Trọn Vẹn

Trong Giây Phút Này



Nguyên tác: The Power of Now

A Guide to Spiritual Enlightenment



của Eckhart Tolle

Dương Gia Phỏng Dịch

 

 

CHƯƠNG VII

 

NHỮNG CÁNH CỬA DẪN VÀO

CƠI KHÔNG THỂ HIỆN

 

Đi sâu vào thân xác

 

Tôi cảm nhận được năng lượng trong thân, nhất là ở chân tay, nhưng không thể nào vào sâu hơn như thầy chỉ dẫn.

Bạn hăy tham thiền. Không nhất thiết phải lâu, chỉ năm mười phút cũng đủ. Trước hết, nên tránh không để ngoại cảnh như điện thoại hay ai quấy rầy. Ngồi trên ghế nhưng đừng dựa và giữ lưng cho thẳng để có thể tỉnh táo. Bạn cũng có thể chọn bất cứ thế ngồi nào khác mà bạn thích.

Bạn hăy để thân xác thư giăn cho thoải mái. Nhắm mắt lại rồi thở vài hơi. Cảm nhận hơi thở qua lồng bụng. Quan sát bụng co giăn nhẹ nhàng theo nhịp hít vào thở ra. Rồi cảm nhận trường năng lượng trong toàn thân. Bạn đừng nên nghĩ đến nó mà hăy cảm thụ nó. Như vậy mới thu lại ư thức từ ḍng tư tưởng được. Nếu cần, bạn hăy cố h́nh dung làn ánh sáng như tôi đă chỉ dẫn.

Khi đă cảm được rơ ràng trường năng lượng trong thân xác, th́ bạn nên buông bỏ mọi h́nh ảnh và đặc biệt chú tâm vào cảm xúc. Nếu được, bạn nên từ bỏ mọi ư niệm về thân xác vật chất. C̣n lại chỉ là một cảm giác hiện diện hay hiện hữu và bạn sẽ cảm thấy nội thân không c̣n giới hạn. Sau đó bạn đưa sự chú ư vào sâu hơn trong cảm giác rồi ḥa đồng với nó. Ḥa đồng với trường năng lượng để không c̣n bức màn ngăn cách giữa người quan sát và đối tượng quan sát, giữa bạn và thân xác của bạn nữa. Bên trong và bên ngoài thân xác là một như nhau. Nhờ đi vào trong thân mà bạn đă vượt khỏi thân.

Bạn hăy trụ trong hiện hữu càng lâu càng tốt. Sau đó trở về với thân xác, hơi thở và giác quan, rồi mở mắt ra. Bạn nh́n xung quanh trong ít phút một cách thanh thản, nghĩa là đừng gọi tên các vật và đồng thời vẫn tiếp tục cảm nhận nội thân.

§

 

Đạt được cơi vô h́nh thể (không thấy được) là được giải thoát, là thoát khỏi sự ḱm kẹp của cơi hữu h́nh (thấy được) và sự đồng hóa với h́nh thể, là sống ở trạng thái đồng nhất như trước khi bị tách ra thành muôn vàn mảnh vụn. Ta thường gọi là cơi không thể hiện, nguồn sống vô h́nh của vạn vật, t́nh trạng hiện hữu trong mọi vật hiện hữu, nơi hoàn toàn vắng lặng nhưng rất an lạc và linh động. Ở trạng thái hiện hữu bạn trở nên trong suốt rồi ánh sáng, cái ư thức tỏa ra từ nguồn sinh lực đó, chiếu xuyên qua bạn. Lúc ấy bạn nhận ra rằng ánh sáng và bạn không xa cách nhau mà ánh sáng chính là thực chất của bạn.

Nguồn gốc của khí

 

Có phải người phương Đông gọi cơi không thể hiện (không thể thấy) là khí, tức là một loại sinh lực nuôi dưỡng hoàn cầu không?

