Trọn Vẹn

Trong Giây Phút Này



Nguyên tác: The Power of Now

A Guide to Spiritual Enlightenment



của Eckhart Tolle

Dương Gia Phỏng Dịch

 

 

CHƯƠNG IX

 

BÊN NGOÀI HẠNH PHÚC VÀ KHỔ ĐAU LÀ THÁI H̉A

 

Sự thiện lành vượt xấu tốt

 

Có ǵ khác biệt giữa hạnh phúc và an b́nh không ?

Có chứ. Hạnh phúc tùy thuộc vào những điều kiện tích cực, c̣n an b́nh th́ không.

 

Người ta có thể nào chỉ thu hút những điều kiện tốt vào cuộc đời của ḿnh không? Nếu lúc nào ta cũng giữ thái độ và tư tưởng tích cực, tất nhiên ta sẽ chỉ thu hút những biến cố và hoàn cảnh tốt thôi, đúng không?

Bạn có biết thế nào là tích cực và thế nào là tiêu cực không? Bạn có biết nh́n toàn diện không? Đối với nhiều người, giới hạn, thất bại, mất mát, bệnh tật hay đau khổ dưới bất cứ h́nh thức nào đều là những bậc thầy tốt nhất. Nhờ những bậc thầy này, họ đă từ bỏ những h́nh ảnh sai lầm về “cái tôi”, những dục vọng và mục tiêu mà “cái tôi” chủ trương. Họ đă trở thành sâu sắc hơn, khiêm tốn hơn và thương người hơn. Họ đă trở nên “thực” hơn.

Khi có sự việc tiêu cực nào xẩy đến với bạn, tất là có một bài học thâm thúy tiềm ẩn bên trong dù lúc ấy có thể bạn không nhận ra được. Ngay cả một cơn bệnh xoàng hay một tai nạn cũng có thể cho bạn phân biệt được cái ǵ thực cái ǵ giả, cái ǵ quan trọng hay không trong đời bạn.

Nh́n từ trên cao, hoàn cảnh nào cũng tốt. Nói rơ hơn, chúng không tốt mà cũng không xấu. Chúng là như thế. Lối sống lành mạnh nhất là khi bạn hoàn toàn chấp nhận cái hiện hữu v́ lúc bấy giờ không c̣n cái tốt hay cái xấu nữa. Chỉ có một sự tốt lành cao cả, kể cả cái mà người ta cho là “xấu”. Thế nhưng nh́n bằng lư trí th́ có cả tốt lẫn xấu, ưa ghét, thương hận. Cho nên Sáng Thế Kư (cuốn sách đầu tiên trong kinh Cựu ước) có ghi lại rằng Adam và Eve không được sống trong “thiên đàng” nữa sau khi họ đă ăn trái cây biết phân biệt tốt và xấu.

 

Tôi thấy như thế là phủ nhận và tự lừa dối. Khi một chuyện khủng khiếp xẩy đến cho tôi hay một người thân – tai nạn, đau ốm, khổ đau, hay chết chóc – tôi có thể làm ra vẻ như không có ǵ, nhưng sự thật là những chuyện đó không tốt đẹp, vậy tại sao lại phủ nhận ?

Bạn không giả vờ ǵ cả. Bạn để cho tất cả hiện hữu (xẩy ra một cách tự nhiên), thế thôi. Như thế, bạn vượt ra ngoài lư trí với những thói quen kháng cự gây nên cực tốt và cực xấu. Đó là khía cạnh quan trọng nhất của đức tính khoan dung. Biết tha thứ hiện tại c̣n quan trọng hơn biết tha thứ quá khứ. Nếu bạn có thái độ khoan dung trong từng giây từng phút – nếu bạn để nó hiện hữu – th́ oán hận sẽ không chồng chất và bạn không cần khoan dung sau này.

Bạn nhớ rằng ở đây chúng ta không nói đến hạnh phúc. Chẳng hạn, khi một người thân vừa chết, hoặc bạn cảm thấy cái chết gần kề, th́ đương nhiên bạn không thể vui sướng. Hẳn là như thế. Nhưng bạn có thể yên tĩnh trong tâm hồn. Bạn buồn và rơi lệ, nhưng nếu bạn đă không c̣n kháng cự, dưới cái buồn bạn cảm thấy có một sự thanh thản, một sự tĩnh lặng, một hiện diện thiêng liêng thoát ra từ hiện hữu. Sự an b́nh bên trong là như thế, một sự tốt lành không đối nghịch.

 

Nếu có một hoàn cảnh tôi thay đổi được, th́ làm sao tôi có thể vừa để nó hiện hữu vừa thay đổi nó?

Bạn hăy làm việc phải làm. Trong lúc đó, hăy chấp nhận cái ǵ đang xẩy ra. V́ lư trí đồng nghĩa với kháng cự, thái độ chấp nhận giải thoát bạn tức thời khỏi sự kiềm tỏa của lư trí và nối bạn trở lại với sự sống (hiện hữu). V́ vậy, những động cơ thúc đẩy hành động thông thường của “cái tôi” – sợ, tham, bảo vệ giữ ǵn hay nuôi dưỡng phàm ngă – sẽ ngừng hoạt động. Lúc ấy, một trí tuệ bao la hơn lư trí chi phối rồi một ư thức mới sẽ hướng dẫn hành vi của bạn.

“Hăy chấp nhận bất cứ ǵ định mệnh đem đến, v́ không có ǵ thích hợp hơn cho những đ̣i hỏi của bạn.” Marcus Aurelius, một trong những người hiếm có vừa viết hay vừa hiểu rộng, đă viết như trên cách đây 2.000 năm.

Dường như người ta phải qua nhiều đau khổ rồi mới buông bỏ kháng cự, rồi chấp nhận và khoan dung. Đến lúc đó th́ sẽ có một phép mầu tuyệt diệu nhất: hiện hữu – tức là ư thức tỉnh lại sau bức màn khổ đau và được chuyển hóa thành an b́nh. Cuối cùng th́ mọi xấu xa và khổ đau trên thế gian cũng chỉ là để buộc con người phải nhận ra chân tướng của ḿnh ngoài tên tuổi và h́nh hài. Thật ra, sự xấu xa mà chúng ta nh́n thấy từ cái nh́n hạn hẹp lại là thành phần của sự tốt lành cao quư. Tuy nhiên, chỉ qua sự khoan dung bạn mới chứng nghiệm được chân lư này. Cho đến lúc đó, xấu xa chưa được giải thoát nên vẫn chỉ là xấu xa.

Nhờ bạn khoan dung, nghĩa là một khi bạn thừa nhận rằng quá khứ không c̣n quan trọng và để hiện tại hiện hữu, th́ phép mầu của sự chuyển hóa xẩy ra cả bên trong lẫn thế giới bên ngoài. Một khoảng không gian vắng lặng trong đó có hiện diện phát hiện mănh liệt bên trong và chung quanh bạn. Bất cứ ai bước vào trường ư thức đó đều chịu ảnh hưởng ngay lúc đó hoặc sau này. Bạn không cần làm ǵ cả, chỉ cần hiện hữu và giữ tần số hiện diện cao độ ấy để tiêu trừ được sự bất ḥa, làm lành được vết đau, và đánh đuổi được sự vô ư thức.

 

§

 

Bi kịch đời bạn kết thúc

 

Đứng ở phương diện ư thức b́nh thường, ở trạng thái chấp nhận và an b́nh, có sự việc ǵ “xấu,” dù có thể thầy không gọi là “xấu,” xẩy ra trong đời thầy không?

