Người Thủy Thủ Già
Chiến Tranh và Tự Do





Cuộc Sống Mới

của Lê Bá Thông


Nguyên vừa đếm tiền để gửi vào két sắt, vừa nh́n xuống để kiểm soát những hoạt động của nhân viên đang tính tiền cho khách hàng, thấy ngọn đèn đỏ tại quầy số sáu đang nhấp nháy báo hiệu cần giúp đỡ, anh bỏ tiền vào két, khóa lại rồi bước xuống.
Mấy người khách hàng quen biết đưa tay chào và mỉm cười với Nguyên. Tiệm bán thực phẩm này tọa lạc ngay tại trung tâm của người tỵ nạn Việt Nam ở Arlington và những người khách hàng người Mỹ tại vùng này rất thân thiện và dễ mến.
Sau khi kư chấp thuận cho người đứng két nhận chi phiếu trả tiền của khách hàng, Nguyên cám ơn người khách, rồi nh́n ra cửa sổ xem tuyết đă ngưng rơi chưa.

Bây giờ là đầu tháng mười hai và trời mưa tuyết đă mấy ngày rồi. Suốt mấy ngày nay, tiệm bận rộn như điên, v́ mỗi lần nghe đài truyền h́nh nói tuyết sắp rơi xuống th́ cứ như là người Mỹ hết bánh ḿ đến nơi.
Cha con nhà ta đổ xô vào mấy tiệm bán thực phẩm, dọn sạch hàng hóa trên quầy. Nào là sửa trứng, nào là bánh ḿ hot dog...cho đến rau cải, trái cây, thịt heo, thịt gà... rồi giấy vệ sinh, giấy lau tay, tả lót cho con nít...sau đó đến thức ăn cho chó mèo, chim sóc... và cả bia rượu, nước uống... Mới nh́n vào cứ tưởng như là sắp sữa chạy giặc đến nơi, mặc dù đôi khi, đài thông báo là tuyết chỉ rơi xuống vài ngày và tí ti thôi, không ướt nhựa đường nữa, chứ đừng nói là "one inch, two inches". Nhiều khi nghĩ lại mới biết người Việt ḿnh ch́ thiệt, lúc c̣n ở quê nhà, khi lụt lội hay băo tố, chỉ cần một bao gạo và vài chai nước mắm là có thể sống cả nhà hai ba tháng luôn.

Nguyên được nhận vào làm cho công ty bán thực phẩm này vào cuối năm bảy lăm, khi vừa mới đến cư ngụ tại Hoa Thịnh Đốn. V́ chưa biết về "cái bẩm tính hay lo " của người bạn Mỹ, nên trong ngày đầu tiên, khi thấy họ kiên nhẫn đứng sắp hàng tính tiền tại quầy, Nguyên thấy cảm phục người xứ văn minh này quá trời. Đâu có như dân nhà ḿnh, lúc nào đến đâu cũng nhảy "line", như hồi c̣n ở trại tỵ nạn, đang sắp hàng để lấy cơm tại đảo Wake, vừa nh́n qua chỗ khác đă thấy có một nhân vật lạ hoắc đứng trước mặt ḿnh ngay.

