diễn nhảy dù xuống sông Cần Thơ và được các ca nô phóng đến vớt ngay lên tàu, khá nguy hiểm v́ đôi chân mang bốt đờ sô xuống nước. Các thuyền đua từ 16 tỉnh Miền Tây kéo về tham dự trong ngày hội lớn và dân chúng đứng đen kín hai bên bờ sông reo ḥ náo nhiệt. Cũng cần nói thêm, muốn dựng một khán đài trên cầu cho Tổng Thống và các yếu nhân ngồi tham dự, Quân Đoàn 4 đă trưng dụng một Tiểu Đoàn Công Binh làm việc ngày đêm trong 3 ngày để hoàn thành cấp tốc, tôi đă chứng kiến họ làm việc và BCH đóng đô trong TTHQ suốt mấy ngày đó.
Thế nhưng chỉ hơn một tháng sau, Cần Thơ liên tiếp mất hai vị chỉ huy đầu năo. Thiếu tướng Nguyễn Viết Thanh Tư Lệnh Quân Đoàn 4 và Quân Khu 4 tử trận khi công tác thị sát mặt trận tại Mộc Hóa ngày 02-05-1970 cùng với cố vấn Mỹ. Đại tá Nguyễn Văn Khương, Tỉnh Trưởng Phong Dinh tử trận khi ngồi trên chiếc xe Jeep đến thăm một quận bị VC phục kích. Hai biến cố liên tiếp xẩy ra làm dân chúng xứ Cần Thơ xôn xao và liên quan khiến cho một công tŕnh thổi xáng để xây dựng của một công ty Nhật phải hủy bỏ.

Trong suốt năm 1970 có nhiều chuyện liên quan đến Vùng 4 Sông Ng̣i. Đầu tiên là việc cải danh đơn vị, nâng cấp từ BCH lên thành Bộ Tư Lệnh Vùng 4 Sông Ng̣i (không có chữ Hải Quân) đồng loạt với các Vùng Duyên Hải, Vùng Sông Ng̣i, Biệt Khu Thủ Đô, Hạm Đội và các Tư Lệnh Lực Lượng Đặc Nhiệm Thủy Bộ, Tuần Thám, Duyên Pḥng, Trung Ương nên các vị này được gọi là Tư Lệnh, khác với trước đây chỉ có duy nhất Tư Lệnh Hải Quân mà thôi. Đầu năm đó, quân nhân Hải Quân từ cấp HSQ trở lên không được phép mặc quân phục ka ki màu xanh hay màu vàng như trước nữa, chỉ c̣n màu tím mà thôi. V́ thế, mỗi quân nhân được cấp vải để đủ may hai bộ quân phục để mặc cho đúng quân luật. Thời điểm đó ở Cần Thơ, Quân Đoàn 4 chỉ liên lạc hàng ngang với V4SN đại diện cho Hải Quân với HQ Đại Tá Nguyễn Văn Ánh, bên Không Quân là Đại tá Nguyễn Huy Ánh, Không Đoàn Trưởng Không Đoàn 74 Chiến Thuật, sau đó cải danh thành Sư Đoàn 4 Không Quân và Đại tá Ánh với chức vụ Sư Đoàn Trưởng Sư Đoàn 4 Không Quân. Sự Vụ Văn Thư của BTTM ban hành hơi quái dị, nên các ông sếp Sư Đoàn Không Quân không được gọi là "Tư Lệnh".

Sau Tết âm lịch 1970, Đại tá Ánh có tên thuyên chuyển, về BTL/HQ giữ chức Chánh Thanh Tra Hải Quân. Lễ bàn giao hồi tháng 2/1970 cho HQ Trung Tá Vũ Đ́nh Đào nguyên là vị hạm trưởng đầu tiên của HQ.11 cùng với HT Ánh nhận lănh HQ.10 tại HQCX Philadelphia tháng 1/1964. V́ nâng cấp đơn vị và vừa có vị chỉ huy mới nên tổ chức đơn vị có nhiều thay đổi. Dưới quyền TMT là hai vị TMP Hành Quân và Tiếp Vận mà thôi và các sĩ quan Trưởng Pḥng không c̣n được kư các công văn công điện nữa. Lúc đó Thủy Xưởng Miền Tây có lệnh giải tán, đơn vị mới có tên Mỹ là Căn Cứ Yểm Trợ Tiếp Vận B́nh Thủy ra đời, CHT là HQ Thiếu tá CK Trần Công B́nh K7 là CHT, nguyên CHT Trần Quốc Tuấn K9 chuyển lên làm TMP/TV, HQ Thiếu tá CK Nguyễn Công Tâm K9 đổi đi làm CHT Tiền Doanh YTTV Rạch Sỏi. HQ Thiếu tá Bửu Diên lên làm TMP/HQ. Đơn vị sau đó dồn dập cuốn hút vào chiến sự, vừa tổ chức khai diễn hai cuộc hành quân Trần Hưng Đạo 8 và 14 do ḿnh trách nhiệm ở Kiến Ḥa và sông Cổ Chiên / Mang Thít, đồng thời yểm trợ cho cuộc hành quân sang Kampuchea sau vụ đảo chánh vua Sihanouk. Năm đó, hai chiếc Trợ Chiến Hạm HQ.225 bị ch́m ở Năm Căn và HQ.226 liên quan đến chiến dịch ở sông Cổ Chiên làm cho nhiều quan chức điên đảo. Cuối năm 1970 là những thiệt hại to lớn của GĐ.26XP ở kinh xáng Xà No và vùng Chương Thiện làm cho nhiều giang đĩnh bị ch́m, nhiều quân nhân tử trận nên toàn giang đoàn cạo đầu để tang nên Pḥng Nhân Viên khá bận rộn.
Giờ đây, những căn nhà nơi đơn vị cũ ghi dấu nhiều kỷ niệm không c̣n nữa. Nhớ lại chuyện xưa mà ngậm ngùi khi nh́n video trước mặt, nào có khác chi Kim Trọng trong truyện Kiều khi cảnh cũ người xưa không c̣n nữa:

Từ ngày muôn dặm phù tang,
Nửa năm ở đất Liêu Dương lại nhà.
Vội sang vườn Thúy ḍ la,
Nh́n phong cảnh cũ, nay đà khác xưa.
Đầy vườn cỏ mọc, lau thưa,
Song trăng quạnh quẽ, vách mưa ră rời
Trước sau nào thấy bóng người,
Hoa đào năm ngoái c̣n cười gió đông.


Giờ đây, rời xa Cần Thơ đă hơn hơn nửa thế kỷ, tôi mạn phép ghi lại những cảm xúc để thân tặng quư bạn Hải Quân VNCH đă một thời cùng chung đơn vị hoặc đă từng in dấu những bước chân kỷ niệm Tây Đô mà vị CHT năm xưa thường tâm đắc:

Cần Thơ gạo trắng nước trong
Ai về xứ đó ḷng không muốn rời.





TRẠI YẾT KIÊU của Bộ Tư Lệnh Vùng 4 Sông Ng̣i