Không phải. Cơi không thể hiện là nguồn gốc của khí và khí là trường năng lượng của thân xác. Nó là chiếc cầu nối liền bên ngoài thân xác của bạn với nguồn sinh lực. Nó nằm giữa cơi thể hiện, thế giới hữu h́nh (thấy được), và cơi không thể hiện (không thấy được). Khí tựa như một ḍng sông năng lượng. Khi bạn đưa ư thức vào sâu bên trong thân xác, th́ bạn đi ngược ḍng sông này để t́m đến ngọn nguồn. Trong khi khí động, th́ cơi không thể hiện lại tịnh. Khi bạn đến một điểm tuyệt đối tĩnh lặng, nhưng rạt rào sinh lực, th́ bạn đă vượt khỏi nội thân và khí để đến nguồn sinh lực, tức là cơi không thể hiện. Khí nối liền cơi không thể hiện với thế giới vật chất.

Cho nên nếu bạn chú tâm đến nội thân, th́ có thể đạt được cái điểm duy nhất, nơi đó thế giới ḥa đồng với cơi không thể hiện. Cơi không thể hiện mang h́nh thức của một ḍng khí rồi ḍng khí trở thành thế gian. Đó là điểm sinh tử. Khi ư thức của bạn hướng ngoại, tư tưởng và thế giới khởi lên. Khi ư thức hướng nội, nó nhận ra nguồn sinh lực và trở về với cơi không thể hiện. Rồi khi ư thức trở lại thế giới hữu h́nh, bạn lại mang cá tính của h́nh thể mà bạn đă bỏ trước đây, lại có tên, có quá khứ, có tương lai, lại ở trong hoàn cảnh đời. Nhưng ở một điểm căn bản, bạn không c̣n là con người trước đây. Bạn đă nh́n rơ trong bạn một thực tại không thuộc thế giới này dù nó vẫn ở trong thế giới này và không xa cách bạn.

 

Bạn nên tập thực hành như sau. Trong đời sống hàng ngày, không nên chỉ chú trọng đến ngoại cảnh và lư trí mà nên dành một phần chú ư hướng vào bên trong. Hăy cảm nhận sâu xa nội thân ngay trong những hoạt động thông thường, nhất là khi quan hệ với người khác và với thiên nhiên. Hăy để cánh cửa mở rộng. Có như thế bạn mới cảm nhận được cơi không thể hiện, sự an b́nh đằng sau mọi sư việc, sự vắng lặng luôn luôn ở ngay cạnh bên, bất luận chuyện ǵ có xẩy ra bên ngoài. Bạn là chiếc cầu nối liền cơi thể hiện và cơi không thể hiện, Thượng Đế và thế gian. Tiếp xúc được với nguồn sinh lực này, tức là giác ngộ.

Cơi thể hiện và cơi không thể hiện không phải là hai thực thể cách biệt v́ cơi không thể hiện là sự sống ở dưới mọi h́nh trạng, là thực tướng của mọi vật hiện hữu bàng bạc khắp mọi nơi chốn.

Giấc ngủ không mộng

 

Hằng đêm bạn đi vào cơi không thể hiện mỗi khi đă qua giai đoạn ngủ say không mộng. Lúc đó bạn ḥa ḿnh với nguồn sống và rút sinh lực từ nguồn này để tự nuôi dưỡng khi trở về thế giới hữu h́nh. Năng lượng này cần thiết hơn cả lương thực. Như Đức Giêsu đă có nói: “Con người không chỉ sống bằng bánh.” Nhưng trong giấc ngủ không mộng, bạn không ư thức được rằng ḿnh bước vào cơi không thể hiện. Thân xác vẫn hoạt động b́nh thường, nhưng “bạn” không c̣n ở trạng thái đó. Không thể h́nh dung đi vào giấc ngủ không chiêm bao mà hoàn toàn ư thức như thế nào được v́ trạng thái đó hoàn toàn rỗng không.