Ngày hôm đó Nguyên thán phục Mỹ quá đến nỗi khi về nhà, Nguyên mét với vợ, Ngọc đồng ư lắm, cứ trầm trồ khen hoài. Không lâu lắm, chỉ vài tháng sau, quan niệm của hai vợ chồng về "đức tính kiên nhẫn" này hơi thay đổi tí thôi. Nguyên và Ngọc nghĩ rằng có lẽ người Mỹ không có việc ǵ làm trong cuối tuần và tiền của dư thừa, nên vô tiệm đứng ngáp chơi cho qua th́ giờ, giống như mấy bạn trẻ Việt Nam, vào tiệm cà phê, ngồi măi, uống cả ngày chưa hết một ly nước.
Thế rồi mấy tuần lễ sau, mỗi lần Nguyên về nhà, nằm dài ra, hai chân và hai tay mỏi nhừ v́ đứng tính tiền cả ngày, không được đi "break", v́ tiệm không đủ người đứng két. Quan niệm "đức tính kiên nhẫn" lại được cứu xét một lần nữa. Sau khi nghe Nguyên than phiền là tiệm quá đông khách, họ sắp hàng dài cả ngày, nhà nữ tâm lư học của Nguyên mới phân tách phản ứng của người bạn mới, khi nghe tuyết sắp rơi, rồi Ngọc nói là "họ hơi khùng", rồi nàng bụm miệng cười trừ.
Nhưng như vậy cũng chưa xong v́ chỉ vài ngày sau, khi Nguyên bước vào nhà, cổi chiếc áo lạnh của nhà thờ cho lúc mới đến, vất mạnh xuống đất thay v́ móc lên trong tủ áo, Ngọc đă nhận thức rằng cái "diagnosis" của hai đứa về "đức tính kiên nhẫn" đă trở thành: "Ngọc đoán là họ điên thật anh à ", nhưng lần này nàng không c̣n cười như hôm trước nữa.

Mỗi buổi sáng khi có tuyết rơi, Nguyên dậy thật sớm, ăn một tô ḿ gói, mang theo một ổ bánh ḿ thịt, một lon nước ngọt, một trái cam hoặc táo rồi hôn Ngọc, lên đường ra trạm xe buưt gần nhà.
Trời mùa đông, tuyết xuống nhiều, gió rít lạnh câm. Vừa ra khỏi nhà, Nguyên nhớ lại "cái triết lư sống" ngày nào của anh, nay lại sắp được đem ra áp dụng cho con người đi ăn nhờ ở tạm tại xứ người. Nguyên luôn luôn nhớ rằng ḿnh đă xuất thân từ một nơi nhiều gian nan, thử thách và khốn khổ hơn đất nước này nhiều, mà vẫn sống c̣n và giữ măi phong cách "giấy rách phải giữ lấy lề" của dân tộc Việt Nam và của con người Việt biết tự trọng. Nguyên c̣n nhớ cách đây chừng vài tháng, nhà thờ có tổ chức một bửa cơm thân mật, để họp mặt những gia đ́nh người tỵ nạn đă được nhà thờ này bảo trợ, mà gia đ́nh Nguyên đă đến tham dự. Trong buổi họp mặt này, Nguyên có gặp lại một người bạn Sĩ quan cũ.

Sau khi hàn huyên tâm sự về cuộc di tản trong ngày quốc hận bảy lăm, người này hỏi Nguyên dự định làm ǵ?
Nguyên cho anh ta biết là chỉ hai tuần lễ sau khi đến Hoa Thịnh Đốn, Nguyên đă đi làm. Anh trố mắt lên, rất ngạc nhiên:
-"Trời ơi, sao anh lại "dại " thế? Vợ bốn con mà sao mới qua lại "phải" đi làm? Cứ ở nhà lảnh tiền trợ cấp, xin giúp đỡ để ăn đi học, rồi lấy cái bằng đại học bốn năm, mùa hè nghỉ đi chơi với vợ con. Đi thăm viếng mấy nơi thắng cảnh trên đất Mỹ cho sướng cái thân ḿnh, lại vừa có cấp bằng kỹ sư. "Dại" ǵ mà phải đi làm lao động cho tụi nó. Chính phủ Mỹ đă làm ḿnh mất nước, đưa ḿnh qua đây th́ Mỹ phải lo cho gia đ́nh ḿnh chứ. Hơn nữa tôi nói cho anh biết, bằng cấp xứ Mẽo này dễ lấy lắm, học tà tà mà vẫn cứ đậu như chơi."
Nguyên kiên nhẫn đứng nghe người chiến binh cũ cùng chí hướng "?" lúc trước, Nguyên không muốn tranh luận về cái "triết lư sống" của người khác.
Nguyên chỉ nhớ lại trong "resume" của ḿnh mà Nguyên đă soạn thảo để kèm vào đơn xin việc làm, anh đă nhấn mạnh rằng:
"Mục đích của tôi là muốn đi làm để không trở thành một gánh nặng cho xă hội này".

