Nguyễn Mạnh Trí

Hồi Kư




ĐT nhà 703-680-9280






Hồi Tưởng

Nguyễn Thái Dương

Nguyễn Thái Dương Đă 25 năm trôi qua kể từ ngày rời quê hương. Con cái đă trưởng thành, anh em bạn bè nhiều người đă trở về ḷng đất, một số đă về hưu hay đang làm việc những năm cuối cùng trước khi bước vào hoàng hôn của cuộc đời.

Trong thời gian phục vụ Lực Lượng Hải Tuần thuộc sở Pḥng Vệ Duyên Hải vào thập niên 60, khác với các chiến binh miền Bắc với lời thề sinh Bắc tử Nam, chúng tôi đă tung hoành trên khắp miền biển Bắc, nuôi một niềm tin mănh liệt vào một ngày nào đó, chúng tôi sẽ trở lại kinh thành Thăng Long trong ṿng tay chào đón của người em gái Hà Nội.
Những năm cuối cùng của cuộc chiến, nhất là sau trận hải chiến với Trung Cộng ở Hoàng Sa, tôi đă nhận thức được cuộc chiến này đang đi vào giai đoạn kết thúc mà miền Bắc đă được dàn xếp để trở thành những người thắng trận. Sự thật, chẳng có ai thắng trong cuộc chiến này. Chính phủ Hoa Kỳ đă quyết định đưa quân vào miền Nam Việt Nam để giải quyết vấn đề kinh tế trong một giai đoạn cần thiết và rút lui để cho miền Bắc thống nhất đất nước. Tất cả nằm trong một chiến lược dài hạn của Hoa Kỳ tại Đông Nam Á.
Hoa Kỳ đă trả giá rất đắt cho quyết định của họ với 58 ngàn chiến sĩ tử trận và sự phân hóa cùng cực của xă hội Hoa Kỳ trong hơn 3 thế kỷ. Miền Bắc cũng đă trả giá cho sự xâm chiếm miền Nam bằng bạo lực với hơn 1 triệu quân và 2 triệu dân lành vô tội bị hy sinh.

Tôi sinh trưởng và lớn lên ở miền Nam và chiến đấu cho miền Nam. Trong những ngày di tản từ Đà Nẳng về Vũng Tàu, tôi đă quyết định một cách dứt khoát là ḿnh phải rời quê hương dù không biết tương lai sẽ như thế nào. Tôi không muốn dùng những từ ngữ nhiều cảm xúc như mất nước, t́m tự do, tị nạn chính trị hay tạm dung trên xứ người. Hoa Kỳ, với trách nhiệm tinh thần, truyền thống trung thành với những người cùng chiến đấu với ḿnh trong gần hai mươi năm, đă nhận thêm một chủng tộc mới mà khả năng sinh tồn, sức chịu đựng bền bỉ đă vượt qua bất cứ một chủng tộc nào trên thế giới. Định mạng của lịch sử đă biến đất nước này thành quê hương thứ hai của chúng tôi. Hoa Kỳ đă đón nhận những thành phần ưu tú nhất của miền Nam Việt Nam mà các người lănh đạo miền Bắc, say mê với ảo tưởng chiến thắng cũng như giáo điều cực đoan, đă đánh mất t́nh tự dân tộc, đánh mất cả một nguồn nhân lực khổng lồ cho công cuộc tái thiết hậu chiến.

Năm 1996, tôi có dịp trở về làm việc ở quê hương hơn một năm trong một dự án tài trợ ngắn hạn. Quê hương, dù không được như ḿnh mong muốn nhưng tôi đă được đặt chân lên hai miền đất nước trong thanh b́nh, thăm lại bà mẹ già, hoàn tất được hoài vọng cuối cùng của đời ḿnh. Trong những buổi gặp gỡ với các bạn bè c̣n sót lại tại quốc nội, một câu nói làm tôi ngẫm nghĩ nhiều lần. Thế hệ chúng ta chẳng may sinh ra trong một giai đoạn mà lịch sử dồn ép lại. Trong suốt cuộc đời chỉ toàn là chiến tranh, phân ly và hận thù.
Trở về Hoa Kỳ, tôi giới hạn lại việc liên lạc với các anh em bạn bè v́ vài người không đồng ư quyết định trở về quê hương của tôi dù rằng có những vấn đề không thể tiết lộ cho họ được. Ít anh em chia xẻ được những hoài băo cũng như suy nghĩ về quê hương mà tôi vẫn giữ măi trong ḷng. Vài anh em nói rằng nếu tôi không đi được trong năm 75, vào tù cải tạo th́ sẽ thấy được bộ mặt thật của Cộng Sản. Các anh em ấy nói đúng nhưng cuộc chiến nào cũng có ngày tàn, định mệnh đen tối của lịch sử đă khiến cho các chiến sĩ miền Nam, người hy sinh để bảo toàn danh tiết, người phải rời quê hương ra đi, người vào tù cải tạo như những kẻ bại trận.

