Trọn Vẹn

Trong Giây Phút Này



Nguyên tác: The Power of Now

A Guide to Spiritual Enlightenment



của Eckhart Tolle

Dương Gia Phỏng Dịch

 

LỜI MỞ ĐẦU

 

Xuất Xứ Của Cuốn Sách Này

 

Không mấy khi tôi nghĩ hay nói đến quá khứ. Nhưng ở đây tôi muốn kể vắn tắt lại v́ sao tôi đă viết cuốn sách này và trong hoàn cảnh nào tôi đă trở thành một đạo sư.

Cho đến năm 30 tuổi, tôi thường có những tâm trạng bất an và chán chường. Bây giờ nghĩ lại, dường như đó là một tiền kiếp của tôi hoặc cuộc đời của một người nào khác.

Năm 29 tuổi, một đêm tôi tỉnh dậy trong ḷng phập phồng lo sợ. Tôi đă ở trạng thái này nhiều lần rồi, nhưng lần này sự sợ hăi mạnh hơn trước nhiều. Bóng tối yên lặng bao trùm, bóng dáng bàn ghế thấp thoáng trong căn pḥng tối, văng vẳng từ xa tiếng tầu hỏa chạy ngang – mọi thứ thật xa lạ, đáng sợ, và vô nghĩa khiến tôi chán ghét thế giới này, nhất là cuộc sống của tôi. Tiếp tục sống khổ sở như thế này để làm ǵ? Tiếp tục vùng vẫy có ích lợi ǵ? Tôi chỉ muốn chấm dứt cuộc sống đó ngay tức thời.

“Tôi không thể sống với tôi được nữa.” Ư nghĩ này cứ lảng vảng trong đầu. Bỗng nhiên, tôi thấy ư nghĩ này thật kỳ lạ. Có một hay hai “tôi”? Nếu tôi không thể sống với tôi được nữa, tất nhiên phải có hai “cái tôi”. “Cái tôi” thứ nhất không thể sống với “cái tôi” thứ hai nữa. Rồi tôi nghĩ : “Có lẽ chỉ có một “cái tôi” là thực.”

Khi nghĩ đến điều này, tôi choáng váng và không c̣n suy nghĩ được nữa, nghĩa là ư thức vẫn c̣n đó nhưng mọi tư tưởng đă biến mất. Sau đó, tôi như bị hút vào một khoảng không đầy năng lượng, lúc đầu rất chậm rồi cứ nhanh dần. Trong ḷng tôi vô cùng sợ hăi và toàn thân tôi run lên. Văng vẳng đâu đây từ trong lồng ngực, có tiếng ai nói : “ Đừng kháng cự.” Tôi cảm thấy rơ ràng bị thu hút vào một khoảng không ở bên trong, không phải bên ngoài. Bỗng nhiên, sợ hăi tiêu tan và tôi tự để ḿnh rơi vào khoảng không này. Sau đó th́ tôi không c̣n nhớ ǵ nữa.

Tiếng chim hót ngoài khung cửa đánh thức tôi dậy. Chưa bao giờ tôi được nghe một tiếng động như vậy. Tôi vẫn nhắm mắt và thấy h́nh ảnh một viên kim cương quư giá. Đúng thế, nếu một viên kim cương có thể thốt ra tiếng th́ tiếng ấy phải như thế này. Mở choàng mắt, tôi thấy những tia sáng hừng đông len qua rèm cửa. Có rất nhiều ánh sáng, một loại ánh sáng êm dịu mà tôi ghi nhận chính là t́nh yêu. Nước mắt dâng trào, tôi đứng dậy và bước quanh căn pḥng. Vẫn là căn pḥng cũ nhưng bây giờ tôi mới thực sự thấy nó. Tất cả đều như mới hiện ra. Tôi cầm từng vật lên, một cây bút ch́, một cái chai rỗng. Chúng thật đẹp và sống động.

Hôm ấy, tôi dạo chơi quanh thành phố, ngạc nhiên thích thú ngắm nh́n phép lạ của sự sống trên thế gian, tưởng chừng như ḿnh mới mở mắt chào đời.

Những tháng sau đó, tôi sống trong một trạng thái an lạc liên tục. Cảm giác này đă trở thành bản chất tự nhiên của tôi. Tôi vẫn sinh hoạt b́nh thường và biết rằng có làm ǵ th́ cũng chẳng thể thêm vào cái ǵ tôi đă có.

Dĩ nhiên, tôi biết rằng một điều ǵ sâu xa và ư nghĩa lắm đă xẩy ra cho tôi, nhưng điều này là ǵ th́ thật sự tôi không hiểu rơ. Phải đợi nhiều năm sau, khi đă được đọc nhiều kinh sách và học hỏi với nhiều bậc thầy, tôi mới hiểu rằng điều mà mọi người t́m kiếm, tôi đă đạt được. Tôi hiểu rằng v́ đă vô cùng đau khổ nên tôi không c̣n đồng hóa ḿnh với “cái tôi” phiền muộn và sợ hăi nữa. Bởi v́ tôi đă hoàn toàn rút ra khỏi “cái tôi” giả đó nên nó đă lập tức suy sụp như một quả bóng thổi phồng đă bị x́ hơi. C̣n lại là “cái tôi” thật luôn luôn hiện hữu, là ư thức chân chính vốn có từ trước khi nó được thể hiện và mang h́nh thể. Rồi tôi tập đi sâu vào cơi giới bên trong không có thời gian mà trước đây cứ tưởng là khoảng không rồi an trú ở đấy với trọn vẹn ư thức. Tôi bước vào những trạng thái an lạc và thiêng liêng khó tả hơn trạng thái ban đầu rất nhiều. Cho đến lúc tôi không c̣n ǵ ở thế giới này nữa. Không c̣n liên hệ với ai, không nhà cửa, không việc làm và không có ǵ để xă hội có thể nhận diện được. Gần hai năm tôi ngồi trên ghế công viên với một tâm trạng hoàn toàn an lạc.

Kinh nghiệm nào dù đẹp đến đâu rồi cũng phải chấm dứt. Điều căn bản là tôi vẫn luôn luôn ở trạng thái vắng lặng này từ ngày đó. Đôi lúc nó rất mạnh tưởng như ai cũng có thể cảm thấy được. Có lúc nó chỉ hiện hữu xa xa bên ngoài như một khúc nhạc nền.

Sau này có người đến nói với tôi : “Tôi muốn có cái mà ông có, hăy chỉ cho tôi làm sao đạt được cái đó!” Và tôi thường trả lời: “Bạn đă có nó rồi. V́ tâm bạn quá bận rộn, nên không nhận ra nó thôi.”

Câu trả lời này dần dà phát triển thành cuốn sách mà bạn đang cầm trên tay. Bỗng nhiên, tôi mang danh một đạo sư và trở về với xă hội.

Sự Thật Ở Bên Trong Bạn

 

Cuốn sách này là kết quả công tŕnh của một nhóm người tầm đạo bên Âu và Bắc Mỹ châu đă cùng tôi đeo đuổi từ 10 năm qua. Tôi thành thật ghi ơn những vị này đă can đảm tự nguyện thay đổi thâm tâm, đă đặt nhiều câu hỏi gắt gao và đă vui ḷng nghe tôi giăi bày. Chắc chắn nếu không có họ th́ đă không có cuốn sách này. Họ chính là một thiểu số những kẻ tiền phong về phương diện tâm linh, những người đă vượt khỏi những tập quán gây phiền năo cho nhân loại từ bao năm qua.