Hai người chiến hữu Việt Nam, hai người tỵ nạn Cộng Sản, ĺa xa đất Mẹ v́ muốn thở không khí tự do, chỉ trong một thời gian ngắn đă bày tỏ hai quan niệm sống khác nhau. Nguyên không biết quan niệm nào đúng, quan niệm nào sai và nhất là lúc đó Nguyên không muốn phê phán ḷng tin của anh bạn.
Cái "triết lư sống" cứng đầu của Nguyên có từ lúc xa xưa, lúc c̣n tham chiến tại "Vùng Biển Đen", khi nằm quyết tử tại tuyến đầu hay dưới hầm trốn địch trong Tết Mậu Thân tại Huế. Cái "triết lư sống" này lại trở thành cứng rắn hơn trong đêm đó, khi Nguyên đứng trên cầu tàu đơn vị, nước mắt tủi hờn, nh́n Hạm đội Hải Quân nối đuôi nhau bỏ rời Sài G̣n, chạy ra biển đông.

Vừa cuốc bộ ra trạm xe buưt, vừa xao xuyến với nỗi suy tư trong ḷng, Nguyên cảm thấy vui nhiều với mớ triết lư vụn của ḿnh. Do đó tuyết lạnh đâu có nhằm nḥ ǵ, chỉ run một tí ti thôi, hai hàm răng cứ như là lỏng bù long. Chúng nó cứ tự động chạy lên chạy xuống, đánh vào nhau lập cập hoài.
Nguyên đến tiểu bang này gần bốn tháng rồi và nay trời bắt đầu vào đông, tuyết xuống nhiều ngày qua, thời tiết trở lạnh. Trước khi ra khỏi nhà, ngoài chiếc áo thun, áo len ở trong, Ngọc sợ Nguyên c̣n lạnh, nàng bắt mặc thêm một chiếc áo ấm cao cổ, một jacket, rồi thêm cái áo mưa của nhà thờ cho. Riêng cái áo mưa này, có lẽ trước đây là của một hội viên "kinh kông" trong nhà thờ hay sao mà nó quá rộng. Hôm đó nhà thờ cho chiếc áo mưa này chung với một bao áo quần cũ khác, khi mặc thử, mấy đứa con cười quá cở, v́ áo rộng và dài. Nhưng Nguyên vẫn giữ v́ nếu trả lại, Nguyên sợ nhà thờ buồn.
Bây giờ sau mấy tháng ăn da gà, uống sửa tươi, Nguyên "hơi" mập ra nên khi mặc áo mưa ở ngoài năm chiếc áo khác, chỉ thấy hơi rộng một tí ti thôi. Nhưng nếu không nghe lời người vợ hiền biết thương chồng như Ngọc mà không chịu mặc nhiều áo như vầy, th́ lại được nghe những lời yêu quí như:
"Ngọc đă nói rồi mà không chịu nghe, để rồi bị cảm cúm th́ bắt người ta lo. Ngọc biết ngoài trời lạnh lắm, anh phải mặc thật nhiều áo ấm vào che cái ngực lại, nói cho biết nghe nào, cưng".
Khi nghe Ngọc nói, Nguyên nghĩ thầm trong bụng "Ngọc nghe TV dọa th́ có, chứ đâu ra ngoài mà biết".
Nhưng đâu ngờ, giờ đây đang đứng chờ xe buưt tới, Nguyên mới phục tài tiên đoán của Ngọc. Sao mà lạnh thế này, gió thổi cứ như là cắt thịt da, mặt mày Nguyên tái mét và đôi môi th́ lại run cầm cập nữa rồi.

