Trọn Vẹn

Trong Giây Phút Này



Nguyên tác: The Power of Now

A Guide to Spiritual Enlightenment



của Eckhart Tolle

Dương Gia Phỏng Dịch

 

 

CHƯƠNG IV

 

NHỮNG MƯU LƯỢC CỦA TƯ TƯỞNG

ĐỂ LẨN TRÁNH HIỆN TẠI

 

Đánh mất hiện tại: ảo tưởng ṇng cốt

 

Một khi tôi hoàn toàn chấp nhận rằng rốt ráo thời gian chỉ là ảo tưởng, th́ cuộc đời tôi có thay đổi ǵ không? Tôi vẫn phải sống trong một thế giới mà thời gian làm chủ.

Suy nghĩ mà hiểu cũng chỉ là một loại tín ngưỡng và chẳng thay đổi được cuộc đời bạn. Muốn chứng nghiệm sự thật này th́ phải sống qua nó. Một khi mỗi tế bào trong cơ thể hiện diện và tràn đầy sức sống, và một khi bạn cảm nhận được sức sống này trong từng giây từng phút, th́ lúc ấy có thể nói là bạn đă thoát được ra khỏi thời gian.

 

Nhưng ngày mai tôi vẫn phải lo chi tiêu cho đời sống vật chất, vẫn phải già rồi chết như mọi người. Vậy làm sao có thể nói rằng tôi đă thoát khỏi thời gian?

Những chi tiêu của ngày mai không là vấn đề. Thân xác tan ră không là vấn đề. Đánh mất hiện tại mới là vấn đề hay đúng hơn cái ảo tưởng ṇng cốt khiến một t́nh trạng, một biến cố, hay một cảm xúc trở thành một vấn đề riêng tư và phiền năo mới là vấn đề. Đánh mất hiện tại là đánh mất sự sống (hiện hữu).

Thoát khỏi thời gian là không c̣n cần quá khứ để biết ḿnh là ai và không c̣n cần tương lai để được hoàn hảo. Đó là sự biến đổi ư thức sâu xa nhất mà bạn có thể h́nh dung được. Trong một vài trường hợp rất hiếm, sự biến đổi ư thức này xẩy ra thật ngoạn mục và quyết liệt, một lần rồi thôi. Đến khi đó th́ bạn hoàn toàn buông bỏ rồi chấp nhận, và cùng lúc cũng cực kỳ đau khổ. Tuy nhiên phải bền chí lắm mới đạt được trạng thái này.

Một khi đă có một chút ư thức vượt thời gian, th́ hăy c̣n sống trong cả thời gian và hiện tại. Trước hết, bạn bắt đầu nhận thức được rằng ḿnh rất ít chú tâm đến hiện tại. Biết được ḿnh không hiện diện đă là một thành quả lớn; biết được như vậy đă là hiện diện, mặc dù lúc đầu bạn chỉ hiểu được điều đó trong vài giây (tính theo thời gian đồng hồ) rồi lại mất đi. Rồi càng ngày bạn càng ư thức thường xuyên hơn, càng tập trung nhiều hơn vào hiện tại thay v́ vào quá khứ hay tương lai. Mỗi khi nhận thấy ḿnh đánh mất hiện tại, th́ nên giữ ư thức này không chỉ trong một vài giây mà lâu hơn nữa. Cứ như thế, trước khi ổn định ở trạng thái hiện diện, bạn c̣n sống ở cả hai trạng thái ư thức và vô ư thức, hiện diện và đồng hóa với tư tưởng. Cứ mất hiện tại rồi lại trở về với hiện tại. Rồi tới một ngày, bạn sẽ an trú thường trực trong hiện tại.

Nhiều người chẳng bao giờ chứng nghiệm được sự hiện hữu, hoặc nếu có th́ cũng chỉ t́nh cờ trong chốc lát nên không nhận biết được. Họ cũng chưa sống được giữa hai trạng thái hiện hữu và đồng hóa với tư tưởng mà chỉ luẩn quẩn ở nhiều tŕnh độ vô ư thức khác nhau thôi.

Trạng thái vô ư thức b́nh thường và vô ư thức nặng

 

Nhiều trạng thái vô ư thức là thế nào?

Trong giấc ngủ con người thường chập chờn giữa mộng và không mộng. Khi tỉnh cũng vậy, đa số chỉ sống giữa sự vô ư thức b́nh thường và sự vô ư thức nặng. Tôi gọi là vô ư thức b́nh thường khi người ta đồng hóa với quá tŕnh tư tưởng và cảm xúc, với phản ứng thương ghét của ḿnh. Phần đông sống ở trạng thái gọi là b́nh thường này khi họ không có ư thức hiện hữu. Không thể gọi cảm giác này là đau khổ tột cùng mà đúng ra chỉ là một loại khó chịu, bất măn, buồn chán, hay bực dọc liên tục, một loại tĩnh điện phía sau. Điều này khó nhận ra v́ từ lâu nó đă là một phần của đời sống b́nh thường, giống như tiếng máy điều ḥa không khí. Chỉ khi nào nó ngừng th́ người ta mới nhận ra và cảm thấy nhẹ nhơm hẳn. Để dẹp bỏ những khó chịu này, nhiều người chỉ biết uống rượu, hút thuốc, ăn uống, làm việc, xem truyền h́nh, hay đi mua bán sắm sửa giống như uống một liều thuốc ngủ. Nếu người ta làm những sự việc trên một cách chừng mực th́ rất thú vị nhưng v́ họ lạm dụng nên chúng trở thành một thói ghiền khó bỏ. Cuối cùng th́ cũng chỉ làm triệu chứng bệnh được nhẹ đi trong chốc lát mà thôi.