Tôi tin rằng cuốn sách này sẽ tới tay những người đă sẵn sàng muốn tích cực thay đổi và là xúc tác của sự thay đổi này. Với những người chưa nghĩ đến thay đổi, tôi mong họ sẽ đọc để suy gẫm. Rất có thể một ngày nào đó, hạt giống gieo ngày hôm nay khi họ đọc cuốn sách này sẽ hội nhập với hạt giống giác ngộ mà mỗi người đều mang trong ḿnh, để rồi nẩy mầm và lớn mạnh.

Cuốn sách này bắt nguồn từ những câu hỏi được đặt ra ở những buổi họp, những lớp thiền và những cuộc đàm thoại riêng. V́ vậy, tôi đă giữ nguyên khuôn khổ vấn đáp. Qua những lớp học này, tôi đă học hỏi được rất nhiều cùng với học viên. Nhiều câu được giữ nguyên vẹn. Có nhiều câu căn bản tôi đă gom lại từ nhiều câu hỏi gần giống nhau. Có những câu mới tôi thêm vào khi viết cuốn sách này. Và sau cùng, cũng có những câu do ban biên tập đặt thêm để làm sáng tỏ một vài điểm.

Từ trang đầu đến trang cuối, những đối thoại nối tiếp nhau ở hai khía cạnh. Ở một khía cạnh, độc giả sẽ nhận ra những điều sai lầm trong ḿnh: sự vô ư thức và lối xử thế lệch lạc, thể hiện trong những mối quan hệ giữa những cá nhân, bộ lạc hay quốc gia. Hiểu được điều này rất quan trọng v́ nếu không nhận thức được điều sai lầm trong ḿnh là sai lầm, là không phải con người thật của ḿnh th́ sẽ không thay đổi được lâu dài mà sẽ bị lôi cuốn trở lại thế giới ảo tưởng để rồi tiếp tục đau khổ.

Ở khía cạnh khác, tôi muốn nhấn mạnh rằng tâm con người có khả năng thay đổi sâu xa, không phải trong tương lai nào xa vời mà ngay trong lúc này. Dù bạn là nhân vật nào hay ở đâu, th́ bạn vẫn có thể từ chối làm nô lệ tư tưởng để mà giác ngộ.

Những từ tôi dùng trong cuốn sách này không chỉ để thông tin mà c̣n để đưa độc giả bước vào một ư thức mới vượt thời gian và nếm mùi giác ngộ. Cho đến lúc đó, có thể bạn sẽ thấy nhiều đoạn nhàm chán. Nhưng một khi hiểu rồi, th́ chúng chứa đựng nhiều năng lượng tâm linh có thể đem lại cho bạn nhiều thích thú. Hơn nữa, v́ mỗi người đều mang trong ḿnh mầm mống giác ngộ nên tự nhiên sẽ nhận ngay ra được sự thật.

Khi gập kư hiệu sau đây § sau một số đoạn văn th́ độc giả nên tạm ngừng đọc, yên lặng cảm nhận và chiêm nghiệm điều ḿnh vừa đọc xong.

Thoạt đầu khi mới đọc cuốn sách này, độc giả sẽ gập nhiều tiếng khó hiểu, chẳng hạn như hiện hữu, nhưng xin cứ tiếp tục đọc. Trong khi đọc, nếu có nghi vấn, xin vẫn tiếp tục đọc v́ hoặc bạn sẽ t́m ra giải đáp ở những đoạn kế tiếp hoặc có thể câu hỏi sẽ trở thành vô nghĩa một khi bạn hiểu nhiều hơn và đào sâu hơn trong tâm ḿnh.

Bạn không nên chỉ dùng lư trí mà đọc cuốn sách này. Hăy chú tâm cả đến những phản ứng hay xúc cảm ở bên trong. Nội dung cuốn sách này, tâm của bạn đă biết rồi. Tôi chỉ nhắc lại v́ bạn đă quên. Cái thấy biết sẽ được khơi dậy và lan truyền qua khắp mọi tế bào trong cơ thể bạn.

V́ lư trí luôn luôn muốn phân loại và so sánh nên để đọc cuốn sách này cho có hiệu quả và để tránh nhầm lẫn, bạn không nên so sánh những từ ngữ dùng ở đây với những từ ngữ dùng trong những giáo lư khác. Ư nghĩa của những danh từ tôi dùng như: lư trí, hạnh phúc và ư thức không hẳn tương đương với ư nghĩa của chúng thường được dùng ở nơi khác. Hơn nữa, bạn không nên bị vướng mắc trong văn tự. Chúng chỉ là những bước thang mà bạn sẽ bỏ lại càng sớm càng tốt.

Đôi khi tôi có nhắc đến lời Đức Phật hay Đức Giêsu, hoặc trích vài đoạn từ cuốn “Một khóa học về những phép mầu nhiệm,”[1] hay từ những giáo lư khác, không phải để so sánh nhưng để nhấn mạnh với độc giả rằng rốt ráo cũng chỉ có một giáo lư nhưng nó thể hiện dưới nhiều h́nh thức khác nhau. Một vài tôn giáo cổ xưa, đă khoác bên ngoài nhiều lớp vỏ rườm rà làm mờ đi bản chất của chúng. V́ vậy, ư nghĩa sâu xa đă bị lạc mất và khả năng biến hóa đă mất hiệu nghiệm. Nhắc đến những giáo lư đó chỉ để gợi lại thực chất của chúng và khôi phục lại uy quyền biến hóa. Tôi muốn nhắn nhủ tín đồ của những tôn giáo đó rằng : “Bạn không cần phải t́m đâu xa, để tôi chỉ bạn lối đi sâu vào mà t́m lại cái ḿnh đă sẵn có.”

Tôi cố gắng dùng những từ ngữ trung lập cho dễ hiểu. Có thể nói rằng cuốn sách này được viết cho thế hệ thời nay và chung cho mọi tín ngưỡng để giải bày một giáo lư vượt khỏi ư niệm thời gian. Giáo lư này không bắt nguồn từ bên ngoài mà từ bên trong. Tôi viết từ kinh nghiệm bản thân nên không có lư thuyết nào cả. Nếu có lúc bạn thấy những ǵ tôi viết quá quyết liệt, chính là v́ tôi muốn xuyên thủng qua những lớp đối kháng dầy cộm của tư tưởng để đạt tới đích nằm sâu bên trong bạn. Ở nơi này, bạn cũng như tôi đă biết mọi sự việc rồi. Chỉ cần có người nhắc lại th́ sự hiểu biết sẽ trở lại ngay. Khi ấy, trong bạn sẽ dâng lên một niềm vui vô tận. Như thể có người nói : “Đúng rồi, tôi đă nhận ra sự thật rồi !”

_____________________

Chú thích của người dịch:

Như tác giả đă tŕnh bày ở trên, ngôn ngữ không có chân lư nên chúng ta chỉ dựa vào để nhận ra cái ǵ thực mà thôi. Chúng ta phải biết nh́n xuyên qua đó để t́m ra sự thật. Tuy nhiên, tác giả cũng đă t́m những từ ngữ hết sức trung lập để tín đồ của bất luận tôn giáo nào cũng có thể chấp nhận mà không mang thành kiến.

Trong khi chuyển dịch cuốn sách này, chúng tôi cố gắng theo sát ư của tác giả mà dịch theo. V́ thế để dịch danh từ mind, chúng tôi đă có lúc dùng danh từ tư tưởng, có lúc danh từ lư trí và có lúc danh từ tâm, tùy trường hợp, chứ không bao quát chỉ dùng một danh từ tâm như thường thấy trong đạo Phật. Cũng như thế, danh từ being có lúc được dịch là hiện hữu, một danh từ Hán Việt, có lúc là sự sống khi chúng tôi thấy một danh từ nôm thích hợp hơn. Sau cùng để chuyển dịch thành ngữ surrender and let go, chúng tôi đă dùng một động từ ghép buông bỏ-chấp nhận để diễn tả trạng thái hoàn toàn chấp nhận cái đang là (what is) mà không một chút phản kháng và đồng thời để nó phơi bầy ra một cách tự nhiên mà không muốn thay đổi hay vướng mắc vào.