Muốn đến tiệm bán thực phẩm tại "Spout Run" ở Arlington từ nhà, Nguyên phải đổi xe buưt một lần. V́ thế muốn khỏi đi trễ, Nguyên phải rời nhà ít nhất là một giờ và đứng đợi xe buưt dưới trời lạnh tuyết rơi.
Trạm xe cuối cùng cách tiệm khoảng một mile. Đi dưới mưa tuyết ngập trời, từ trạm xe buưt đến tiệm, Nguyên nhớ lại cảnh Gene Kelly trong phim "Một người Mỹ tại Paris" nhảy múa với bản nhạc "Hát dưới trời mưa". Nguyên cũng bắt chước cất tiếng hát, nhưng không như cậu con trai Mỹ hát v́ được gái yêu, Nguyên hát để quên đi niềm chua xót của một con người, đă một lần vang bóng trên biển đông. Nhưng rồi khi nhớ lại "cái triết lư sống" của ḿnh, đặt ra cho ḿnh, Nguyên lại cất tiếng hát cao hơn, mạnh hơn, dưới bầu trời tuyết đang rơi, tại vùng đất giá lạnh tạm bợ này.

Nguyên được thâu nhận vào làm với công ty bán thực phẩm trong chương tŕnh học để trở thành "general manager" trong tương lai. Ngày đầu tiên đến tiệm này để tŕnh diện với người Quản lư, ông ta có vẻ ngạc nhiên khi thấy Nguyên ôm một chiếc cặp to tổ bố, trong đó đựng đầy giấy tờ sách vở. Lại thêm một bao đựng thức ăn trưa, đă được Ngọc gói kỹ lưỡng với ba lớp giấy dày "cho nó khỏi bị hư", lại có cả giấy lau miệng và tăm xỉa răng. Ông Quản lư này bắt tay Nguyên ra vẻ rất thân thiện, ông cho biết là sếp của ông đă thông báo là Nguyên được huấn luyện tại tiệm này. Nguyên sẽ vừa làm vừa học theo chương tŕnh " On the job training" và mỗi tuần Nguyên phải qua trường huấn luyện tại Maryland để học lư thuyết nghề nghiệp rồi về thực hành tại tiệm. Ngoài ra pḥng huấn luyện c̣n hướng dẫn Nguyên ghi danh theo học các lớp hàm thụ với trường Đại học Cornell tại New York, về ngành Quản trị nhân viên, Điều hành siêu thị, Luật thương măi, Nghệ thuật truyền đạt và Kế toán...
"Như rứa là phải kiếm một chiếc xe hơi cũ rồi." Nguyên tự nhủ thầm khi biết tin này.
Sau khi dẫn Nguyên đi giới thiệu với mọi người trong tiệm và chỉ cho biết pḥng nghỉ "break" của nhân viên, pḥng "toilet"... ông ta chỉ định Nguyên làm việc chung với một anh chàng "porter", thợ chùi dọn.
Ba giờ đầu trong ngày đó, anh này và Nguyên lau dọn hết nào là sàn nhà, nhà cầu đến hành lang, nhà kho... thôi th́ nó khổ cho cái lưng, mỏi ơi là mỏi. Khi đó Nguyên nhớ lại lúc đang c̣n ở trong quân trường, bực ḿnh v́ bị mấy ông Quản Nội Trưởng quây, bắt chùi sàn tàu trong những chuyến hải hành thực tập. Bây giờ lúc đang chùi sàn nhà, Nguyên thấy nhớ ơn mấy ông thầy đó quá, họ đă dạy cho cách cầm cái bàn chà và cách chùi nhà thế nào cho đúng. Cậu Mỹ con này thấy Nguyên trổ tài chùi sàn, cậu phục quá, cứ chắp tay sau lưng và đứng nh́n, miệng th́ nói "wào-wào-wào" hoài mà không chịu giúp Nguyên ǵ cả.