Người ta chỉ được giải thoát khi bước vào cơi không thể hiện với đầy đủ ư thức. V́ thế Đức Giêsu đă không nói “Sự thật sẽ giải phóng các con” mà lại nói “Các con sẽ biết sự thật và sự thật sẽ giải phóng các con.” Chân lư đó không phải là một ư niệm mà là chân lư của sự sống bất diệt vượt ngoài h́nh thể. Hoặc bạn trực hiểu được sự thật này hoặc không hiểu nổi. Không nên nỗ lực đem ư thức vào trong giấc ngủ không mộng v́ điều này khó thực hiện được. Cùng lắm, bạn có thể ư thức được là ḿnh đang nằm chiêm bao nhưng chỉ thế thôi mà không thể đi xa hơn. Như thế gọi là nằm mơ mà tỉnh táo, một trạng thái rất kích thích và mê hoặc nhưng không giải thoát được.

Cho nên bạn hăy coi nội thân như cánh cửa đưa vào cơi không thể hiện và hăy để cánh cửa này ngỏ để lúc nào cũng có thể tiếp xúc được với nguồn sinh lực. Bên trong thân xác không thay đổi, bất luận bên ngoài trẻ hay già, mạnh hay yếu. Nội thân không có tuổi tác. Nếu bạn chưa biết cảm nhận nội thân, th́ hăy dùng những cánh cửa khác. Nhưng rốt ráo mọi cánh cửa đều như nhau cả. Tôi xin tóm tắt lại.

Những cánh cửa khác

 

Ta có thể coi hiện tại như cánh cửa chính, một phần thiết yếu của mọi cánh cửa khác, kể cả phần bên trong thân xác. Bạn không thể trú trong thân mà không sống trong hiện tại.

Thời gian và thế giới hữu h́nh liên hệ chặt chẽ với nhau. Hiện tại vượt ngoài thời gian và cơi không thể hiện cũng vậy. Khi bạn chú trọng đến hiện tại, th́ bạn phá hủy thời gian và ư thức được trực tiếp và gián tiếp cơi không thể hiện. Bạn trực tiếp cảm nhận hiện tại bằng sự hiện diện ư thức sáng ngời, và gián tiếp bằng các giác quan. Nói một cách khác, bạn cảm nhận được tinh hoa của Thượng Đế ở từng vật, từng bông hoa, từng ḥn đá, và bạn nhận thấy rằng : “Mọi vật hiện hữu đều thiêng liêng.” Cho nên, như đă được kể lại trong phúc âm của thánh Thomas, từ thực tướng của ngài Đức Giêsu đă nói rằng: “Hăy chẻ một cây củi, các con sẽ thấy ta ở đấy. Hăy lật một ḥn đá, ta cũng sẽ ở đấy.”

Gián đoạn ḍng tư tưởng là một cánh cửa khác dẫn vào cơi không thể hiện. Bạn bắt đầu bằng một hành động thật giản dị: hít thở hay chăm chú ngắm một bông hoa khiến không một tư tưởng nào có thể len vào. Có nhiều cách tạo nên những khoảng không, ngắt quăng ḍng tư tưởng đang tuôn chảy. Đó là mục đích của thiền. Tư tưởng thuộc cơi thể hiện. V́ bạn không thể ngừng suy nghĩ nên cứ bị dính mắc trong thế giới hữu h́nh rồi tạo nên một bức màn đục làm che lấp cơi không thể hiện, không h́nh thể, vượt ngoài thời gian của Thượng Đế ở trong bạn và vạn vật. Khi bạn chú tâm th́ không cần quan tâm đến sự kiện tư tưởng có ngừng hoạt động hay không v́ dĩ nhiên nó tự động ngừng. Cho nên tôi đă nhấn mạnh rằng hiện tại là phần thiết yếu của mọi cánh cửa.

Buông bỏ-chấp nhận, nghĩa là xả bỏ mọi đối kháng của lư trí và cảm xúc đối với cái đang hiện hữu, cũng là một cánh cửa dẫn vào cơi không thể hiện. Lư do thật giản dị: Chống đối là tự tách rời khỏi chính ḿnh và thế giới chung quanh, tự cô lập và nuôi dưỡng “cái tôi”. Cảm giác này càng mạnh, bạn càng buộc chặt ḿnh vào thế giới hữu h́nh. Căn cước của bạn trong thế giới này càng khó xâm phạm. Cánh cửa đă khóa chặt và bạn bị cắt đứt khỏi nội thân. Ở trạng thái buông bỏ-chấp nhận, căn cước h́nh thể của bạn suy nhược đi và trở nên “trong suốt” khiến cơi không thể hiện có thể chiếu xuyên qua.