 

 

CHƯƠNG I

 

BẠN KHÔNG PHẢI LÀ NHỮNG TƯ TƯỞNG

 

Giác ngộ là ǵ?

 

Một người hành khất ngồi bên đường đă 30 năm. Một hôm, một người lạ bước đến hỏi:

- “Này bạn có dư bạc cắc th́ cho tôi đi,” người hành khất miệng lẩm bẩm, tay ch́a chiếc nón cũ kỹ ra.

- “Tôi chẳng có ǵ để cho ông,” người khách lạ nói. Rồi ông ta hỏi thêm:

- “Ông ngồi trên cái ǵ vậy?”

- “Cái ǵ đâu? Chỉ là một cái thùng cũ. Tôi dùng nó làm ghế ngồi từ lâu lắm rồi!”

- “Có bao giờ ông nh́n bên trong xem có ǵ không?”

- “Không, để làm ǵ? Chẳng có ǵ trong đó cả.”

- “Cứ thử nh́n vào xem sao.” Người khách lạ nài nỉ.

Người hành khất cậy nắp thùng ra và bất ngờ t́m thấy bên trong đầy vàng. Ông ta vô cùng ngạc nhiên và mừng rỡ.

Tôi là người khách lạ kia, không có ǵ để cho bạn, chỉ nhắc bạn nên nh́n vào bên trong, không phải bên trong cái thùng nào như trong câu chuyện ngụ ngôn, nhưng ở một nơi gần gũi hơn nữa: đó là bên trong bạn.

H́nh như tôi nghe bạn phản đối: “Nhưng tôi đâu phải là kẻ hành khất.”

Những ai chưa t́m được kho tàng thật của ḿnh – niềm vui hiện hữu và sự thanh tịnh – đều là những kẻ hành khất, dù họ có thật nhiều của cải vật chất. Họ đi t́m những thú vui vụn vặt từ bên ngoài. Họ t́m cách thỏa măn dục vọng. Họ t́m những ǵ vun bồi bản ngă. Họ đi t́m sự an toàn hoặc t́nh yêu. Trong khi đó họ đă có cả một kho tàng gồm tất cả những thứ trên và c̣n nhiều nữa mà thế gian này không dâng hiến được.

Động từ giác ngộ gợi ư một hành động phi thường. Bản ngă con nguời thường thích đặt ra như vậy. Thật ra, giác ngộ chỉ là trạng thái tự nhiên khi bạn cảm thấy đồng nhất với sự sống (hiện hữu), khi bạn ḥa đồng với một cái ǵ bao la, vững chắc. Điều này thật mâu thuẫn v́ cái bao la bền vững ấy vừa là bạn lại vừa lớn hơn bạn nhiều. Bạn giác ngộ khi t́m được thực chất của ḿnh mà không ngôn ngữ và h́nh thể nào diễn tả được. V́ không cảm nhận được sự đồng nhất này nên bạn có ảo tưởng ḿnh và thế giới chung quanh tách rời nhau, và ḿnh như một mảnh vụn cô lập. Cho nên bạn sợ hăi và cảm thấy có mâu thuẫn cả bên trong lẫn bên ngoài.

Tôi rất thích định nghĩa đơn giản của Đức Phật: giác ngộ, chính là chấm dứt khổ năo. Định nghĩa như vậy chẳng có ǵ phi thường và dĩ nhiên c̣n thiếu sót v́ ta mới chỉ biết giác ngộ qua khía cạnh tiêu cực tức là diệt khổ. Cái ǵ c̣n lại khi không c̣n khổ đau? Đức Phật không bàn ǵ về điều này. Ngài im lặng có nghĩa là bạn phải tự t́m hiểu lấy. Đức Phật đă dùng một định nghĩa tiêu cực để tư tưởng không thể bám vào đấy mà tin hoặc vin vào đấy mà biến giác ngộ thành một hành động phi thường, một mục tiêu xa vời. Nhiều Phật tử đă không chú trọng đến điểm này mà vẫn tin chỉ có Đức Phật mới giác ngộ được, c̣n họ th́ không, ít nhất cũng không phải trong kiếp này.

 

Xin hỏi danh từ  hiện hữu dùng ở đây nghĩa là ǵ ?

Hiện hữu là sự sống bất diệt, thường hằng, thể hiện qua hằng hà sa số h́nh thể sinh vật phải trải qua luân hồi sinh tử. Tuy nhiên, hiện hữu không những đa dạng mà c̣n ở sâu kín trong mỗi h́nh thể và là bản thể vô h́nh và bất diệt. Nói nôm na, đó là thực chất của bạn, “cái tôi” sâu xa mà bạn có thể nắm được, nhưng không phải bằng cách dùng tư tưởng. Đừng cố gắng t́m hiểu sự sống (hiện hữu), v́ chỉ khi nào tâm thanh tịnh th́ bạn mới hiểu được. Khi nào bạn trọn vẹn sống trong giây phút hiện tại và chú tâm vào đấy th́ sẽ cảm nhận được. C̣n dùng tâm phàm th́ sẽ chẳng bao giờ hiểu được. Ư thức được sự hiện hữu rồi an nghỉ tại đó, thế là giác ngộ.

 

Khi đề cập đến hiện hữu, có phải thầy muốn nói đến Thượng Đế không? Nếu vậy, sao thầy không nói rơ ràng ra ?

Danh từ Thượng Đế đă bị lạm dụng từ hàng ngàn năm nay nên không c̣n ư nghĩa ǵ nữa. Cũng có đôi khi tôi dùng đến danh từ này, nhưng chỉ thỉnh thoảng thôi. Khi nói đến lạm dụng, tôi muốn ám chỉ đến những người chưa hề được thấy thế giới thiêng liêng, không gian bao la vô tận, mà lại dùng danh từ này với một ḷng tin mănh liệt như thể chính ḿnh biết rất rơ điều ḿnh đang nói tới. Lại có những người chống đối lại như thể chính họ hiểu rất rơ điều họ chối bỏ. Cho nên mới có những giáo điều, khẳng định, ảo tưởng tự cao thật kỳ quái. Chẳng hạn như câu nói: “Thượng Đế của tôi, Thượng Đế của chúng tôi mới đích thật là Thượng Đế. Thượng Đế của bạn chỉ là giả tạo”. Hoặc câu bất hủ “Thượng Đế đă chết rồi” của Nietzsche.

Danh từ Thượng Đế đă trở thành một khái niệm khép kín. Cứ nói ra th́ người ta đă mường tượng đến một h́nh ảnh. Có thể bây giờ không c̣n là h́nh ảnh một ông già râu tóc trắng xóa nữa, nhưng dù ǵ vẫn là h́nh ảnh một người thuộc nam giới hay một cái ǵ ở bên ngoài.

Không danh từ nào, Thượng Đế hay hiện hữu, có thể định nghĩa được thực tại. Cho nên câu hỏi quan trọng nên đặt ra là dùng những danh từ như thế th́ giúp hay ngăn trở kinh nghiệm thực tại mà chúng chỉ đến. Có thật là chúng chỉ vào thực tại siêu việt hay lại chỉ gieo thêm vào tâm trí người nghe một khái niệm để mà tin vào, như một loại thần tượng trong tâm trí?