Thế rồi suốt mấy tháng sau, ngày nào cũng chùi nhà và sáng sớm khi xe chở bánh ḿ tới, Nguyên đi ra phụ đẩy vào, sắp bánh ḿ lên quầy. Khi tiệm mở cửa cho khách vào mua thực phẩm, Nguyên đứng két tính tiền. Tụi ở trong tiệm này rất kỳ thị, nhất là mấy tên làm trong văn pḥng. Nguyên được công ty thuê để trở thành Quản lư trong tương lai và tiệm này có bổn phận huấn luyện về kế toán, điều hành và những căn bản cho nghề nghiệp, thế mà ch́a khóa văn pḥng chúng nó cũng không giao, công việc văn pḥng cũng không được chỉ định cho làm.
V́ thế sau khi suy nghĩ, Nguyên quyết định gọi điện thoại cho sếp lớn biết và rồi Nguyên được đổi qua một tiệm khác tại Maryland. Nguyên được đưa ch́a khóa và giao cho trách nhiệm điều hành tiệm chỉ vài ngày sau khi Nguyên đến tiệm này. Nguyên cảm thấy vui và thỏa măn ḷng tự ái, nhưng lại phải lái xe đi làm xa hơn mà nhất lái xe dưới trời tuyết giá, trơn trượt là cả một sự phiêu lưu mạo hiểm. Đôi khi đang lái, xe chạy ngang nước đá trên đường, khi xe nó đưa, Nguyên cảm thấy sống lưng của ḿnh cứ lạnh dần dần, không thắng th́ đụng mà thắng th́ cũng tông. Sao mà Nguyên ghét tuyết dữ rứa?

Nhớ lại vào năm sáu mươi ba, khi Nguyên qua Seattle, thuộc tiểu bang Washington để nhận chiếc Hải Vận Hạm của Hải Quân Hoa kỳ chuyển giao cho Hải Quân Việt Nam, Nguyên có đi viếng thắng cảnh núi tuyết gần biên giới Mỹ - Gia Nă Đại và có chụp h́nh lưu niệm gửi về cho Ngọc tại quê nhà. Nguyên nhớ có viết thư cho Ngọc, khen cảnh tuyết trắng quá đẹp và ước ǵ cho Ngọc một nắm tuyết để kỷ niệm. Qua đây lần đầu, khi Ngọc đẩy chiếc xe chở bé út đi chợ mua thức ăn cách nhà khoảng 500 thước, hai mẹ con bị trượt lên té xuống dưới cơn mưa tuyết, Ngọc nói với Nguyên một cách thật văn hoa là "Tuyết chỉ đẹp khi ḿnh đang đứng ngắm".

V́ không muốn trở thành một gánh nặng cho xă hội vừa mới ngộ nhập và với ḷng tự trọng muôn thuở, Nguyên nhất định phải t́m việc làm để lo cho gia đ́nh và sinh sống qua ngày. Cuối tháng tám năm bảy lăm, hai tuần lễ sau khi gia đ́nh vừa đến cư ngụ tại đây, Nguyên đă có "job" đầu tiên trên đất Mỹ. Nguyên kiếm được một chân bồi bàn. Gọi là bồi bàn cho nó oai chứ thật ra là "bus boy", nhỏ hơn chức bồi bàn một bậc, thí dụ như là "VGS 1/2 thay v́ VGS 1". Nói cho hách tí thôi nhưng đại khái là bồi bàn th́ cầm giấy ra hỏi khách hàng ăn món ǵ rồi xuống đưa cho nhà bếp nấu đem ra, c̣n "bus boy" th́ có nhiệm vụ đứng chờ khách ăn xong, dọn dẹp mang chén dĩa xuống nhà bếp rồi trở lên chùi bàn.
Chỉ mỗi việc giải thích này không mà cũng làm cho Ngọc bực ḿnh, bỏ vào pḥng ngủ đóng cửa lại, v́ cho rằng Nguyên không thương Ngọc, không cho biết sự thật về việc làm của Nguyên, cứ dấu diếm như hồi đang c̣n đi công tác ở trong Lực Lượng Hải Tuần vậy. Thật là quá khổ cho Nguyên, phải dỗ dành lâu lắm mà Ngọc cũng không tin, rồi cuối cùng Nguyên đành phải lấy cái nơ đen và chiếc áo sơ mi trắng mang bảng tên của cái "Country Club" chỗ Nguyên đang làm, đưa cho Ngọc xem, khi đó nàng mới ôm chầm lấy Nguyên, vừa hôn chùn chụt vào môi, khắp mặt mày vừa nói:
"Rứa mà mấy hôm nay thấy anh đi sớm về khuya, em cứ tưởng là anh đă gặp lại những người bạn Mỹ cũ lúc trước ở ngoài Lực Lượng Hải Tuần và đang cùng nhau tính chuyện 'về' chứ."