Phần lớn những chuyện mà chúng ta gọi là “xấu” xẩy đến trong đời người là v́ chúng ta vô ư thức. Chúng tự tạo, hay nói đúng hơn chúng được phàm ngă tạo nên. Tôi thường gọi chúng là bi kịch. Khi bạn hoàn toàn ư thức th́ trong đời bạn sẽ không c̣n bi kịch nữa. Để tôi vắn tắt nhắc lại quá tŕnh “cái tôi” hoạt động và tạo bi kịch như thế nào.

Nếu như bạn không hiện diện, không ư thức, không là chứng nhân, th́ “cái tôi” hoàn toàn chi phối đời bạn. Nó là lư trí ở trạng thái không được bạn quan sát. “Cái tôi” tự thấy nó như một mảnh vụn cô lập trong một vũ trụ thù nghịch, không liên hệ ǵ với sinh vật nào. Chung quanh là những “cái tôi” khác mà nó hoặc coi như những những mối đe dọa, hoặc nó lăm le dùng cho mục tiêu riêng. Thói quen của “cái tôi” là t́m cách diệt cái sợ và những cảm giác thiếu thốn của nó như chối bỏ, tham quyền, tham vọng, tự bảo vệ, đả kích. “Cái tôi” tạo nhiều mưu kế rất tinh xảo, nhưng cũng không thực sự giải quyết được ǵ, chỉ v́ “cái tôi” tự nó đă là vấn đề rồi.

Khi những “cái tôi” họp nhau lại, qua những mối quan hệ cá nhân, những tổ chức hay cơ quan, th́ sớm muộn ǵ cũng có chuyện không hay xẩy ra: những bi kịch như tranh quyền, bạo hành v.v…, ngay cả những tệ đoan tập thể như chiến tranh, tàn sát, và bóc lột, tất cả đều do sự vô ư thức gây ra. Hơn nữa, có biết bao bệnh tật phát sinh v́ “cái tôi” không ngừng chống đối, giới hạn và làm tắc nghẽn nguồn sinh lực trong thân vật chất. Khi tiếp xúc được lại với hiện hữu và không c̣n bị lư trí điều khiển, th́ bạn sẽ không c̣n gây ra những chuyện đó nữa, không c̣n tạo ra bi kịch và cũng không c̣n tham dự vào đấy nữa.

Khi hai hay nhiều “cái tôi” họp lại với nhau th́ bi kịch dưới h́nh thức này hay h́nh thức khác thường diễn ra. Nhưng ngay cả khi sống đơn độc, bạn vẫn tạo được bi kịch cho ḿnh. Bi kịch là khi bạn tủi thân, cảm thấy tội lỗi hay lo lắng, để quá khứ hay tương lai làm mờ hiện tại. Thế là tạo thời gian tâm lư, một yếu tố dựng thành bi kịch. Khi nào bạn không tôn trọng hiện tại, không để nó hiện hữu, tức là bạn tạo bi kịch.

Người ta thường yêu thích bi kịch của cuộc đời họ v́ cá tính của họ nằm tại đây. Họ để “cái tôi” chi phối đời họ và hoàn toàn đầu tư cá tính của họ vào đấy. Ngay cả khi họ đi t́m giải đáp, giải pháp hay giác ngộ, đấy cũng chỉ là một phần của “cái tôi”. Điều họ sợ nhất và phản kháng nhiều nhất là lúc bi kịch kết thúc. Khi họ đồng hóa với lư trí, điều họ sợ nhất và chống cự nhiều nhất là sự tỉnh thức.

Nếu như bạn hoàn toàn chấp nhận cái ǵ hiện hữu th́ bi kịch đời bạn kết thúc. Có muốn đi chăng nữa cũng không ai tranh luận được với bạn v́ làm sao tranh luận được với một người hoàn toàn ư thức. Tranh luận hàm ư đồng hóa với tư tưởng và có một lập trường, chống đối và phản ứng lại lập trường của một người khác. Kết quả là cả hai cực đối nghịch cùng tăng năng lượng cho nhau. Sự vô ư thức phát triển như thế. Bạn vẫn có thể tŕnh bầy rơ ràng mạch lạc lập trường của bạn, nhưng sẽ không có phản ứng, biện hộ hay đả kích đằng sau. Cho nên sẽ không có bi kịch. Khi bạn hoàn toàn ư thức th́ không c̣n mâu thuẫn. “Không ai đă đồng nhất c̣n có thể nghĩ đến tranh chấp” như cuốn “Một khóa học những phép mầu nhiệm” đă ghi nhận để ám chỉ đến sự xung đột với người khác và đặc biệt đến sự mâu thuẫn bên trong bạn. T́nh trạng này chấm dứt ngay khi những đ̣i hỏi của lư trí không c̣n va chạm với cái ǵ hiện hữu.

Vô thường và những chu kỳ đời người

 

C̣n sống trên cơi đời vật chất và c̣n liên hệ với tập thể loài người, th́ cái đau thể xác vẫn c̣n. Bạn không nên lầm lẫn nó với cái đau tinh thần. Mọi phiền năo đều do “cái tôi” gây nên và bắt nguồn từ sự kháng cự. Lại nữa, một khi c̣n sống trên đời th́ bạn không thể thoát khỏi định luật tuần hoàn và vô thường của vạn vật, nhưng bạn sẽ không c̣n thấy như vậy là xấu mà sẽ chấp nhận nó là như thế.

Bạn hăy nên để mọi vật hiện hữu. Một chiều sâu hơn bên dưới những đối nghịch sẽ hiện ra như một sự hiện diện thường trụ, một sự tĩnh lặng bất biến, một niềm hân hoan hiện hữu, sự thái ḥa của Thượng Đế.

Ở b́nh diện h́nh thể, các h́nh thể riêng rẽ sinh ra rồi chết, được tạo ra rồi bị hủy hoại, phát triển rồi tan biến. Ta nh́n thấy thực trạng này ở khắp nơi: trong chu kỳ đời một v́ sao hay một hành tinh, một cơ thể, một cái cây, một bông hoa; ở sự thịnh, suy của các quốc gia, các thể chế chính trị, các nền văn minh; và trong các chu kỳ được thua không tránh được của một đời người.

Có những chu kỳ thành công khi mọi sự việc đến với bạn dễ dàng và phát triển. Có những chu kỳ thất bại, khi chúng héo tàn hay tan ră và bạn phải buông bỏ để dành chỗ cho sự việc mới phát sinh, hay để nó chuyển hóa. Nếu bạn níu kéo hay chống cự, th́ có nghĩa là bạn không chịu đi theo ḍng đời và sẽ phải chịu khổ.

Nói rằng chu kỳ hưng tốt, chu kỳ suy xấu là không đúng, trừ trong trường hợp ta dùng lư trí để phán xét. Thường th́ ta coi phát triển là tích cực, nhưng không có ǵ phát triển được măi. Nếu cứ phát triển măi th́ có ngày sự phát triển này sẽ thành con quái vật phá hoại. Phải xóa bỏ cái cũ th́ cái mới mới có cơ hội phát triển. Không thể có cái này mà thiếu cái khác.

Chu kỳ suy rất cần thiết cho sự phát triển tâm linh. Bạn đă phải thất bại chua cay ở một khía cạnh nào rồi hoặc đă mất mát hoặc đau khổ lắm rồi mới chú tâm đến mặt tinh thần. Hoặc có thể bạn đă thành công nhưng lại cảm thấy sự thành công của bạn trống rỗng và vô nghĩa nên cuối cùng bạn lại là người thất bại. Trong mỗi sự thành công đều có tàng ẩn mầm mống thất bại, và ngược lại trong mỗi thất bại đều có hạt giống thành công. Dĩ nhiên ở cơi đời này, nghĩa là trong cơi hữu h́nh, sớm muộn ǵ ai rồi cũng “thất bại” và thành quả nào rồi cũng ra tro. Mọi vật đều vô thường.