Tất cả tùy bạn quyết định có mở cánh cửa dẫn đến cơi không thể hiện hay không. Hăy tiếp xúc với trường năng lượng trong nội thân, chú tâm hiện diện, tách rời khỏi tư tưởng và chấp nhận hiện hữu. Đó là tất cả những cánh cửa bạn có thể mở, nhưng chỉ mở một cánh cũng đủ rồi.

 

Chắc t́nh yêu cũng là một trong những cánh cửa đó?

Không phải. Khi một cánh cửa được mở ra, t́nh yêu phát hiện trong bạn như một tiến tŕnh cảm nhận-nhận thức đồng nhất. T́nh yêu không là cánh cửa, nó đi qua cánh cửa để vào thế giới này. Một khi bạn c̣n vướng mắc trong h́nh thể, t́nh yêu không thể phát sinh. Bạn có trách nhiệm đi t́m cánh cửa để t́nh yêu có thể bước vào.

Yên lặng

 

C̣n cánh cửa nào khác thầy chưa nói đến không?

Có. Cơi thể hiện không xa cơi không thể hiện. Nó tiềm ẩn bên dưới và khéo trá h́nh nên gần như mọi người đều không thấy. Nếu bạn biết nh́n, bạn sẽ thấy nó hiện diện ở khắp nơi. Mỗi lúc đều có một cánh cửa mở.

Bạn có nghe thấy tiếng chó sủa đằng xa không? hay tiếng xe đang chạy qua? Hăy lắng nghe cho kỹ. Bạn có cảm nhận được cơi không thể hiện trong đó không? Không à? Hăy t́m cơi này trong sự yên lặng, từ đó tiếng động phát ra và quay trở về. Chú tâm đến sự yên lặng hơn là tiếng động. Có chú ư đến sự yên lặng bên ngoài mới đem được sự yên lặng trở về bên trong. Có thế tâm mới trở nên thanh tịnh. Một cánh cửa mới lại được mở ra.

Mỗi tiếng động đều phát sinh từ yên lặng rồi lại quay về yên lặng. Ngay khi nó đang phát ra, tiếng động cũng được yên lặng bao bọc. Nhờ có yên lặng mới có tiếng động. Nó là thành phần nội tại nhưng không thể hiện của mỗi tiếng động, mỗi nốt nhạc, mỗi bài hát, mỗi tiếng nói. Cơi không thể hiện biểu lộ trong thế giới này dưới h́nh thức yên lặng. Cho nên người ta thường nói rằng trên thế giới này không có ǵ giống Thượng Đế bằng sự yên lặng. Bạn chỉ cần chú ư đến nó. Ngay trong một buổi chuyện tṛ, bạn hăy ư thức những khoảng yên lặng xen giữa những tiếng nói, những câu nói. Cứ như thế, thế giới tĩnh lặng lớn dần lên trong bạn. Bạn không thể chú ư đến sự yên lặng mà không trở nên yên lặng bên trong. Như thế là bạn đă bước vào cơi không thể hiện.

Chỗ “trống không” (Không gian)

Không thể nào có tiếng động mà không có yên lặng. Cũng như thế, không thể nào có “cái ǵ” mà không có khoảng không để sự vật có thể hiện hữu. Mọi vật đều từ khoảng không mà ra, được khoảng không bao bọc và sẽ trở về khoảng không. Không những thế, ngay trong thân xác cũng có nhiều “khoảng không” hơn là “cái ǵ”. Những nhà vật lư học cho ta biết rằng thể rắn là một ảo giác. Ngay cả những chất nh́n có vẻ rắn chắc, kể cả thân xác của bạn, cũng gồm gần 100% “khoảng trống không” v́ khoảng cách giữa các nguyên tử rất rộng lớn so với kích thước của những nguyên tử này. C̣n nữa, ngay bên trong những nguyên tử cũng chỉ toàn là khoảng trống. C̣n lại chỉ có tần số rung động nhiều hơn những mảnh chất rắn, giống như một nốt nhạc. Phật tử đă biết sự kiện này từ 2.500 năm nay. “Sắc tức thị không, không tức thị sắc” (“H́nh thể là hư không, hư không là h́nh thể”) như Tâm Kinh, một bộ kinh Phật giáo được biết đến nhiều nhất, đă ghi chép : “Tinh hoa của mọi vật là khoảng không.”