Thật là Ngọc quá ngây thơ, cứ tưởng như chồng ḿnh c̣n phong độ lắm. Nhưng ngẫm nghĩ lại, thấy Ngọc cũng đâu có sai, v́ từ ngày hai đứa thành vợ chồng, Nguyên luôn luôn là người hùng lư tưởng của Ngọc. Tuy nhiên bây giờ với bước đầu cuộc đổi đời, người hùng của nàng đang tạm thời bị thất chí. Mà cũng không lâu đâu, v́ với ḷng cương quyết cố hữu, với ư chí vững chăi, tinh thần sắt đá, với niềm tự hào và danh dự muôn thuở, chắc chắn không bao lâu nữa, Nguyên sẽ lại t́m được một thế đứng cho chính ḿnh trong môi trường nhiều cơ hội này.
" Vạn sự khởi đầu nan", Nguyên tự an ủi ḿnh, mỗi khi gặp khó khăn trong bước đầu và cứ thế mọi việc đều vượt qua. Nguyên lấy t́nh yêu mà Ngọc và các con đă thương mến dành cho Nguyên để làm niềm khuyến khích và an ủi trong những lúc Nguyên phải đối diện với tủi nhục và đau buồn, khi tranh sống trong cuộc đời mới trên dải đất tạm bợ không phải của ḿnh này.
Dù nhịn nhục và cố t́m một lư do để gạt bỏ những ư tưởng làm Nguyên bực ḿnh với công việc, cuối cùng Nguyên cũng không chịu đựng được nữa. Việc ǵ đến cũng phải đến.
Tối hôm đó, khi chào một cô Việt Nam làm bồi, lấy chồng Mỹ, qua đây trước năm bảy lăm, Nguyên vô cùng cảm động khi cô chia cho Nguyên một dollar tiền "tip" của khách hàng cho cô. Nguyên nhớ măi cô gái Mỹ lại có ḷng tốt với một người tỵ nạn đồng hương. Một đồng bạc không có giá trị là bao nhiêu, nhưng tấm ḷng và ánh mắt hiền ḥa là một báu vật kỷ niệm sống măi trong ḷng Nguyên.
Nguyên không bao giờ gặp lại người đàn bà này v́ sau đêm đó, khi đi hai chuyến xe buưt về đến nhà, Ngọc thấy Nguyên buồn, nàng đă khuyên chồng nên kiếm việc làm khác, hợp với tính t́nh và khả năng của Nguyên hơn. Nàng c̣n đề nghị:
" Hay là anh ở nhà nuôi con để em đi làm cho"
Sau đó hai vợ chồng tính toán lợi hại và duyệt xét khả năng "giữ con nít " tuyệt ... dở và "tài nấu bếp" không ngon lắm của Nguyên, hai người đi đến quyết định là Ngọc tiếp tục quán xuyến việc nhà, dạy dỗ con cái đang c̣n nhỏ và Nguyên tiếp tục đi kiếm việc làm khác - Ngọc mỉm cười thích thú - ôm chặt bé út vào ḷng.

Thế rồi chỉ vài ngày sau khi nghỉ làm "bus boy". Nguyên xin được việc làm gần nhà. Nguyên được nhận vào làm "stock clerk" cho một tiệm Dart Drug và Nguyên lại được thưởng thức cơm nóng và ngon lành do Ngọc nấu cho hai vợ chồng ăn trưa.
Dù đă có việc làm nhưng Nguyên vẫn tiếp tục gửi "resume" để kiếm những việc làm khác có lương và phụ cấp khá hơn, thí dụ như nhà băng, khách sạn, tiệm bán thực phẩm... Những nơi này đều gửi thư trả lời "sorry", v́ Nguyên "over qualify" hay là gọi Nguyên đến phỏng vấn rồi vài tuần lễ lại "sorry again". Xin lỗi hoài, mệt quá. Thú thật Nguyên chưa thấy dân tộc nào trên thế giới này mà lại "lễ phép?" như dân Mỹ nhà ta. Cái ǵ cũng " very sorry" dù muốn hạ nhục người khác, đôi lúc làm người ta "tức hộc x́ dầu", v́ cứ tưởng chúng nó chơi chữ với ḿnh.

