Người Thủy Thủ Già
Chiến Tranh và Tự Do




Trân trọng chào mừng quí vị viếng Tập truyện "Chiến Tranh và Tự Do" ... Thành thật cám ơn và chúc quí vị vui khỏe ...


Hoa và trái một đêm nào thức dậy,
Nghe mộng đời xao-xuyến giấc xuân xanh .
Con đường đó một đêm nào trở lại
Cùng gíó mưa phùn trên cánh tay anh ...

(Mộng Đời - Trần Dạ Từ)






Lời Mở Đầu


Kể từ ngày toàn dân Việt Nam chung sức vào cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp để giành lại độc lập chủ quyền và tự do cho quê hương dân tộc, hàng vạn người dân Việt hy sinh cho chính nghĩa Quốc gia. Mỗi người trong chúng ta, đă nhiều lần khoát lên đầu vành khăn tang chế, khóc cho những người thân yêu đă nằm xuống vào ḷng đất Mẹ, trong cuộc chiến kéo dài cả một thế kỷ, tiêu diệt tiềm năng sản xuất của một quốc gia chậm tiến nhưng nhiều ḷng ái quốc.

Mỗi lần ngồi viết lại những tâm t́nh dĩ văng hay ghi vào trang giấy những vần thơ nhiều tâm hồn dân tộc hoặc đánh máy một bài biên khảo về lịch sử thành h́nh của một quân chủng thương mến như hôm nay, là một lần kỷ niệm buồn nhiều hơn vui trở lại trong tâm tư, để rồi tác giả cảm thấy ḷng ḿnh khắc khoải; muốn chạy trốn và bỏ hết tất cả những ǵ c̣n lại trong cuộc đời trên quê hương tỵ nạn thứ hai này, t́m về một vùng biển xa xôi nào đó, xa lánh cơi trần tục, gửi tấm thân tàn của người lính biển bị thời thế và định mệnh chia cắt mộng đời.

Nhưng rồi nghĩ đến hậu bối của chúng ta, những thế hệ trẻ tương lai, những tài năng và nhân lực của dân tộc cần được hướng dẫn để quay trở về nguồn; và duy tŕ tinh thần ái quốc của mầm non Việt Nam này; tác giả lại tiếp tục nhiệm vụ của một người viết lại những kinh nghiệm và kỷ niệm đời. Sự quan trọng truyền thông về lịch sử anh hùng của dân tộc Việt Nam mà hải sử đă giữ một vai tṛ lớn lao v́ địa thế và tính cách chiến lược đặc biệt của quốc gia trên thềm lục địa Đông Nam Á, đ̣i hỏi chúng ta ghi chép những ǵ có liên quan đến cuộc chiến tranh Việt Nam một cách chính xác, v́ lịch sử là những biến cố thật sự xăy ra của "cuộc đời một Quốc gia" và con cháu sẽ đọc và rút tỉa kinh nghiệm để rồi áp dụng trong môi trường sống và cho ngay cả chính bản thân của các thế hệ tương lai này.

Chiến Tranh và Tự Do là một Tập truyện hồi kư dă sử Người Thủy Thủ Già ghi lại các biến cố xảy ra từ năm 1960 đến 1975 và chuyến di tản đi t́m Tự Do, bắt đầu cuộc sống mới tại Hoa Thịnh Đốn, thủ đô Hoa Kỳ.của Người Thủy Thủ Già...



Xem Tiếp:

Chương 1 - Hải Quân Việt Nam Cọng Ḥa
Chương 2 - Đệ Nhất Nam Dương Ra Khơi
Chương 3 - Chiến Dịch "Sóng T́nh Thương"

Chương 4 - Vùng Biển Đen
Chương 5 - Liên Đ̣an Đặc Nhiệm “Hổ Biển”
Chương 6 - Gió Biển Mây Ngàn

Chương 7 - Trận Chiến Cuối Cùng
Chương 8 - Chuyến Hải Tŕnh Định Mệnh
Chương 9 - Cuộc Sống Mới

Chương 10 - Kỷ Niệm Một Chuyến Đi
Chương 11 - Những Con Chó Trong Đời Tôi
Chương 12 - Người Thủy Thủ Già





Tiểu sử tác giả

Hải quân Trung tá Lê Bá Thông tốt nghiệp Thủ khoa khóa 10 Sĩ quan Hải quân Việt nam cọng ḥa tại Nha trang năm 1962. Trong buổi lễ ra trường của khóa 10, Thiếu úy Thủ khoa được Tổng thống Ngô Đ́nh Diệm trao kiếm chỉ huy danh dự, dưới sự chứng kiến của Hải quân Đại tá Hồ tấn Quyền, Tư lệnh Hải quân VNCH. Sau khi tót nghiệp, Thiếu úy Thông được chỉ định qua Hoa kỳ nhận lảnh Hải vận hạm Hậu Giang (HQ 406) ở Seattle, USA năm 1963.

Sau khi về nước, Thiếu úy Thông tiếp tục hải nghiệp, đảm nhiệm chức vụ Hạm phó Trục lôi hạm HQ 116 trong năm 1964, hai năm sau ngày tớt nghiêp.
Năm 1965, Trung úy Lê Bá Thông t́nh nguyện phục vụ tại Sở Pḥng Vệ Duyên Hải, một lực lượng đặc biệt Hải quân, thi hành các công tác mật phía trên vĩ tuyến 17. Ông giữ chức vụ Hạm trưởng Khinh tốc đỉnh - PTF. Đại úy Lê Bá Thông tiếp tục phục vụ tại SPVDH/LLHT cho đến năm 1969, sau đó được chỉ định làm Liên đoàn trưởng Liên đoàn đặc nhiệm "Hổ biển - Task group Sea Tiger" tại Hội an, Quảng nam.

Năm 1970, Thiếu tá Thông làm Chỉ huy trưởng Căn cứ HQ Đà nẳng
Năm 1972, Ông thuyên chuyển lên Trường Vơ Bị Quốc Gia Việt Nam tại Đà Lạt, giữ chức vụ Quân Sự Vụ phó Sau khi trở về Hải quân, Thiếu tá Lê Bá Thông tiếp tục hải nghiệp với các chức vụ Tham mưu phó hành quân, Lưc lượng hành quân lưu động biển tại Cam ranh; Chỉ huy trưởng Giang đoàn 32 Xung phong tại Huế; Chỉ huy trưởng Căn cứ Hải quân Cửa Việt; Liên đoàn trưởng Liên đoàn 231.1 tại Thuận an, tỉnh Thừa thiên.

Ngày 30 tháng 4 năm 1975, Trung tá Lê Bá Thông, Chỉ huy phó, đă tử thủ Căn cứ Hải quân Nhà Bè cho đến giây phút cuối cùng khi Căn cứ bị địch pháo kíck dữ dội, bị bốc cháy phải di tản rút quân ra sông Nhà Bè Sau đó, chiều ngày 30 tháng 4 năm 1975, Trung tá Thông cùng một phần gia đ́nh thoát ra biển và qua tỵ nạn tại Hoa kỳ.



Xem Tiếp