Cơi không thể hiện xuất hiện trong thế giới này dưới h́nh thức yên lặng, nó chan ḥa khắp vũ trụ dưới dạng khoảng không, từ bên trong đến bên ngoài. Cả yên lặng lẫn khoảng không đều khó nhận định được. Ai cũng chỉ chú ư đến những vật hiện ra trong không gian chứ mấy ai để ư đến không gian?

 

Thầy có ư nói rằng : “khoảng không” hay “hư không” không chỉ là “không có cái ǵ” mà thật ra chứa đựng cái ǵ bí ẩn. Vậy đó là cái ǵ?

Bạn không đặt câu hỏi đó được v́ lư trí của bạn đang muốn biến đổi “khoảng không” thành “cái ǵ”. Như thế th́ bạn sẽ không hiểu được –Khoảng không – chỗ “trống không” (không gian) – là một h́nh thức của cơi không thể hiện biểu lộ như một hiện tượng trong thế giới của giác quan. Chỉ có thể nói được đến thế và ngay cả nói như vậy cũng là một điều mâu thuẫn rồi. Khoảng không không thể là đối tượng của kiến thức. Bạn không thể có văn bằng tiến sĩ về khoảng không. Khi các khoa học gia nghiên cứu về không gian, họ thường muốn biến nó thành “một cái ǵ,” nên không nắm được thực chất của nó. Chúng ta không nên ngạc nhiên khi gần đây có một giả thuyết đưa ra là không gian không trống rỗng mà chứa đầy một chất. Một khi bạn đặt ra một giả thuyết, tất nhiên bạn sẽ t́m được chứng cớ để biện minh giả thuyết đó, ít nhất cũng kéo dài đến lúc một giả thuyết mới được đưa ra.

Một khi bạn không cố t́nh t́m hiểu nó th́ khoảng không là cánh cửa đưa bạn vào cơi không thể hiện.

 

Chẳng phải chúng ta đang làm chuyện đó sao ?

Không đâu. Tôi đang chỉ dẫn bạn những phương cách để đưa cơi không thể hiện vào đời sống của bạn. Chúng ta không nỗ lực t́m hiểu v́ chẳng có ǵ để hiểu.

Chỗ trống không không xuất hiện v́ xuất hiện có nghĩa là nổi bật lên. Bạn không hiểu được không gian v́ nó không nổi bật. Dù nó không xuất hiện, nó lại giúp mọi vật xuất hiện. Yên lặng không xuất hiện và cơi không thể hiện cũng vậy.

Vậy chuyện ǵ xẩy ra khi bạn không chú ư đến những vật trong khoảng không, nhưng lại nhận thức được khoảng không? Thực chất của căn pḥng này là cái ǵ? Có bàn ghế, tranh ảnh, v.v. . . trong căn pḥng nhưng chúng không là căn pḥng. Trần nhà, sàn nhà và bốn bức tường định giới hạn của căn pḥng nhưng chúng cũng không là căn pḥng. Vậy bản chất của căn pḥng là ǵ? Dĩ nhiên rồi, đấy là khoảng trống không. Làm ǵ có căn pḥng nếu không có khoảng trống không. V́ khoảng không là hư không, chúng ta có thể nói rằng cái ǵ không ở trong căn pḥng quan trọng hơn cái ǵ ở trong đó. Vậy bạn nên chú ư đến khoảng không quanh bạn. Đừng nghĩ đến nó mà hăy cảm nhận.