Một cảm giác khó chịu ở t́nh trạng vô ư thức b́nh thường biến thành phiền năo ở t́nh trạng vô ư thức nặng, một cảm giác buốt nhói và rơ rệt hơn, chẳng hạn như khi mọi sự việc đều xẩy ra trái hẳn ư muốn, khi “cái tôi” bị đe dọa hoặc khi có một thử thách, nguy hại, mất mát thật hay tưởng tượng xẩy ra, hoặc khi một mối quan hệ gập khó khăn. T́nh trạng này cũng là sự vô ư thức b́nh thường nhưng ở cường độ dữ dội hơn.

Ở trạng thái vô ư thức b́nh thường, một người kháng cự hay phủ nhận cái hiện hữu thường bực bội và bất b́nh, một trạng thái mà mọi người coi là b́nh thường. Khi “cái tôi” bị đe dọa và sự chống đối gia tăng th́ nó gây nên những cảm xúc tiêu cực như nóng giận, sợ hăi, hung hăng, chán nản, v.v . . . Mỗi khi người ta vô ư thức th́ họ đă khơi động thân khổ và đồng hóa với nó. C̣n có ư thức th́ không thể nào tàn ác được. Người ta cũng dễ dàng trở thành vô ư thức khi một đám đông hay cả một quốc gia toả ra một trường năng lượng tập thể tiêu cực.

Muốn biết ḿnh có ư thức nhiều hay ít th́ chỉ cần tự quan sát lối ḿnh đối phó với những thử thách trong đời. Qua những khó khăn, một người vô ư thức thường càng trở thành vô ư thức hơn và một người có ư thức càng ư thức nhiều hơn. Thử thách giúp bạn thức tỉnh hay ngủ say hơn. Giấc mộng vô ư thức b́nh thường có thể biến thành ác mộng.

Nếu không biết hiện hữu ngay trong những hoàn cảnh b́nh thường, như khi ngồi một ḿnh trong pḥng, đi dạo trong rừng, hay nghe một người nào nói chuyện, th́ chắc chắn khó có thể ư thức được trong những hoàn cảnh khó khăn. Khi đó, người ta sợ hăi và sẽ rơi nặng vào sự vô ư thức. Bạn đối phó ra sao với những thử thách đó, sẽ cho bạn và người chung quanh biết tŕnh độ ư thức của bạn, chứ không phải nhờ bạn ngồi thiền được bao lâu và thấy được những ấn chứng nào.

Cho nên cần phải ư thức nhiều hơn trong những hoàn cảnh b́nh thường khi mọi sự việc trôi chẩy để khả năng hiện hữu của ḿnh được mạnh hơn. Một trường năng lượng có tần số cao được phát ra trong và chung quanh người có ư thức. Không có sự vô ư thức nào, sự tiêu cực nào, sự bất b́nh hay bạo lực nào có thể len vào trường năng lượng này và tồn tại, giống như bóng tối không thể nào tồn tại trước ánh sáng.

Khi mới tập quan sát tư tưởng và cảm xúc của ḿnh, nghĩa là tập hiện hữu, có thể bạn sẽ ngạc nhiên khi lần đầu ư thức được tiếng động đằng sau t́nh trạng vô ư thức. Bạn cũng sẽ chợt nhận thấy chẳng mấy khi bạn thật sự thoải mái với chính ḿnh. Trên b́nh diện tư tưởng, th́ bạn có nhiều thái độ chống đối chẳng hạn như hay phê b́nh, bất b́nh, không để ư đến hiện tại. Trên b́nh diện cảm xúc, th́ bạn hay cảm thấy bứt rứt, căng thẳng, buồn chán, hay bực dọc. Cả hai khía cạnh đều tiêu biểu cho sự chống đối b́nh thường.

Họ đi t́m cái ǵ?

 

Trong một cuốn sách, Carl Jung có kể lại một cuộc đàm thoại của ông với một thủ lĩnh người da đỏ. Người thủ lĩnh cho biết ông ta thấy đa số người da trắng đều có một bộ mặt căng thẳng, đôi mắt đăm chiêu, và dáng điệu độc ác. Ông nói: “Lúc nào người da trắng cũng có giáng điệu lo lắng và không thoải mái như đang đi t́m kiếm cái ǵ? Chúng tôi không hiểu họ muốn ǵ! Trông họ như là người điên.”

Dĩ nhiên làn sóng ngầm khó chịu triền miên đă có từ trước nền văn minh kỹ nghệ bên các nước Tây phương. Bây giờ, nó lan cả sang phần lớn các nước phương Đông. Chưa bao giờ mà nó biểu lộ ở dạng cấp tính trầm trọng đến thế. Thật ra nó đă có dưới thời Đức Giêsu, dưới thời Đức Phật, và trước đó nhiều nữa. “Tại sao các con lúc nào cũng bồn chồn ?” Đức Giêsu đă hỏi các tông đồ của ngài. “Mỗi khi lo lắng bồn chồn, th́ các con có sống thêm được ngày nào không ?” Và Đức Phật cũng đă dạy rằng nguồn gốc của khổ đau nằm trong sự ham muốn vô tận.

Phản kháng hiện tại là một sai lầm tập thể. Cùng với sự mất ư thức hiện hữu, nó tạo nền tảng cho nền văn minh kỹ nghệ phi nhân của chúng ta ngày nay. Freud cũng đă thừa nhận có làn sóng ngầm bực bội này và đă mô tả sự trạng trên trong cuốn sách nhan đề “Nền văn minh và những bất măn của nó.[1] Nhưng ông đă không t́m ra nguồn gốc chính của trạng thái bất an này và đă không nhận định được rằng con người vẫn có thể thoát ra được. Sự sai lầm tập thể này đă tạo nên một nền văn minh rất bệnh hoạn và vô cùng tàn bạo, đe dọa sự sinh tồn của chính nó và của mọi sự sống khác trên trái đất.

Tiêu trừ t́nh trạng vô ư thức b́nh thường

 

Vậy làm sao thoát khỏi căn bệnh này ?