Danh từ hiện hữu cũng như danh từ Thượng Đế không giải nghĩa được ǵ. Tuy nhiên hiện hữu có một ưu điểm v́ nó là một khái niệm mở. V́ nó không thu hẹp cái vô h́nh vô biên vào một thực thể hữu hạn nên chúng ta không thể nào tạo được một h́nh ảnh trong trí óc về hiện hữu. Không ai có thể rêu rao độc quyền chiếm hữu hiện hữu được. Hiện hữu chính là bản chất của con người. Bạn nắm ngay được nó khi cảm nhận được sự hiện diện của ḿnh, khi hiểu được “cái tôi” hiện hữu đă có từ trước khi cái tôi này, cái tôi khác xuất hiện. Cho nên từ hiện hữu đến chứng nghiệm trạng thái hiện hữu chỉ có một bước nhỏ.

 

Trở ngại lớn nhất ngăn cản chứng nghiệm thực tại này là ǵ ?

Một khi đă tự đồng hóa với tư tưởng th́ chúng cứ tiếp nối nhau không ngừng. Không thể ngừng suy nghĩ là một phiền năo đáng sợ. Khổ thay, người ta không ư thức được như thế v́ hầu hết mọi người đều mắc phải chứng bệnh này nên xem nó là một trạng thái b́nh thường. Cái tiếng động kéo dài không ngừng nghỉ trong trí óc tạo thành một tấm màn che nên bạn không t́m được thấy cơi vắng lặng bên trong gắn liền với hiện hữu. Đồng thời, nó cũng tạo thành “cái tôi” giả tạo đưa đến sợ hăi và đau khổ. Điểm này sẽ được xét kỹ hơn ở một đoạn sau.

Triết gia Descartes tin ḿnh đă t́m ra chân lư khi ông thốt ra câu bất hủ: “Tôi suy tưởng. Do đó tôi hiện hữu”. Thật sự, ông đă phạm phải sai lầm căn bản, tức là coi tư tưởng ngang hàng với hiện hữu, và cá tính ngang hàng với tư tưởng. Phần đông chúng ta đều suy nghĩ không ngừng, sống cô lập trong một thế giới phức tạp, điên dại đầy rẫy tranh chấp và vấn đề này kia kia nọ phản ảnh một sự chia trí liên tục. Giác ngộ là một trạng thái đầy đủ nên rất an b́nh. Nó ḥa đồng với sự sống đa dạng, với toàn thế giới, cũng như với hiện hữu, tức là “cái tôi” không thể hiện của bạn. Giác ngộ không phải chỉ là diệt khổ, diệt sự mâu thuẫn giữa bên trong và bên ngoài, mà c̣n là diệt sự nô lệ hóa ghê gớm của tư tưởng luôn luôn quay cuồng. Thật là một giải thoát vi diệu!

Đồng hóa với tư tưởng là tạo một bức màn vô minh bằng những khái niệm, nhăn hiệu, h́nh ảnh, ngôn từ, quan niệm, định nghĩa, ngăn trở những mối quan hệ chân thật. Đấy là tấm màn đă gây ra ảo tưởng chia cách bạn với chính ḿnh, với những người chung quanh, với thiên nhiên, và với Thượng Đế để mà bạn quên đi sự kiện chính là, đằng sau những dị đồng bên ngoài vạn vật đều là một với hiện hữu. Nói đến quên có nghĩa là bạn không c̣n cảm nhận được, không c̣n chứng nghiệm được thực tại hiển nhiên của sự đồng nhất. Tin vào điều này có thể an ủi bạn nhưng chỉ có chính ḿnh chứng nghiệm mới tự giải thoát được.

Suy nghĩ đă trở thành một căn bệnh. Ta mắc bệnh khi cơ thể mất quân b́nh. Chẳng hạn b́nh thường tế bào trong cơ thể phân chia điều ḥa. Nhưng khi chúng phân chia quá độ, con người sẽ bị bệnh ung buớu. Cũng như thế, suy nghĩ là một dụng cụ tuyệt vời nếu nó được xử dụng đúng cách. Nhưng nếu dùng sai lạc th́ nó lại gây nên nhiều tai hại. Nói cho rơ, vấn đề không phải là bạn không biết suy nghĩ cho đúng cách mà là bạn thường không suy nghĩ ǵ cả. Trái lại, chính những tư tưởng đă đàn áp bạn. Và chứng bệnh phát ra từ đấy v́ bạn cứ tưởng ḿnh là những tư tưởng. Thật ra đó chỉ là ảo tưởng.

 

Tôi không đồng ư. Như mọi người, tôi có suy nghĩ vẩn vơ rất nhiều, nhưng tôi vẫn luôn luôn biết dùng tư tưởng để hoàn tất công việc.

V́ bạn giải được một bài toán ô chữ hay chế tạo được một trái bom nguyên tử không có nghĩa là bạn biết xử dụng tư tưởng. Cũng như chó thích gặm xương, cái tâm thích giải những bài toán khó. Nhưng chính bạn không hứng thú những chuyện này. Thử hỏi bạn có tự ư ḿnh tách rời khỏi những tư tưởng được không? Bạn đă t́m được cái nút làm ngưng guồng máy tư tưởng chưa?

 

Ngừng hẳn suy nghĩ? Tôi không làm nổi, nếu như có th́ cũng chỉ trong chốc lát thôi.

Nếu vậy th́ chính ḍng tư tưởng đă dùng bạn rồi. Vô t́nh bạn đồng hóa với nó nên không biết ḿnh là nô lệ của nó. Giống như người bị ma ám mà không biết nên cứ tưởng ḿnh là ma. Khi nào nhận định được rằng ḿnh ở cương vị chủ nhân chứ không phải ở cương vị người khách đến chơi (tức là ḍng tư tưởng) là bắt đầu tự giải thoát. Hiểu được vậy, bạn mới có thể bắt đầu quan sát người khách. Từ lúc đó, ư thức được đưa lên một b́nh diện cao hơn. Bạn sẽ ư thức ngay được một thế giới trí tuệ bao la bên ngoài tư tưởng trong khi tư tưởng chỉ là một phần nhỏ của trí tuệ. Bạn cũng sẽ ư thức được rằng mọi điều quan trọng như cái đẹp, t́nh yêu, óc sáng tạo, niềm hân hoan, sự thanh tịnh, đều phát khởi từ bên ngoài tư tưởng. Lúc đó bạn bắt đầu tỉnh ngộ.

Thoát ra ngoài tư tưởng

 

Xin hỏi “quan sát kẻ suy tưởng” nghĩa là ǵ?

Nếu một người đến nói với bác sĩ của ḿnh: Tôi nghe thấy có tiếng nói trong đầu,” th́ chắc chắn người đó sẽ được gửi đi gập một bác sĩ thần kinh để được chữa trị. Sự thật là hầu như ai cũng luôn luôn nghe thấy một hay nhiều tiếng nói trong đầu ḿnh. Tiến tŕnh không chủ ư của những tư tưởng mà bạn không biết có thể làm ngưng lại được là như thế. Tư tưởng chỉ là những độc thoại hay đối thoại vô tận.

Thoảng hoặc ngoài đường phố bạn đă từng gặp những người “điên” lẩm bẩm nói với chính ḿnh. Th́ họ cũng không khác bạn và tất cả các người “b́nh thường” là bao, chỉ khác là bạn không nói to ra thôi. Tiếng nói trong đầu bàn luận, suy nghĩ, phán đoán, so sánh, phàn nàn, thương, ghét, v.v… Tiếng nói không nhất thiết đề cập đến t́nh cảnh hiện thời của bạn; nó có thể sống lại quá khứ xa gần, hoặc dự tính và tưởng tượng những hoàn cảnh tương lai. Tư tưởng thường hướng về những kết cuộc tiêu cực để mà lo lắng. Thỉnh thoảng những lớp tuồng này có kèm theo h́nh ảnh như một cuốn phim chiếu trong trí óc. Ngay cả khi tiếng nói thích ứng với hoàn cảnh hiện tại, nó cũng sẽ diễn giải theo chiều hướng đă quen thuộc. Chính v́ tiếng nói xuất phát từ bộ óc đă có nề nếp của bạn, tức là do hoàn cảnh riêng của bạn và truyền thống, tập tục xă hội đào tạo, nên bạn nh́n và phê phán hiện tại qua đôi mắt của quá khứ. Do đó kết quả là một h́nh ảnh sai lạc. Nhiều khi tiếng nói trong đầu là kẻ thù đáng ghét, luôn luôn đả phá, trừng phạt và rút tỉa sinh lực của bạn. Nó gây ra không biết bao nhiêu khổ năo và bệnh tật.