Cứ như thế, ư thức của bạn sẽ chuyển hóa. Và đây là lư do: Tương đương với những vật trong không gian như bàn ghế, tường, v.v… là những vật trong tâm trí: tư tưởng, cảm xúc và những đối tượng của giác quan. Tương đương với không gian là ư thức giúp những vật trong tâm trí có thể hiện hữu. Vậy nếu bạn không chú tâm đến những vật trong không gian, đương nhiên bạn cũng không chú tâm đến những vật trong tâm trí. Nói cách khác, bạn không thể vừa suy tưởng vừa nhận thức được không gian hay yên lặng. Khi bạn chú ư đến không gian chung quanh, bạn cũng chú ư đến không gian trong đó không c̣n lư trí mà chỉ c̣n ư thức thuần túy, tức là cơi không thể hiện. Chính như thế mà quan sát không gian có thể mở một cánh cửa cho bạn.

Không gian và yên lặng là hai bề mặt của hư không. Chúng chỉ là sự thể hiện ra bên ngoài của không gian và yên lặng bên trong, tức là sự thanh tịnh, nguồn sáng tạo của mọi sinh vật. Nhiều người không ư thức được điều này. Đối với họ, không có không gian hay thanh tịnh bên trong. Nói cách khác, họ biết hay tưởng họ biết thế giới bên ngoài nhưng họ không biết Thượng Đế. Họ chỉ đồng hóa với h́nh thể vật chất và tâm lư của họ, nhưng hoàn toàn vô ư thức về thực chất của họ. V́ h́nh hài luôn luôn đổi mới, họ sống trong sợ hăi gây nên một ư niệm sai lầm về chính họ và người khác, một cái nh́n lệch lạc về thế giới.

Nếu có một biến chuyển nào trong vũ trụ gây ra tận thế, cũng không ảnh hưởng ǵ đến cơi không thể hiện. Cuốn “Một khóa học về những phép nhiệm mầu” đă diễn tả chân lư này như sau: “Không có ǵ ‘thực’ có thể bị đe dọa, không có ǵ không ‘thực’ có thể hiện hữu. Sự an b́nh của Thượng Đế là như thế.”

Một khi bạn tiếp xúc một cách ư thức với cơi không thể hiện, th́ bạn biết quư trọng, thương yêu và tôn trọng cơi thể hiện và mọi sinh vật trong đó v́ chúng biểu lộ sự sống duy nhất vượt h́nh thể. Bạn cũng sẽ hiểu rằng mọi h́nh thể rồi sẽ bị hủy diệt và cuối cùng chẳng có ǵ quan hệ. Theo Đức Giêsu, bạn đă “vượt khỏi thế gian” hay theo Đức Phật: “ Bạn đă vượt sang bờ bên kia.”

Thực chất của không gian và thời gian

 

Bạn hăy thử nghĩ xem. Nếu chỉ có yên lặng, bạn sẽ không biết đến yên lặng. Chỉ khi có tiếng động th́ bạn mới biết đến yên lặng. Cũng như thế, nếu chỉ có khoảng không mà không có những vật trong đó, bạn sẽ không biết có khoảng không. Hăy tưởng tượng bạn là một điểm ư thức lơ lửng giữa không gian bao la – không trăng sao, không ngân hà, chỉ có không gian. Tự nhiên bạn sẽ thấy không gian không c̣n bát ngát nữa. Nó sẽ không c̣n đó nữa. Sẽ không c̣n tốc độ, không c̣n chuyển động từ đây sang đó. Phải có ít nhất hai điểm th́ mới có khoảng cách và không gian. Ngay khi một biến hóa thành hai th́ bắt đầu có không gian, và khi “hai” biến hóa thành “vạn vật” như Lăo Tử đă gọi thế giới hữu h́nh th́ không gian càng ngày càng rộng lớn. Do đó thế gian và không gian phát hiện cùng một lúc.