Bạn hăy ư thức. Hăy quan sát những h́nh thức đa dạng của tâm trạng bực bội, bất măn và căng thẳng do thái độ phê phán, kháng cự hiện hữu, và chối bỏ hiện tại gây nên. Cứ rọi ánh sáng ư thức trên sự vô ư thức th́ tức khắc nó sẽ tan biến đi. Một khi đă biết phá tan sự vô ư thức b́nh thường, th́ ánh sáng hiện hữu của bạn sẽ rực sáng và bạn sẽ có thể đối phó với sự vô ư thức nặng. Tuy nhiên v́ t́nh trạng vô ư thức b́nh thường quá tầm thường nên lúc đầu bạn sẽ khó mà nhận ra.

Bạn nên có thói quen theo dơi ḍng tư tưởng và cảm xúc của ḿnh và luôn luôn tự hỏi: Tôi có thoải mái trong lúc này không? Hay là: Sự việc ǵ đang xẩy ra trong tôi? Ít nhất cũng hăy để ư đến những điều xẩy ra bên trong cũng như bên ngoài. Khi bên trong điều ḥa, tự nhiên bên ngoài cũng sẽ điều ḥa. Thực tại chính nằm ở bên trong, thực tại phụ nằm ở bên ngoài. Nhưng không nên trả lời ngay những câu hỏi trên mà hăy quan sát kỹ bên trong. Những tư tưởng nào đă phát sinh trong tâm trí? Bạn cảm thấy thế nào? Hăy để ư xem xét cơ thể. Có chút nào căng thẳng không? Một khi bạn thấy có một chút khó chịu, th́ t́m xem bạn đă chối bỏ hiện tại bằng cách lẩn tránh, kháng cự hay phủ nhận sự sống như thế nào. Có nhiều cách phản kháng hiện tại và tôi sẽ xin tŕnh bầy vài thí dụ. Bạn nên tập luyện nhiều rồi dần dà khả năng tự quan sát và theo dơi trạng thái bên trong sẽ trở nên bén nhậy.

Thoát khỏi phiền năo

 

Bạn có ghét công việc đang làm không? Bạn có thầm khó chịu với người chung quanh không? Bạn có biết rằng năng lượng tiêu cực bạn tỏa ra hại chính ḿnh và người chung quanh không? Hăy chăm chú xem xét bên trong. Có t́m ra chút ǵ bực bội hay không hợp với ư ḿnh không? Nếu có, hăy quan sát nó biểu lộ trên tư tưởng và cảm xúc như thế nào? Bạn đang nghĩ ǵ về t́nh trạng này? Sau đó, hăy xem xét những cảm xúc, tức là những phản ứng của cơ thể với những tư tưởng đó. Hăy thử cảm nhận cảm xúc đó. Bạn thấy thoải mái hay khó chịu? Có phải đó là một năng lượng bạn muốn có trong bạn không? Bạn có lựa chọn được không?

Có thể bạn đang bị lợi dụng, có thể sinh hoạt của bạn lúc này rất nhàm chán, có thể kẻ nào gần bạn không lương thiện, có tính nết khó chịu hay hành động vô ư thức? Nhưng những sự việc trên đều không đáng kể, bất luận tư tưởng hay cảm xúc của bạn lúc này ra sao. Vấn đề là bạn kháng cự cái ǵ đang hiện hữu, đang biến hiện tại thành kẻ thù, đang gây khổ, đang tạo mâu thuẫn giữa bên trong và bên ngoài.

Phiền năo của bạn làm ô nhiễm không những bên trong bạn và những người chung quanh mà cả tâm thức tập thể của nhân loại. Trái đất bị ô nhiễm chỉ là phản ảnh bên ngoài của sự ô nhiễm tâm thức bên trong, nghĩa là cả triệu người vô ư thức không chịu trách nhiệm về khoảng không gian của ḿnh.

Cho nên hăy ngưng ngay việc bạn đang làm, đi bầy tỏ thẳng cảm nghĩ của ḿnh với người gây khổ, hoặc gián đoạn ngay làn sóng tiêu cực mà tư tưởng đă tạo nên quanh hoàn cảnh. Hành động của bạn đă không giúp ích được ǵ ngoài việc củng cố “cái tôi” của bạn. Nên nhận ngay ra sự phi lư này. Hành động tiêu cực không bao giờ là giải pháp thượng sách để đối phó với một hoàn cảnh. Nó chỉ khiến bạn càng mắc kẹt thêm, không ích lợi ǵ. Làm ǵ với một thái độ tiêu cực th́ chỉ gây thêm khổ. Hơn nữa, tất cả tiêu cực bên trong đều truyền nhiễm. Phiền năo lan tràn nhanh hơn bệnh tật. Qua định luật đồng điệu nó khơi động và nuôi dưỡng năng lượng tiêu cực tiềm tàng ở người chung quanh nếu họ không có ư thức cao.

Vậy th́ bạn đang ô nhiễm thế giới hay đang dọn sạch nó? Mỗi người phải chịu trách nhiệm với khoảng không gian của ḿnh. Không ai lănh trách nhiệm này được, ai cũng phải có trách nhiệm với trái đất này. Bên trong bạn ra sao th́ bên ngoài cũng như vậy. Nếu nhân loại biết dọn sạch bên trong, th́ họ cũng sẽ biết ngừng làm ô nhiễm bên ngoài.

 

Làm sao có thể buông bỏ-chấp nhận tiêu cực được?

Bằng cách buông bỏ-chấp nhận thế thôi. Bạn buông bỏ một cục than hồng trong tay như thế nào? Bạn buông bỏ một hành trang nặng nề và vô dụng như thế nào? Bằng cách thừa nhận rằng bạn không muốn bị phỏng hay phải đeo cái gánh nặng rồi đặt nó xuống.