Bạn vẫn có thể hoạt động và thích tạo nhiều hoàn cảnh mới, nhưng đừng nên đồng hóa với chúng. Bạn không cần chúng để biết ḿnh là ai v́ chúng không phải là sự sống của bạn mà chỉ là t́nh cảnh đời bạn.

Sinh lực của bạn cũng qua nhiều chu kỳ và không thể lúc nào cũng ở cực điểm. Có lúc cao có lúc thấp. Có những lúc bạn hoạt động và sáng tạo mănh liệt, nhưng rồi có lúc bạn lại tŕ trệ, không tiến được bước nào, không đạt được thành quả nào. Một chu kỳ có thể kéo dài từ vài giờ đến vài năm. Có những chu kỳ lớn và những chu kỳ nhỏ lồng trong những chu kỳ lớn này. Bệnh tật thường phát sinh ở những chu tŕnh yếu năng lượng khi bạn kháng cự. Lúc ấy bạn rất cần năng lượng để hồi sức. Ḷng thôi thúc và khuynh hướng đi t́m giá trị và cá tính của bạn ở ngoại cảnh như thành đạt chẳng hạn thế nào cũng sẽ đưa đến ảo tưởng nếu bạn cứ đồng hóa với lư trí. Thực trạng này khiến bạn không thể nào chấp nhận những chu kỳ yếu năng lượng và để nó hiện hữu. Cho nên, cơ thể phải tự bảo vệ bằng cách gây bệnh tật để ép bạn phải ngừng để lấy lại sức.

Đặc tính tuần hoàn của vũ trụ liên hệ mật thiết với tính chất vô thường của mọi vật và mọi hoàn cảnh. Giáo lư của Đức Phật đă đặt trọng tâm vào điểm này. Hiện tượng nào cũng đều biến đổi liên tục, hay như Ngài nói: vô thường là đặc tính của mọi hoàn cảnh trong đời bạn. Nó sẽ thay đổi, biến đi hay không c̣n thỏa măn bạn được nữa. Giáo lư của Đức Giêsu cũng đặt trọng tâm vào sự vô thường: “Các con đừng nên lo chất chứa của cải trên thế gian này. Ở đấy mọt và rỉ sét sẽ gậm nhấm hết. Ở đấy trộm cướp sẽ vào lấy hết . . .”

Một khi lư trí phê phán rằng một hoàn cảnh “tốt,” bất luận hoàn cảnh đó là một mối quan hệ, một tài sản, một địa vị trong xă hội, một nơi chốn, hoặc thân xác của bạn, th́ nó liền bám vào đấy mà đồng hóa với hoàn cảnh. Nó làm bạn vui sướng thoải mái rồi bạn tưởng lầm bạn là nó. Nhưng không có ǵ tồn tại được trong cái cơi mà mọt và rỉ sét gậm nhấm hết. Hoàn cảnh hoặc phải chấm dứt hoặc biến đổi. T́nh cảnh tốt đẹp hôm qua hay năm trước đă th́nh ĺnh hay từ từ chuyển sang xấu. Cũng t́nh cảnh đó trước đây làm bạn vui nay lại khiến bạn khổ. Sự phồn thịnh hôm nay sẽ đổi thành sự phung phí vô nghĩa ngày mai. Hôm nay bạn thành hôn và hưởng tuần trăng mật nhưng mai đây rất có thể bạn sẽ ly dị hay sống chung thiếu hạnh phúc. Hay là một hoàn cảnh không c̣n nữa khiến bạn đau khổ. Khi tư tưởng bám vào và đồng hóa với một hoàn cảnh rồi hoàn cảnh này đổi mới, th́ tư tưởng không thể nào chấp nhận được. Nó níu kéo hoàn cảnh và phản kháng sự thay đổi, giống như có ai xé chân tay ĺa khỏi thân bạn.

Chúng ta đều đă nghe kể lại chuyện những người tự vận v́ đă mất hết tài sản hay tiếng tăm. Đó là những trường hợp cực đoan. Nhiều người chỉ rất đau khổ hay sinh bệnh khi phải chịu một mất mát lớn. Họ không phân biệt được giữa sự sống của họ và hoàn cảnh đời họ. Tôi vừa đọc chuyện một nữ tài tử danh tiếng chết vào khoảng hơn tám mươi tuổi. Khi sắc đẹp bị tuổi già tàn phá và phai tàn, bà rất đau khổ và xa lánh xă hội v́ đă đồng hóa với một hoàn cảnh: h́nh dáng bên ngoài của ḿnh. Trước đó, bà vui v́ hoàn cảnh. Sau đấy th́ lại chính hoàn cảnh lại đem đau khổ đến cho bà. Nếu bà tiếp xúc được với sự sống vô h́nh và vượt ngoài thời gian bên trong th́ đă có thể quan sát và để h́nh thể bên ngoài tàn tạ từ một nơi thanh thản và thái ḥa. Hơn nữa, h́nh hài bên ngoài của bà cũng trở nên càng ngày càng trong suốt để ánh sáng từ thực chất không tuổi tác của bà chiếu xuyên qua. Như thế, sắc đẹp của bà không thật sự tàn đi mà chỉ biến đổi thành sắc đẹp tinh thần. Tuy nhiên, không ai cho bà hay biết sự việc này có thể thực hiện được v́ kiến thức quan trọng này chưa được phổ thông.

 

§

 

Phật dạy rằng ngay cả hạnh phúc của bạn cũng là “dukkha” – một tiếng Phạn có nghĩa là “khổ” hay “không thỏa măn”. Nó luôn luôn đi đôi với phản nghĩa của nó, nghĩa là hạnh phúc và khổ đau của bạn là một. Chỉ có ảo tưởng thời gian ngăn cách chúng.

Nói thế không có nghĩa là bạn tiêu cực mà chỉ là thừa nhận bản chất của sự vật, để bạn không theo đuổi ảo tưởng suốt đời. Cũng không phải để nói rằng bạn không nên ưa thích những sự vật hay hoàn cảnh đẹp và thoải mái nữa. Nhưng đi t́m trong những sự vật đó một cái ǵ chúng không thể đem lại – một cá tính, một cảm giác đầy đủ thường trực – là chắc chắn đi đến thất vọng và đau khổ. Cả kỹ nghệ quảng cáo và xă hội những người tiêu thụ sẽ xụp đổ nếu con người giác ngộ và không c̣n đi t́m cá tính của ḿnh trong vật chất. Càng đi t́m hạnh phúc như vậy, th́ nó càng lẩn tránh bạn. Cái ǵ thỏa măn được bạn cũng chỉ tạm thời và một cách hời hợt. Nhưng bạn phải vỡ mộng nhiều lần rồi mới nhận định được chân lư này. Nếu sự việc và hoàn cảnh đem lại vui thú cho bạn, th́ chúng cũng đem lại khổ đau. Chúng có thể cho bạn vui thú nhưng không thể cho bạn niềm an lạc. Không có ǵ có thể cho bạn niềm an lạc v́ nó không có nguyên nhân và bắt nguồn từ bên trong. Nó là thành phần cốt yếu của trạng thái an b́nh, được gọi là sự thái ḥa của Thượng Đế và cũng là trạng thái tự nhiên của bạn. Bạn không phải làm ǵ hay tranh đấu để đạt được nó.