Điều đáng mừng là con người có thể thoát khỏi uy lực của tư tưởng. Thế mới thật là giải thoát. Ngay từ bây giờ, bạn hăy lắng nghe tiếng nói trong đầu càng nhiều càng tốt, đặc biệt chú ư đến những tư tưởng cứ lập đi lập lại như những đĩa hát nhựa đă quay trong đầu từ nhiều năm qua. Quan sát kẻ suy tưởng là thế. Nói một cách khác hăy lắng nghe tiếng nói trong đầu bạn và hiện diện như một chứng nhân.

Khi lắng nghe tiếng nói, th́ đừng nên thiên vị, có nghĩa là đừng nên chỉ trích hay buộc tội v́ như thế là tiếng nói đă lại luồn về bằng lối cửa sau. Rồi bạn sẽ phân biệt được: Ḱa là tiếng nói, đây là tôi hiện hữu đang lắng nghe, đang quan sát. Nhận thức được sự có mặt của ḿnh không phải là một tư tưởng mà xuất phát từ một nơi bên ngoài tư tưởng.

 

§

 

Trong khi lắng nghe một tư tưởng, không những bạn ư thức được tư tưởng mà đồng thời cũng ư thức được chứng nhân của tư tưởng, một sự hiện diện ư thức nằm bên dưới tư tưởng – “cái tôi” thật của bạn. Lúc ấy bạn không c̣n đồng hóa với tư tưởng và tăng năng lượng cho nó nữa nên tư tưởng mất dần uy lực rồi lắng xuống nhanh chóng. Thế là tư tưởng vô ư thức và tự động bắt đầu ngưng hoạt động; một b́nh diện mới của ư thức đă xuất hiện.

Khi một ư nghĩ lắng xuống th́ ḍng tư tưởng bị gián đoạn tạo nên một khoảng trống không. Thoạt đầu, những khoảng trống này chỉ kéo dài vài giây, rồi dần dà sẽ lâu hơn. Bạn cảm thấy trong ḷng vắng lặng. Trạng thái đồng nhất với hiện hữu, lúc trước bị các tư tưởng che lấp, bây giờ phát hiện. Càng luyện tập, cảm giác an tịnh càng phát triển cho đến vô tận. Bạn cũng sẽ cảm thấy một niềm vui khởi dậy từ một nơi sâu thẳm; niềm hân hoan hiện hữu là như thế.

Trạng thái này không phải là trạng thái xuất thần bởi v́ ư thức c̣n nguyên vẹn. Nếu phải trả giá sự thanh tịnh bằng cách giảm ư thức và sinh lực th́ mục đích đó thực không đáng theo đuổi. Ở trạng thái hiện hữu, con người tỉnh táo và sống động hơn ở trạng thái ḥa đồng với tư tưởng. Lúc đó họ hoàn toàn hiện diện và tần số rung động của trường năng lượng nuôi dưỡng cơ thể cũng gia tăng.

Càng đi sâu vào thế giới vô niệm, như người ta thường gọi ở các nước phương Đông, th́ càng nhận thức được trạng thái của chân tâm, càng cảm nhận được sự hiện diện của chính ḿnh với một cường độ và một niềm vui khiến mọi tư tưởng, mọi cảm giác, ngay cả thân xác của ḿnh và thế giới chung quanh cũng tương đối không c̣n quan trọng. Tuy vậy trạng thái này không vị kỷ mà lại hoàn toàn vô ngă. Nó đưa người ta vượt khỏi “cái tôi” trước kia. Sự hiện diện đó chính là bạn mà cũng to tát hơn bạn. Những điều tôi nói ở đây có vẻ mâu thuẫn, nhưng tôi không thể nào diễn giải khác hơn được.

 

§

 

Thay v́ quan sát kẻ suy tưởng, người ta cũng có thể tạo những khoảng trống không gián đoạn ḍng tư tưởng bằng cách chú tâm vào hiện tại. Hăy ư thức mạnh mẽ giây phút hiện tại. Hành động sảng khoái này kéo ư thức ra khỏi tầm hoạt động của tư tưởng và tạo một khoảng vô niệm trong đó bạn rất chăm chú, ư thức mà không suy nghĩ. Cốt tủy của thiền định là như thế.

Bạn có thể tập thực hành như trên trong mọi sinh hoạt b́nh thường của đời sống hàng ngày. Trước đây sinh hoạt chỉ là phương tiện đưa đến một cứu cánh th́ nay khi bạn đem hết sự chú ư vào việc làm, sinh hoạt đă trở thành cứu cánh. Chẳng hạn, mỗi khi lên xuống cầu thang trong nhà hay nơi sở làm, bạn hăy để ư đến từng bước, từng động tác, ngay cả từng hơi thở. Hoàn toàn hiện diện trong sinh hoạt này. Hoặc khi rửa tay, bạn hăy chú ư đến mọi cảm giác liên hệ: tiếng nước chẩy, cảm giác trên da khi nước chẩy qua tay, động tác của bàn tay, mùi thơm của xà-bông, v.v... Hoặc khi bạn ngồi vào xe sau khi đóng cửa, hăy ngừng lại vài giây và quan sát hơi thở của ḿnh. Hăy ư thức đến một sự hiện diện, yên lặng nhưng tràn đầy năng lượng. Bạn có thể đo lường sự tiến bộ bằng cách quan sát xem bên trong ḿnh thanh tịnh nhiều hay ít.

 

§

 

Giai đoạn chính trong cuộc hành tŕnh đi đến giác ngộ là tập thôi đồng hóa với tư tưởng của ḿnh. Mỗi khi tạo được một khoảng không gián đoạn ḍng tư tưởng th́ ư thức càng thêm mạnh.

Một ngày nào đó, bạn sẽ mỉm cười với tiếng nói trong đầu như mỉm cười nh́n một đứa trẻ nghịch ngợm. Nghĩa là lúc đó tư tưởng không c̣n nắm vai tṛ quan trọng nữa v́ “cái tôi” của bạn không c̣n lệ thuộc nó nữa.

Giác ngộ vượt khỏi ḍng tư tưởng

 

Con người phải suy nghĩ để tồn tại trên cơi đời này chứ?

Tư tưởng là một loại dụng cụ mà ta xử dụng để hoàn tất một công việc. Công việc xong th́ nên bỏ nó qua một bên. Hiện nay, tôi dự đoán có khoảng 80 đến 90 phần trăm tư tưởng con người đều lập đi lập lại nên chúng thực vô dụng. Hơn thế nữa, chúng lại c̣n rất tai hại v́ thường sai lạc và tiêu cực. Bạn cứ quan sát tư tưởng của ḿnh th́ thấy ngay. Tư tưởng tự động làm soi ṃn năng lượng cần thiết cho sự sống.

Cứ bắt ḿnh suy nghĩ như vậy thật sự là một thói quen mà tự ḿnh không ngưng được. Nó mạnh hơn con người và đem lại một loại thú vui giả tạo mà sớm muộn ǵ cũng biến thành phiền năo.

 

Tại sao con người lại cứ suy nghĩ măi thế?