Muốn chuyển hóa t́nh trạng vô ư thức nặng nghĩa là phiền năo, th́ phải biết chấp nhận và hiện diện, bằng cách luôn luôn chú tâm. Mặt khác, một khi biết lựa chọn th́ có thể loại bỏ nhiều thói quen vô ư thức b́nh thường không c̣n cần thiết nữa. Nắm được uy lực của hiện tại là như thế. Không có khả năng này th́ không biết lựa chọn.

 

Nếu thầy nói có những cảm xúc gọi là tiêu cực th́ là ḿnh đang gây ra những cực tốt và xấu rồi phải không?

Không. Đă có hai cực từ trước khi tư tưởng cho rằng hiện tại không thỏa đáng. Bởi v́ tư tưởng đứng ra phê b́nh chỉ trích nên một cảm xúc tiêu cực mới nẩy sinh.

 

Nhưng nếu một số cảm xúc được gọi là tiêu cực, th́ có phải rằng người ta không nên có những cảm xúc đó không? Theo tôi, người ta cần diễn tả mọi cảm xúc, thay v́ cứ khen chê chúng tốt hay xấu và tự hỏi có nên hay không nên có chúng. Bực bội th́ đă sao? Nóng giận th́ đă sao? Khó chịu cũng vậy. Nếu không th́ lại đè nén, chống đối và phủ nhận chúng. Thế nào mà chẳng được.

Dĩ nhiên rồi. Một khi đă có một lối suy nghĩ, cảm nhận, hay phản ứng, th́ nên chấp nhận là như vậy. Lúc trước, bạn chưa đủ ư thức để biết lựa chọn. Ở đây tôi không phê b́nh mà chỉ nêu lên một sự kiện. Nếu bạn có thể lựa chọn hay biết ḿnh có thể lựa chọn, th́ bạn sẽ muốn vui sướng hay đau khổ, khó chịu hay thoải mái, chiến tranh hay ḥa b́nh? Chẳng lẽ lại muốn có một tư tưởng hay một cảm xúc đẩy ḿnh xa rời trạng thái ung dung tự tại hay sao? Tôi gọi những tư tưởng và cảm xúc đó là tiêu cực, nghĩa là xấu. Không phải xấu theo ư nghĩa của câu “Đáng lẽ bạn không nên làm điều đó,” nhưng xấu như một cảm giác khó chịu khi bạn đau bụng.

Bạn hăy thử nghĩ thế nào mà con người có thể giết 100 triệu đồng loại của ḿnh, chỉ riêng ở thế kỷ 20 thôi? Không ai có thể tưởng tượng được con người có thể gây đau khổ cho nhau tới mức độ đó. Đấy là chưa kể mỗi ngày họ vẫn tiếp tục hành hạ nhau trên b́nh diện tư tưởng, cảm xúc, thể xác và đối xử tàn bạo với nhau và với những sinh vật khác.

Khi có những hành động tương tự, có phải con người đang ung dung tự tại không? Dĩ nhiên là không. Chỉ có những ai hết sức tiêu cực mới tạo ra những t́nh cảnh phản ảnh tư tưởng và cảm xúc của họ. Hiện nay họ đang phá hoại thiên nhiên và trái đất đă nuôi dưỡng họ. Thật khó tin nhưng lại có thật. Nhân loại rất điên rồ và nguy hiểm. Đó không phải là một lời chỉ trích mà là một nhận xét về một sự kiện. Một sự kiện khác là đằng sau trạng thái điên dại này có một trạng thái b́nh thường. Con người có thể tự cứu ḿnh và ngay giây phút này trở lại toàn hảo như xưa.

Trở lại điều bạn nói – đúng vậy, khi bạn công nhận ḿnh thù hận, giận dữ, v.v… th́ bạn không bắt buộc phải diễn tả những cảm xúc này một cách mù quáng và ảnh hưởng xấu đến những người chung quanh nữa. Nhưng tôi không biết bạn có tự lừa dối ḿnh không. Sau một thời gian khi bạn đă tập chấp nhận tư tuởng và cảm xúc của ḿnh, th́ đến một lúc bạn sẽ tiến sang một tŕnh độ khác. Lúc ấy, sẽ không c̣n ǵ tiêu cực nữa. Nếu như bạn không đạt được trạng thái này, th́ sự kiện bạn chấp nhận cũng vẫn chỉ là một nhăn hiệu giúp bạn củng cố “cái tôi” của ḿnh để tiếp tục đau khổ, tiếp tục xa cách người khác, xa cách môi trường chung quanh, xa lánh hiện tại mà thôi. Như bạn biết, cảm giác xa cách tạo nền tảng cho cá tính của “cái tôi”. Khi bạn thực sự chấp nhận th́ những cảm tưởng đó sẽ tức thời chuyển hóa. Và nếu thật sự như bạn nói, bạn biết chắc chắn mọi sự việc đều êm đẹp th́ tại sao bạn c̣n có những cảm giác tiêu cực? Nếu bạn không phê b́nh, không chống cự th́ chúng đă không thể phát hiện được. Bạn nghĩ là “mọi sự việc đều êm đẹp,” nhưng thật sự trong đáy ḷng bạn không tin như vậy. Như thế, thói quen tư tưởng và cảm xúc cũ vẫn c̣n nguyên vẹn và bạn vẫn ở trạng thái khó chịu.

 

Như thế cũng được, không sao cả.

Có phải bạn đang tranh đấu cho cái quyền được vô ư thức, cái quyền được khổ không? Yên tâm đi, chẳng ai dựt quyền đó của bạn. Một khi nhận ra rằng một món ăn làm ḿnh bịnh bạn c̣n tiếp tục ăn món đó nữa không, và c̣n tiếp tục khẳng định rằng bị bịnh cũng không hề ǵ không?

Ở đâu, th́ hăy hoàn toàn ở đó

 

Xin thầy cho thêm vài ví dụ về sự vô ư thức.