Nhiều người chưa bao giờ nhận định được rằng họ có làm ǵ, có ǵ hay đạt được ǵ cũng không thể tự giải thoát được. Những người nhận định được sự thực này rồi th́ trở nên mệt mỏi và chán nản. Nếu không có ǵ thực sự thỏa măn bạn th́ cần ǵ phải cố gắng, và cố gắng để làm ǵ? Một nhà tiên tri trong kinh Cựu Ước đi đến kết luận này nên đă viết : “Tôi đă nh́n thấy mọi sự việc trong trời đất và hỡi ôi, chẳng để làm ǵ cả. Chỉ như đuổi theo gió.” Khi nào đạt được tâm trạng này th́ bạn đă bước một bước gần đến tuyệt vọng và một bước gần đến giác ngộ.

Một tu sĩ Phật giáo có nói với tôi : “Trong suốt 20 năm đi tu điều tôi học được có thể tóm tắt trong một câu : Cái ǵ khởi th́ phải tan biến đi. Điều này tôi biết.” Đương nhiên là ông ta muốn nói như thế này: Tôi đă tập không phản kháng cái ǵ hiện hữu, tôi đă tập để mặc giây phút này hiện hữu và chấp nhận tính vô thường của vạn vật và mọi hoàn cảnh. Cho nên tôi đă t́m được an b́nh.

Không phản kháng sự sống, là sống trong trạng thái ân phước, thoải mái và nhẹ nhàng mà không c̣n dựa vào hoàn cảnh tốt hay xấu. Có vẻ mâu thuẫn, nhưng khi bạn không c̣n dựa vào h́nh trạng, th́ hoàn cảnh chung của đời bạn thường được cải thiện. Những vật, người hay hoàn cảnh mà trước đây bạn nghĩ cần thiết cho hạnh phúc của bạn nay đến với bạn thật dễ dàng. Bạn tự do yêu thích chúng khi chúng c̣n. Dĩ nhiên, tất cả những sự việc đó rồi sẽ qua đi, nhưng v́ bạn không c̣n lệ thuộc vào chúng nữa nên bạn không c̣n sợ mất chúng và v́ thế mà sự sống tuôn chẩy dễ dàng.

Hạnh phúc phát sinh từ một nguồn phụ không bao giờ sâu đậm, mà chỉ là một phản ảnh mờ của niềm hân hoan hiện hữu, niềm an lạc sống động mà bạn cảm thấy bên trong khi bạn bước vào trạng thái không kháng cự. Hiện hữu đưa bạn ra khỏi lưỡng cực đối nghịch của lư trí và giải thoát bạn khỏi sự lệ thuộc vào h́nh trạng. Dù mọi sự việc xụp đổ tan tành chung quanh, bạn vẫn cảm thấy an b́nh bên trong. Có thể bạn không vui sướng, nhưng ít nhất tâm hồn bạn thảnh thơi.

 

§

 

Xử dụng và từ bỏ tiêu cực

 

Hành động chống đối nào cũng đều được chứng nghiệm như sự tiêu cực và tiêu cực nào cũng là chống đối. Trong t́nh trạng đó, hai chữ gần như đồng nghĩa. Tiêu cực gồm nhiều loại cảm xúc, từ khó chịu hay nóng nẩy đến giận dữ, từ chán nản hay oán hận đến tuyệt vọng muốn tự vận. Đôi khi chống đối khiến thân khổ khởi dậy và chỉ một chuyện nhỏ cũng gây ra tiêu cực mănh liệt, như tức giận, chán nản hay buồn khổ.

“Cái tôi” tin tưởng rằng nó có thể dùng tiêu cực để thay đổi thực tại và đạt được điều nó muốn, tạo hoàn cảnh tốt đẹp hay tiêu trừ hoàn cảnh trái ư nghịch ḷng. Cuốn “Một khóa học về những phép mầu nhiệm” đă cho thấy rằng bạn đau khổ v́ tin tưởng rằng đau khổ có thể “mua chuộc” được cho bạn điều mong muốn. Nếu bạn – tức là lư trí – không tin như vậy, th́ tại sao lại gây khổ? Thật sự tiêu cực không làm được ǵ cả. Thay v́ thu hút hoàn cảnh thuận lợi th́ nó lại ngăn chặn. Thay v́ tiêu trừ hoàn cảnh bất lợi th́ nó lại giữ chúng nguyên tại chỗ. Nó chỉ làm được một việc duy nhất là củng cố “cái tôi” v́ thế “cái tôi” rất thích tạo hoàn cảnh tiêu cực.

Một khi đă đồng hóa với một h́nh thức tiêu cực th́ bạn không muốn buông bỏ nó nữa. Ở một tầng lớp vô ư thức sâu xa, bạn không muốn thay đổi v́ con người chán nản, giận dữ, hoặc khó tính của bạn sẽ bị đe dọa. Cho nên bạn bỏ qua, phủ nhận hay phá hoại mọi h́nh thức tích cực trong đời bạn. Hiện tượng này rất phổ thông và thật điên rồ.

Tiêu cực là một trạng thái hoàn toàn không tự nhiên, là một yếu tố làm ô nhiễm tâm thần. Hơn nữa, sự ô nhiễm và tệ trạng phá hủy thiên nhiên gắn liền với năng lượng tiêu cực chứa chấp trong tâm thức tập thể của nhân loại. Không một loài sinh vật nào khác trên hành tinh biết đến tiêu cực, chỉ có loài người. Không một loài sinh vật nào lại làm ô nhiễm trái đất đă nuôi sống nó. Có bao giờ bạn thấy một bông hoa đau khổ hay một cây sồi căng thẳng chưa? Bạn đă có gập một con cá heo chán nản chưa? Hay một con cóc có vấn đề tự trọng? Hay một con mèo không biết nghỉ ngơi, một con chim mang nhiều oán hận? Những con vật duy nhất mang ít nhiều tiêu cực hay có dấu hiệu có bệnh thần kinh là những con sống gần loài người và có liên hệ với lư trí điên dại của loài người.

Bạn hăy ngắm nh́n một cây cỏ hay một thú vật nào và để chúng dậy bạn bài học chấp nhận hiện hữu, hiện tại. Hăy để chúng dậy bạn chính trực, nghĩa là biết hiện diện như con người thực của ḿnh. Để chúng dạy bạn sống và chết, tức là không coi sống và chết là một vấn đề nữa.

Tôi đă sống với nhiều thiền sư – họ đều là những con mèo. Ngay cả vịt cũng đă chỉ dạy cho tôi nhiều bài học tâm linh. Cứ nh́n chúng cũng đă là thiền rồi. Chúng bơi lội thật êm ả, thoải mái, hoàn toàn hiện diện trong hiện tại, thật bệ vệ. Tuy nhiên, thỉnh thoảng có hai con vịt gây gổ với nhau – đôi khi chẳng v́ lư do ǵ, hoặc v́ một con đă lạc vào khoảng không gian riêng của một con khác. Chúng thường chỉ ẩu đả trong vài giây rồi rời nhau ra, và bơi mỗi con một ngả, trong khi vỗ mạnh cánh một vài lần. Rồi chúng lại tiếp tục bơi êm ả như chẳng hề có xích mích. Lần đầu khi quan sát, tôi mới chợt nhận ra rằng chúng vỗ cánh là để thả bớt năng lượng thặng dư và để tránh năng lượng này biến thành tiêu cực. Vịt vốn sẵn có tính khôn ngoan này và xử dụng nó thật dễ dàng v́ chúng không có lư trí để nuôi dưỡng quá khứ và thêu dệt cả một cá tính chung quanh đấy.