V́ họ đồng hóa với tư tưởng, nghĩa là họ t́m thấy “cái tôi” của ḿnh trong những hoạt động của chúng, họ tin rằng ḿnh sẽ không c̣n hiện hữu nếu không c̣n suy nghĩ. Khi lớn lên bạn đă vẽ trong trí óc một h́nh ảnh về ḿnh, dựa trên hoàn cảnh riêng và truyền thống của xă hội. Ta hăy gọi “cái tôi” này là cái tôi giả (phàm ngă) được tư tưởng tạo ra và nuôi dưỡng. Người ta hiểu “cái tôi” theo nhiều cách khác nhau. Ở đây, tôi muốn nói rằng cái tôi giả được tạo thành v́ bạn tự đồng hóa với tư tưởng.

Với “cái tôi”, hiện tại gần như không đáng kể – chỉ có quá khứ và tương lai là quan trọng. Cho nên ta thấy dưới h́nh thức “cái tôi” giả, tư tưởng tác dụng sai lạc và sự thật bị hoàn toàn đảo lộn. “Cái tôi” chỉ bận lo hồi tưởng quá khứ, v́ nếu không c̣n quá khứ th́ bạn là ai? Nó cũng thường phóng ḿnh vào tương lai để bảo tồn sự sống c̣n và để được thỏa măn một phần nào. Nó toan tính. “Một ngày nào, khi chuyện này chuyện khác xảy ra, th́ ḿnh sẽ có hạnh phúc, ḿnh sẽ an thân. Ngay cả khi “cái tôi” thoảng hoặc có nghĩ đến hiện tại, th́ nó cũng không thật sự nh́n thấy hiện tại mà chỉ biết nh́n qua đôi mắt của quá khứ. Hoặc nó dùng hiện tại như phương tiện đưa đến cứu cánh, một cứu cánh bao giờ cũng ở trong tương lai. Hăy quan sát ḍng tư tưởng và bạn sẽ thấy nó hoạt động như thế.

Giây phút hiện tại là ch́a khóa giải thoát. Nhưng bạn sẽ chẳng t́m thấy giây phút này nếu c̣n đồng hóa với ḍng tư tưởng.

 

Tôi không muốn mất đi khả năng phân tách và phân biệt. Tôi rất muốn học suy nghĩ cho rơ ràng mạch lạc. Biết suy nghĩ là món quà quư nhất mà con người đă có. Không có nó, họ không khác ǵ loài thú vật.

Ưu thế của tư tưởng chỉ là một giai đoạn trên tiến tŕnh của ư thức. Bây giờ, nhân loại phải mau chuyển bước sang giai đoạn kế tiếp, bằng không tư tưởng sẽ tiêu diệt họ v́ nó đă trở thành một quái vật. Điểm này sẽ được bàn thêm ở đoạn sau. Suy nghĩ không phải là có ư thức. Suy nghĩ chỉ là một phần nhỏ của ư thức. Không thể có tư tưởng nếu không có ư thức. Nhưng ư thức th́ không cần đến tư tưởng.

Giác ngộ là thoát ra ngoài tư tưởng, chứ không phải rơi xuống tŕnh độ thấp hơn tư tưởng, tŕnh độ của thú vật hay thực vật. Một khi giác ngộ rồi th́ người ta vẫn suy nghĩ khi cần đến, nhưng một cách tập trung hơn và hữu hiệu hơn trước. Người ta dùng tư tưởng cho những mục đích thiết thực, nhưng không c̣n vướng bận với cuộc đối thoại vô ư thức và liên tục trong óc nữa. Bên trong là sự an tịnh. Lúc phải dùng tư tưởng, nhất là khi cần có một giải đáp sáng tạo, th́ người ta chỉ cần an nghỉ vài phút giữa tư tưởng và sự thanh tịnh, giữa suy nghĩ và vô niệm. Vô niệm là ư thức không tư tưởng. Suy tưởng sáng tạo là như thế, v́ chỉ bằng cách đó th́ tư tưởng mới có thực quyền. Tư tưởng lạc lơng v́ không được tiếp xúc với ư thức bao la, sẽ nhanh chóng trở thành khô khan, điên dại rồi tự hủy hoại.

Ḍng tư tưởng chính thực là một guồng máy biết tồn tại. Nó biết tấn công những tư tưởng khác, biết tự bảo vệ, rất giỏi thu thập, lưu giữ và phân tích tin tức, nhưng lại không biết sáng tạo. Óc sáng tạo của người nghệ sĩ thực sự bắt nguồn từ một nơi vô niệm, một nơi an tịnh. Từ đó, tư tưởng phát triển và thành h́nh. Ngay cả những khoa học gia tên tuổi cũng đă kể rằng những khám phá sáng tạo của họ đều xẩy ra sau một thời gian khi tư tưởng lắng xuống. Một cuộc thăm ḍ khắp nước Mỹ với các nhà toán học uyên bác nhất, kể cả Einstein, để t́m hiểu lề lối làm việc của họ đă đưa đến những kết quả đáng kinh ngạc. Họ cho biết rằng tư tưởng chỉ đóng vai tṛ phụ tùy trong giai đoạn quyết định của hành động sáng tạo. Vậy có thể nói rằng sở dĩ đa số các khoa học gia không sáng tạo không phải v́ họ không biết suy nghĩ mà v́ họ không biết ngừng suy nghĩ!

Không phải nhờ tư tưởng mà có sự sống trên trái đất, mà cơ thể con người được cấu tạo và nuôi dưỡng. Rơ ràng có một trí tuệ làm việc, một loại trí tuệ bao quát hơn tư tưởng rất nhiều. Hăy thử nghĩ xem: Làm thế nào mà một tế bào con người bề ngang chỉ đo được 1/1000 inch lại có thể chứa đựng trong nhân của nó, những chỉ thị có thể lát đầy 1.000 cuốn sách dầy 600 trang mỗi cuốn? Càng học về tiến tŕnh hoạt động của cơ thể, th́ càng nhận thức được rằng trí tuệ tạo ra nó bao la bát ngát trong khi sự hiểu biết của con người thật vô cùng nhỏ nhoi. Khi tư tưởng tiếp xúc với trí tuệ th́ nó trở thành một dụng cụ tuyệt vời. Lúc đó nó phụng sự một cái ǵ lớn hơn nó rất nhiều.

Cảm xúc: Phản ứng giữa thân xác và tư tưởng

 

C̣n cảm xúc th́ sao? Tôi thường bị vướng mắc trong cảm xúc nhiều hơn trong tư tưởng.

Tâm trí, theo ư nghĩa tôi dùng danh từ này, không chỉ thu gọn trong tư tưởng mà gồm cả cảm xúc và mọi phản ứng không ư thức gắn liền tư tưởng với cảm xúc. Cảm xúc phát hiện ở giao điểm của thân vật chất và tư tưởng. Hoặc nó là cơ thể phản ứng lên tư tưởng hoặc nó là tư tưởng phản ảnh trên cơ thể. Thí dụ, một tư tưởng đả kích hay thù nghịch tạo năng lượng tích tụ trong cơ thể mà ta gọi là tức giận. Khi người ta giận dữ, ư nghĩ cơ thể bị đe dọa khiến nó co lại và sẵn sàng chiến đấu. Đó là khía cạnh vật chất của sự sợ hăi. Khảo sát cho thấy những cảm xúc mạnh c̣n gây ra cả những biến đổi sinh hóa học trong cơ thể. Thông thường người ta không ư thức được mọi ḍng tư tưởng mà chỉ nhận ra chúng khi quan sát cảm xúc.