 

Không có ǵ có thể hiện hữu nếu không có không gian. Vậy mà không gian không là ǵ cả. Trước khi thế giới phát hiện, th́ không có không gian nào để khỏa lấp. Không có không gian nào v́ không có vật ǵ cả. Chỉ có độc nhất cơi không thể hiện. Khi cái duy nhất biến thành “vạn vật,” th́ tự nhiên không gian phát hiện và giúp vạn vật hiện hữu. Nó từ đâu ra? Có phải Thượng Đế đă tạo ra nó để thích ứng với vũ trụ không? Dĩ nhiên là không. Không gian là “khoảng không” nên nó chưa bao giờ được tạo ra.

Bạn hăy đi dạo vào một đêm trăng sáng và nh́n lên bầu trời. Cả ngàn ngôi sao mắt bạn nh́n thấy chỉ bằng một phần nhỏ những ngôi sao thật sự có trên bầu trời. Hơn một trăm tỉ ngân hà đă được khám phá bằng những kiếng viễn vọng cực mạnh, và mỗi giải ngân hà là cả một đảo vũ trụ với hàng tỉ ngôi sao. Nhưng sự kiện đáng kinh sợ hơn nữa là không gian vô tận và tĩnh lặng, tạo nên một bức tranh tuyệt vời. Không ǵ kinh sợ và hùng vỹ bằng sự bao la không tưởng và sự vắng lặng của không gian. Vậy mà nó là ǵ? Chỉ là khoảng không bát ngát.

Cái mà chúng ta thấy là không gian trong vũ trụ, nh́n qua lư trí và giác quan, chính là cơi không thể hiện biểu lộ ra bên ngoài. Đó là “thân” của Thượng Đế. Và phép mầu nhiệm lớn nhất là sự vắng lặng và bao la giúp vũ trụ hiện hữu cũng có ở trong bạn. Khi bạn hoàn toàn hiện diện, th́ bạn nhận thức ra nó qua trạng thái tĩnh lặng bên trong. Trong bạn, nó bao la nhờ bề sâu không phải bề rộng. Cuối cùng, nới rộng không gian chỉ là cái nh́n sai lạc của bề sâu vô tận, một đặc tính của thực tại siêu việt.

 

Theo Einstein, thời gian và không gian là một. Tôi không hiểu được điều này, nhưng tôi nghĩ rằng Einstein muốn nói rằng thời gian là chiều thứ tư của không gian. Ông ta gọi nó là “sự nới rộng của không thời gian”.

Đúng vậy. Cái thời gian và không gian bạn nhận thức được chỉ là ảo giác. Chúng cũng có mang một phần chân lư. Chúng có hai đặc tính thiết yếu của Thượng Đế: vô tận và vĩnh viễn, mà bạn tưởng ở bên ngoài bạn. Thật ra, trong bạn chúng có những đặc tính tương đương khiến thực chất của chúng và của bạn có thể biểu lộ. Trong khi không gian thuộc cơi vắng lặng, cực sâu trong đó không có tư tưởng, tương đương của thời gian là hiện diện, là nhận thức của hiện tại bất diệt. Bạn nên nhớ không có ǵ khác biệt giữa thời gian và không gian. Khi bạn nhận thức được rằng cả hai là cơi không thể hiện – không có tư tưởng và hiện diện – th́ không gian bên ngoài và thời gian vẫn c̣n đối với bạn, nhưng chúng không c̣n quan trọng như trước. Thế giới cũng vẫn tồn tại nhưng nó sẽ không ràng buộc được bạn nữa.

Cho nên mục đích rốt ráo của thế giới không ở nơi này mà siêu việt nó. Cũng như bạn không ư thức được không gian nếu không có những vật trong không gian, phải có thế giới bạn mới nhận thức được cơi không thể hiện. Có thể bạn đă nghe qua câu này trong văn tự Phật giáo : “Nếu không có ảo tưởng th́ không có giác ngộ.” Chính nhờ thế giới và rốt ráo nhờ bạn mà cơi không thể hiện mới tự biết được ḿnh. Bạn hiện hữu ở thế giới này để mục đích của Thượng Đế được phô bầy ra. Cho nên bạn có một trách nhiệm cực kỳ quan trọng.