 

Một cảm xúc tiêu cực có thể nhắn nhủ một điều ǵ quan trọng không? Chẳng hạn, nếu tôi hay chán nản, có thể trong đời tôi có chuyện không ổn, và tôi bắt buộc phải nh́n hoàn cảnh đời để thay đổi. Cho nên tôi cần phải lắng nghe xem cảm xúc muốn truyền đạt ǵ cho tôi mà không dẹp nó đi v́ nó tiêu cực.

Đúng vậy. Cũng như bệnh tật, những cảm xúc tiêu cực cứ lập đi lập lại là v́ chúng mang một thông điệp. Nhưng bất luận bạn thay đổi ǵ trong công việc, liên hệ, môi trường chung quanh, cuối cùng cũng chỉ là thay đổi thế giới bên ngoài nếu những thay đổi không xẩy ra trong ư thức của bạn. Và như vậy chỉ có nghĩa là bạn phải hiện diện nhiều hơn nữa. Một khi đă đạt tới một tŕnh độ ư thức khá rồi th́ bạn không c̣n cần dùng đến tiêu cực để nhắc bạn cần thay đổi điều ǵ trong hoàn cảnh đời nữa. Nhưng nếu c̣n tiêu cực, th́ bạn hăy xử dụng nó để tự nhắc nhở ḿnh nên hiện diện nhiều hơn.

 

Làm sao để ngăn ngừa trạng thái tiêu cực phát sinh, và làm sao để tiêu trừ khi nó đă xuất hiện?

Như tôi đă nói, bạn ngăn nó phát sinh bằng cách hoàn toàn hiện diện. Nhưng đừng nản ḷng. Có rất ít người trên thế gian này có thể duy tŕ một sự hiện diện liên tục, dù một số đă gần kề. Tôi tin rằng nay mai sẽ sắp có nhiều người thành công.

Khi bạn ghi nhận có một h́nh thức tiêu cực phát khởi trong bạn, th́ đừng nên coi đấy như một thất bại, mà là một dấu hiệu để giúp bạn : Tỉnh dậy đi – Hăy thoát ra khỏi tư tưởng và hiện diện.

Vào những năm cuối đời khi ông chú ư đến những giáo pháp tâm linh, th́ Aldous Huxley có viết một cuốn tiểu thuyết nhan đề là “Ḥn đảo”. Sách tả câu chuyện một người đắm tầu trôi giạt vào một ḥn đảo xa rời hẳn thế giới. Trên ḥn đảo có một nền văn minh độc nhất. Khác mọi người trên thế giới, những người dân trên đảo này rất lành mạnh. Trước hết, người bị đắm tầu nhận ra là có những con két nhiều mầu đậu trên cây. Chúng liên tục lải nhải “Coi chừng. Hăy ở đây ngay bây giờ. Coi chừng. Hăy ở đây ngay bây giờ.” Sau này, chúng ta được biết rằng những người trên đảo dạy chúng những câu đó để nhắc nhở họ phải luôn luôn hiện diện.

Vậy khi nào bạn cảm thấy tiêu cực phát sinh trong bạn v́ một yếu tố bên ngoài, một ư nghĩ, hay chẳng có điều ǵ rơ ràng mà bạn nhận ra được, th́ hăy coi như có một tiếng nói : “Coi chừng. Hăy ở đây ngay bây giờ. Hăy tỉnh dậy.” Chỉ một thoáng bực bội cũng có ư nghĩa. Bạn nên nh́n nhận và xem xét ngay, nếu không nhiều phản ứng không được quan sát sẽ tích lũy và chồng chất lên nhau. Như tôi đă nói trước, bạn có thể buông bỏ ngay khi nhận ra rằng bạn không muốn trường năng lượng này chất chứa trong bạn v́ nó không ích lợi ǵ cả. Nếu không được th́ bạn hăy chấp nhận rằng nó nằm đó và chú tâm vào cảm giác.

Thay v́ buông bỏ một phản ứng tiêu cực, bạn có thể làm nó biến đi bằng cách h́nh dung bạn trở thành trong suốt. Tôi khuyên bạn tập thực hành với những sự việc nhỏ trước đă. Chẳng hạn bạn đang ngồi yên trong nhà, bỗng nhiên một tiếng c̣i xe báo động từ bên kia đường vang dậy. Bạn khó chịu. Bạn khó chịu để làm ǵ? Chẳng để làm ǵ cả. V́ sao bạn gây ra khó chịu? Không phải bạn mà là lư trí. Đó là một phản ứng hoàn toàn tự động và vô ư thức. V́ sao lư trí lại gây ra phản ứng khó chịu đó? V́ nó tin rằng nếu nó phản kháng th́ sẽ hoàn toàn tiêu trừ được cảnh khó chịu kia. Bạn chứng nghiệm sự chống đối đó như một cảm giác không vui. Dĩ nhiên, sự tin tưởng đó của lư trí chỉ là một ảo tưởng. Trong trường hợp này, đối kháng nó tạo ra là cảm giác khó chịu hay tức giận, c̣n phiền phức hơn cả nguyên nhân đầu tiên nó muốn tiêu trừ.

Tất cả tiến tŕnh trên có thể biến thành một bài thực tập tâm linh. Bạn hăy cảm thấy ḿnh trở thành trong suốt mà không c̣n là thể rắn. Rồi để tiếng động hay bất cứ nguyên nhân nào gây ra một phản ứng tiêu cực đi xuyên qua bạn. Nó không c̣n đụng phải một bức tường rắn chắc trong bạn nữa. Như tôi đă nói, bạn nên tập luyện với những vật nhỏ trước. Tiếng c̣i xe báo động, tiếng chó sủa, tiếng trẻ con la hét, cảnh kẹt xe. Thay v́ có một bức tường chống đối trong bạn để những vật luôn vấp phải, hăy để tất cả xuyên ngang qua bạn.

Khi có người nào nói điều ǵ tổn thương đến bạn, thay v́ phản ứng vô ư thức và tiêu cực như đả kích, bảo vệ, hay rút lui, th́ bạn hăy để nó đi ngang qua bạn. Đừng nên phản kháng. Làm như không c̣n ai ở đó để bị tổn thương. Khoan dung độ lượng là như thế. Kết quả là bạn sẽ không c̣n dễ bị tổn thương. Hoặc bạn vẫn có thể nói với đối phương rằng bạn không thể chấp nhận cách cư xử của người đó. Nhưng đối phương không c̣n uy quyền để kiểm soát trạng thái bên trong của bạn nữa. Lúc ấy, bạn làm chủ chứ không phải lư trí hay ai khác. Dù nguyên nhân là một tiếng c̣i xe báo động, một người lỗ măng, một cơn lụt, một trận động đất hay sự kiện bạn khánh tận, tác dụng chống đối đều giống nhau.

 

Tôi đă học tập tham thiền. Tôi đă dự những buổi hội thảo. Tôi đă đọc nhiều sách về tâm linh. Tôi cố gắng ở trạng thái không chống đối – nhưng nếu thầy hỏi tôi đă t́m thấy b́nh an trường cửu và chân thật chưa th́ tôi phải thành thật mà trả lời là “Chưa”. V́ sao? Tôi cần phải làm ǵ thêm đây?