Càng đồng hóa với tư tưởng: thương ghét, khen chê, và phê b́nh chỉ trích, nghĩa là càng ít hiện diện trong vai kẻ ư thức quan sát th́ năng lượng của cảm xúc càng mạnh thêm bấy nhiêu, bất luận người ta có ư thức được điều này hay không. Nếu không cảm thụ được những xúc động của ḿnh, th́ sớm muộn ǵ bạn cũng cảm nhận được chúng trong cơ thể dưới h́nh thức những triệu chứng bệnh. Những năm gần đây, người ta đă viết rất nhiều về vấn đề này nên tôi không muốn đề cập đến ở đây nữa. Một cảm xúc vô ư thức mạnh cũng có thể phát ra dưới dạng một biến cố bên ngoài xẩy đến cho ḿnh. Chẳng hạn, có những kẻ trong ḷng mang nhiều oán hận mà không biết và cũng không diễn tả ra ngoài thường hay bị những kẻ nóng giận tấn công một cách vô cớ hoặc bằng lời nói hoặc bằng hành động. Những người thuộc loại thứ nhất tỏa giận dữ ra hẳn bên ngoài. Một số người khác thu nhận được những cảm xúc này, liền châm ng̣i cho chính cơn giận ngấm ngầm của họ bùng nổ.

Một người không biết cảm nhận xúc động của ḿnh th́ phải chú ư ngay đến trường năng lượng trong cơ thể, nghe ngóng, quan sát để tập cảm nhận. Vấn đề này sẽ được xét kỹ hơn ở đoạn sau.

 

§

 

Xin hỏi nếu cảm xúc là tư tưởng phản ảnh lên thân vật chất th́ tại sao có khi hai bên xung đột với nhau: chẳng hạn hoặc tư tưởng bảo không, cảm xúc bảo có, hoặc tư tưởng bảo có, cảm xúc bảo không?

Nếu thực sự muốn t́m hiểu ḍng tư tưởng th́ hăy kiểm soát cảm xúc hay tốt hơn nữa hăy cảm nhận nó trong cơ thể v́ cơ thể sẽ luôn luôn phản ảnh trung thực. Nếu có mâu thuẫn, tư tưởng sẽ nói dối và cơ thể sẽ nói thật, không phải sự thật rốt ráo của bản chất con người, nhưng sự thật tương đối về tâm trạng bạn lúc bấy giờ.

Những tư tưởng bên ngoài và tiến tŕnh vô ư thức của ḍng tư tưởng thường xung đột với nhau. Nhưng ngay dù chưa nhận thức được hoạt động vô ư thức của ḍng tư tưởng th́ vẫn có thể nhận thức được cảm xúc phản ảnh trên thân xác. Quan sát cảm xúc như thế cũng giống như quan sát tư tưởng mô tả ở phần trên. Chỉ khác là tư tưởng ở trong tâm trong khi cảm xúc có thể cảm nhận được ở ngay thân. Bạn có thể để cảm xúc ở đó mà không bị nó chi phối. Con người không phải là cảm xúc mà là kẻ quan sát, sự hiện diện quan sát. Theo pháp thực hành này th́ ánh sáng của ư thức sẽ rọi lên mọi sự vô ư thức bên trong.

 

Vậy, quan sát cảm xúc cũng quan trọng như quan sát tư tưởng sao?

Đúng vậy. Hăy thường xuyên tự hỏi ḿnh: cái ǵ đang biến chuyển trong tôi lúc này? Câu hỏi này sẽ đưa bạn đi đúng đường. Nhưng chỉ nên theo dơi, đừng nên phân tích. Hăy hướng hết chú ư vào bên trong và cảm nhận năng lượng của cảm xúc. Nếu không cảm được ǵ, th́ nên đào sâu hơn vào trường năng lượng trong cơ thể. Đó là cánh cửa dẫn vào hiện hữu.

 

§

 

Một cảm xúc thường tiêu biểu cho một tư tưởng đă được phóng đại và được tăng thêm năng lượng. Bạn thường không đủ hiện diện để quan sát được cảm xúc v́ chúng chứa quá nhiều năng lượng nên dễ dàng áp đảo bạn. Một khi bạn đă bị lôi cuốn rồi đồng hóa với cảm xúc th́ chúng tạm thời xâm chiếm bạn. Bạn tin ḿnh là cảm xúc. Một ṿng luẩn quẩn được dệt quanh tư tưởng và cảm xúc. Chúng tác động lên nhau và nuôi dưỡng lẫn nhau. Ḍng tư tưởng phản chiếu mănh liệt dưới dạng cảm xúc, đồng thời tần số rung động của cảm xúc tiếp tục nuôi dưỡng ḍng tư tưởng. Khi bạn suy tư về một t́nh cảnh, một biến cố hay một người đă gây ra cảm xúc, th́ tư tưởng mang năng lượng đến cho cảm xúc và ngược lại cảm xúc mang năng lượng đến cho tư tưởng. Ṿng luẩn quẩn cứ như thế mà quay măi.

Trên căn bản, mọi cảm xúc đều bắt nguồn từ một cảm xúc nguyên thủy khó nhận ra được. Nó phát sinh khi người ta mất ư thức về thực chất của ḿnh, ngoại trừ tên và h́nh dáng. Cảm xúc đó khó nhận ra nên không t́m được danh từ nào để diễn tả nó. Danh từ “sợ hăi được coi như là gần đúng nhất. Tuy vậy, ngoài cảm giác bị đe dọa, c̣n có một cảm giác khác sâu sắc hơn giống như thiếu thốn và bị bỏ rơi. Tốt hơn hết, ta hăy dùng một danh từ cũng trung tính như cảm xúc kia và gọi nó là phiền năo. Một trong những cơ năng chính của ḍng tư tưởng là tranh đấu để loại bỏ cảm xúc này. V́ vậy, ta thấy nó hoạt động không ngừng nhưng vẫn không làm ǵ được cả mà chỉ có thể tạm thời che dấu phiền năo thôi. Thật vậy, càng vùng vẫy để loại bỏ phiền năo th́ nó càng gia tăng. Ḍng tư tưởng không bao giờ t́m được giải đáp v́ chính nó là một phần của vấn đề. Hăy h́nh dung một cảnh sát trưởng đi lùng bắt một kẻ gây hỏa hoạn và tên thủ phạm lại chính là viên cảnh sát trưởng kia! Người ta sẽ không thoát khỏi đau khổ nếu không ngưng đồng hóa cái tôi thật (chân ngă) với ḍng tư tưởng, tức là cái tôi giả (phàm ngă). Phải truất phế tư tưởng th́ hiện hữu mới có cơ hội thể hiện là bản chất của con người được.

Tôi biết bạn sắp hỏi câu ǵ.

 

Xin hỏi: c̣n những cảm xúc tích cực như t́nh yêu và hân hoan th́ sao?

Chúng luôn luôn đi cùng với trạng thái tự nhiên của bạn tức là cùng với hiện hữu. Mỗi khi có một khoảng không gián đoạn ḍng tư tưởng, th́ bạn sẽ thoáng thấy t́nh yêu và an lạc, hoặc sẽ có những khoảng thời gian ngắn ngủi thật vắng lặng. Phần đông ít nhận ra khoảng không này. Chúng chỉ đến rất t́nh cờ, khi tư tưởng yên lặng v́ cảnh đẹp, v́ cơ thể quá mệt mỏi hay v́ bạn đang ở trong một t́nh cảnh nguy kịch. Bỗng nhiên, bên trong thật thanh tịnh. Trong cái tịnh này, thoáng có an lạc, t́nh yêu và an b́nh.