Nhà của vợ chồng Nguyên thuê là một căn nhà song lập, láng giềng là một cặp vợ chồng già rất là dễ thương. Ông chồng là một thủy thủ già về hưu đă lâu, một cựu chiến binh Mỹ đă từng tham dự trận Đệ nhị thế chiến và chiến tranh Triều Tiên. Ông đă phục vụ trên đủ loại chiến hạm và ông rất vui khi nghe Nguyên nói là ḿnh cũng là lính biển. Ông tâm sự với Nguyên là:
"Khi nói đến lính thủy là nói đến đời sống phiêu lưu mạo hiểm, lấy trời mây làm nhà, lấy sóng nước làm vợ '?'."
Cái này th́ hơi quá, Nguyên cười và sắp cải chính nhưng lại thôi, khi thấy ông cười và nheo mắt nh́n Nguyên rồi chỉ về phía bà vợ già, phấn son ḷe loẹt và Nguyên thấy đă có cảm t́nh với người láng giềng thủy thủ già này.
Bé út gái con của hai vợ chồng Nguyên vừa lên ba tuổi, c̣n út trai th́ mới một tuổi. Cô út nhà ta nịnh hai ông bà già lắm, cứ chạy qua xin kẹo bị Ngọc la hoài, bé út khóc làm hai ông bà phải dỗ cho nín, rồi chuồi kẹo thêm cho bé.

Lúc mới dọn nhà vào ở được một tuần lễ, vào một buổi tối vừa ăn cơm xong, Nguyên nghe tiếng gỏ cửa. Hai vợ chồng ngạc nhiên khi thấy hai ông bà già láng giềng, quần áo chỉnh tề. Bà già tay bưng một chiếc bánh ngọt mà bà hănh diện nói với Ngọc là bà tự làm lấy. Nguyên mời hai vợ chồng vào nhà, Ngọc lấy nước trà ra mời khách uống. Nói chuyện và ăn bánh ngọt được một hồi, ông già móc trong túi áo ra một phong b́ thư và đưa cho Nguyên. Bóc ra xem, Nguyên thấy một tấm "card" có hàng chữ " Welcome to America " và một tờ giấy bạc hai mươi dollars nằm ở giữa.
Nguyên và Ngọc vừa cảm động vừa nh́n ông, Nguyên định từ chối trả lại số tiền, cám ơn ông về ḷng tốt của hai người, bà già th́ mỉm cười, c̣n ông già th́ đưa tay ra bắt bàn tay của Nguyên thật chặt và ông nói "Please"...

T́nh nhân loại, t́nh đời đă làm cho Nguyên nhiều lúc phải tự hỏi ḷng ḿnh:
"Đâu là con người chân thật? Đâu là con người giả dối? Đâu là người bạn thật sự? Đâu là ngụy quân tử?"
Thật là khó phân biệt và khó hiểu. Trong cuộc đổi đời mà hơn hai triệu người Việt Nam phải xa ĺa quê Mẹ, tha phương cầu thực, t́m tự do trên khắp thế giới; trong cuộc tranh sống hàng ngày, họ đă đi từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác, khi gặp phải những sự thật năo ḷng, những thay đổi của con người đă đi ngược lại niềm tin.
Nguyên vừa cảm thấy thích thú vừa hănh diện về "cái triết lư sống, giấy rách phải giữ lấy lề" của ḿnh. Nguyên thấy hồn thơ dâng lên dào dạt và cũng như hôm trước Nguyên hát dưới trời mưa tuyết, lần này Nguyên tự ngâm thơ của ḿnh cho chính ḿnh nghe:

" Vô thường dâu bể cuộc đổi đời..."

Hoa Thịnh Đốn, một ngày cuối đông

Xem Tiếp