Bạn vẫn c̣n t́m ở thế giới bên ngoài và vẫn chưa thoát khỏi t́nh trạng đi t́m. Có thể bạn sẽ t́m thấy ở buổi hội thảo tới, hay sau khi tập phương pháp mới nào. Tôi muốn nói với bạn điều này: Đừng đi t́m b́nh an. Đừng đi t́m ǵ cả ngoài trạng thái hiện giờ của bạn. Nếu không, bạn lại gây nên mâu thuẫn và chống đối vô ư thức. Hăy khoan dung độ lượng với chính ḿnh nếu tâm hồn bạn chưa thảnh thơi. Đến khi nào bạn hoàn toàn chấp nhận trạng thái không thư thái của ḿnh th́ nó sẽ chuyển hóa thành thanh thản. Bất cứ sự việc ǵ bạn chấp nhận sẽ đưa bạn đến an b́nh. Đó là phép mầu của thái độ buông bỏ-chấp nhận.

 

§

 

Chắc bạn đă từng nghe câu nói cách đây 2.000 năm của một bậc thầy giác ngộ: “Con hăy ch́a nốt má kia ra cho người ta tát.” Ngài đă muốn truyền lại một cách tượng h́nh bí mật của sự không chống cự và không phản ứng. Trong câu này cũng như trong nhiều câu khác, ngài chỉ quan tâm đến thực tại bên trong của bạn, không phải lối xử thế bên ngoài.

Bạn có biết chuyện Bàn Sơn không? Trước khi trở thành một vị thiền sư lỗi lạc, ông đă nhiều năm theo đuổi giác ngộ nhưng vẫn không đạt được. Rồi một hôm, trong khi đi chợ, ông được nghe lóm câu chuyện sau đây giữa một người hàng thịt và một khách hàng : “Ông bán cho tôi một miếng thịt ngon nhất,” người khách nói. Và người bán thịt đáp : “Miếng thịt nào tôi bán cũng ngon nhất. Không có miếng nào là không ngon nhất.” Nghe được vậy, Bàn Sơn chợt giác ngộ.

Tôi biết bạn đang chờ tôi giải thích. Khi bạn chấp nhận cái ǵ hiện hữu, mọi miếng thịt, mọi giây phút đều là thượng thặng. Giác ngộ là như thế.

Bản chất của tâm từ ái

 

Một khi vượt ngoài tính cách nhị nguyên của lư trí th́ bạn như một cái hồ sâu thẳm. Hoàn cảnh bên ngoài của đời bạn và mọi sự việc xẩy ra là bề mặt của hồ, đôi lúc lặng, đôi lúc nổi sóng, tùy theo chu kỳ và thời tiết. Tuy nhiên, ở dưới sâu đáy hồ lúc nào cũng tĩnh lặng. Bạn là nguyên cả cái hồ, không chỉ riêng ở phía trên mặt hồ. Đồng thời bạn vẫn tiếp xúc với bề sâu rất tĩnh lặng của ḿnh. Bạn không phản kháng đổi thay bằng cách bám víu vào hoàn cảnh nào. Tâm hồn bạn thư thái v́ không lệ thuộc vào đâu. Bạn trụ trong hiện hữu thường hằng, vượt ngoài thời gian, bất tử và không c̣n lệ thuộc vào thế giới hữu h́nh luôn luôn biến đổi để mưu cầu hạnh phúc và toại nguyện. Bạn có thể vui thích với chúng, chơi đùa với chúng, tạo thêm h́nh trạng mới, cảm cái đẹp của mọi sự vật, nhưng không cần phải gắn bó vào chúng.

 

Khi thầy đă không c̣n quyến luyến ǵ nữa, th́ có phải thầy cũng xa cách những người khác không?

Trái lại. Không nhận thức được hiện hữu th́ không nắm giữ được thực tại của người khác, v́ chưa nắm được thực tại của chính ḿnh. Lư trí của bạn sẽ ưa hay ghét h́nh thể những người này, tức là cả thân vật chất lẫn lư trí của họ. Một mối quan hệ chân thật chỉ có khi bạn nhận thức được hiện hữu. Bắt nguồn từ hiện hữu, bạn sẽ nh́n thấy h́nh thể của một người như một tấm màn đằng sau đó bạn cảm nhận được thực tại của người này như bạn cảm nhận được thực tại của ḿnh. Cho nên khi phải đối diện với sự đau khổ hay hành động vô ư thức của một người, th́ nên hiện diện và tiếp xúc với hiện hữu. Chỉ có như thế th́ bạn mới nh́n xuyên qua h́nh thể và cảm nhận được thực tại trong sáng và rạng rỡ của người kia qua chính thực tại của bạn. Trên phương diện hiện hữu, mọi khổ đau đều được coi như ảo tưởng. Ta khổ v́ ta đồng hóa với lư trí, với tư tưởng. Đôi khi có những trường hợp khỏi bệnh một cách mầu nhiệm nhờ một người đă giác ngộ đánh thức được ư thức của người bệnh.

 

phải thế ḷng từ ái không?

Đúng vậy. Từ ái là hiểu được rằng bạn liên hệ mật thiết với vạn vật. Nhân từ, sợi giây liên hệ này, có hai bề mặt. Một mặt, bạn cũng dễ bị tổn thương và cũng sẽ chết đi như mọi sinh vật. Lần sau khi bạn nói : “Tôi chẳng giống người này ở điểm nào,” th́ hăy nhớ rằng bạn giống người này ở rất nhiều điểm. Vài năm nữa – cho dù hai năm hay 70 năm cũng không quan hệ – cả hai người sẽ là hai cái thây rữa, rồi hai đống bụi, rồi chẳng c̣n ǵ nữa. Tư tưởng này là một nhận định giúp bạn khiêm tốn. Ư nghĩ này có tiêu cực không? Không, nó chỉ là một sự kiện th́ trốn tránh làm ǵ? Cho nên, trong tư tưởng đó, bạn và mọi sinh vật đều b́nh đẳng.

Một phương pháp tu tập tâm linh rất có hiệu quả là tham thiền về sự hủy hoại của h́nh thể, kể cả thân xác của bạn. Chết trước khi chết là như thế. Hăy suy nghĩ sâu xa về sự việc này. Thân xác bạn đang tan biến, rồi không c̣n nữa. Tới một lúc, mọi tư tưởng cũng tan biến theo. Tuy nhiên, bạn vẫn c̣n đó, cái hiện diện thiêng liêng kia sáng ngời, hoàn toàn tỉnh giác. Không có cái ǵ thực chết đi. Chỉ có tên tuổi, h́nh thể và ảo tưởng tan biến đi mà thôi.

 

§

 

Nhận thức được tính chất bất tử này, nghĩa là bản chất của bạn, là khía cạnh khác của nhân từ. Ở một tầng lớp cảm xúc sâu xa, bây giờ bạn ư thức được không những sự bất tử của bạn mà của cả mọi sinh vật. Trên b́nh diện h́nh thể, bạn mong manh và phải chết. Trên b́nh diện hiện hữu, bạn là sự sống vô tận sáng ngời. Đó là hai khía cạnh của nhân từ. Ở nhân từ, những cảm xúc đối nghịch như buồn vui ḥa đồng với nhau rồi chuyển hóa thành một niềm an tịnh sâu sắc. Thái ḥa của Thượng Đế là như thế và cũng là một trong những cảm xúc cao thượng nhất của con người, c̣n có cả khả năng chuyển hóa và chữa lành bệnh. Nhưng nhân từ thực như tôi miêu tả vẫn c̣n hiếm thấy. Cảm thông được nỗi khổ của một người khác đ̣i hỏi bạn phải có ư thức rất cao. Nhưng như thế cũng mới chỉ là một khía cạnh của nhân từ và chưa đầy đủ. Thực sự nhân từ vượt xa hơn cả sự cảm thông và chỉ có khi niềm hân hoan hiện hữu của sự sống vĩnh cửu vượt ngoài h́nh thể ḥa đồng với khổ đau.