Chết một cách ư thức

 

Ngoài giấc ngủ không chiêm bao mà tôi đă nói đến, c̣n một cánh cửa khác sẽ mở ra trong một khoảng thời gian ngắn khi bạn chết. Dù suốt đời bạn đă bỏ lỡ hết mọi cơ hội để giác ngộ, một cánh cửa cuối cùng vẫn sẽ mở ra cho bạn sau khi chết.

Nhiều người đă có cơ hội đến gần cái chết có kể lại rằng họ nh́n thấy cánh cửa này như một làn ánh sáng rực rỡ. Họ cũng nói đến một cảm giác thanh thản và an tịnh rất êm ái. Cuốn “Tử Thư Tây Tạng” (“Tạng thư sống chết”)[1] mô tả trạng thái này như “một làn ánh sáng rực rỡ không mầu của hư không” và gọi nó là “cái tôi thật”. Cánh cửa này chỉ mở trong một khoảng khắc ngắn ngủi và nếu trước đây bạn chưa hề nhận thức được cơi không thể hiện th́ lúc đó bạn sẽ không nhận ra nó được. V́ người ta c̣n nhiều chống đối, sợ hăi, ràng buộc với dục vọng và thế giới hữu h́nh nên khi thấy cánh cửa, th́ sợ hăi quay đi rồi để lạc mất ư thức. V́ quá tŕnh xẩy ra đều tự động và ngoài ư muốn nên họ lại bước sang một chu tŕnh sinh tử khác. Tất cả chỉ v́ họ chưa đủ hiện diện để đạt được trạng thái bất tử có ư thức.

 

Vậy đi qua cánh cửa này không có nghĩa là bị hủy diệt?

Đi qua cánh cửa này cũng như đi qua mọi cánh cửa khác không thay đổi thực chất rực rỡ của bạn. Chỉ có nhân cách thay đổi. Trong nhân cách cái ǵ thực và có giá trị thực đều bắt nguồn từ thực chất của bạn và không bao giờ bị hủy diệt.

Lúc gần gủi với cái chết là cơ hội tốt để giác ngộ. Rất nhiều khi cơ hội này bị bỏ lỡ v́ chúng ta sống trong một nền văn hóa không hiểu cái chết cũng như không hiểu cái ǵ có giá trị.

Mỗi cánh cửa là một cửa tử, cái chết của “cái tôi” giả. Khi bạn bước qua cửa tử, bạn không c̣n t́m cá tính của ḿnh trong thân vật chất, lư trí và tâm lư nữa mà nhận thấy rằng chết là một ảo tưởng, giống như gắn liền ḿnh với h́nh thể là một ảo tưởng. Chết là chấm dứt ảo tưởng. Chết chỉ đau đớn khi bạn níu kéo ảo tưởng.

 

Có rất nhiều cánh cửa dẫn vào cơi không thể hiện, tức là thực chất đồng nhất, vô h́nh và bất diệt của vạn vật.

Hiện diện trong hiện tại. Cảm nhận năng lượng trong thân. Thoát khỏi ḍng tư tưởng liên tục. Buông bỏ-chấp nhận sự việc đang xẩy ra. Lắng nghe sự yên lặng giữa các tiếng động. Quan sát khoảng không chung quanh những h́nh thể. (Cái tôi giả) Chết trước khi chết (thân xác tan ră).

Tất cả những cánh cửa trên đều dẫn vào cơi không thể hiện. Bạn chỉ cần mở một cánh cũng đủ.

Nhưng ngay cả khi bạn đă bỏ lỡ hết những cơ hội để giác ngộ khi c̣n sống th́ đến lúc chết bạn vẫn c̣n một cơ hội nữa. Tuy nhiên, muốn nắm được cơ hội này, bạn phải buông bỏ tất cả, không c̣n sợ hăi, ràng buộc với dục vọng và thế giới hữu h́nh nữa.

(Đọc Tiếp CHƯƠNG VIII)

 



[1]The Tibetan Book of the Dead,” by Sogyan Rinpoche, et al, Harper San Francisco, September 1992.