Bạn hăy tự quan sát mỗi khi phàn nàn bằng tư tưởng hay lời nói, về một hoàn cảnh, một câu nói hay hành động của người khác, môi trường chung quanh, hoàn cảnh đời ḿnh, hay ngay cả thời tiết. Than văn là không chấp nhận hoàn cảnh hiện tại. Tất nhiên trong lời than văn có sự tiêu cực. Than phiền là đóng vai nạn nhân. Nói được ra ngoài là ở thế mạnh. V́ vậy, bạn nên thay đổi hoàn cảnh bằng hành động hay bằng cách nói ra nếu được và nếu cần. Hoặc chấp nhận hoàn cảnh hoặc bỏ đi. C̣n phản ứng lại bằng phương cách nào khác đều là điên rồ.

Ở trạng thái vô ư thức b́nh thường, người ta thường phủ nhận hiện tại. Dĩ nhiên khi nói đến hiện tại th́ cũng có nghĩa là nói đến nơi này. Bạn có chống cự lại giây phút này và nơi này không? Có nhiều người chỉ thích ở một chỗ nào khác hơn là nơi họ đang ở. Họ không bao giờ hài ḷng với “nơi đây" của họ. Hăy xét xem có phải bạn ở trong trường hợp này không. Ở đâu th́ hăy hoàn toàn ở nơi đó. Nếu bạn không chịu nổi nơi đây và khoảng khắc này rồi đau khổ, th́ có ba giải pháp: hoặc bước ra khỏi hoàn cảnh, hoặc thay đổi hoàn cảnh, hoặc hoàn toàn chấp nhận hoàn cảnh. Nếu bạn muốn nhận lănh trách nhiệm đời ḿnh, th́ chỉ có ba giải pháp đó. Hăy tức thời lựa chọn rồi chấp nhận hậu quả mà không than văn, không vướng chút tiêu cực nào, không làm ô nhiễm tâm thức, và cố gắng ǵn giữ không gian của ḿnh cho thật trong sạch.

Trước khi hành động – buông bỏ-chấp nhận hay thay đổi hoàn cảnh – bạn nên gột rửa mọi tiêu cực. Hành động từ sự sáng suốt bao giờ cũng hữu hiệu hơn hành động từ tiêu cực.

Hành động nào cũng tốt hơn là đứng bất động, nhất là khi bạn đă ch́m đắm trong một hoàn cảnh không vui đă từ lâu. Nếu bạn có sai lầm, th́ ít nhất cũng có thể học hỏi được chút ít và như thế th́ không c̣n là sai lầm nữa. C̣n như bạn cứ đứng kẹt cứng ở một chỗ, th́ không thể học được ǵ. Nếu bạn c̣n sợ hành động, th́ cứ nh́n nhận cái sợ, quan sát nó, tập trung vào nó, hoàn toàn hiện diện với nó. Như thế là cắt đứt được sợi giây nối liền cái sợ với tư tưởng. Đừng để cái sợ trỗi dậy rồi phát triển trong tâm trí mà hăy dùng ngay uy lực của hiện tại để chiến thắng nó.

Nếu thực sự bạn không làm ǵ được để thay đổi hiện tại và nơi chốn này, hoặc không bỏ chúng mà đi được, th́ nên hoàn toàn chấp nhận và ngừng kháng cự. “Cái tôi” giả đáng thương thích ôm lấy phiền năo, hận thù và thương thân trách phận. Lúc đó nó không thể tồn tại được nữa và phải ngừng kháng cự. Nhưng ngừng chống đối không có nghĩa là yếu đuối. Trái lại, chỉ có kẻ buông bỏ-chấp nhận mới thực sự nắm thực quyền tâm linh, mới thoát khỏi hoàn cảnh để thấy tự nó đổi mới. Thực sự giải thoát là như thế đó.

Có sự việc ǵ bạn phải làm mà chưa làm không? Hăy đứng ngay dậy và làm đi. Ngược lại, nếu bạn bất động, lười biếng, hay thụ động th́ cứ công nhận là ḿnh như thế. Hăy xem xét cho thông suốt. Cứ việc bất động, cứ việc lười biếng. Một khi quan sát thật kỹ và hoàn toàn ư thức được điều đó, th́ chẳng bao lâu bạn sẽ thoát ra khỏi được. Hoặc cũng có thể là không. Nhưng dù thế nào chăng nữa th́ bên trong cũng không c̣n mâu thuẫn, phủ nhận hay tiêu cực nữa.

Có phải bạn đang bị căng thẳng không? Có phải bạn đang lo tiến tới tương lai đến nỗi hiện tại chỉ c̣n là một phương tiện không? Bạn căng thẳng v́ đang ở đây mà lại muốn tới đó, đang ở hiện tại mà cứ muốn bước đến tương lai. Chính v́ cứ phân chia mà thân tâm bạn bị dày xé. Dù mọi người đều ở trong t́nh cảnh này, nhưng không có nghĩa là họ đều lành mạnh. Nếu cần, th́ cứ đi nhanh, làm việc nhanh, ngay cả chạy nhanh nhưng không nên phóng ư nghĩ vào tương lai mà chối bỏ hiện tại. Khi đi, làm việc, hay chạy, th́ nên làm những sự việc đó cho trọn vẹn và cảm nhận nguồn sinh lực của giây phút đó. Có như thế th́ không c̣n căng thẳng và phân chia ḿnh làm hai nữa. Cứ đi, chạy, làm việc và thích thú làm những sự việc đó. Hoặc là cứ buông bỏ-chấp nhận hết và ra ngồi ở ghế công viên. Có làm ǵ chăng nữa th́ cũng hăy theo dơi ḍng tư tưởng. Có thể nó sẽ thốt lên: “Phải đi làm đi chứ, phí phạm thời giờ làm ǵ ?” Bạn cứ theo dơi những tư tưởng hiện ra rồi mỉm cười.