Tiến đến một thực tại mới

 

Tôi không đồng ư rằng thân xác phải chết. Tôi tin chắc rằng người ta có thể bất tử. V́ ta tin vào cái chết nên thân xác mới chết.

Thân xác chết đi không phải v́ bạn tin vào cái chết. Có thân xác là v́ bạn tin vào cái chết. Cả thân xác và chết nằm chung trong cùng một ảo tưởng mà hiện hữu ở trạng thái vị kỷ tạo ra. Trạng thái này không nhận định được ngọn nguồn của sự sống nên tưởng ḿnh bị cô lập và đe dọa. Cho nên nó gây ra ảo tưởng bạn là thân xác, tức là một phương tiện vật chất đặc cứng luôn luôn ở t́nh trạng bị đe dọa.

Nh́n ḿnh như một thân xác bé nhỏ dễ bị tổn thương, ra đời rồi chết, là một ảo tưởng. Bạn không thể có cái này mà không có cái khác. Bạn không thể nào giữ một phần của ảo tưởng và loại bỏ phần khác, không được. Hoặc bạn giữ tất cả, hoặc bạn buông bỏ tất cả.

Tuy nhiên, bạn không thể thoát khỏi thân xác và cũng không cần làm như vậy. Thân xác là hậu quả của sự kiện bạn nh́n thực chất của ḿnh một cách vô cùng sai lầm. Thực chất của bạn được che dấu trong ảo tưởng đó, không phải ở bên ngoài. Cho nên thân xác vẫn là điểm duy nhất đưa đến đó.

Nếu bạn gập một vị thiên thần rồi lầm tưởng là một tượng đá, th́ bạn chỉ cần sửa lại lối nh́n rồi nh́n kỹ hơn chứ không nên nh́n đi nơi khác. Lúc ấy bạn sẽ nhận ra rằng chẳng bao giờ có một tượng đá cả.

 

Nếu v́ ta tin tưởng vào cái chết nên mới sinh ra thân xác, th́ tại sao thú vật cũng có thân xác? Một con vật không có ngă và không tin vào cái chết . . .

Nhưng nó vẫn chết hay là chúng ta cứ tưởng như vậy.

Bạn nên nhớ rằng dưới cái nh́n của bạn, thế giới phản ảnh ư thức của bạn. Bạn và thế giới này không xa nhau là bao. Bên ngoài cũng không có một thế giới khách quan nào cả. Từng giây phút một, bạn tạo ra cái thế giới trong đó bạn sống. Một trong những cái nh́n sáng suốt nhất từ khoa vật lư mới là thấy rằng kẻ quan sát và đối tượng quan sát là một. Người làm thí nghiệm, cái ư thức quan sát, không thể tách rời khỏi hiện tượng được quan sát. Một lối nh́n khác lại cho thấy hiện tượng đó có thể xẩy ra khác hẳn. Nếu trong đáy ḷng bạn tin người ta sống xa cách nhau và phải tranh đấu để tồn tại th́ bạn sẽ thấy sự tin tưởng này được phản ảnh chung quanh bạn và cái nh́n của bạn sẽ bị cái sợ chi phối. Bạn sẽ thấy ḿnh sống trong một thế giới đầy những thân xác chém giết cấu xé nhau.

Không có ǵ như bạn tưởng. Thế giới mà bạn tạo dựng và nh́n qua lư trí vị kỷ, là một nơi rất bất an, một nơi đầy nước mắt. Nhưng cái mà bạn nh́n thấy chỉ là một biểu tượng, như một h́nh ảnh trong một giấc mộng, một cách giải thích và giao tiếp của ư thức với điệu nhẩy của các phân tử năng lượng trong vũ trụ. Năng lượng này là chất liệu sống cho cái gọi là thực tại vật chất. Bạn nh́n thấy thế giới qua những thân xác và sống chết, hoặc qua sự tranh đấu để tồn tại. Có vô vàn lối diễn giải, vô vàn thế giới, tất cả tùy thuộc vào lối nh́n của ư thức. Mỗi sinh vật là một điểm tụ của ư thức và mỗi điểm tụ tạo nên thế giới riêng của nó mặc dù tất cả những thế giới đó đều liên hệ với nhau. Có một thế giới loài người, một thế giới loài kiến, một thế giới loài cá heo v.v. . . Hằng hà sa số sinh vật có tần số ư thức khác, nhiều đến nỗi bạn không biết chúng hiện hữu. Những sinh vật có ư thức cao nhận định được rằng họ có liên hệ với nguồn sống và với nhau. Họ sống ở một thế giới bạn sẽ coi như thiên đường. Thật ra, cuối cùng mọi thế giới đều là thiên đường.

Thế giới của tập thể loài người được tạo thành qua tŕnh độ ư thức mà ta gọi là lư trí. Ngay trong thế giới của tập thể loài người cũng có nhiều khác biệt, nhiều “phó thế giới” tùy thuộc người nh́n hay người tạo ra những thế giới này. V́ mọi thế giới đều liên hệ với nhau, nên khi ư thức của tập thể nhân loại biến đổi, th́ thiên nhiên và thế giới loài vật cũng sẽ phản ảnh sự biến đổi này. Cho nên có câu trong Thánh Kinh rằng ở thời kỳ sắp đến “con hổ sẽ nằm cạnh con cừu non,” ám chỉ rằng có thể sẽ có một thực tại hoàn toàn khác hẳn.

Như tôi đă nói, thế giới mà chúng ta nh́n thấy hiện nay là một phản ảnh của lư trí vị kỷ. V́ sợ hăi là hậu quả không thể tránh được của ảo tưởng vị kỷ, nên cái sợ thống trị thế gian này. Giống như những h́nh ảnh trong một giấc mộng thể hiện t́nh trạng và cảm xúc bên trong, thực tại tập thể của chúng ta thể hiện cái sợ và những lớp dầy tiêu cực tích lũy trong tâm khảm của thập thể nhân loại. Chúng ta không xa cách thế giới của chúng ta. Cho nên khi đa số con người thoát khỏi ảo tưởng vị kỷ, sự đổi mới bên trong này sẽ ảnh hưởng đến vạn vật. Bạn sẽ sống trong một thế giới mới. Ư thức của hành tinh đă biến chuyển. Câu nói kỳ lạ của Phật giáo rằng mỗi cây cỏ sẽ giác ngộ chỉ đến một chân lư chung. Theo thánh Paul vạn vật đang mong chờ loài người giác ngộ. Tôi giải thích như trên câu nói sau đây của ngài: “Vũ trụ sáng tạo đang nôn nóng mong chờ các con của Thượng Đế thể hiện.” Và ngài nói tiếp rằng, vạn vật sẽ được giải thoát: “Cho đến nay . . . mọi thành phần trong vũ trụ rên rỉ như đang ở trong cơn đau đẻ.”

Một ư thức mới đang lâm bồn và phản ảnh của nó là một thế giới mới cũng đang phát sinh. Điều này cũng đă được tiên đoán trong cuốn “Khải Huyền” của kinh Tân Ước : “Và tôi thấy một cơi trời mới và một trái đất mới, v́ cơi trời và trái đất đầu tiên đă chết.”