Những giây phút trên thường rất ngắn v́ tư tưởng đă vội vă tiếp tục ồn ào hoạt động. T́nh yêu, an lạc, và an b́nh không thể tồn tại một khi tư tưởng c̣n lấn át. Không thể gọi chúng là cảm xúc được v́ chúng ở rất sâu bên dưới cảm xúc. Cho nên phải hoàn toàn ư thức để cảm nhận được cảm xúc rồi mới có thể cảm nhận được cái ǵ c̣n ở sâu kín hơn nữa. Danh từ cảm xúc dịch từ emotion bắt nguồn từ tiếng la-tinh emovere có nghĩa là phá rối.

T́nh yêu, an lạc và an b́nh là những khía cạnh sâu xa của hiện hữu. Chúng không có đối nghịch v́ phát xuất từ bên ngoài tư tưởng. Ngược lại, cảm xúc thuộc về tư tưởng nhị nguyên nên phải tuân theo định luật đối nghịch, nghĩa là có tốt th́ phải có xấu. Ở t́nh trạng chưa giác ngộ, khi người ta c̣n đồng hóa với ḍng tư tưởng, cái mà ta thường gọi lầm là an lạc thật sự chỉ là khía cạnh vui ngắn hạn của chu kỳ đau khổ/vui sướng thay phiên nhau. Vui sướng bao giờ cũng phát sinh từ cái ǵ ở bên ngoài trong khi an lạc bắt nguồn từ bên trong. Cái ǵ đem niềm vui đến cho bạn hôm nay th́ nay mai sẽ đem lại đau khổ. Hoặc nó rời xa bạn và thiếu vắng nó bạn sẽ đau khổ. Loại t́nh cảm gọi là t́nh yêu có thể khích động và làm người ta vui trong một thời gian, nhưng nó là một thứ ma túy bám chặt lấy chủ thể. Nó khiến người đang yêu cảm thấy thiếu thốn và luôn luôn đ̣i hỏi phải được thỏa măn. Trạng thái này có thể biến chuyển trong chốc lát sang trạng thái đối nghịch. Sau buổi ban đầu ngây ngất, biết bao mối t́nh đă nhanh chóng chuyển yêu thành ghét.

T́nh yêu chân thật không gây đau khổ, không bỗng chốc chuyển sang hận thù. An lạc thật sự cũng vậy không thể bỗng chốc biến thành khổ năo. Như tôi đă tŕnh bầy, ngay cả trước khi giác ngộ, trước khi thoát khỏi ḍng tư tưởng, bạn đă có thể thoáng thấy t́nh yêu thật, đă trải qua trạng thái an lạc thật, hay một trạng thái an b́nh sâu đậm, tịnh nhưng vẫn vô cùng sống động. Những trạng thái này gắn liền với bản chất của con người mà tư tưởng thường che lấp. Ngay trong những mối quan hệ b́nh thường, cũng có những lúc bạn cảm nhận được cái ǵ chân thật và bất diệt. Nhưng sẽ chỉ là những cái nh́n thoáng qua, chợt đến chợt đi rồi lại bị tư tưởng che đậy. Lúc ấy, bạn có cảm giác như đă nắm được cái ǵ rất quư báu nhưng rồi lại để vuột mất. Hay là tư tưởng sẽ thuyết phục bạn rằng những trạng thái trên chỉ là ảo tưởng. Thật sự chúng không là ảo tưởng và bạn không thể mất chúng được. Là thành phần của trạng thái tự nhiên, chúng có thể bị ḍng tư tưởng che mờ đi nhưng không hề bị hủy diệt. Ngay khi bầu trời đầy mây bao phủ, mặt trời vẫn nằm đó phía sau những đám mây.

 

Phật dạy rằng khổ năo phát sinh từ dục vọng. Muốn diệt khổ phải cắt đường giây dục vọng.

Người ta có dục vọng là v́ họ nuôi những tư tưởng đi t́m thỏa măn trong ngoại vật và tương lai để thay thế niềm an lạc hiện hữu. Khi “cái tôi” đồng hóa với tư tưởng, “cái tôi” cũng là ham muốn, là đ̣i hỏi, là thương, là ghét. Thực ra không có “cái tôi” nào. Đấy chỉ là một hạt giống chưa nẩy mầm, một tiềm lực chưa phát triển. Ngay cả khao khát được giải thoát hay được giác ngộ cũng chỉ là ham muốn thỏa măn dục vọng trong tương lai. Đừng nên t́m cách thoát khỏi ham muốn, ngay cả ham muốn được giác ngộ. Hăy chỉ hiện diện, làm kẻ quan sát tư tưởng. Thay v́ trích lời Phật dạy, th́ hăy là Phật, là kẻ đă tỉnh thức. Định nghĩa của tiếng Phật là như thế.

Nhân loại đă quằn quại trong khổ đau từ ngàn xưa, từ khi rớt khỏi trạng thái ân phước, rồi ngụp lặn trong thế giới của thời gian và tư tưởng, rồi mất đi ư thức hiện hữu. Từ đấy, nhân loại nhận thấy ḿnh chỉ là những mảnh vụn vô nghĩa trong một vũ trụ xa lạ, xa rời nhau và xa hẳn ngọn nguồn.

Bạn không thể tránh được đau khổ một khi c̣n đồng hóa với tư tưởng, nghĩa là một khi c̣n vô ư thức trên phương diện tâm linh. Tôi muốn đề cập đến cảm xúc khổ, đầu mối của cái khổ thể xác và bệnh năo. Phẫn uất, hận thù, tủi thân, mặc cảm tội lỗi, tức giận, chán nản, ghen ghét, v.v... ngay cả một chút khó chịu cũng đều là đau khổ. Mọi vui thú hay cảm xúc cao độ đều mang trong đó sự đối nghịch tức mầm mống khổ. Đến đúng ngày đúng giờ, cái khổ sẽ phải phát hiện.

Những người đă từng dùng ma túy để được kích thích đều hiểu rằng sau trạng thái ngây ngất là trạng thái chán nản. Vui thú sẽ chuyển hóa thành khổ đau. Nhiều người đă có kinh nghiệm bản thân về những mối quan hệ thân mật, nguyên nhân của hạnh phúc nhưng cũng dễ dàng chuyển thành nguyên nhân của khổ đau. Nh́n từ một b́nh diện cao hơn, tích cực và tiêu cực là hai mặt của một đồng tiền, hai khía cạnh của khổ năo gắn liền với ư thức vị kỷ khi nó đồng hóa với tư tưởng.

Phiền năo của con người thuộc hai loại: một loại khổ gây ra trong hiện tại và một loại khổ từ quá khứ c̣n tồn tại trong tâm khảm. Làm sao ngừng gây khổ trong hiện tại và làm tiêu tan cái khổ trong quá khứ? Đó là điều tôi muốn bàn tới.

 

Sở dĩ bạn triền miên sống trong khổ năo là v́ cứ lầm tưởng ḿnh là những tư tưởng và những cảm xúc mà không ư thức được thực chất vô h́nh, bất sinh bất diệt của ḿnh. Để thoát khổ, bạn chỉ cần hiện diện trọn vẹn trong hiện tại.

Chướng ngại lớn nhất ngăn cản bạn hiện diện là sự sử dụng sai lạc của ḍng tư tưởng liên tục. Thay v́ ư thức rằng thực chất của ḿnh thuộc phạm vi bên ngoài thời gian th́ bạn lại bị vướng mắc vào “cái tôi giả,” một ảo tưởng nằm trong thời gian.

Để thoát khỏi sự kiềm tỏa này, bạn chỉ cần làm kẻ chứng nhân quan sát ḍng tư tưởng và những cảm xúc, và không c̣n tưởng lầm ḿnh là chúng nữa. Có như thế tư tưởng và cảm xúc mới mất dần năng lượng mà tan biến đi.

(Đọc Tiếp CHƯƠNG II)

[1] “A Course in Miracles,” Foundation of Inner Peace, 1975.