Bạn có đắm ch́m trong quá khứ không? Có thường hồi tưởng hay nói tới dĩ văng không, dù một cách tiêu cực hay tích cực? Hay là bạn nhớ đến những thành tích, phiêu lưu hay kinh nghiệm của ḿnh, đến những chuyện ghê gớm bạn đă phải chịu như một nạn nhân đáng thương, hay ngay cả đến những sự việc bạn đă gây cho người khác? Quá tŕnh tư tưởng có khiến bạn cảm thấy tội lỗi, oán hận, tự kiêu, tức giận, tiếc nuối hay tự thán không? Thế là bạn đang củng cố “cái tôi” giả, chồng chất quá khứ lên tâm trí, và gia tăng tiến tŕnh lăo hóa của cơ thể . Bạn cứ thử xét tiến tŕnh bám lấy quá khứ này trong ḿnh và người chung quanh.

Xin hăy để dĩ văng chết đi trong từng giây phút v́ bạn không c̣n cần đến nó. Chỉ nên dựa vào quá khứ khi nó liên quan đến hiện tại. Hăy cảm nhận sức mạnh của giây phút này và sự toàn hảo của hiện hữu. Hăy cảm nhận sự hiện diện của chính ḿnh.

 

§

 

Có phải bạn đang lo nghĩ? Có phải bạn đang tự hỏi : “Nếu thế này, nếu thế khác th́ làm sao?” Thế là bạn đang đồng hóa với ḍng tư tưởng. Tư tưởng đang phóng ḿnh vào tương lai, tưởng tượng một t́nh cảnh rồi gây ra sợ hăi. Bạn không thể nào đối phó nổi với một hoàn cảnh như thế, v́ nó không hề có thật mà chỉ là một bóng ma. Nên ngưng ngay hành động điên rồ làm hại sức khỏe và đời sống này bằng cách chấp nhận hiện tại. Hăy quan sát hơi thở, theo dơi cái làn khí ra vào cơ thể và cảm nhận trường sinh lực trong bạn. Bạn chỉ phải đối diện với giây phút này trong đời sống thôi, chứ không phải những h́nh ảnh tưởng tượng trong trí óc. Hăy tự hỏi trong lúc này bạn có vấn đề ǵ không? Không phải sang năm, ngày mai hay 5 phút nữa. Có ǵ không phải trong giây phút này không? Bạn có khả năng đối diện với hiện tại, c̣n tương lai th́ không được. Khi nào cần đến th́ sẽ có giải pháp, nghị lực, hành động, hay phương kế thích ứng, không phải lúc trước hay lúc sau.

“Một ngày nào đó, tôi sẽ thành công.” Có phải bạn đă quá chú trọng đến mục đích đến nỗi hiện tại chỉ c̣n là một phương tiện đưa đến cứu cánh không? Có phải v́ vậy mà bạn không c̣n vui thú ǵ trong việc đang làm không? Có phải bạn chờ đợi để được thực sự sống không? C̣n nghĩ như vậy, th́ dù bạn có thành công đến đâu cũng sẽ chẳng bao giờ hài ḷng với hiện tại, v́ đối với bạn h́nh như tương lai bao giờ cũng có vẻ tốt đẹp hơn. Bạn có thấy rằng đấy là phương pháp toàn hảo nhất để lúc nào cũng bất măn không?

Bạn có phải là một người lúc nào cũng chờ đợi không? Bạn bỏ bao nhiêu thời gian trong đời để chờ đợi? Tôi gọi xếp hàng đợi ở bưu điện, khi kẹt xe, ở phi trường, hay đợi ai đến, đợi cho công việc xong, v.v… là sự “chờ đợi cỡ nhỏ.” “Chờ đợi cỡ lớn” là chờ kỳ nghỉ hè sắp tới đến, chờ được một việc làm tốt hơn, chờ cho con khôn lớn, chờ để có một mối t́nh có ư nghĩa, chờ thành công, kiếm được tiền, trở thành một nhân vật quan trọng, hay giác ngộ. Ta thường thấy nhiều người chờ suốt đời để bắt đầu thực sự sống.

Chờ đợi là một trạng thái tinh thần, có nghĩa là bạn thích tương lai, không thích hiện tại, không muốn sự vật đang có mà thèm muốn sự vật không có. Mỗi khi chờ đợi, th́ bạn lại vô t́nh tạo ở bên trong mâu thuẫn giữa hiện tại và nơi này với tương lai tưởng tượng. Bởi v́ bạn đánh mất hiện tại nên cuộc đời kém hẳn thi vị đi.

Bạn có thể cải thiện hoàn cảnh đời bạn nhưng không thể nào cải thiện sự sống được v́ nó là gốc. Sự sống là sự hiện hữu sâu xa nhất của bạn. Nó đă đầy đủ và toàn hảo rồi. Hoàn cảnh đời bạn gồm những t́nh huống và kinh nghiệm của bạn. Đặt mục tiêu rồi phấn đấu để đạt được những mục tiêu này không có ǵ là sai quấy. Điều sai lầm là khi người ta dùng nó để thay thế sự hiện hữu trong khi điểm duy nhất dẫn đến hiện hữu lại là giây phút này. V́ thế bạn như một kiến trúc sư không ngó ngàng ǵ đến nền móng của căn biệt thự ḿnh đang xây mà chỉ tập trung vào những tầng trên.

Thí dụ, có rất nhiều người mong đợi một ngày nào đó họ sẽ giầu có. Nhưng sự giầu sang không thể đến trong tương lai. Khi bạn tôn trọng, thừa nhận và hoàn toàn chấp nhận thực tại hiện thời của bạn, nghĩa là bạn ở đâu, là ai, đang làm ǵ, khi bạn hoàn toàn chấp nhận cái ḿnh có, th́ bạn sẽ biết ơn điều ḿnh có, biết ơn đă hiện hữu. Giầu có thật sự là biết ơn giây phút này và sự sống trọn vẹn trong hiện tại. Nó không thể đến trong tương lai. Đến đúng ngày đúng giờ, sự giầu có đó sẽ thể hiện cho bạn bằng nhiều cách.