Nhưng bạn đừng nhầm lẫn nguyên nhân và hậu quả. Trách nhiệm chính của bạn không phải là đi t́m sự giải thoát bằng cách tạo nên một thế giới tốt đẹp hơn, mà là để thức tỉnh khỏi sự đồng hóa với h́nh thể. Lúc đó bạn không c̣n bị ràng buộc với thế giới này, thực trạng này nữa. Bạn có thể cảm nhận nguồn gốc của bạn trong cơi không thể hiện và không c̣n quyến luyến thế giới hữu h́nh nữa. Bạn vẫn thưởng thức những lạc thú thoáng qua ở đời này, nhưng không c̣n sợ mất chúng nên không c̣n níu lấy chúng nữa. Dù vẫn thưởng thức những thú vui của giác quan, nhưng bạn không c̣n thèm muốn kinh nghiệm của giác quan nữa, cũng như không c̣n luôn luôn đi t́m cách thỏa măn tâm lư hay “cái tôi” nữa. Bạn tiếp xúc với một cái ǵ lớn hơn bất cứ niềm vui nào rất nhiều, lớn hơn bất cứ vật hữu h́nh nào.

Cho nên bạn không c̣n cần thế giới nữa. Bạn cũng không c̣n cần nó phải thay đổi nữa.

Chính lúc này là lúc bạn bắt đầu thật sự góp phần vào việc xây dựng một thế giới tốt đẹp hơn, một thực tại mới, thật sự thương người và giúp họ tận gốc rễ. Chỉ có người đă tiên nghiệm thế giới mới xây dựng được một thế giới tốt đẹp hơn.

Bạn c̣n nhớ chúng ta đă bàn về tính chất nhị nguyên của tính chân từ bi, tức là sự nhận thức được rằng chúng ta đều phải chết và đều có tính bất tử. Ở b́nh diện sâu xa này, từ bi trở thành một phương thuốc chữa lành mọi tật bệnh. Bạn ảnh hưởng đến chung quanh không phải v́ bạn hành động mà v́ bạn hiện hữu. Ai tiếp xúc với bạn cũng sẽ bị ảnh hưởng bởi sự hiện diện của bạn và sự an b́nh của bạn tỏa ra, dù họ có ư thức hay không. Khi bạn hoàn toàn hiện diện trong khi những người chung quanh có những hành động vô ư thức, th́ bạn không cần phải phản ứng. Sự an b́nh của bạn bao la và sâu sắc đến nỗi cái ǵ không là an b́nh cũng tan biến trong đó như thể chưa hề có. Tiến tŕnh này phá hủy chu kỳ nghiệp quả của hành động và phản ứng. Thú vật và cây cỏ, hoa lá sẽ cảm nhận sự an b́nh của bạn và đáp ứng theo. Bạn rao giảng bằng sự hiện hữu, bằng cách chứng minh sự thái ḥa của Thượng Đế. Bạn trở thành ánh sáng của thế giới, tỏa ra từ ư thức thuần túy. Như thế là bạn tiêu trừ được khổ đau từ trong trứng nước, và loại bỏ được sự vô ư thức ra khỏi thế gian.

 

§

 

Thế không có nghĩa là bạn không thể giảng dạy bằng hành động, chẳng hạn bằng cách chỉ dẫn người ta làm sao thoát khỏi sự đồng hóa với lư trí, làm sao thừa nhận những thói quen vô ư thức trong ḿnh, v.v. . . Nhưng bạn là người như thế nào bao giờ cũng là giáo lư chính yếu và động cơ biến đổi thế giới mănh liệt hơn là bạn nói ǵ và làm ǵ. Hơn nữa, thừa nhận rằng hiện hữu quan trọng hơn cả là đối phó với nguyên nhân nên bạn vẫn có thể để ḷng từ thể hiện trong hành động. Cho nên bạn có thể làm vơi đau khổ của những kẻ đến gần. Người nào đói đến xin bạn miếng bánh, nếu bạn có th́ liền cho. Dù sự giao tiếp rất ngắn ngủi, điều quan trọng trong khi cho là giây phút bạn chia sẻ hiện hữu. Bánh chỉ là biểu tượng bên ngoài. Trong khi đó, có một sự hàn gắn sâu xa. Không có người nhận mà cũng không có người cho.

 

Nhưng đáng lẽ trước tiên không nên có người phải chịu đói. Làm sao chúng ta có thể xây dựng một thế giới tốt đẹp hơn nếu không giải quyết được vấn đề đói kém và bạo lực trước?

Mọi xấu xa đều là hậu quả của sự vô ư thức. Bạn có thể làm giảm những hậu quả này nhưng bạn không thể loại trừ chúng nếu không loại trừ nguyên nhân sinh ra chúng. Thay đổi thực sự chỉ có thể xẩy ra ở bên trong, không phải ở bên ngoài.

Đáp lời kêu gọi để đi soa dịu khổ đau trên thế giới là một hành động cao thượng. Nhưng nếu chỉ chú trọng đến thế giới bên ngoài th́ bạn sẽ nản chí và thất vọng. Một khi ư thức con người chưa thay đổi th́ đau khổ c̣n vô tận. Cho nên đừng nên nhân từ một chiều mà phải biết quân b́nh sự cảm thông với nỗi khổ đau hay sự thiếu thốn của người khác bằng cách nhận thức rằng mọi sinh vật đều thường hằng và mọi khổ đau chỉ là ảo tưởng. Rồi hăy để an b́nh thấm vào mọi việc bạn làm. Đối phó cùng một lúc với nguyên nhân và hậu quả là như thế.

Giống như thế, khi bạn ủng hộ một phong trào ngăn cản những kẻ tự hủy hoại ḿnh, hủy hoại lẫn nhau, hủy hoại hành tinh này, hoặc tiếp tục gây đau khổ cho các sinh vật khác một cách vô ư thức, th́ nên nhớ rằng: không thể chiến đấu bóng tối như không thể chiến đấu sự vô ư thức. Càng cố gắng th́ những lực đối kháng càng thêm mạnh, càng cố thủ. Rồi bạn sẽ ḥa đồng với một cực, gây “thù” chuốc oán, và bị lôi cuốn vào sự vô ư thức. Ngược lại, hăy nâng cao tŕnh độ bằng cách thuyết minh, hay quá lắm th́ hăy chống đối một cách thụ động. Nhưng nhớ đừng kháng cự, hận thù, hay tích lũy tiêu cực bên trong. “Hăy yêu thương kẻ thù,” Đức Giêsu đă khuyên nhủ, nghĩa là “Đừng nên có kẻ thù”.

Nếu đă đối diện với hậu quả th́ rất dễ ch́m đắm trong lĩnh vực đó. Cho nên phải cảnh giác và hoàn toàn hiện diện. Phải chú tâm trên hết vào nguyên nhân, đặt rao giảng tỉnh giác làm mục tiêu chính, và đem an b́nh làm quà tặng cho nhân loại.

 

Một khi bạn sống trong hiện tại như một chứng nhân tỉnh thức chấp nhận mọi sự việc “là như thế” th́ không c̣n bi kịch, mâu thuẫn, tốt xấu trong đời bạn nữa mà chỉ có một sự tốt lành cao cả.

C̣n sống trong thế giới h́nh thể th́ c̣n phải chịu định luật vô thường, sinh hoại, thịnh suy. Nhưng khi bạn biết hiện diện và chấp nhận tất cả th́ đă thoát ra khỏi những cặp đối đăi của lư trí và biết thực sự thế nào là từ ái. Từ ái là hiểu được rằng bạn liên hệ mật thiết với vạn vật, nghĩa là đă là con người sinh ra th́ phải chết nhưng đồng thời bạn vẫn c̣n đó v́ thực chất của bạn thường hằng và bất diệt. Chỉ có tên tuổi, h́nh hài và ảo tưởng chết đi mà thôi.

(Đọc Tiếp CHƯƠNG X)