Đối với tôi, chế độ hiện thời tại Việt Nam cũng như các chế độ khác trong lịch sử dân tộc. Tổ quốc Việt Nam vẫn luôn luôn trường tồn. Từ Đinh, Lê, Trần, Lư, Trịnh-Nguyễn phân tranh, Tây Sơn-Nguyễn Ánh, bờ cơi vẫn được mở mang. Cho đến các vị vua triều Nguyễn, đệ nhất Cọng Ḥa, đệ nhị Cọng Ḥa tại miền Nam cũng như chế độ hiện thời tại quốc nội, tất cả chỉ là giai đoạn. Tôi vẫn đối thoại được với những người quốc nội dù rằng khoảng cách về suy nghĩ khá xa. Nói chuyện với họ, tôi vẫn hănh diện về cuộc chiến đấu của ḿnh.
Là một công dân Hoa Kỳ, tôi thấy rơ hơn về sách lược toàn cầu của các nhà hoạch định chiến lược dài hạn. Chính trị và quân sự chỉ là những phương tiện để thực thi những mục tiêu kinh tế, hay nói rỏ hơn, công ăn việc làm của dân chúng Hoa Kỳ. Như là một siêu cường c̣n lại trên thế giới, Hoa Kỳ phải duy tŕ sự hiện diện khắp mọi nơi để bảo đảm sự thịnh vượng cho quốc gia. Những điểm nóng được tạo ra mỗi khi chuyển đổi chu kỳ kinh tế để có thể tiêu thụ những vũ khí củ và sản xuất vũ khí mới. Dù sao, Hoa Kỳ và các quốc gia trong Thế giới Tự do cũng đă làm đúng nhiệm vụ đối với các quân dân miền Nam đă cùng chiến đấu bảo vệ chính nghĩa tự do trong hơn hai mươi năm. Việc cho định cư của 3 triệu người Việt trên thế giới nói chung và hơn 1 triệu rưỡi người tại Hoa kỳ nếu đứng về quan điểm lịch sử dân tộc là một điều rất may mắn cho chúng ta. Các sĩ quan bị cải tạo cũng đă lần lượt sang định cư tại Hoa Kỳ. Có được cơ hội làm lại cuộc đời sau chiến tranh hay an hưởng tuổi già trên một quốc gia hùng mạnh nhất trên thế giới, các thế hệ con em chúng ta sẽ là một đóng góp tích cực cho quốc gia Hoa Kỳ và là gạch nối giữa hai dân tộc trong việc đem lại tự do, dân chủ và thịnh vượng cho dân tộc Việt Nam. Tôi hănh diện với quốc tịch thứ hai cũng như luôn luôn cám ơn Quốc Gia Hoa Kỳ đă cho tôi một cơ hội này.

Nhiều khi ngồi một ḿnh suy nghĩ, tôi cảm thấy ḿnh may mắn rất nhiều so với những người chiến sĩ Nam-Bắc ở quốc nội cũng như những anh em mới qua Hoa Kỳ sau này. Người chiến sĩ, dù Nam Bắc hay Hoa Kỳ đều đă hy sinh và đă làm tṛn nhiệm vụ của ḿnh trong một cuộc chiến tranh đau ḷng. Mọi người đều đă chiến đấu cho lư tưởng, danh dự cũng như hoài băo cá nhân. Tôi cũng không thắc mắc về cái gọi là đại thắng mùa xuân của quân đội miền Bắc cũng như cái nh́n cố t́nh thiên lệch của các sử gia và nhà báo Hoa Kỳ đối với chính quyền và quân lực miền Nam. Hơn ba trăm ngàn chiến sĩ miền Nam đă hy sinh trong cuộc chiến. Mười, hai mươi năm nữa, lịch sử sẽ có cái nh́n trung thực về cuộc chiến Việt Nam và những sự hy sinh và mất mát tinh thần của người chiến sĩ Việt Nam Cọng Ḥa. Lịch sử rất công bằng đối với mọi người.

Sau thời gian ở Việt Nam về và chịu giải phẫu tim cách đây sáu năm, tôi nh́n cuộc đời một cách khoan ḥa và tâm linh hơn. Tôi bắt đầu nghiền ngẫm thuyết Luân hồi, Nghiệp báo và Nhân quả của nhà Phật. Có lẻ dân tộc Việt đă giữ được lời nguyền với tổ tiên trong việc dựng, giữ và mở mang bờ cơi nhưng cái giá con cháu phải trả cũng đă rất đắt. Chỉ mong một ngày nào đó, hy vọng trong thế hệ này, những người cầm quyền trong nước, có can đảm dẹp bỏ những ảo tưởng về quyền lực, ư thức hệ cũng như tính hận thù dai dẳng của người Á Đông, can đảm trong suy nghĩ và hành động, ngồi lại với những người cùng quê hương ở hải ngoại để hàn gắn lại những vết thương của lịch sử, dồn tâm sức xây dựng và phát triển quê hương trong ḥa b́nh cũng như dành lại những ǵ tổ tiên đă gây dựng. Cái nợ Hoàng Sa và Trường Sa chúng ta vẫn chưa trả xong. Biết đâu người Việt chúng ta cũng làm được những điều tốt lành mà các chiến binh Bắc và Nam Hoa Kỳ đối xử với nhau sau cuộc nội chiến. Nếu đợi cho thế hệ này, miền Nam cũng như miền Bắc, chết đi mới có được ḥa giải dân tộc th́ thật là điều đáng tiếc.

Tôi đọc bài diễn văn của tổng thống Clinton trong chuyến thăm viếng Việt Nam rất kỹ và suy nghĩ nhiều về câu nói của ông:
“Lịch sử mà chúng ta để lại sau ḿnh rất đau buồn và nặng nề. Chúng ta không được quên nó. Nhưng chúng ta cũng không được để nó chi phối chúng ta. Quá khứ chỉ là cái đến trước tương lai, quá khứ không phải là cái quyết định tương lai”.

Chúng ta có thể ngồi lại với nhau để làm nên một trang sử mới.

Thái Dương_NMT