Nếu bạn không hài ḷng với những ǵ ḿnh có, hoặc bực bội hay tức giận v́ thiếu thốn, th́ t́nh trạng này có thể thúc đẩy bạn làm giầu. Nhưng ngay dù có kiếm được hàng triệu, bạn vẫn sẽ tiếp tục cảm thấy thiếu thốn bên trong. Tiền có thể mua cho bạn nhiều kinh nghiệm thích thú, nhưng chúng đến rồi luôn luôn để lại trong bạn một cảm giác trống vắng không nguôi khiến nhu cầu được thỏa măn ở b́nh diện vật chất và tâm lư cứ tiếp tục. Cho nên bạn sẽ không trụ trong hiện hữu. Vậy bạn nên cảm nhận sự sống trọn vẹn ngay bây giờ. Thế mới thực là giầu có.

Hăy bỏ ngay thái độ chờ đợi. Nếu bạn có bắt gập ḿnh rơi vào t́nh trạng này, th́ hăy thoát ngay ra. Hăy bước vào hiện tại. Hăy hiện hữu. Một khi hiện diện th́ không cần phải chờ đợi ǵ nữa.

Trên đây chỉ là một số mưu lược thường t́nh mà ḍng tư tưởng xử dụng để phủ nhận hiện tại. Ta gọi chúng là sự vô ư thức b́nh thường. Người ta không dễ ǵ nhận ra những mưu kế này v́ chúng đă dự phần vào đời sống hàng ngày, tạo thành một loại điện tĩnh đằng sau sự bất măn triền miên. Nhưng càng tập quan sát tư tưởng và cảm xúc của ḿnh, th́ càng dễ biết khi nào ḿnh đă bị kẹt giữa quá khứ và tương lai, nghĩa là khi nào c̣n vô ư thức. Có thế mới mau thức tỉnh khỏi giấc mộng thời gian mà bước vào hiện tại. Nhưng hăy coi chừng: “cái tôi” giả sống nhờ thời gian. Bởi v́ nó biết rằng nếu bạn sống trong hiện tại th́ nó phải chết, nên nó xoay sở để lôi bạn ra khỏi hiện tại và giam bạn trong mạng lưới thời gian.

Mục đích của đời bạn

 

Tôi cảm thấy điều thầy nói rất thực, nhưng tôi vẫn tin sống ở đời th́ phải có mục đích. Nếu không th́ người ta sẽ trôi dật dờ. Nhưng mục đích đồng nghĩa với tương lai, phải không? Vậy làm sao mà dung ḥa điều đó với việc sống trong hiện tại?

Khi tham dự vào một cuộc hành tŕnh, th́ phải biết ḿnh đi đâu hay ít nhất cũng phải biết cái hướng ḿnh đi tới. Đừng nên quên rằng trong cuộc hành tŕnh của bạn, cái bước đang đi trong lúc này là đắc dụng nhất. Tất cả chỉ có thế.

Hành tŕnh đời bạn có một mục tiêu bên ngoài và một mục tiêu bên trong. Mục tiêu bên ngoài là đi đến nơi bạn đă định, hoàn tất việc bạn đă đặt ra, thực hiện điều này, điều nọ. Những sự việc trên dĩ nhiên đều hàm ư tương lai. Tuy nhiên, nếu bạn chú trọng đến mục tiêu hay những giai đoạn bạn phải qua để đi đến tương lai nhiều hơn cái bước bạn đang đi trong lúc này, th́ đă hoàn toàn bỏ lỡ mục tiêu bên trong của cuộc hành tŕnh. Mục tiêu này không phải là bạn đi đâu, làm ǵ, mà là làm như thế nào. Mục tiêu này không liên quan ǵ đến tương lai mà chỉ quan hệ đến sự kiện bạn có ư thức nhiều hay ít trong hiện tại mà thôi. Mục tiêu bên ngoài thuộc không gian và thời gian. Mục tiêu bên trong chú trọng đến sự kiện bạn hiện hữu và càng ngày càng đi sâu vào hiện tại vượt thời gian. Hành tŕnh bên ngoài có thể cần cả triệu bước đi; nhưng hành tŕnh bên trong chỉ cần một bước, bước bạn đang đi bây giờ. Một khi tập trung vào bước đi này, th́ sẽ nhận thức được rằng bước đi này bao gồm tất cả mọi bước khác và ngay cả mục tiêu. Cái bước đó biểu hiện sự toàn mỹ và sẽ đưa bạn vào hiện hữu. Mục đích của cuộc hành tŕnh của bạn, một hành tŕnh vào sâu trong bạn, là như thế.

 

§

 

Thành công hay thất bại trong đời, có đạt được hay không mục đích bên ngoài, có quan hệ ǵ không?

Nếu bạn chưa đạt được mục đích bên trong th́ nó quan hệ cho bạn. Nếu bạn đă đạt được rồi th́ mục đích bên ngoài chỉ là một tṛ mà bạn tiếp tục chơi chỉ v́ thích thú. Có thể bạn hoàn toàn thất bại bên ngoài nhưng lại thành công bên trong. Hoặc trong trường hợp thường gập hơn, bạn giầu sang bên ngoài nhưng lại nghèo nàn rách rưới bên trong. Như Đức Giêsu đă nói : “Các con được cả thế giới này, nhưng lại mất đi linh hồn.” Dĩ nhiên, rồi cuối cùng sớm muộn ǵ tất cả mọi mục đích bên ngoài cũng đi đến thất bại v́ phải chịu định luật vô thường của vạn vật. Càng sớm hiểu rằng mục đích bên ngoài không thể thỏa măn bạn lâu dài được th́ càng tốt. Một khi đă thấy nó giới hạn th́ không c̣n trông chờ một cách thiếu thực tế rằng nó sẽ đem hạnh phúc đến cho ḿnh. Cho nên hăy đặt mục đích bên trong của bạn lên trên tất cả.

Quá khứ không thể tồn tại khi bạn hiện hữu

 

Thầy đề cập rằng nghĩ hay nói về quá khứ là một lối lẩn tránh hiện tại. Nhưng ngoài cái quá khứ mà ta nhớ và đồng hóa với, có phải có một tầng quá khứ khác nằm sâu hơn trong chúng ta không? Tôi muốn ám chỉ đến cái quá khứ vô ư thức đă điều kiện hóa cuộc đời người ta, nhất là trong thời niên thiếu, hay ngay cả trong những kiếp trước. Ngoài ra, lại c̣n văn hóa liên quan đến chỗ ở và thời đại của ta. Tất cả những yếu tố trên định đoạt lối ta nh́n đời, phản ứng, suy tưởng, giao tiếp với người chung quanh và sống. Làm sao mà ư thức hay loại bỏ hết cho được? và nếu được th́ trong bao lâu và sẽ c̣n lại ǵ ?

Cái ǵ sẽ c̣n lại khi không c̣n ảo tưởng? Không cần phải đào sâu quá khứ vô ư thức, ngoại trừ những phát hiện của nó trong lúc này, tức là tư tưởng, cảm xúc, dục vọng, phản ứng hay biến cố. Bất cứ điều ǵ trong quá khứ mà bạn cần biết sẽ được những thử thách của hiện tại đem ra phơi bày. Nếu bạn đào sâu trong quá khứ, th́ sẽ chỉ t́m thấy một vực thẳm không đáy. Có thể bạn nghĩ phải cần thêm nhiều thời gian để hiểu quá khứ hay thoát khỏi nó, nghĩa là bạn trông chờ vào tương lai để giúp bạn thoát khỏi quá khứ. Nhưng đấy là chỉ là ảo tưởng. Chỉ có hiện tại mới giải thoát được bạn ra khỏi quá khứ. Thêm nhiều thời gian sẽ không thể giải thoát bạn khỏi thời gian. Bí quyết là nổ lực nắm ngay được uy lực của hiện tại.

 

Uy lực của hiện tại là ǵ ?

Không ǵ khác hơn là sức mạnh phát sinh ra khi bạn hiện diện, khi ư thức của bạn thoát khỏi tư tưởng.

Cho nên hăy đối phó với quá khứ ngay khi bạn đang sống trong hiện tại. Càng chú ư đến quá khứ, th́ nó càng thêm uy lực, và “cái tôi” của bạn càng thêm vững mạnh. Nhưng xin đừng hiểu lầm. Bạn cần chú ư nhưng không phải chú ư đến quá khứ mà đến hiện tại, đến phản ứng, hành vi, trạng huống tư tưởng, cảm xúc, sợ và ghét của bạn mỗi lúc chúng nổi lên trong từng giây từng phút. Trong bạn có quá khứ nhưng một khi quan sát tất cả những sự vật trên mà không phê b́nh, th́ có nghĩa là bạn đang đối phó với quá khứ và dùng sự hiện diện của ḿnh để làm nó tan biến đi. Để t́m thấy ḿnh, bạn không thể trở về quá khứ mà phải bước vào hiện tại.

 

Chớ không phải t́m hiểu quá khứ, tức là t́m hiểu tại sao người ta cứ làm măi một vài chuyện, cứ phản ứng măi theo một vài lối, cứ vô t́nh gây ra một loại t́nh cảnh bi thảm, hoặc tại sao cứ tạo ra những mối t́nh giống hệt nhau, v.v . . .

Một khi đă ư thức thêm được thực tại của ḿnh, th́ có thể nhận thấy được rơ ràng tại sao ḿnh bị điều kiện hóa như vậy. Chẳng hạn, bạn sẽ hiểu tại sao một số quan hệ của ḿnh cứ giống hệt nhau, hoặc sẽ nhớ lại những chuyện xẩy ra trong quá khứ hoặc nh́n được chúng rơ ràng hơn. Như vậy cũng tốt nhưng không thật cần thiết. Điều tối cần là ư thức và hiện diện. Quá khứ sẽ v́ thế mà tan biến đi. Đấy chính là yếu tố chuyển hóa. Cho nên đừng nên t́m hiểu dĩ văng mà hăy lo hiện diện càng nhiều càng tốt. Quá khứ không thể tồn tại khi bạn hiện diện mà chỉ tồn tại khi bạn vắng mặt.

 

Chỉ cái ǵ thực mới có trong hiện tại. V́ tư tưởng không thực mà chỉ là một ảo tưởng nên nó luôn luôn lẩn tránh hiện tại để khỏi bị tiêu diệt. Nó nghĩ ra muôn vàn mưu kế để gây khổ và tồn tại.

Một số những mưu lược này là hoặc hồi tưởng quá khứ để hối tiếc, hoặc tưởng tượng tương lai để lo sợ, sống trong đợi chờ một tương lai tốt đẹp hơn, hoặc mơ tưởng đến một nơi chốn nào khác.

Để thoát khỏi mạng lưới tư tưởng, nghĩa là để thoát khỏi cái khổ, bạn chỉ cần chấp nhận và sống trong hiện tại, nghĩa là ư thức và chấp nhận rằng mọi sự việc xẩy ra như thế ở đây trong giây phút này, mà không dùng tư tưởng để t́m cách thay đổi hoàn cảnh.

(Đọc Tiếp CHƯƠNG V)

 



[1]Civilization and its Discontents,” by Sigmund Freud, and al, Hogarth Pr., June 1930.